Bạn đã bao giờ bị ám ảnh bởi một quyển sách? Nó làm bạn suy nghĩ thật nhiều, đọc đi đọc lại nhiều lần và có xu hướng làm theo những điều đúc kết được qua việc đọc quyển sách đó. Nếu có thì chúng ta đồng cảm rồi! "Quà của Chúa" là một quyển sách như vậy. Nó làm tôi bị ám ảnh đến nỗi tôi đang ngồi đây, viết như những dòng cảm nhận này ( dù tôi là một đứa lười "siêu cấp"). Đây là một quyển sách đặc biệt. Đặc biệt chỗ nào hả? Thứ nhất, nó đến với tôi một cách đặc biệt. Thứ hai, nó mang một ý nghĩa đặc biệt. Và cuối cùng, bằng một cách đặc biệt nào đó, nó đã chi phối cách suy nghĩ, hành động và cuộc sống của tôi.
Đầu tiên là cái cách mà nó đến với cuộc đời tôi. "Quà của chúa" - lần đầu tôi nhìn thấy cái tên này vào khoảng năm 2009 - 2010 ở một nhà sách cũ (gọi là nhà sách cũ vì nó đã từng bán sách cũ thôi chứ bây giờ bán toàn sách mới) nhưng tôi phớt lờ nó. Vì sao hả? Vì cái tên của nó đó. Tôi đã từng ghét những quyển sách có chữ "Chúa", "Phật", "Thánh". Trong suy nghĩ của tôi chúng là những quyển sách già cỗi, buồn tẻ và chán ngấy. Vậy là tôi lướt qua "Quà của Chúa". Sau này nghĩ lại giây phút đó tôi cứ thấy tiếc. Cảm giác cứ như mình đang yêu một người và biết là mình đã gặp người đó trước kia nhưng lại để họ đi ngang qua đời mình, rồi thì tiếc kiểu như "sao lúc đó mình không đến bắt chuyện để quen biết người ta sớm hơn?". Rồi vài năm sau tôi nghe được nó. Đúng vậy, không phải là đọc mà là nghe. Số là năm đó nhà tôi xây lại. Thế là tôi phải chuyển đi sống với người dì bà con. Tôi gọi dì là Dì-radio. Cái tên nói lên tất cả. Dì-radio bị nghiện radio cái thứ mà tôi đã từng ghét nhất trần đời ( vì tôi nghĩ nó "sến xẩm" và chỉ thích hợp với những người bằng tuổi ngoại tôi (ngoại tôi năm nay 87 tuổi)). Vậy là tôi đã phải sống trong những ngày cực hình vì Dì-radio cứ nghe radio suốt ngày. Dì nghe khi dì rãnh rỗi và khi không rãnh rỗi thì dì cũng nghe luôn. Phòng tôi ở cạnh phòng dì nên dì nghe cái gì thì tôi cũng "được" nghe ké. Vào một buổi tối khó ngủ tôi nghe một giọng rì rầm kể về một câu chuyện nào đó. Tôi cố lắng tai nghe, vậy là tôi bắt đầu thích câu chuyện và chuyển sang ngủ cùng dì để được nghe radio. Và dĩ nhiên là tôi nghe truyện "Quà của Chúa".
"Đó là câu chuyện về Adam và Ewa, một cặp vợ chồng lý tưởng, có cuộc sống lý tưởng với những kế hoạch lý tưởng cho tương lai. Công ty của họ làm ăn phát đạt, họ đã xây nhà to, nội thất sang trọng, chỉ còn thiếu mỗi đứa con nữa thôi là hạnh phúc của họ viên mãn. Thế mà tất thảy mọi tuyệt hảo đó đã biến khỏi cuộc sống của họ khi đứa con tật nguyền chào đời. Ngày con gái ra chào đời cũng là ngày toàn bộ kế hoạch đường đời của họ bị sụp đổ, cuộc sống của họ hoàn toàn bị đảo lộn, họ phải đương đầu với những thử thách mới cực kỳ cam go.
Trong cái đầu tật nguyền của Myszka, con gái của Adam và Ewa, tiềm ẩn nhiều ma thuật. Cô gái đi tìm chỗ cho mình, kiến tạo cho mình một thế giới riêng: đẹp, an toàn, không có cái ác và cái không hoàn thiện. Thậm chí bé còn giúp Đức Chúa Trời trong công việc sáng tạo. Myszka tựa hồ một con nhộng, bên trong lớp vỏ bọc của con nhộng này đang náu mình một con bướm đẹp, một tâm hồn đẹp nhiều khát vọng, chẳng khác gì người bình thường. Có điều, con bướm náu mình trong cơ thể Myszka sẽ không bao giờ bay đi được. Phòng áp mái là chốn riêng tư đầy bí ẩn của bé, là nơi cho phép bé được vào vườn địa đàng, được sống cuộc sống thứ hai của mình, được gặp Adam và Ewa, được trò chuyện với Rắn và Đức Chúa Trời. Ở đây bé cảm thấy, cho dù chốc lát, mình có giá, thậm chí rất được việc. Tại phòng áp mái, sau khi tắt đèn, bé có thể rời bỏ vỏ bọc của mình, bé trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và nhanh nhẹn, nhảy múa như một nghệ sĩ múa ba lê thực thụ, không còn phải vất vả với thân thể nặng nề, dị dạng của mình nữa. Chỉ có ở đây, tức trên thiên đường, Myszka mới có thể thoả mãn mọi mơ ước của mình, mới là mình thật sự."
Myszka bị bệng Down - cái bệnh mà tôi có cảm giác là Thượng Đế dùng nó để trêu ngươi. Con người ai cũng thích "nhiều". Ví dụ như nhiều tiền, nhiều xe, nhiều nhà, nhiều con... Và thế là Thượng Đế đã cho bé Myszka nhiều hơn một nhiễm sắc thể - bé bị bệnh Down. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm thấy ghét "nhiều". Tôi thương cho con bé. Em có một thế giới nội tâm quá đẹp nhưng không thể biểu hiện nó ra bên ngoài. Tất cả những gì người ta nhìn thấy ở em là ánh mắt vô hồn, cái miệng lúc nào cũng chảy nước dãi và cười hay khóc thì trông chẳng khác là bao. Đôi khi em muốn nói chuyện với mẹ nhưng những gì phát ra từ miệng em chỉ là tiếng "ư..ư..." khiến cho cha em phát chán. Thêm một bài học nữa mà tôi cảm nhận được là bài học về tình mẹ của Ewa. Đó là tình thương rộng lớn hơn cả vũ trụ. Cô cố chấp giữ lại bé Myszka dù cho cô biết con mình bị bệnh Down, dù cho phải một mình chăm sóc con một cách khổ cực, dù cho chồng cô - Adam kịch liệt phản đối, và dù cho cuộc hôn nhân đã-từng-hoàn-hảo của cô đang ở bên bờ vực tan vỡ. Nghe hơn gần nửa câu chuyện tôi vừa thương lại vừa ghét Adam. Anh là mẫu người thường thấy trong xã hội. Mẫu người muốn cho cả thế giới biết sự tốt đẹp của bản thân và giấu nhẹm đi những cái xấu của mình. Cái suy nghĩ 'tốt khoe xấu che" của anh là hoàn toàn đúng nhưng anh đã nhìn nhận sai cái tốt và cái xấu. Anh cho rằng bé Myszka là "vết nhơ" của đời mình và không muốn nhìn thấy con và không muốn cho mọi người biết anh co một đứa con như vậy. Nhưng Myszka vẫn yêu quý cha mình dù cho số lần bé gặp cha kể từ khi sinh ra chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi chợt nhận ra rằng tình thương là vô điều kiện.
Bài học cuối cùng mà câu chuyện dạy cho tôi đó là kiến thức của tôi quá hạn hẹp, quá ít ỏi. Đây là câu chuyện lấy đi của tôi nhiều nước mắt nhất chứ không phải là những quyển tiểu thuyết ngôn tình. Và tôi hiểu rằng cuộc đời này luôn công bằng, không có gì là hoàn hảo, cũng không có cái gọi là "tuyệt đối". Đến bây giờ tôi vẫn chưa nghe hết câu chuyện này. Đơn giản vì tôi sợ. Tôi sợ cái kết của câu chuyện quá đau buồn, tôi cũng sợ những nhân vật tôi yêu quý không có được "happy ending". Nếu bạn có đọc và biết rằng câu chuyện này có một hậu kết thì nói tôi biết. Còn nếu là "sad ending" thì đừng nói gì cả và hãy để câu chuyện này có một "open ending" trong lòng tôi. Mãi mãi..
Đầu tiên là cái cách mà nó đến với cuộc đời tôi. "Quà của chúa" - lần đầu tôi nhìn thấy cái tên này vào khoảng năm 2009 - 2010 ở một nhà sách cũ (gọi là nhà sách cũ vì nó đã từng bán sách cũ thôi chứ bây giờ bán toàn sách mới) nhưng tôi phớt lờ nó. Vì sao hả? Vì cái tên của nó đó. Tôi đã từng ghét những quyển sách có chữ "Chúa", "Phật", "Thánh". Trong suy nghĩ của tôi chúng là những quyển sách già cỗi, buồn tẻ và chán ngấy. Vậy là tôi lướt qua "Quà của Chúa". Sau này nghĩ lại giây phút đó tôi cứ thấy tiếc. Cảm giác cứ như mình đang yêu một người và biết là mình đã gặp người đó trước kia nhưng lại để họ đi ngang qua đời mình, rồi thì tiếc kiểu như "sao lúc đó mình không đến bắt chuyện để quen biết người ta sớm hơn?". Rồi vài năm sau tôi nghe được nó. Đúng vậy, không phải là đọc mà là nghe. Số là năm đó nhà tôi xây lại. Thế là tôi phải chuyển đi sống với người dì bà con. Tôi gọi dì là Dì-radio. Cái tên nói lên tất cả. Dì-radio bị nghiện radio cái thứ mà tôi đã từng ghét nhất trần đời ( vì tôi nghĩ nó "sến xẩm" và chỉ thích hợp với những người bằng tuổi ngoại tôi (ngoại tôi năm nay 87 tuổi)). Vậy là tôi đã phải sống trong những ngày cực hình vì Dì-radio cứ nghe radio suốt ngày. Dì nghe khi dì rãnh rỗi và khi không rãnh rỗi thì dì cũng nghe luôn. Phòng tôi ở cạnh phòng dì nên dì nghe cái gì thì tôi cũng "được" nghe ké. Vào một buổi tối khó ngủ tôi nghe một giọng rì rầm kể về một câu chuyện nào đó. Tôi cố lắng tai nghe, vậy là tôi bắt đầu thích câu chuyện và chuyển sang ngủ cùng dì để được nghe radio. Và dĩ nhiên là tôi nghe truyện "Quà của Chúa".
"Đó là câu chuyện về Adam và Ewa, một cặp vợ chồng lý tưởng, có cuộc sống lý tưởng với những kế hoạch lý tưởng cho tương lai. Công ty của họ làm ăn phát đạt, họ đã xây nhà to, nội thất sang trọng, chỉ còn thiếu mỗi đứa con nữa thôi là hạnh phúc của họ viên mãn. Thế mà tất thảy mọi tuyệt hảo đó đã biến khỏi cuộc sống của họ khi đứa con tật nguyền chào đời. Ngày con gái ra chào đời cũng là ngày toàn bộ kế hoạch đường đời của họ bị sụp đổ, cuộc sống của họ hoàn toàn bị đảo lộn, họ phải đương đầu với những thử thách mới cực kỳ cam go.
![qua1-1349255649_480x0.jpg](/proxy.php?image=http%3A%2F%2Fm.f12.img.vnexpress.net%2F2009%2F05%2F16%2Fqua1-1349255649_480x0.jpg&hash=fad6ac683f5172c47d0a414dddbe3c24)
Trong cái đầu tật nguyền của Myszka, con gái của Adam và Ewa, tiềm ẩn nhiều ma thuật. Cô gái đi tìm chỗ cho mình, kiến tạo cho mình một thế giới riêng: đẹp, an toàn, không có cái ác và cái không hoàn thiện. Thậm chí bé còn giúp Đức Chúa Trời trong công việc sáng tạo. Myszka tựa hồ một con nhộng, bên trong lớp vỏ bọc của con nhộng này đang náu mình một con bướm đẹp, một tâm hồn đẹp nhiều khát vọng, chẳng khác gì người bình thường. Có điều, con bướm náu mình trong cơ thể Myszka sẽ không bao giờ bay đi được. Phòng áp mái là chốn riêng tư đầy bí ẩn của bé, là nơi cho phép bé được vào vườn địa đàng, được sống cuộc sống thứ hai của mình, được gặp Adam và Ewa, được trò chuyện với Rắn và Đức Chúa Trời. Ở đây bé cảm thấy, cho dù chốc lát, mình có giá, thậm chí rất được việc. Tại phòng áp mái, sau khi tắt đèn, bé có thể rời bỏ vỏ bọc của mình, bé trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và nhanh nhẹn, nhảy múa như một nghệ sĩ múa ba lê thực thụ, không còn phải vất vả với thân thể nặng nề, dị dạng của mình nữa. Chỉ có ở đây, tức trên thiên đường, Myszka mới có thể thoả mãn mọi mơ ước của mình, mới là mình thật sự."
Myszka bị bệng Down - cái bệnh mà tôi có cảm giác là Thượng Đế dùng nó để trêu ngươi. Con người ai cũng thích "nhiều". Ví dụ như nhiều tiền, nhiều xe, nhiều nhà, nhiều con... Và thế là Thượng Đế đã cho bé Myszka nhiều hơn một nhiễm sắc thể - bé bị bệnh Down. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm thấy ghét "nhiều". Tôi thương cho con bé. Em có một thế giới nội tâm quá đẹp nhưng không thể biểu hiện nó ra bên ngoài. Tất cả những gì người ta nhìn thấy ở em là ánh mắt vô hồn, cái miệng lúc nào cũng chảy nước dãi và cười hay khóc thì trông chẳng khác là bao. Đôi khi em muốn nói chuyện với mẹ nhưng những gì phát ra từ miệng em chỉ là tiếng "ư..ư..." khiến cho cha em phát chán. Thêm một bài học nữa mà tôi cảm nhận được là bài học về tình mẹ của Ewa. Đó là tình thương rộng lớn hơn cả vũ trụ. Cô cố chấp giữ lại bé Myszka dù cho cô biết con mình bị bệnh Down, dù cho phải một mình chăm sóc con một cách khổ cực, dù cho chồng cô - Adam kịch liệt phản đối, và dù cho cuộc hôn nhân đã-từng-hoàn-hảo của cô đang ở bên bờ vực tan vỡ. Nghe hơn gần nửa câu chuyện tôi vừa thương lại vừa ghét Adam. Anh là mẫu người thường thấy trong xã hội. Mẫu người muốn cho cả thế giới biết sự tốt đẹp của bản thân và giấu nhẹm đi những cái xấu của mình. Cái suy nghĩ 'tốt khoe xấu che" của anh là hoàn toàn đúng nhưng anh đã nhìn nhận sai cái tốt và cái xấu. Anh cho rằng bé Myszka là "vết nhơ" của đời mình và không muốn nhìn thấy con và không muốn cho mọi người biết anh co một đứa con như vậy. Nhưng Myszka vẫn yêu quý cha mình dù cho số lần bé gặp cha kể từ khi sinh ra chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi chợt nhận ra rằng tình thương là vô điều kiện.
Bài học cuối cùng mà câu chuyện dạy cho tôi đó là kiến thức của tôi quá hạn hẹp, quá ít ỏi. Đây là câu chuyện lấy đi của tôi nhiều nước mắt nhất chứ không phải là những quyển tiểu thuyết ngôn tình. Và tôi hiểu rằng cuộc đời này luôn công bằng, không có gì là hoàn hảo, cũng không có cái gọi là "tuyệt đối". Đến bây giờ tôi vẫn chưa nghe hết câu chuyện này. Đơn giản vì tôi sợ. Tôi sợ cái kết của câu chuyện quá đau buồn, tôi cũng sợ những nhân vật tôi yêu quý không có được "happy ending". Nếu bạn có đọc và biết rằng câu chuyện này có một hậu kết thì nói tôi biết. Còn nếu là "sad ending" thì đừng nói gì cả và hãy để câu chuyện này có một "open ending" trong lòng tôi. Mãi mãi..
Chỉnh sửa lần cuối: