Tập thơ: Giỏ hoa thời mới lớn
Tác giả: Du Tử Lê
Như thường lệ cứ dịp đầu tháng là tôi dạo một vòng Tiki tìm đầu sách mới, khi nào muốn tìm mua một đầu sách lạ tôi thường chọn vào nhà sách online này, nếu phân vân không biết nội dung sách có thích hợp với gu đọc của mình hay không? Sau khi chọn sách tôi sẽ tìm đọc những cảm nhận của người đã đọc trước, theo những đánh giá ấy mà tôi chọn tác phẩm thích hợp với mình và tôi thật sung sướng khi thấy tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” của nhà thơ Du Tử Lê đập vào mắt. Tập thơ có cái bìa gam màu ấm rất ấn tượng tôi bèn lấy nó bỏ vào giỏ hàng, sau đó cứ mong mong chờ chờ nôn nao thật khó tả.
Không biết từ khi nào, hoặc bắt đầu từ đâu mà tôi yêu thơ Du Tử Lê, trên đời thường có những cuộc gặp gỡ tình cờ mà ta gọi đó là hạnh duyên. Tất cả những bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê đi vào tâm tưởng của tôi từ thời tôi còn là cô học trò ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng những bài thơ tôi có của Du Tử Lê thường là do đọc thuộc lòng hoặc có một vài bài thơ của bác Lê được in chung với tuyển tập thơ nào đó mà tôi có. Lần này có tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” tôi cho đó là món quà của nhà thơ dành cho những người yêu thơ ông trong đó có tôi.
Hôm qua tôi cầm trên tay cuốn sách bìa màu cam gạch ngói, cái thứ giấy màu vàng kem trình bày rất nhã nhặn rất tinh tế rất hài hòa với những bài thơ lãng mạn nhưng không thể không ray rức. Tôi yêu cái giản dị trong ngôn ngữ, yêu chất lãng mạn và bay bổng trong thơ như thế. Những câu từ của nhà thơ nói như Du Tử Lê có nói ở trang web riêng, ông không cần cho ai hiểu, nếu có ai hiểu thì càng tốt còn không thì hãy xem như đó là một nốt phiêu của người làm thơ.
Tôi đọc một lèo gần hết cuốn thơ, sau rồi tôi chầm chậm tìm đọc lại những bài mình thích nhất. Cách dùng từ của nhà thơ thật tinh tế, với lúc này ta sẽ thấy cảm xúc trượt theo rất nhẹ, rồi lúc khác ta lại suy tư với những câu chữ ấy một cách chìm lắng, mỗi lúc đọc là mỗi tư vị khác nhau.
Tôi xa người, xa hơi thuốc cay
Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
tôi xa người, xa bàn tay vui
Bàn tay có ngón đã chôn đời
Bàn tay có ngón không đeo nhẫn
Có ngón dành riêng cho môi tôi
…
Tôi xa người, xa một mùi hương
Bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về? - như vết thương.
(Khúc K riêng chàng)
...
Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi
Ơn em, dáng mỏng mưa vời
Theo ta lên núi về đồi yêu thương
Ơn em, ngực ngải môi trầm
Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
Ơn em, hơi thoảng chỗ nằm
Dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
Ơn em, hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau
(Lá ngoan)
…
Tôi thích cách mà nhà thơ Du Tử Lê nói về tình yêu và nỗi đau… nỗi đau trong tình yêu là thứ tình người xa quê, tình đôi lứa nhọc nhằn hay như tình yêu tan vỡ mọi thứ tình ấy khó tránh và người thơ gặm nhấm nó một cách đầy trân trọng, nâng niu kể cả khi nỗi đau được viết trong tâm thức vô vọng.
Năm năm rồi, thoáng chốc
Thương người mái đầu xanh
Lỡ cùng ta mơ mộng
Rớm máu bàn chân không
Dốc người dao xốc ngược
Níu kéo đời long đong
Tay thánh thần cũng mỏi
(Ngực trầm hương ấu thơ)
…
Tìm nhau mưa bụi trên đầu núi
Thiên đàng trong mỗi bước em đi
Mắt thơ lên ngút mùa hoa huệ
Khăn áo còn thơm tay quý phi
Tìm nhau cổ tích trong hương tóc
Xao xuyến nghìn năm đêm lãm ca
Chiều xanh tâm tưởng lòng Quan Thế
Ôi vết son đời sau Âu Cơ
Tìm nhau thần thoại trong môi ngọc
Đôi nhánh vai gầy thương thế gian
Trái tim nhật nguyệt vào năm tháng
Vóc lụa em về rất Mỵ Nương
Tìm nhau thao thiết hồn chim biển
Chở hết mùa đi. Đợi tái sinh
Dáng em công chúa lìa cung điện
Nên lãm-ca buồn mắt thiếu niên
(Còn thơm tay quý phi)
…
Mỗi bài thơ chọn lọc trong tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” là cái nhìn lại một góc tình, nhìn lại tháng ngày của cuộc sống, nhìn chân dung chênh vênh của con người hay là đọc lại những mệnh đề độc lập rất riêng của nhà thơ. Nhưng tất cả những câu từ ấy, văn phạm ấy lại biến thành cái “chúng ta” như khi người đọc bắt gặp chính mình vào giây phút đó. Chính cái hồn thơ rất tinh tế như thế đã chạm vào trái tim người đọc.
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
(Khúc thụy du)
Tình yêu luôn là đề tài đẹp, say đắm, vĩnh cửu trong thơ… “Giỏ hoa thời mới lớn” với những bài thơ có câu từ chắt lọc, nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh, câu thơ lạ, những câu thơ mà, không phải người làm thơ nào cũng dễ có được:
Em ngủ trong mùa thu
Những hàng cây lưng gù
Gánh tình tôi héo rụng
Ngày sau trong tâm tù
Nhớ em trăng rất muộn
Em ngủ trong mùa đông
Cánh đồng tôi nước ròng
Em đi qua bến sông
Nhớ gì chăn gối cũ
Linh hồn tôi ăn năn
Về giữa ngày giá buốt
(Chẳng bao giờ dậy nữa)
…
Hoặc
Cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
Lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi èo uột từ những người cả gió
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quên
(Khúc thêm cho Huyền Châu)
…
Giữa thời buổi thơ mọc lên như nấm mùa mưa, những thân phận hóa chữ nghĩa vào hàng, tình yêu lên gân, cuộc đời lên gân, thời gian thực dụng, tâm hồn thực tế, thơ cũng trần trụi. Người đọc thơ thì ít, thơ được in thật nhiều, thì với tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” với những ngôn ngữ đẹp, đầy chất thơ chất nhạc, cũng được xem như một làn gió mát, một nốt nhạc sang trọng giữa những thứ quá nhàm chán, một chút lãng đãng cho cuộc sống hôm nay bớt xù xì.
Và rất nhiều bài thơ trong “Giỏ hoa thời mới lớn” có đánh dấu được các nhạc sĩ phổ nhạc, thật bất ngờ số bài thơ được phổ nhạc ấy lại rất quen thuộc với mọi người đến thế. Như:
- Khúc thụy du do nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc bài thơ cùng tên.
- Trên ngọn tình sầu ns Từ Công Phụng phổ bài thơ Khúc thêm cho Huyền Châu.
- Ơn em ns Từ Công Phụng phổ từ bài thơ Lá ngoan.
- Em ngủ trong một mùa đông ns Nguyễn Đăng Khánh phổ thơ Chẳng bao giờ dậy nữa.
…V.v…
Cuối cùng tôi xin có chút xíu nhăn mặt với nhà xuất bản, khi cả một tập thơ giá trị như thế lại phạm cái lỗi không viết hoa đầu câu trong mỗi bài thơ, hay tại tôi quen với điều: viết hoa đầu câu và có chấm câu ở cuối hàng cách viết đúng chính tả của Gác sách. Dù là tại vì hay tại sao tôi vẫn muốn các nhà xuất bản nên coi trọng chính tả hơn nữa, như thế tôi nghĩ “Giỏ hoa thời mới lớn” thật sự là một món quà tinh thần vô giá dành cho những người yêu thơ.
K.
Tác giả: Du Tử Lê
Như thường lệ cứ dịp đầu tháng là tôi dạo một vòng Tiki tìm đầu sách mới, khi nào muốn tìm mua một đầu sách lạ tôi thường chọn vào nhà sách online này, nếu phân vân không biết nội dung sách có thích hợp với gu đọc của mình hay không? Sau khi chọn sách tôi sẽ tìm đọc những cảm nhận của người đã đọc trước, theo những đánh giá ấy mà tôi chọn tác phẩm thích hợp với mình và tôi thật sung sướng khi thấy tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” của nhà thơ Du Tử Lê đập vào mắt. Tập thơ có cái bìa gam màu ấm rất ấn tượng tôi bèn lấy nó bỏ vào giỏ hàng, sau đó cứ mong mong chờ chờ nôn nao thật khó tả.
Không biết từ khi nào, hoặc bắt đầu từ đâu mà tôi yêu thơ Du Tử Lê, trên đời thường có những cuộc gặp gỡ tình cờ mà ta gọi đó là hạnh duyên. Tất cả những bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê đi vào tâm tưởng của tôi từ thời tôi còn là cô học trò ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng những bài thơ tôi có của Du Tử Lê thường là do đọc thuộc lòng hoặc có một vài bài thơ của bác Lê được in chung với tuyển tập thơ nào đó mà tôi có. Lần này có tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” tôi cho đó là món quà của nhà thơ dành cho những người yêu thơ ông trong đó có tôi.
Hôm qua tôi cầm trên tay cuốn sách bìa màu cam gạch ngói, cái thứ giấy màu vàng kem trình bày rất nhã nhặn rất tinh tế rất hài hòa với những bài thơ lãng mạn nhưng không thể không ray rức. Tôi yêu cái giản dị trong ngôn ngữ, yêu chất lãng mạn và bay bổng trong thơ như thế. Những câu từ của nhà thơ nói như Du Tử Lê có nói ở trang web riêng, ông không cần cho ai hiểu, nếu có ai hiểu thì càng tốt còn không thì hãy xem như đó là một nốt phiêu của người làm thơ.
Tôi đọc một lèo gần hết cuốn thơ, sau rồi tôi chầm chậm tìm đọc lại những bài mình thích nhất. Cách dùng từ của nhà thơ thật tinh tế, với lúc này ta sẽ thấy cảm xúc trượt theo rất nhẹ, rồi lúc khác ta lại suy tư với những câu chữ ấy một cách chìm lắng, mỗi lúc đọc là mỗi tư vị khác nhau.
Tôi xa người, xa hơi thuốc cay
Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
tôi xa người, xa bàn tay vui
Bàn tay có ngón đã chôn đời
Bàn tay có ngón không đeo nhẫn
Có ngón dành riêng cho môi tôi
…
Tôi xa người, xa một mùi hương
Bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về? - như vết thương.
(Khúc K riêng chàng)
...
Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi
Ơn em, dáng mỏng mưa vời
Theo ta lên núi về đồi yêu thương
Ơn em, ngực ngải môi trầm
Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
Ơn em, hơi thoảng chỗ nằm
Dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
Ơn em, hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau
(Lá ngoan)
…
Tôi thích cách mà nhà thơ Du Tử Lê nói về tình yêu và nỗi đau… nỗi đau trong tình yêu là thứ tình người xa quê, tình đôi lứa nhọc nhằn hay như tình yêu tan vỡ mọi thứ tình ấy khó tránh và người thơ gặm nhấm nó một cách đầy trân trọng, nâng niu kể cả khi nỗi đau được viết trong tâm thức vô vọng.
Năm năm rồi, thoáng chốc
Thương người mái đầu xanh
Lỡ cùng ta mơ mộng
Rớm máu bàn chân không
Dốc người dao xốc ngược
Níu kéo đời long đong
Tay thánh thần cũng mỏi
(Ngực trầm hương ấu thơ)
…
Tìm nhau mưa bụi trên đầu núi
Thiên đàng trong mỗi bước em đi
Mắt thơ lên ngút mùa hoa huệ
Khăn áo còn thơm tay quý phi
Tìm nhau cổ tích trong hương tóc
Xao xuyến nghìn năm đêm lãm ca
Chiều xanh tâm tưởng lòng Quan Thế
Ôi vết son đời sau Âu Cơ
Tìm nhau thần thoại trong môi ngọc
Đôi nhánh vai gầy thương thế gian
Trái tim nhật nguyệt vào năm tháng
Vóc lụa em về rất Mỵ Nương
Tìm nhau thao thiết hồn chim biển
Chở hết mùa đi. Đợi tái sinh
Dáng em công chúa lìa cung điện
Nên lãm-ca buồn mắt thiếu niên
(Còn thơm tay quý phi)
…
Mỗi bài thơ chọn lọc trong tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” là cái nhìn lại một góc tình, nhìn lại tháng ngày của cuộc sống, nhìn chân dung chênh vênh của con người hay là đọc lại những mệnh đề độc lập rất riêng của nhà thơ. Nhưng tất cả những câu từ ấy, văn phạm ấy lại biến thành cái “chúng ta” như khi người đọc bắt gặp chính mình vào giây phút đó. Chính cái hồn thơ rất tinh tế như thế đã chạm vào trái tim người đọc.
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
(Khúc thụy du)
Tình yêu luôn là đề tài đẹp, say đắm, vĩnh cửu trong thơ… “Giỏ hoa thời mới lớn” với những bài thơ có câu từ chắt lọc, nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh, câu thơ lạ, những câu thơ mà, không phải người làm thơ nào cũng dễ có được:
Em ngủ trong mùa thu
Những hàng cây lưng gù
Gánh tình tôi héo rụng
Ngày sau trong tâm tù
Nhớ em trăng rất muộn
Em ngủ trong mùa đông
Cánh đồng tôi nước ròng
Em đi qua bến sông
Nhớ gì chăn gối cũ
Linh hồn tôi ăn năn
Về giữa ngày giá buốt
(Chẳng bao giờ dậy nữa)
…
Hoặc
Cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
Lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi èo uột từ những người cả gió
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quên
(Khúc thêm cho Huyền Châu)
…
Giữa thời buổi thơ mọc lên như nấm mùa mưa, những thân phận hóa chữ nghĩa vào hàng, tình yêu lên gân, cuộc đời lên gân, thời gian thực dụng, tâm hồn thực tế, thơ cũng trần trụi. Người đọc thơ thì ít, thơ được in thật nhiều, thì với tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” với những ngôn ngữ đẹp, đầy chất thơ chất nhạc, cũng được xem như một làn gió mát, một nốt nhạc sang trọng giữa những thứ quá nhàm chán, một chút lãng đãng cho cuộc sống hôm nay bớt xù xì.
Và rất nhiều bài thơ trong “Giỏ hoa thời mới lớn” có đánh dấu được các nhạc sĩ phổ nhạc, thật bất ngờ số bài thơ được phổ nhạc ấy lại rất quen thuộc với mọi người đến thế. Như:
- Khúc thụy du do nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc bài thơ cùng tên.
- Trên ngọn tình sầu ns Từ Công Phụng phổ bài thơ Khúc thêm cho Huyền Châu.
- Ơn em ns Từ Công Phụng phổ từ bài thơ Lá ngoan.
- Em ngủ trong một mùa đông ns Nguyễn Đăng Khánh phổ thơ Chẳng bao giờ dậy nữa.
…V.v…
Cuối cùng tôi xin có chút xíu nhăn mặt với nhà xuất bản, khi cả một tập thơ giá trị như thế lại phạm cái lỗi không viết hoa đầu câu trong mỗi bài thơ, hay tại tôi quen với điều: viết hoa đầu câu và có chấm câu ở cuối hàng cách viết đúng chính tả của Gác sách. Dù là tại vì hay tại sao tôi vẫn muốn các nhà xuất bản nên coi trọng chính tả hơn nữa, như thế tôi nghĩ “Giỏ hoa thời mới lớn” thật sự là một món quà tinh thần vô giá dành cho những người yêu thơ.
K.
Chỉnh sửa lần cuối: