Giải thưởng sách Svetlana Alexievich thắng giải Nobel Văn học 2015

streetchick

Gà ăn bám
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
851
Gạo
4.379,5
Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển phát biểu rằng, tác phẩm của nhà báo người Belarus này là một ‘tượng đài về khổ đau trong thời đại của chúng ta’.

ce987146-6f3c-4b8a-aeb7-622dfcf78d8c-2060x1236.jpeg

Nhà báo người Belarus - Svetlana Alexievich đã xuất sắc giành được giải thưởng Nobel Văn học 2015.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius, đã phát biểu rằng, tác phẩm của Alexeivich là một “tượng đài về nỗi khổ đau và lòng dũng cảm trong thời đại của chúng ta”.

Bà trở thành người phụ nữ thứ 14 chiến thắng giải thưởng này kể từ khi nó lần đầu được trao vào năm 1901 (đã có 107 lần giải thưởng được trao tính đến nay). Lần gần đây nhất một phụ nữ thắng giải là nhà văn người Canada, Alice Munro, được trao vào năm 2013.

Alexievich sinh ngày 31/5/1948 ở thành phố lịch sử Ivano-Frankovsk nằm ở phía tây Ukraina, trong một gia đình quân nhân. Cha bà là người Belarus và mẹ bà là người Ukraina. Sau khi cha bà giải ngũ, cả gia đình đã trở về quê hương Belorus của ông và định cư trong một ngôi làng nhỏ, nơi cả cha và mẹ bà đều làm nghề gõ đầu trẻ. Sau khi tốt nghiệp, Alexeivich đã làm phóng viên cho một tờ báo địa phương ở thị trấn Narovl.

Theo Sara Danius, thư ký thường trực của Viện hàn lâm Thụy Điển, Alexeivich là một nhà văn “phi thường”.
41V406uJzSL._SS500_.jpg

“Trong 30 hay 40 năm qua bà đã luôn bận rộn tách biệt Xô Viết và tiền-Liên Xô,” Danius nói, “nhưng nó không thật sự là về lịch sử của những sự kiện. Nó là lịch sử của những cảm xúc – những điều mà bà đang mang lại cho chúng ta thật sự là một thế giới xúc cảm, thế nên những sự kiện lịch sử được nêu lên trong những cuốn sách của bà, ví dụ như thảm họa Chernobyl, Chiến tranh Xô Viết ở Afghanistan, chúng về phương diện nào đó chỉ là cái cớ để nghiên cứu Xô Viết riêng và tiền-Liên Xô riêng.”

“Bà đã thực hiện hàng ngàn hàng vạn cuộc gặp gỡ trò chuyện với những đứa trẻ con, những người phụ nữ và đàn ông, và bằng cách này bà đã đem đến cho chúng ta lịch sử về những con người mà ta không biết nhiều về họ... và cùng lúc đem lại cho chúng ta lịch sử của những cảm xúc, lịch sử của tâm hồn.”

Danius cũng ca ngợi Alexievich vì đã nghĩ ra “một loại hình văn học mới”, và chỉ cho những người mới đọc sách của Alexievich cuốn tiểu thuyết đầu tay U vojny ne ženskoe lico (Chiến tranh là Khuôn mặt không như mì của người Phụ nữ) của bà, dựa trên những cuộc chuyện trò với hàng trăm phụ nữ đã tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

“Đó là một khám phá về Chiến tranh Thế giới thứ hai từ một khía cạnh mà, trước khi cuốn sách ra đời, gần như hoàn toàn không được biết đến,” cô nói. “Cuốn sách kể ta nghe câu chuyện của hàng trăm hàng ngàn những người phụ nữ nơi tiền tuyến của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Gần một triệu phụ nữ Xô Viết đã tham chiến, và đó là một lịch sử không được biết đến. Khi được xuất bản, cuốn sách đã tạo tiếng vang tại Liên minh Xô Viết, và đã bán được hơn 2 triệu bản in.”

Cuốn sách mới của Alexievich, Second-hand Time (tạm dịch: Thời gian dùng lại), sẽ được NXB độc lập Fitzcarraldo Editions phát hành vào năm sau. BTV Jacques Testard đã tán dương đó là một cuốn sách “phi thường”.

“Đó là một 'Lịch sử qua lời kể', như tất cả những cuốn sách khác của bà, về nỗi nhớ thương Liên Minh Xô Viết...” Testard nói. “Cuốn sách thật sự khiến người ta đau lòng – một câu chuyện về nỗi mất đi đặc tính, về việc tìm thấy chính mình trong một đất nước ta không còn nhận ra được nữa. Đó là một nghiên cứu phần nhỏ lịch sử về nước Nga nửa sau thế kỷ 20, và kéo dài đến mãi những năm của tổng thống Putin.”

“Những cuốn sách của bà rất khác thường và khó mà phân loại được. Về mặt kỹ thuật thì chúng là phi-tiểu thuyết, nhưng những NXB Anh và Mỹ chỉ miễn cưỡng mạo hiểm xuất bản một cuốn sách vì nó hay, nếu không có thứ gì như là giải Nobel.”

Alexievich đã thắng giải Nobel văn học 2015, vượt qua những đối thủ nặng ký khác như nhà văn Nhật Haruki Murakami, nhà văn Ngũgĩ wa Thiong’o người Kenya và nhà biên kịch người Na Uy Jon Fosse.
Tác phẩm của Alexievich đã được xuất bản ở hơn 19 quốc gia như Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc, Bulgary, Ấn Độ. Ngoài viết văn, bà cũng viết kịch và dựng phim.

Những tác phẩm khác của Alexievich bao gồm "The Chernobyl Prayer," "The Last Witnesses: the Book of Unchildlike," "Last Witness," và "Zinky Boys."
streetchick - The Guardian​
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Svetlana Alexievich thắng giải Nobel Văn học 2015

streetchick

Gà ăn bám
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
851
Gạo
4.379,5
Re: Svetlana Alexievich thắng giải Nobel Văn học 2015
streetchick: Bà này kiêm nhiệm à em?
Theo em vừa tìm hiểu thì hình như Viện hàn lâm TĐ chỉ có 1 chức vụ duy nhất đó là Thư ký thường trực, nên có thể gọi họ là chủ tịch, chủ tọa,... luôn chị.

Sách tác giả này có lẽ sắp tới sẽ đuợc xb thôi ạ, tính đến việc bà ấy mới được Nobel xong. :3

Và đây là năm thứ tư mà Haruki Murakami để vuột mất giải Nobel. :tho6:
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Svetlana Alexievich thắng giải Nobel Văn học 2015
Theo em vừa tìm hiểu thì hình như Viện hàn lâm TĐ chỉ có 1 chức vụ duy nhất đó là Thư ký thường trực, nên có thể gọi họ là chủ tịch, chủ tọa,... luôn chị.
À thế. Chị đọc mấy bài báo, nơi thì bảo chủ tịch, nơi thì bảo thư ký, chỉ mỗi bài của mình đây là có hai trong một nên tiện thể chị hỏi luôn. Tìm mãi chả thấy thông tin nào nói về cái này.

Ờ thì đó, hẳn là Việt Nam cũng phải có sách của bà ấy chứ.

Murakami ấy à, mất duyên rồi nha, như con gái ăn hỏi mà không ăn cưới thì mất duyên vậy đó em. Chị đùa tí. :))
 
Bên trên