[Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
ebook-so-do-prc-pdf-epub.gif


(Ảnh: nguồn Internet)​

Các bạn thích văn học viễn tưởng thần thoại, chắc chắn các bạn là fan trung thành của J.K.Rowling, Rick Riodan... Các bạn thích trinh thám, hình sự, tác giả bạn chọn chắc chắn sẽ là những cái tên như Dan Brown, Lôi Mễ, Agatha Christie, Conan Dolye,… Đôi khi lựa chọn đọc một tác phẩm, mua một quyển sách, tiêu chí quan trọng để quyết định lại là tác giả. Các bạn thích Cố Mạn nhưng tôi lại không thích, các bạn thích Xuân Diệu, tôi lại càng không thích, tôi thích Đường Thất nhưng các bạn lại tẩy chay,… không ai có thể bắt bạn thích tác giả, ghét tác giả kia được. Tác giả ấn tượng, tôi chắc các bạn đều có những cái tên riêng cho bản thân mình.

Nói đến văn học hiện thực Việt Nam, chắc chắn các bạn đã quá quen với những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… Mỗi nhà văn hiện thực đều có những phong cách và tài năng riêng nhưng đối với một người học báo, tôi đặc biệt yêu thích những con chữ của Vũ Trọng Phụng. Với tài năng văn chương của mình nhà văn đã phơi bày những mặt xấu xa của xã hội thời bấy giờ, cái xã hội mà nhà văn gọi là chó đểu.

Có thể sẽ có người nói rằng văn của Vũ Trọng Phụng dâm, nói rằng ông nhìn đời bằng cặp mắt đen, nhưng với tôi, trong những con chữ của Vũ Trọng Phụng, tôi cảm nhận được cái tài châm biếm của cương vị một nhà văn và cái tài bắt khoảnh khắc của một nhà báo.

Cái tên Vũ Trọng Phụng – "ông vua phóng sự đất Bắc" đã trở nên quá quen thuộc với người Việt. Dù thời gian cầm bút không dài, chỉ khoảng chục năm nhưng Vũ Trọng Phụng lại tựa như một ngôi sao lướt qua trên bầu trời văn học mà ánh sáng của nó còn lung linh mãi với thời gian. Cuộc đời của ông giống như câu nói “Nghệ thuật thì dài mà cuộc đời thì ngắn” của Hypocrat.

Vũ Trọng Phụng viết nhiều thể loại: truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, phóng sự… nhưng dường như ông có duyên và gặt hái nhiều thành công ở thể loại tiểu thuyết và phóng sự hơn cả. Chỉ trong vòng một năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, bốn tiểu thuyết Số Đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Làm đĩ lần lượt xuất hiện trên những tờ báo khác nhau. Đặc biệt, với "Số đỏ," đã trở thành kiệt tác về tiểu thuyết trào phúng của văn học việt nam hiện đại, được đánh giá là “cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.”

Có thể các bạn sẽ thấy lạ rằng khi tôi nói tôi ấn tượng với tài năng bắt khoảnh khắc của người làm báo ở Vũ Trọng Phụng, nhưng lại không đề cập đến bất kì một trong những phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì... Một người nhà báo thể hiện khả năng của mình trong những bài báo, đó không có gì lấy làm lạ. Cái gây ấn tượng với tôi, đó là, nhà văn và nhà báo, hòa quyện trong một tác phẩm văn chương.

Chỉ trong một chương truyện “Hạnh phúc của một tang gia” thôi đã thấy đủ tài năng của ngòi bút châm biếm. Tang gia nhưng lại hạnh phúc, vui vẻ, náo nức đến tưng bừng. “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” đám con cháu ai cũng tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn,… Cả cái đại gia đình ấy đúng là tang gia bối rối: Cụ cố Hồng thì gắt đến 1872 câu “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi,” trong lúc hút sáu mươi điếu thuốc phiện chờ đợi phút giây sung sướng cha mình về chầu trời. Ông Văn Minh thì phân vân, vò đầu bứt tóc. Cô Tuyết thì buồn như kim châm vào lòng,… Nhưng tất cả những buồn phiền, lo lắng, đó không phải do tiếc thương cái chết của cụ cố tổ mà là sự vui sướng vì hạnh phúc đến quá bất ngờ, là bận rộn để tổ chức một đám ma thật to, thật gương mẫu.

Bạn có bao giờ xem một tập phim Ấn Độ nào hay không? Tôi dám cá là bạn từng xem, đặc biệt là kĩ thuật quay slow motion cận cảnh từng gương mặt. Nhưng kĩ thuật quay chân dung từng người, từ tám mươi năm trước, Vũ Trọng Phụng đã áp dụng vào trong chương truyện của mình rồi. Từng người, từng khuôn mặt trong cái đại gia đình có tang gia hiện lên thật rõ ràng. Chân dung ông Phán hiện lên một cách thật châm biếm. Lão sướng run người vì tự dưng có thêm một món tiền đáng kể là vài nghìn đồng. Ông ta không ngờ giá trị của đôi sừng vô hình trên đầu mình lại to lớn đến thế. Ông ta hãnh diện vì mình là đạo diễn vở kịch khiến ông nội của vợ lăn đùng ra chết. Cụ cố Hồng thì sung sướng, mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa mếu máo để mà thiên hạ phải trầm trồ, phải khen ngợi đứa con trai trí hiếu. Ông Văn Minh nhẹ cả người vì ông cụ già chết thật. Bao nhiêu diệu kế mà không thành, ông cụ già “tám mươi tuổi mà cứ sống mãi” khiến cả nhà bực bội. Nhưng chỉ với một câu nói đầy bất ngờ của Xuân Tóc Đỏ “thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng” đã làm cụ già chết thật, chết một cách bình tĩnh, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành. Đám tang cũng là dịp cô Tuyết trình bày ngay một bộ y phục Ngây thơ: “cái áo dài voan mỏng trong có cooc – sê, trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh” để cho thiên hạ được ngắm nghía, chiêm ngưỡng cơ thể mình và chứng minh cho mọi người biết mình chưa đánh mất cả chữ trinh, để thấy rằng mình chưa hoàn toàn hư hỏng.

Vũ Trọng Phụng dường như đang quay phóng sự về một đám tang chứ không đơn giản là viết một cuốn tiểu thuyết trào phúng nữa. Khi máy quay quay cảnh đưa tang, ở toàn cảnh, ta thấy một đám rước ma thật đông đảo, thật tân thời, toàn trai thanh gái lịch, đi theo sau đám bằng một bộ mặt trang nghiêm, buồn rầu của người đi đưa ma. Nhưng khi zoom lại gần, quay cận cảnh những gương mặt ấy, họ chim nhau, cười tình với nhau, hò hẹn nhau… Đến cảnh hạ huyệt, toàn bộ diễn ra thật trang nghiêm, thật đau lòng khi phải đưa tiễn người quá cố. Nhưng thì ra, khi máy quay zoom vào cận cảnh, tất cả sự trang nghiêm, những cử chỉ đau thương đó, tất cả đều được cậu Tú Tân đạo diễn một cách tài tình, biến bãi tha ma thành một sân khấu bi hài. Những diễn viên không chuyên đã hoàn thành vai diễn của mình một cách hoàn mĩ, mếu máo và đau đớn đến độ “ngất đi.” Vũ Trọng Phụng phải tinh tế lắm, nhạy cảm với từng thay đổi nhỏ nhất của cái đám ma linh đình to tát này thì mới có thể bắt được cái khoảnh khắc quan trọng nhất. Trong lúc Phán mọc sừng khóc “Hứt, hứt, hứt” và “oặt người đi khóc mãi không thôi” ông đã rất nhanh nhẹn tỉnh táo và khéo léo dúi vào tay Xuân tóc đỏ một tờ giấy bạc năm đồng gấp tư để trả nốt hợp đồng giết người ngay khi người ta đang hạ huyệt người xấu số. Ở những góc độ khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau, sự việc diễn ra cũng được nhìn dưới nhiều khía cạnh không giống nhau. Nhưng thật khéo, Vũ Trọng Phụng đã chộp được cái khoảnh khắc đó.

Trong tiểu thuyết, tôi có thể thấy Vũ Trọng Phụng vừa là nhà văn vừa là nhà báo. Ông vừa tả viễn cảnh vừa đặc tả cận cảnh, dựng nên một bức tranh, một thước phim bi hài, đặc sắc. Nhìn từ xa, có ai không thừa nhận đây là không phải là một đám ma gương mẫu, to tát, đình đám nhất mà họ thấy, nhưng nhìn gần, cận cảnh từng khuôn mặt, từng góc khuất, từng hành vi trong trò diễn lớn của đại gia đình cụ cố Hồng, có ai là không bật ngửa. Tài năng của Vũ Trọng Phụng không chỉ ở nắm bắt được khoảnh khắc mà còn nằm ở những lời bình dí dỏm, những lời dẫn dí dỏm, bông đùa mà cay độc. Bằng những tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã khái quát được cả một xã hội đảo điên, bát nháo, lố lăng, vô nghĩa lý thông qua lối viết trào phúng, châm biếm, giọng văn góc cạnh. Những chuỗi cười dài từ khi màn kịch được mở màn cho đến hạ màn. Vũ Trọng Phụng đưa hiện thực cuộc sống vào trong những câu chữ của mình bởi ông quan niệm rằng “Các ông muốn tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết, còn tôi và những người cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời.”

Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, kì thực tôi chưa đọc hết, chỉ đọc có một chương thứ 15 “Hạnh phúc của một tang gia. Nhưng khi đọc những con chữ ấy, tôi cười vì chân dung của những con người, cười vì cái xã hội lố lăng mà Vũ Trọng Phụng miêu tả, và tôi ấn tượng vì nhà báo và nhà văn, tuy hai mà một ở Vũ Trọng Phụng.
 

tengicungduoc

Gà con
Tham gia
19/9/15
Bài viết
40
Gạo
0,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Chỉ tiếc rằng tài hoa tâm huyết nhưng lại mất sớm. Hồi trước em học bài này, cô giáo cứ bảo đọc văn của Vũ Trọng Phụng cứ phải nghĩ ông hẳn phải là một người sống trong tầng lớp thượng lưu mới có thể soi kĩ những lố lăng của một thời đại phong kiến suy tàn và lối văn minh Âu hóa đang dần hình thành ở Việt Nam nhưng không phải vậy. À, trong sách í, chương 15 này là: Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói thêm vào: Một đám ma gương mẫu.
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
À, trong sách í, chương 15 này là: Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói thêm vào: Một đám ma gương mẫu.
Chị nhớ mang máng đây là tên đầy đủ do VTP đặt. Còn tên ngắn này là do người biên soạn sách đúng không nhỉ? Lâu rồi không động vào sách vở.
 

tengicungduoc

Gà con
Tham gia
19/9/15
Bài viết
40
Gạo
0,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Chị nhớ mang máng đây là tên đầy đủ do VTP đặt. Còn tên ngắn này là do người biên soạn sách đúng không nhỉ? Lâu rồi không động vào sách vở.
Dạ, tên ngắn đó là do người biên soạn đặt í.
 

Jen Dark

Gà con
Tham gia
10/8/15
Bài viết
54
Gạo
600,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Dù mình không thích môn văn cho lắm nhưng khi học tác phẩm "Số Đỏ" cũng phải phát cuồng vì nghệ thuật châm biếm của Vũ Trọng Phụng. Buồn cười nhất là hình ảnh cái sừng kiếm ra tiền.
Đáng tiếc là cuộc đời ông ngắn ngủi, rất đáng tiếc! :(
Cảm ơn bạn đã viết về ông - nhà văn mình vô cùng yêu thích, ngưỡng mộ.
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Thật ra viết chống ế thôi.
Minh viết cứ thành văn nghị luận, sửa mãi mà nó không ra văn biểu cảm, nên cuối cùng nó ra dư lày.
 

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Tự hỏi tại sao không đọc hết mà chỉ đọc có chương 15.
 

Ghoul

Gà con
Tham gia
4/8/16
Bài viết
20
Gạo
0,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Hầu như ai cũng chỉ đọc mỗi đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia". Mà kì thực đó là chương đặc sắc nhất trong tác phẩm "Số đỏ" nên chỉ cần đọc nó và phần tóm tắt là đủ hiểu toàn bộ tác phẩm rồi.
Bài cảm nhận của bạn là một ví dụ. :)
 

Hân Tuyềnn

Gà con
Tham gia
14/8/16
Bài viết
25
Gạo
0,0
Re: [Tác giả ấn tượng] Vũ Trọng Phụng - Nhà văn và nhà báo trong "Ông vua phóng sự đất Bắc"
Chỉ tiếc rằng tài hoa tâm huyết nhưng lại mất sớm. Hồi trước em học bài này, cô giáo cứ bảo đọc văn của Vũ Trọng Phụng cứ phải nghĩ ông hẳn phải là một người sống trong tầng lớp thượng lưu mới có thể soi kĩ những lố lăng của một thời đại phong kiến suy tàn và lối văn minh Âu hóa đang dần hình thành ở Việt Nam nhưng không phải vậy. À, trong sách í, chương 15 này là: Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói thêm vào: Một đám ma gương mẫu.
Cũng nhờ "Hạnh phúc một tang gia "mà được học sinh giỏi hồi lớp 12. Nhớ lúc học cô dạy văn còn cho mượn quyển Số Đỏ về đọc. Đấy là quyển sách văn học việt lần đầu tiên cầm trên tay luôn. Trừ sách giáo khoa văn. Mà đọc xong còn đi tìm cả phim ấy để xem nữa cơ. Phải công nhận ông Vũ Trọng Phụng tài thật.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên