Chú ý: Nội dung bài viết có tiết lộ phần nhiều nội dung truyện, cần cân nhắc trước khi xem.
Truyện đầu tiên của tác giả Tào Đình tôi có dịp đọc là cuốn: "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ". Cuốn sách làm mưa làm gió trong giai đoạn các đầu sách ngôn tình Trung Quốc chưa tràn ngập trên đường Đinh Lễ như hiện tại. Một câu chuyện éo le, ngang trái, đầy nước mắt nhưng lại hết sức thực tế về một kiếp người không được trời xanh xót thương. Dù một số tình tiết trong truyện còn chút cường điệu, nhưng giọng kể thấm đẫm tình cảm của tác giả vẫn khiến tôi phải rơi nước mắt.
Cuốn thứ hai tôi đọc là "Hồng hạnh thổn thức". Lại một bi kịch - tôi phải nói là bi kịch - chẳng biết phải tháo gỡ thế nào của những con người trẻ bị bế tắc ngay trong chính lựa chọn của đời mình. Nước mắt lại rơi trên trang sách giấy, và tôi đã nghĩ rằng, hẳn truyện của Tào Đình chẳng cuốn nào gọi là có hậu cả. Cũng đúng thôi, vì cuộc đời đâu phải một màu hồng. Nhưng không thể phủ nhận, tôi có chút sợ hãi khi đứng trước một đầu sách mới của Tào Đình.
Cho đến cuốn "Có duyên nhất định sẽ có phận" này, thể loại thanh mai trúc mã đúng mô típ tôi thích. Và nghe qua tên, tôi những tưởng mình có thể yên tâm hy vọng sẽ có được một kết thúc đẹp...
Hai đứa trẻ được sinh ra chỉ cách nhau hai tháng, chỉ sống cách nhau một mặt đường nhỏ. Từ khi đi nhà trẻ, đến những năm cấp hai, cấp ba - Lạc Tô và Alawn luôn dính lấy nhau như hình với bóng. Những trò đùa nghịch khờ dại của trẻ nhỏ, cho tới cả những rung động đầu đời thoáng qua, ở đâu có Lạc Tô, ở đó có Alawn. Cuộc đời họ như hai miếng ghép nằm cạnh nhau, dù hình dạng có khác biệt, nhưng luôn ghép vào thật khít. Không thể thay thế được.
Nhưng rồi tuổi nổi loạn cũng tới, họ bị chia xa về khoảng cách địa lý. Một Lạc Tô không có Alawn ở bên trở nên hoang dã và điên cuồng đúng như cái gọi là "bồng bột" tuổi trẻ. Thực sự, tôi không thể hiểu nổi diễn biến tâm lý của Lạc Tô lúc này là gì? Ham vui? Phải. Sai lầm? Đúng. Nhưng có vẻ tác giả hơi cường điệu nút thắt này lên, khiến tôi cảm thấy bà đang cố tình chia rẽ hai con người đáng lẽ sẽ không gì có thể chia rẽ ấy. Họ gắn chặt với nhau bằng cả trái tim và tâm hồn. Họ không hề suy nghĩ gì khi xăm tên người kia lên cơ thể. Họ sẵn sàng vượt qua cả thế giới này để đến tìm nhau. Vậy thì tại sao lại có thể đầu hàng cái tôi của mình một cách dễ dàng thế?
Nhưng cũng có thể ở thời điểm đó, tư tưởng con người chưa tiến bộ như bây giờ. Tôn thờ đồng nghĩa với thất vọng. Alawn không thể vượt qua được nỗi đau khổ khi Lạc Tô trở nên hư hỏng, sẵn sàng đi bar, uống rượu đến say và nằm vất vưởng trong khách sạn. Cậu ta không thể chịu đựng nổi một Lạc Tô tỏ - ra - không - yêu - mình và chà đạp lên tình cảm thuần khiết của mình.
Đến khi nhận ra mọi thứ thì đã quá trễ. Tôi giận Lạc Tô, nhưng đồng thời cũng thương xót cô ấy. Lạc Tô dùng tất cả hai mươi mấy năm tuổi xuân của mình để yêu người bạn thời thơ ấu đến tê tâm liệt phế. Để rồi cuối cùng, vẫn chỉ có thể là cách xa. Tôi thương Alawn, cậu ấy đã yêu cô bạn thân thiết từ nhỏ hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Và chắc chắn, đến chết vẫn còn yêu. Nhưng thực tế, trách nhiệm của một thằng đàn ông khiến cậu ấy không thể nào nhặt lại quá khứ đã vỡ của mình lại được nữa. Nhưng đó cũng chính là điểm tôi giận cậu. Cậu không yêu Đình Đình. Vậy thì sẽ lấy cái gì ra để đối đãi với cô ấy trong suốt phần đời còn lại đây? Niềm tin chăng? Niềm tin rằng chỉ cần coi như không có một Lạc Lạc Tô trên đời này, thì cậu hoàn toàn có thể ở bên một người con gái khác?
Lần thứ ba, tôi lại rơi nước mắt cho một kết thúc nghiệt ngã.
Giá như bọn họ có thể quay trở lại ngày xưa ấy. Giá như mỗi người dũng cảm hơn một chút... Nhưng trên đời chẳng có hai từ giá như. Có rất nhiều thứ chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Không nắm lấy, là đã mất. Đã mất, là không thể tìm lại.
Kết thúc để Lạc Tô đến với An Lương theo tôi quá gượng gạo. Hoặc có thể tác giả chưa thực sự thuyết phục được tôi tin rằng đây mới chính là định mệnh an bài. An Lương quá mờ nhạt so với tình yêu điên cuồng của hai kẻ nhầm một bước mà lỡ nhau cả đời kia.
Lời kể theo ngôi thứ nhất của nữ chính Lạc Tô, nhưng lại chưa thực sự bộc lộ đến tận cùng những góc khuất trong lòng cô ấy. Nên đôi chỗ tôi vẫn không hiểu được tại sao cô ấy lại làm thế này, tại sao cô ấy lại làm thế kia. Và có nhiều tình tiết chóng vánh mà theo quan điểm cá nhân tôi không thể đồng tình, ví như mối quan hệ nhạt nhẽo của Lạc Tô với Leo chẳng hạn. Hay việc Alawn có bạn gái, hơi vô lý khi cậu ta vẫn luôn yêu Lạc Tô đến bất kể sống chết như thế.
Tuy vậy, giọng văn đầy cảm xúc của tác giả vẫn khiến tôi nghĩ đây là một cuốn truyện "ngược" đáng đọc. Chắc chắn là ngược, vì tim tôi đã đau suốt một ngày, sau khi gập sách lại vẫn chưa dứt. Nhưng tôi trân trọng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Và tôi sẽ nghĩ rằng, đó chính là một lời cổ vũ cho chúng ta hãy biết quý trọng bản thân hơn, và nhất là hãy biết nâng niu thứ chẳng đến hai lần trong đời mang tên: "hiện tại".
Truyện đầu tiên của tác giả Tào Đình tôi có dịp đọc là cuốn: "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ". Cuốn sách làm mưa làm gió trong giai đoạn các đầu sách ngôn tình Trung Quốc chưa tràn ngập trên đường Đinh Lễ như hiện tại. Một câu chuyện éo le, ngang trái, đầy nước mắt nhưng lại hết sức thực tế về một kiếp người không được trời xanh xót thương. Dù một số tình tiết trong truyện còn chút cường điệu, nhưng giọng kể thấm đẫm tình cảm của tác giả vẫn khiến tôi phải rơi nước mắt.
Cuốn thứ hai tôi đọc là "Hồng hạnh thổn thức". Lại một bi kịch - tôi phải nói là bi kịch - chẳng biết phải tháo gỡ thế nào của những con người trẻ bị bế tắc ngay trong chính lựa chọn của đời mình. Nước mắt lại rơi trên trang sách giấy, và tôi đã nghĩ rằng, hẳn truyện của Tào Đình chẳng cuốn nào gọi là có hậu cả. Cũng đúng thôi, vì cuộc đời đâu phải một màu hồng. Nhưng không thể phủ nhận, tôi có chút sợ hãi khi đứng trước một đầu sách mới của Tào Đình.
Cho đến cuốn "Có duyên nhất định sẽ có phận" này, thể loại thanh mai trúc mã đúng mô típ tôi thích. Và nghe qua tên, tôi những tưởng mình có thể yên tâm hy vọng sẽ có được một kết thúc đẹp...
Hai đứa trẻ được sinh ra chỉ cách nhau hai tháng, chỉ sống cách nhau một mặt đường nhỏ. Từ khi đi nhà trẻ, đến những năm cấp hai, cấp ba - Lạc Tô và Alawn luôn dính lấy nhau như hình với bóng. Những trò đùa nghịch khờ dại của trẻ nhỏ, cho tới cả những rung động đầu đời thoáng qua, ở đâu có Lạc Tô, ở đó có Alawn. Cuộc đời họ như hai miếng ghép nằm cạnh nhau, dù hình dạng có khác biệt, nhưng luôn ghép vào thật khít. Không thể thay thế được.
Nhưng rồi tuổi nổi loạn cũng tới, họ bị chia xa về khoảng cách địa lý. Một Lạc Tô không có Alawn ở bên trở nên hoang dã và điên cuồng đúng như cái gọi là "bồng bột" tuổi trẻ. Thực sự, tôi không thể hiểu nổi diễn biến tâm lý của Lạc Tô lúc này là gì? Ham vui? Phải. Sai lầm? Đúng. Nhưng có vẻ tác giả hơi cường điệu nút thắt này lên, khiến tôi cảm thấy bà đang cố tình chia rẽ hai con người đáng lẽ sẽ không gì có thể chia rẽ ấy. Họ gắn chặt với nhau bằng cả trái tim và tâm hồn. Họ không hề suy nghĩ gì khi xăm tên người kia lên cơ thể. Họ sẵn sàng vượt qua cả thế giới này để đến tìm nhau. Vậy thì tại sao lại có thể đầu hàng cái tôi của mình một cách dễ dàng thế?
Nhưng cũng có thể ở thời điểm đó, tư tưởng con người chưa tiến bộ như bây giờ. Tôn thờ đồng nghĩa với thất vọng. Alawn không thể vượt qua được nỗi đau khổ khi Lạc Tô trở nên hư hỏng, sẵn sàng đi bar, uống rượu đến say và nằm vất vưởng trong khách sạn. Cậu ta không thể chịu đựng nổi một Lạc Tô tỏ - ra - không - yêu - mình và chà đạp lên tình cảm thuần khiết của mình.
Đến khi nhận ra mọi thứ thì đã quá trễ. Tôi giận Lạc Tô, nhưng đồng thời cũng thương xót cô ấy. Lạc Tô dùng tất cả hai mươi mấy năm tuổi xuân của mình để yêu người bạn thời thơ ấu đến tê tâm liệt phế. Để rồi cuối cùng, vẫn chỉ có thể là cách xa. Tôi thương Alawn, cậu ấy đã yêu cô bạn thân thiết từ nhỏ hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Và chắc chắn, đến chết vẫn còn yêu. Nhưng thực tế, trách nhiệm của một thằng đàn ông khiến cậu ấy không thể nào nhặt lại quá khứ đã vỡ của mình lại được nữa. Nhưng đó cũng chính là điểm tôi giận cậu. Cậu không yêu Đình Đình. Vậy thì sẽ lấy cái gì ra để đối đãi với cô ấy trong suốt phần đời còn lại đây? Niềm tin chăng? Niềm tin rằng chỉ cần coi như không có một Lạc Lạc Tô trên đời này, thì cậu hoàn toàn có thể ở bên một người con gái khác?
Lần thứ ba, tôi lại rơi nước mắt cho một kết thúc nghiệt ngã.
Giá như bọn họ có thể quay trở lại ngày xưa ấy. Giá như mỗi người dũng cảm hơn một chút... Nhưng trên đời chẳng có hai từ giá như. Có rất nhiều thứ chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Không nắm lấy, là đã mất. Đã mất, là không thể tìm lại.
Kết thúc để Lạc Tô đến với An Lương theo tôi quá gượng gạo. Hoặc có thể tác giả chưa thực sự thuyết phục được tôi tin rằng đây mới chính là định mệnh an bài. An Lương quá mờ nhạt so với tình yêu điên cuồng của hai kẻ nhầm một bước mà lỡ nhau cả đời kia.
Lời kể theo ngôi thứ nhất của nữ chính Lạc Tô, nhưng lại chưa thực sự bộc lộ đến tận cùng những góc khuất trong lòng cô ấy. Nên đôi chỗ tôi vẫn không hiểu được tại sao cô ấy lại làm thế này, tại sao cô ấy lại làm thế kia. Và có nhiều tình tiết chóng vánh mà theo quan điểm cá nhân tôi không thể đồng tình, ví như mối quan hệ nhạt nhẽo của Lạc Tô với Leo chẳng hạn. Hay việc Alawn có bạn gái, hơi vô lý khi cậu ta vẫn luôn yêu Lạc Tô đến bất kể sống chết như thế.
Tuy vậy, giọng văn đầy cảm xúc của tác giả vẫn khiến tôi nghĩ đây là một cuốn truyện "ngược" đáng đọc. Chắc chắn là ngược, vì tim tôi đã đau suốt một ngày, sau khi gập sách lại vẫn chưa dứt. Nhưng tôi trân trọng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Và tôi sẽ nghĩ rằng, đó chính là một lời cổ vũ cho chúng ta hãy biết quý trọng bản thân hơn, và nhất là hãy biết nâng niu thứ chẳng đến hai lần trong đời mang tên: "hiện tại".