Không thể vượt quá cái bóng cả của Bạch dạ hành trong lòng tôi nhưng Thánh giá rỗng cũng vẫn là một cuốn sách đáng để đọc.
Pháp luật luôn được hình dung như cái cán cân công lý, là thứ mang lại công bằng cho xã hội. Thực tế cũng đã phần nào chứng minh điều đó. Nếu không có pháp luật, nền văn minh loài người dày công gây dựng e sẽ chẳng còn lại gì. Câu hỏi đặt ra ở đây là, pháp luật - thứ chúng ta luôn vin vào để sắp xếp trật tự cho cái thế giới này - có thật sự hoàn hảo?
Pháp luật luôn được hình dung như cái cán cân công lý, là thứ mang lại công bằng cho xã hội. Thực tế cũng đã phần nào chứng minh điều đó. Nếu không có pháp luật, nền văn minh loài người dày công gây dựng e sẽ chẳng còn lại gì. Câu hỏi đặt ra ở đây là, pháp luật - thứ chúng ta luôn vin vào để sắp xếp trật tự cho cái thế giới này - có thật sự hoàn hảo?
Thực tình, đây là một câu hỏi chỉ để mà hỏi, hay còn gọi là câu hỏi tu từ, vì dù là ai thì cũng biết trên đời này chẳng có thứ gì tên là Hoàn Hảo cả, cũng như chẳng có thứ gì gọi là Tuyệt Đối. Tất cả đều chỉ là quy ước vậy. Đặc biệt là ở cái xứ sở nơi mà mọi thứ đều có thể mang ra đánh đổi với vật ngang giá chung thế này.
Nhưng thôi, tôi sẽ không lan man sa đà vào cái sự chán đời của tôi nữa.
Ở câu chuyện này Keigo đặt ra vấn đề: người ta phải trả cái giá như thế nào cho những tội lỗi mình gây ra thì đủ? Tử hình là hình phạt có nghĩa hay vô nghĩa?
Tôi đã đọc Thánh giá rỗng với nhiều thắc mắc đồng hành như vậy. Tôi gần như không hiểu nổi tại sao giết người có chủ đích chỉ vì muốn giúp người khác tránh gặp rắc rối lại có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ, tại sao lại có một loại án phạt gọi là "án vô thời hạn", tại sao giết người đến lần thứ 2 mà hình phạt vẫn còn nhẹ nhàng như vậy... Quả thật kiến thức của tôi ở mảng này không đủ để tôi có thể nhận định sự việc một cách đúng đắn, nhưng tôi vẫn thấy ngỡ ngàng. Có lẽ bởi tôi vẫn thường đọc những bài báo về việc những kẻ giết người phải nhận án tử trên đất nước mình. 10 năm ngồi tù vì làm kẻ giết người để rồi ra tù lại tiếp tục tái phạm, so với cái chết chẳng phải là hình phạt quá nhẹ nhàng rồi sao?
Tôi đồng cảm và thương xót vợ chồng Nakahara, nhưng sự đồng tình cuối cùng của tôi lại dành cho luật sư Hirai - người bào chữa cho gã phạm nhân đã sát hại bé Manami con họ. Nói cho đúng phải là, không quá cực đoan như Sayoko, tôi không cho rằng bất cứ kẻ giết người nào cũng đều đáng phải nhận án tử hình. Mỗi vụ án khác nhau, mỗi câu chuyện khác nhau thì nên có một kết cục phù hợp khác nhau, giống như Hirai đã nói.
Điều cuối cùng tôi tiếc nuối trong cuốn tiểu thuyết này là chuyện của Fumiya và Saori. Cũng không thể tự mình lí giải tại sao tôi dành nhiều tình cảm trìu mến cho hai con người này như thế. Giá như quá khứ không xảy ra sự việc đau lòng như vậy, hiện tại của họ có phải sẽ rất khác không? Chẳng phải tự nhiên người ta cứ bảo cuộc đời vô thường, và "giá như" thật là một từ vô tích sự. Nhưng cảm ơn Higashino, xin cảm ơn bác vì cái kết, dù tôi thật ra vẫn không thể hoàn toàn trút bỏ hòn đá trĩu trong tim mình.
Thánh giá rỗng là câu chuyện của tất cả mọi nhân vật xuất hiện trong nó, là câu hỏi mỗi người (bao gồm cả người đọc) phải tự mình đi tìm câu trả lời. Thật may vì cuối cùng tôi cũng tự có kết luận.
Còn bạn thì có câu trả lời xác đáng của riêng mình không?
Nhưng thôi, tôi sẽ không lan man sa đà vào cái sự chán đời của tôi nữa.
Ở câu chuyện này Keigo đặt ra vấn đề: người ta phải trả cái giá như thế nào cho những tội lỗi mình gây ra thì đủ? Tử hình là hình phạt có nghĩa hay vô nghĩa?
Tôi đã đọc Thánh giá rỗng với nhiều thắc mắc đồng hành như vậy. Tôi gần như không hiểu nổi tại sao giết người có chủ đích chỉ vì muốn giúp người khác tránh gặp rắc rối lại có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ, tại sao lại có một loại án phạt gọi là "án vô thời hạn", tại sao giết người đến lần thứ 2 mà hình phạt vẫn còn nhẹ nhàng như vậy... Quả thật kiến thức của tôi ở mảng này không đủ để tôi có thể nhận định sự việc một cách đúng đắn, nhưng tôi vẫn thấy ngỡ ngàng. Có lẽ bởi tôi vẫn thường đọc những bài báo về việc những kẻ giết người phải nhận án tử trên đất nước mình. 10 năm ngồi tù vì làm kẻ giết người để rồi ra tù lại tiếp tục tái phạm, so với cái chết chẳng phải là hình phạt quá nhẹ nhàng rồi sao?
Tôi đồng cảm và thương xót vợ chồng Nakahara, nhưng sự đồng tình cuối cùng của tôi lại dành cho luật sư Hirai - người bào chữa cho gã phạm nhân đã sát hại bé Manami con họ. Nói cho đúng phải là, không quá cực đoan như Sayoko, tôi không cho rằng bất cứ kẻ giết người nào cũng đều đáng phải nhận án tử hình. Mỗi vụ án khác nhau, mỗi câu chuyện khác nhau thì nên có một kết cục phù hợp khác nhau, giống như Hirai đã nói.
Điều cuối cùng tôi tiếc nuối trong cuốn tiểu thuyết này là chuyện của Fumiya và Saori. Cũng không thể tự mình lí giải tại sao tôi dành nhiều tình cảm trìu mến cho hai con người này như thế. Giá như quá khứ không xảy ra sự việc đau lòng như vậy, hiện tại của họ có phải sẽ rất khác không? Chẳng phải tự nhiên người ta cứ bảo cuộc đời vô thường, và "giá như" thật là một từ vô tích sự. Nhưng cảm ơn Higashino, xin cảm ơn bác vì cái kết, dù tôi thật ra vẫn không thể hoàn toàn trút bỏ hòn đá trĩu trong tim mình.
Thánh giá rỗng là câu chuyện của tất cả mọi nhân vật xuất hiện trong nó, là câu hỏi mỗi người (bao gồm cả người đọc) phải tự mình đi tìm câu trả lời. Thật may vì cuối cùng tôi cũng tự có kết luận.
Còn bạn thì có câu trả lời xác đáng của riêng mình không?