Thanh mai không lấy trúc mã (1802) - Cập nhật - Võ Anh Thơ

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
vkGUhg7.jpg

Tên truyện: Thanh mai không lấy trúc mã (1802)
Tác giả: Võ Anh Thơ
Tình trạng sáng tác: Đang viết
Tình trạng đăng: Cập nhật
Thể loại: Cổ trang Việt Nam, tình cảm lãng mạn, thanh mai trúc mã, sóng gió gia đình...
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Nội dung:

Lấy bối cảnh vào đầu thế kỷ XIX năm Quý Hợi, thời vua Gia Long, ở xã Thổ có ông xã trưởng Triệu Am được người dân mến mộ. Ông có ba người vợ, hai đứa con trai: Triệu Liêm và Triệu Tưởng.

Mọi chuyện bắt đầu khi Triệu xã trưởng đưa về đứa bé gái mang cái tên Tằm, vốn là con gái của vị ân nhân năm xưa nay đã qua đời. Tằm và Triệu Liêm nhanh chóng kết thân, riêng Triệu Tưởng thì không thích Tằm nên bày ra bao nhiêu trò chọc phá. Năm tháng nối tiếp nhau, ba đứa trẻ dần khôn lớn, tình cảm cũng thay đổi theo duyên phận.

Truyện lấy bối cảnh làng quê thanh bình của Việt Nam đầu thế kỷ XIX, về cuộc sống giản dị của người dân, bên cạnh đó phản ảnh những âm mưu toan tính, lòng dạ con người đồng thời quay quanh mối quan hệ trong gia đình và đề cao tình yêu son sắt.


* Các nhân vật và xã Thổ trong truyện là hư cấu, không hề có trong lịch sử của Việt Nam. Vào thời này, dân ta đã bớt chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên cách xưng hô trở nên đơn giản và thuần Việt hơn.


------------------------------

|| Mục Lục ||


***
Quyển I: Ấu thơ

Trang 1: Đây là Tằm
Trang 2: Chịu đòn
Trang 3: Con quỷ nhỏ nhà họ Triệu
Trang 4: Đi học
Trang 5: Nước mắt nhi nữ
Trang 6: Thề có trời cao chứng giám


Quyển II: Thiếu thời

Trang 7: Ai là thủ phạm?
Trang 8: Nhặt giày cho ta!
Trang 9: Hoán cò lấy hạc
Trang 10: Gương mặt đằng sau những sợi tóc
Trang 11: Con gì có sống mà không có chết?
Trang 12: Cậu chủ đã phải lòng cô bé người làm
Trang 13: Ngươi luôn dùng nước mắt để hoặc ta!


Quyển III: Trưởng thành


Trang 14: Sự trưởng thành của cậu Ba và cô đào hát tên Ái
Trang 15: Cậu Hai đã biết thế nào là ái tình
Trang 16: Ở trước mặt đây là một cậu chủ khôi ngô tuấn tú
Trang 17: Trái tim tuổi mười sáu đã biết rung động vì cậu chủ
Trang 18: Từ nay về sau, đừng tùy tiện chạm vào ta như thế nữa...
Trang 19: Nụ hôn của chàng trai ẩn sau chiếc mặt nạ



(Update)



Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet
Design: Võ Anh Thơ
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Yde8gho.jpg


Tóc em vừa chấm bờ vai,
Bẻ hoa dưới ánh ban mai trước nhà.
Chàng từ cưỡi ngựa trúc qua,
Nghịch đùa tung quả mơ hoa quanh giường(1).


*******​

Trang 1: Đây là Tằm

Đầu thế kỷ XIX, năm Nhâm Tuất (1802), sau khi thống nhất Đàng Trong Đàng Ngoài và đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Long. Đặt quốc hiệu Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Đây là thời kỳ đầu mở ra vương triều nhà Nguyễn và kéo dài một thế kỷ sau đó...

Câu chuyện bắt đầu vào năm Quý Hợi (1803), một năm sau khi vua Gia Long lên ngôi, xã Thổ ở phương Nam khi đó có xã trưởng Triệu Am thương dân như con, được người người mến mộ. Ông có ba người vợ hiền lương thục đức, ngặt nỗi gần đến tứ tuần Trời mới cho ông hai đứa con trai là Liêm và Tưởng. Khi cả hai hơn mười tuổi thì Triệu gia có thêm một người.

Buổi chiều hôm ấy buông sớm. Mặt trời thả mình xuống phía sau lũy tre già. Ánh dương tàn dần ở cuối chân trời, hoàng hôn lấp liếm lên những đám mây lãng đãng trôi. Vài đôi cánh nhạn bay chấp chới về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Người dân cũng kéo trâu trở về. Thời khắc này, mọi việc đồng áng đều kết thúc. Thỉ thoảng đã có bóng dáng tuần đinh(2) đi qua.

Trên cánh đồng dọc triền đê, đám trẻ đang nô đùa. Đứa nào cũng để đầu ba chỏm, gương mặt lấm lem bùn đất. Trong đó có hai bé trai nhìn khác hẳn. Từ mái tóc búi tó nhỏ xíu đến y phục chúng vận trên người, cho thấy là con nhà quyền thế.

Liêm đứng nhìn lũ trẻ chơi, dáng vẻ ra điều thong thả. Ngay từ nhỏ, cậu đã mang gương mặt thanh tú, dáng đi nho nhã, giọng nói nhẹ nhàng. Người ta dễ dàng đoán được về sau, cậu sẽ dùi mài kinh sử, biết đâu còn đậu Giám sinh(3) và ra làm quan. Khi đã cầm sách trên tay là Liêm chong đèn đọc miệt mài đến tận canh khuya.

Triệu Tưởng nhỏ hơn Liêm một tuổi. Trời sinh cậu có phúc tướng, mặt mày xán lạn, lại rất láu lỉnh lắm trò. Mà khổ nỗi, học văn chương tệ quá. Không phải do ngu si vì bởi cái mặt thông minh thế kia, mà vì cậu ba nhà họ Triệu lười biếng. Tưởng chẳng có chút hứng thú gì với thơ văn, lại ghét nhất cái chuyện canh khuya ngồi bên bàn sách đọc bài như điên dại. Bù lại, cậu thích nghịch ngợm chạy nhảy.

Cứ mỗi lần chơi đùa với đám trẻ là y như rằng, Liêm sẽ thua và Tưởng luôn là người cứu anh. Tưởng đã phải nhảy qua lưng của thằng tóc ba chỏm cả chục lần. Chín lần đầu thì ngon lành, đến lần thứ mười thì Tưởng bỗng hụt tay ngã chúi mặt xuống đất do thình lình nghe tiếng gọi thất thanh trên triền đê:

“Cậu Liêm ơi! Cậu Tưởng ơi!”

Liêm đỡ em trai đứng dậy. Chiếc áo lụa đắt tiền dính bùn đất đen xì, Tưởng bặm môi, điên tiết quá! Thằng ôn dịch nào dám phá đám cú nhảy điệu nghệ của cậu Ba này vậy? Vừa lúc, tên người làm chạy hối hả xuống dốc đê xói lở, đến chỗ Liêm và Tưởng:

“Thưa hai cậu, các bà cho gọi hai cậu. Ông về nhà rồi ạ.”

“Hóa ra cha đi lên huyện hôm nay đã về.” Liêm vui mừng nói với em trai. Tưởng phủi quần áo, thế ra lại ngỡ chuyện gì gấp gáp, đây có phải lần đầu tiên cha đi xa nhà rồi trở về đâu. Có vậy mà tên người làm đáng kiếp này dám phá mất cuộc vui của cậu.

Trông thái độ dửng dưng của Tưởng, Liêm bảo với tên người làm là mình sẽ về cùng. Ấy vậy, hắn lắc đầu nhất quyết phải đưa cả hai cậu chủ về, vì chuyện rất quan trọng. Tưởng hậm hực trước vẻ úp mở của hắn, mới gặng hỏi: Rốt cuộc là chuyện gì? Nghĩ chuyện này trước sau gì hai cậu cũng biết, với các bà đâu có dặn dò phải giữ bí mật nên hắn đáp luôn:

“Dạ là vì ông có mang về một...”

“Lại sách vở và đồ chơi mới chứ gì?” Tưởng thở hắt.

“Không phải ạ, lần này ông mang về một cô em gái cho hai cậu.”

Câu báo tin từ tên người làm giống hệt tiếng sấm giữa ban trưa, khiến hai anh em nhà họ Triệu lập tức nhìn nhau kinh ngạc. Em gái ư?

***

Nghe đâu Triệu gia khá giả, có của ăn của để, Triệu Am lại là xã trưởng một vùng, trông coi quản giáo người dân. Bấy giờ đến đây, Tằm mới tin là thật. Đứa bé gái mười tuổi ngơ ngác nhìn ngôi nhà to lớn mình đang ngồi.

Bốn cây cột nhà làm bằng gỗ trầm, cao như cột chống trời sừng sững, trên đó có khắc mấy dòng thơ chữ Nho rối nùi khó hiểu. Các thanh xà ngang nâng đỡ mái nhà lợp bằng ngói cũng chạm khắc hình con rồng uốn lượn. Ở giữa phòng lớn là bàn thờ trang nghiêm. Hai bên là hai cái đôn cao, trên đặt chậu hoa gốm tinh xảo.

Trong khi Tằm mải quan sát bằng đôi mắt thích thú thì đối diện, ba người phụ nữ vận quần là áo lụa cũng đang nhìn chăm chú. Đó là ba bà vợ của Triệu xã trưởng. Bà Hai sang tuổi tứ tuần, không sinh được con. Bà Ba trẻ hơn mười tuổi, mắt phượng mày ngài, mẹ Liêm. Cuối cùng là bà Tư, tuổi chỉ có hai sáu mùa xuân, xinh đẹp thùy mị, mẹ Tưởng. Ba bà trông phúc hậu, cao quý trong áo dài ngũ thân(4) và đầu búi vấn khăn.

Lúc Triệu xã trưởng trở về, ba bà ngạc nhiên thấy một bé gái nắm tay ông đi vào. Cũng chỉ nghe ông bảo là con gái một vị ân nhân, chứ đâu biết ngọn nguồn thế nào. Mà lạ thay, vừa nhìn mặt Tằm thì ba bà thích ngay. Tằm có gương mặt trái xoan, mắt to, mũi nhỏ, môi thanh. Trông thông minh. Là con nhà lễ giáo vì vừa gặp các bà, Tằm khoanh tay cúi chào.

Bên ngoài trời nhá nhem tối, chim kêu quang quáng bay về tổ, ngay cửa sân xuất hiện ba bóng người. Liêm, Tưởng với tên người làm đi qua cái sân gạch. Hai cậu chủ nhỏ bước vào nhà, đồng thanh chào cha. Triệu xã trưởng ừ hử một tiếng, dặn dò chúng chớ có chơi bời trễ nải thế nữa.

Ông đứng dậy, đẩy nhẹ Tằm lên phía trước, đối diện với hai con trai. Tằm ra điều khép nép, mái đầu với hai bím tóc ngắn cúi thấp. Hai anh em cùng nghĩ, đây là đứa em gái cha mang về? Liêm trông Tằm thật nhỏ nhắn hiền lành, riêng Tưởng lại nhìn Tằm với vẻ không thuận mắt. Chiếc áo yếm và quần đen nhàu nhĩ như thể nhỏ nghèo khổ lắm. Vốn là cậu ấm từ lúc mới lọt lòng, cậu không ưa những đứa nhà nghèo thế này.

“Ta muốn báo với mọi người một chuyện. Đây là con gái vị ân nhân năm xưa của ta, tên Tằm. Vài ngày trước lên huyện, ta tiện đường sang thăm hỏi thì được biết ông ấy và vợ mắc bệnh nặng, đều qua đời. Họ không ai thân thích, để lại đứa con gái nên ta quyết định mang về nuôi dưỡng. Từ giờ, Tưởng và Liêm, hai con hãy xem Tằm như em gái.”

Triệu xã trưởng nhìn Tằm, nói vài lời an ủi và hứa sẽ nuôi dưỡng tử tế. Tằm lễ phép cúi đầu đội ơn, thưa với ông sẽ ngoan ngoãn nghe lời. Ba bà cũng khuyên nhủ Tằm hãy yên tâm sống ở đây. Đến lượt hai cậu chủ nhỏ, Tằm rụt rè:

“Mong hai cậu sẽ chỉ dẫn Tằm nhiều hơn.”

“Đừng lo, cha đã muốn chúng ta làm anh em còn gì. Anh tên Liêm, còn đây là Tưởng.” Liêm hòa nhã, “Anh mười ba tuổi, Tưởng mười hai tuổi.”

Cứ ngỡ cậu chủ nhà họ Triệu vô cùng xa cách, kênh kiệu nào ngờ lại chan hòa thân tình như thế, khiến Tằm vừa ngạc nhiên vừa cảm mến. Dáng điệu nhã nhặn nhẹ nhàng của Liêm đã gây ấn tượng với cô bé ngay lần đầu gặp mặt này.

Nhưng với Tưởng thì lại khác. Nụ cười trên môi Tằm vụt tắt khi bắt gặp đôi mắt khinh ghét của Tưởng. Chẳng hề giấu giếm, mặt cậu hằn rõ sự khó chịu. Cứ như thể, sự xuất hiện của Tằm ngay tại đây là điều gì đó không nên.

Tên người làm chạy lên báo cơm đã chuẩn bị xong. Các bà và Triệu xã trưởng rời khỏi phòng lớn. Liêm bảo em trai đi tắm thôi. Tưởng nhìn Tằm một lúc rồi xoay lưng. Vô tình miếng ngọc cẩm thạch rớt xuống đất. Tằm liền nhặt lên và gọi họ.

Liêm quay lại, nhận ra món đồ của em trai, mới đưa tay ra đón lấy. Tằm chưa kịp đặt miếng ngọc vào tay Liêm thì bất ngờ, Tưởng hất mạnh tay Tằm lên cao. Miếng ngọc trơn tuột, vụt khỏi tay Tằm rơi xuống đất vỡ làm hai. Liêm ngạc nhiên. Còn Tằm xoa xoa bàn tay vừa bị đánh, tròn xoe mắt nhìn Tưởng.

“Ngươi được cha ta mang về nhưng không có nghĩa là trở thành người của Triệu gia, càng không phải là em gái của ta gì cả! Chớ có tùy tiện chạm vào đồ của ta lần nữa! Thứ gì ở trong tay ngươi, ta đều đập vỡ hết!”

Tưởng dõng dạc, như thể chính thức lập ra bức rào cản ngăn cấm Tằm đến gần mình. Đôi mắt căm ghét đó giúp Tằm mau chóng hiểu rằng, có một người không hề chào đón mình bước chân vào ngôi nhà giàu sang này. Và đây sẽ là điều khó khăn nhất Tằm phải đối mặt trong khoảng thời gian về sau.





------------------------------------
(1) Trích trong Trường can hành của Lý Bạch.
(2) Trông coi trật tự ở xã hoặc làng.
(3) Học trò của Quốc Tự Giám.

(4) Cũng may như áo dài tứ thân, nhưng vạt áo bên phải ở phía trước chỉ may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái may bằng hai thân vải, vạt thứ năm (vạt con) làm áo trong kín đáo. Áo có cổ đứng và cài nút sang bên phải như áo dài ngày nay. (nguồn Ellewiki)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

LeoAslan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/7/14
Bài viết
73
Gạo
0,0
Bạn viết chắc tay, nhấn nhả hợp lí. Mạnh dạn đoán từ tựa đề và motip này là Tưởng và Tằm về sau chắc thành một cặp, Liêm tuy là thanh mai trúc mã nhưng không có duyên rồi, trai tốt thường thua thiệt =)) Nhưng vẫn hóng, truyện tiềm năng nè <3
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Trang 2: Chịu đòn

Sáng sớm tinh mơ, gà vừa cất tiếng gáy là Tằm đã ra ngoài sân, cầm chổi cỏ quét lá. Tối qua Tằm nằm thao thức suốt, mãi đến đầu giờ Tý(5) mới thiêm thiếp đi được. Lần đầu tiên nằm trên chiếc giường mới nên thật khó ngủ. Ấy vậy sáng ra Tằm vẫn dậy sớm theo thói quen. Nghĩ Triệu xã trưởng đã có ơn mang mình về nuôi dưỡng, Tằm tự nhủ sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ làm hết mọi việc trong ngoài cho ông bà vui lòng.

Lúc Tằm quét xong cái sân gạch thì mặt trời đã lên đến đỉnh ngọn tre. Vừa hay từ trong nhà, Liêm và Tưởng đi ra, theo sau còn có tên người làm hôm qua, tay bê chồng sách vở. Mãi lát sau, Tằm mới biết là hai cậu chủ đến trường học.

Nhác thấy Tằm đừng tần ngần, Liêm liền gọi lại. Tằm nhanh nhẹn bước đến. Triệu Liêm hỏi đêm qua Tằm ngủ được không? Tằm gật. Triệu Liêm lại bảo, giờ hai anh phải đi học, em ở nhà chơi ngoan nhé. Tằm ngước nhìn, nói nhỏ xíu: “Hai cậu đi học vui ạ”.

Tức thì Tưởng gắt: “Vui cái gì mà vui?”

Liêm liền nhắc em trai đừng cư xử thô lỗ như vậy. Tưởng hậm hực. Còn Tằm thì chớp mắt, hai bàn tay lồng chặt vào nhau. Tằm quên mất, Tưởng rất ghét mình, đáng ra phải cẩn trọng hơn. Tên người làm nhắc khéo hai cậu, nhanh nhanh kẻo trễ giờ học. Liêm đi trước, Tưởng theo sau, đã vậy trước khi rời khỏi còn lườm nguýt Tằm một cái rõ dài. Bóng hai cậu chủ đã khuất, Tằm nhún vai ra điều nghĩ ngợi rồi quay phắt.

Liêm và Tưởng leo lên xe ngựa. Chẳng quá lâu, con ngựa bước chậm rãi kéo theo chiếc xe. Xe ngựa chạy đều trên con đường đất, hai bên là đồng ruộng đã thấy thấp thoáng bóng người làm đồng. Bên trong xe, Liêm mở sách ra đọc mấy bài thơ Nôm(6), còn Tưởng hướng đôi mắt thờ ơ ra ngoài ô cửa xe.

Nhớ lại ban nãy gặp Tằm, Tưởng vẫn còn khó chịu. Không rõ sao cậu lại thấy ghét nhỏ đến vậy. Cái dáng vẻ khép nép ấy trông cứ xạo xạo. Đồ nhà quê, được vào sống trong Triệu gia thì vui tít mắt. Nghĩ dễ lắm à, Tưởng sẽ không bao giờ coi Tằm là em gái đâu. Tự dưng thở dài thườn thượt, cứ nghĩ sớm tối ngày nào cũng gặp mặt Tằm thì khéo cậu phát ốm mất.

Ở xã Thổ chỉ có duy nhất ngôi trường lợp ngói của thầy đồ già Vãn. Nghe đâu thầy từng đỗ Hương cống(7) nhưng không ra làm quan mà lui về miền thôn quê dân dã gõ đầu dạy trẻ. Đến nay, cái nghề dạy học của thầy cũng đã qua bốn mươi năm.

Học trò của thầy Vãn đủ hết cả, từ nghèo cho đến giàu, con nông dân đến con quan, bá hộ trong vùng. Thầy nổi tiếng dạy hay, đến nỗi khoa thi năm nào cũng có học trò của thầy đỗ làm quan. Duy có điều thầy khó tánh vô cùng.

Giờ học bắt đầu. Thầy Vãn điểm tên các học trò xong thì bắt đầu bài giảng mới. Những chữ Nôm xuất hiện trên tấm bảng đen thu hút ánh nhìn của bọn học trò nhỏ.

Lần nào cũng vậy, cứ hễ thầy Vãn quay lưng lên viết bài là Tưởng lại gấp giấy xếp hình, vẽ vời gì đấy vào trang giấy thay vì viết thơ văn lên đó. Chơi chán, cậu lại nhìn ra ngoài ô cửa sổ. Bầu trời rộng lớn xanh ngát luôn cuốn hút đứa trẻ ham vui này.

Mặc thầy Vãn say sưa truyền đạt ý nghĩa từ những bài thơ, Tưởng lại hướng mắt về phía cánh đồng xa, nơi luôn diễn ra các trò chơi thú vị của đám trẻ. Dù thầy Vãn có hay chữ đến mấy, dạy giỏi đến mấy, thì cũng không thể khiến cho tâm tư của cậu học trò nghịch ngợm ấy thôi mắc võng ở nơi khác.

***​

Trưa tan tầm, vào đầu giờ Ngọ, hai anh em về đến nhà. Chào các mẹ xong, Liêm xin phép vào thư phòng đọc sách. Bà Hai ra điều hài lòng. Riêng Tưởng lại muốn nhảy tót đi chơi. Bà Hai nhíu mày, lắc đầu. Tưởng chán chường dạ vâng.

Lại lúc quay lưng đi, Tưởng bắt gặp Tằm đứng ngoài hiên dãy nhà bếp, nhìn chằm chằm. Cậu có cảm giác nhỏ đang dõi theo mình với ý nghĩ chế giễu nào đấy, từ bao giờ mà nhỏ dám nhìn cậu với cái kiểu thẳng thừng không biết trên dưới đó.

Đối với Tưởng, vào thư phòng đọc sách là một hình thức bỏ tù khổ sai như kiểu cha cậu hay bắt nhốt những tên trộm cắp trong xã. Chưa được nửa canh giờ thì Tưởng thấy buồn tay buồn chân, mông ngồi chẳng yên rồi. Cuốn sách để mở nhưng nằm ngược, cậu cũng ngâm nga đọc mới hay. Chán muốn điên!

Vừa lúc, đôi mắt Tưởng bắt phải hình ảnh con diều vải bay trên bầu trời nắng gắt ngoài cửa sổ. Đoán, giờ này đám trẻ con đang chơi ngoài đồng. Nhìn trở lại trang vở vô nghĩa, cậu đảo mắt tới lui rồi chuyển hướng nhìn về phía Liêm vẫn đang chăm chú viết bài. Tại sao có nhiều kẻ lại thích vùi mặt vào con chữ thế nhỉ?

“Anh ơi, em đi nhà xí một lát.”

“Em đừng đi lâu quá nhé.”

Vụ nói dối trót lọt, Tưởng hí hửng rời khỏi thư phòng. Nhưng cậu không biết rằng, Liêm vừa nhìn theo vừa cười nhẹ, vì cứ mỗi lần cậu em muốn trốn đi chơi là lại viện lý do vào nhà xí. Nhưng Liêm không cản vì có cản cũng chẳng được.

Ngó trước ngó sau, Tưởng khẽ khàng bước nhanh ra khỏi cửa dãy nhà sau. Khi quay qua thì cậu suýt hét toáng bởi thình lình thấy Tằm đứng chình ình trước mặt, hai tay bưng cái khay trà. Nhắm mắt vỗ ngực cho bình tĩnh, Tưởng liếc Tằm:

“Ngươi định dọa chết ta đấy hả? Cứ như ma vậy!”

“Cậu Tưởng muốn đi đâu ạ?” Tằm tò mò.

“Đi đâu là chuyện của ta! Còn ngươi làm gì ở đây?”

“Dạ, bà Hai sai Tằm mang nước đến cho hai cậu.”

Bực cả mình! Tưởng xoay phắt, toan bỏ đi thì tự dưng dừng bước. Tiếp, cậu quay qua thấy Tằm vẫn nhìn mình chăm chú, kiểu nửa thắc mắc nửa dò xét. Khéo, nhỏ quê mùa này làm hỏng việc của mình. Tưởng nghĩ vậy nên liền lấy một tách trà trên cái khay gỗ, uống hết sạch. Đặt nó lại chỗ cũ, cậu dặn dò Tằm:

“Ngươi không được nói với các mẹ là ta rời khỏi thư phòng, rõ chưa? Coi như là ta đã uống nước xong và vẫn còn ngồi đọc sách. Ngươi hứa đi nào!”

Tằm khẽ gật. Thấy nhỏ có vẻ ngoan ngoãn và vâng lời, Tưởng mới yên tâm rồi chạy tót đi. Nhìn lại tách trà vừa uống cạn, Tằm kín đáo nở nụ cười.

Kết quả là nửa canh giờ sau, Tưởng bị tên người làm kéo về nhà trong khi đang chơi cao hứng. Cậu được báo rằng, cha đã về và biết cậu lẻn ra ngoài chơi.

Trong phòng lớn, Tưởng quỳ gối, mặt nhăn nhó vì nghĩ đến cảnh mình sắp bị phạt gậy. Đối diện, Triệu xã trưởng ôn tồn uống trà. Để con lo lắng bứt rứt trong một lúc, ông mới đứng dậy tiến đến trước mặt nó, nghiêm khắc nói:

“Các mẹ đã dặn con ở trong phòng học bài với anh trai vậy mà dám lẻn ra ngoài chơi bời giữa trưa thế này. Con biết cha sắp về nhưng vẫn làm vậy, đúng là không biết trên biết dưới. Cha phải phạt con mới được.”

Triệu xã trưởng lệnh cho người đem gậy ra. Trông thấy cái gậy to dài kia là Tưởng mếu máo rồi, nhất là khi cha nghiêm nghị bảo:

“Con có gan bỏ đi chơi, thì phải có gan chịu đòn. Đưa mông ra đây!”

Tưởng nằm lên ghế. Lúc gậy quất vào mông cái đét, cậu nghiến răng để không kêu lên. Không rõ là do quen chịu đòn hay vì vốn là đứa trẻ cứng đầu, Tưởng ít khi gào thét dù bị đánh đau. Môi mím chặt không khóc nhưng nước mắt rơi lã chã trên mặt cậu chủ nhỏ. Trong lúc chịu đòn, Tưởng cố tìm ra kẻ nào đã mách lẻo với cha về chuyện trốn đi này.

Tưởng lê bước ra khỏi phòng, mang theo cái mông nhức nhối. Cậu thút thít, quệt nước mắt tèm lem. Chợt, cậu thấy Tằm. Vừa trông rõ cái mặt thản nhiên ấy là y như rằng, cậu chủ đó đoán ra thủ phạm. Tức tối đi đến gần, Tưởng xẵng giọng hỏi:

“Là ngươi mách cha ta phải không?”

“Tằm không mách mà là ông hỏi cậu đi đâu rồi.”

“Ngươi đã hứa là không nói ta trốn đi chơi mà! Đồ hứa cuội!”

“Cậu Tưởng quên rồi sao, cậu chỉ dặn Tằm không được nói với các bà chứ đâu có dặn là không được nói với ông. Nên, Tằm vẫn giữ đúng lời hứa.”

Câu ứng đáp rành rọt từ Tằm khiến cậu Ba nhà họ Triệu cứng lưỡi. Rồi rất nhanh, Tưởng bắt gặp cảnh Tằm nhoẻn miệng cười. Phút chốc, cậu nhận ra nhỏ nhà quê đó thật sự rất quỷ quái. Cậu đã coi thường nhỏ và giờ thì nhận lấy hậu quả.






---------------------------------
(5) Xưa, người ta dùng 12 chi (con giáp) để gọi giờ trong một ngày. Mỗi chi ứng với hai giờ. Ngày dài 14 giờ, 6 khắc. Đêm dài 10 giờ, 5 canh. Ở đây tức tầm 23 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng.
(6) Là tên gọi của lối viết chữ vuông thời cổ đại và trung đại của tiếng Việt.
(7) Đỗ thứ hai trong kỳ thi Hương, thời Minh Mạng đổi qua Cử nhân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Bạn viết chắc tay, nhấn nhả hợp lí. Mạnh dạn đoán từ tựa đề và motip này là Tưởng và Tằm về sau chắc thành một cặp, Liêm tuy là thanh mai trúc mã nhưng không có duyên rồi, trai tốt thường thua thiệt =)) Nhưng vẫn hóng, truyện tiềm năng nè <3

Thấy được khen là vui à nha. :"> Cảm ơn nàng (mình nghĩ là con gái :D) đã ghé đọc và comment mở hàng cho topic nhé. Về những suy đoán của nàng, để chờ xem thế nào nha. Cơ mà truyện này cũng không khó đoán mấy dù cái tựa hơi "đánh lạc hướng" một chút. :)) Mà sao nàng lại nói là "trai tốt" thua thiệt? =)) Theo mình là "trai ngoan" á, "trai xấu" cũng chưa hẳn là không tốt. :))
 

LeoAslan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/7/14
Bài viết
73
Gạo
0,0
Thấy được khen là vui à nha. :"> Cảm ơn nàng (mình nghĩ là con gái :D) đã ghé đọc và comment mở hàng cho topic nhé. Về những suy đoán của nàng, để chờ xem thế nào nha. Cơ mà truyện này cũng không khó đoán mấy dù cái tựa hơi "đánh lạc hướng" một chút. :)) Mà sao nàng lại nói là "trai tốt" thua thiệt? =)) Theo mình là "trai ngoan" á, "trai xấu" cũng chưa hẳn là không tốt. :))
mình là con trai, rất mực thẳng thớm =)))))
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Trang 3: Con quỷ nhỏ nhà họ Triệu

Vì Tằm mà mình bị ăn đòn, Tưởng ức lắm. Nhưng nhờ vậy, cậu mới phát hiện ra con nhỏ quê mùa ấy không phải thứ vừa đâu. Tuy không rõ Tằm mưu mẹo thế nào nhưng cậu dám cá, nhỏ chẳng hề hiền lành hay nhút nhát như cái dáng vẻ bề ngoài đó. Biết đâu chừng, Tằm đang đánh lừa mọi người trong Triệu gia.

Ngồi đọc sách, Tưởng vừa xoa cái mông nhưng nhức vừa nghĩ ngợi. Đúng lúc cửa thư phòng mở, Tằm khẽ thò đầu vào, rụt rè hỏi hai cậu chủ mình mang nước và bánh vào được không. Trông thấy mặt Tằm là Tưởng nóng gan rồi, toan nhổm dậy mắng cho một trận thì thiên địa ơi, cái mông lại nhức nhối. Cậu liếc Tằm.

"Vào đi em." Liêm hạ cuốn sách xuống, mỉm cười.

Tằm nhẹ nhàng bước vào. Thoáng nhìn qua, thấy Tưởng đang mang vẻ mặt đằng đằng sát khí thì Tằm mau chóng quay đi, đến bên bàn học của Liêm. Dõi theo bóng dáng khép nép của nhỏ, Tưởng nhủ thầm, đúng là đồ làm bộ.

Liêm vỗ nhẹ lên bàn cốt muốn bảo hãy đặt nước và bánh ở đây. Tằm y theo. Rồi Tằm vô tình nhìn xuống cuốn sách để mở trên bàn, những dòng thơ thu hút đôi mắt tò mò ấy. Trông thế, Liêm hỏi Tằm biết đọc chữ không. Tằm gật đầu, biết chút ít ạ.

"Vậy em có đi học chưa?"

"Chưa thưa cậu, cha dạy chữ cho em."

"Thế sao em không đi học?"

"Vì nhà em nghèo ạ."

Câu đáp ấy vừa dứt, Liêm bắt gặp đôi mắt Tằm buồn bã, hàng mi dài cúp rụp. Bất giác, cậu thấy tội nghiệp cho cô bé quá. Quan sát nãy giờ, Liêm nhận ra, vẻ như Tằm rất thích học. Mặt mũi thông minh như thế, ắt hẳn cô bé sáng dạ lắm đây.

Tằm ngạc nhiên khi nghe Liêm dịu dàng bảo nếu Tằm thích thì mỗi ngày có thể vào đây đọc sách chung với cậu. Mắt Tằm sáng bừng, thật chẳng dám tin. Đến khi Liêm gật đầu khẳng định lại lần nữa thì Tằm mừng rỡ, cảm ơn cậu.

Trong khi Tằm và Liêm nói chuyện vui vẻ thì ở bàn học bên đây, Tưởng nhìn chằm chằm. Nhỏ này thật biết lấy lòng người ta. Anh trai cậu vốn hiền lành chan hòa nên mới có thể cho con bé đáng ghét ấy đến gần mình. Đã muốn phát ốm vì lúc nào cũng gặp mặt, nay Tưởng lại nghe Liêm nói sẽ cho Tằm vào thư phòng đọc sách cùng thì khí nộ xung thiên rồi.

Thấy cảnh Tằm hớn hở, còn Liêm thì ân cần như thể đó mới là em ruột mình chứ không phải đứa ngồi ở đây, là Tưởng gai mắt quá thể. Tức thì, cậu đứng dậy.

"Em đi đâu vậy?"

"Em ra ngoài một lát."

Tưởng trả lời hời hợt, đóng sầm cửa thư phòng lại ở phía sau lưng. Liêm lắc đầu, ngán ngẩm với đứa em cứng đầu.

Ngồi đung đưa chân trên bục hiên ngoài hè, Tưởng bứt mấy chiếc lá tre, lòng bực bội. Trốn ra ngoài chơi thì không được, mà vào thư phòng học bài cũng chẳng yên. Khác nào bị cầm tù chứ. Còn đang nghĩ nên làm gì cho khuây khỏa nỗi buồn thì Tưởng thấy Ngãi, thằng người làm nhỏ tuổi nhất trong nhà, lân la đến gần hỏi:

"Cậu Tưởng sao lại ngồi đây ạ? Cậu không học bài khéo lại bị mắng."

"Có nhỏ đó trong thư phòng là ta không học bài được."

"Ai ạ?"

"Tằm."

Tưởng ghét đến nỗi chẳng muốn nói ra cái tên này. Ngãi gãi đầu, lơ ngơ:

"Là cô Tằm được ông mang về ấy ạ?"

"Cô cái gì mà cô?" Tưởng ném cọng tre vào bụi chuối, "Nhỏ không phải em gái ta đâu, cũng chẳng phải người của Triệu gia, chỉ là kẻ ở đợ thôi!"

"Dạ, con nhớ rồi thưa cậu. Mà Tằm làm gì khiến cậu ghét thế?"

Cái thằng Ngãi này là chúa lắm chuyện. Việc không lo làm, suốt ngày cứ đi long nhong hóng hớt chuyện người này người kia. Dù nghĩ vậy nhưng Tưởng vẫn đem chuyện mình bị Tằm chơi xỏ ra kể cho hắn nghe. Nghiền ngẫm xong câu chuyện, Ngãi nheo mắt:

"Ôi dào, vậy thì cậu chỉ cần dạy Tằm một bài học cho biết lễ độ là được thôi."

Tưởng đảo mắt. Thằng người làm này nói chí lý. Gì chứ, cậu là con trai của Triệu xã trưởng, người đứng đầu cái xã này cơ mà. Chẳng lẽ với một đứa ở đợ mà không trừng trị được. Rõ ràng Tằm coi thường cậu, nên nhất định phải giáo huấn để nhỏ biết trên biết dưới. Nghĩ thế, Tưởng ngoắc Ngãi lại gần, xì xầm gì đấy.

Rời khỏi thư phòng, Tằm nhảy chân sáo. Thật tuyệt, từ giờ đã có thể đọc sách rồi. Cậu Liêm quả nhiên tốt bụng. Lòng Tằm đang nghĩ đến thánh thần thì bất chợt lại thấy ma vương hiện hình. Tưởng đứng trước cửa nhà bếp, ngoắc tay gọi. Không biết chuyện gì nữa đây, Tằm nhủ thầm, chậm rãi bước đến.

Khi Tằm đã đứng trước mặt, Tưởng dẹp bộ mặt khó chịu đi, nhỏ nhẹ nói:

"Ta có việc muốn nhờ ngươi. Cái nhẫn ngọc mẹ Ba cho ta, ta lỡ làm rớt vô bụi tro trong củi bếp. Ngươi tìm giúp ta đi."

"Sao cậu không sai người ở dưới bếp tìm ạ?"

"Bọn họ đang làm cơm tối, không rảnh. Ngươi không giúp ta ư?"

Biết Tằm đang quan sát mình nên Tưởng cố làm ra vẻ buồn bã và có chút đáng thương. Nếu không vì đang tính kế trả thù thì còn khuya cậu mới hạ mình trước mặt con nhỏ quê mùa này. Y như rằng, Tằm thấy mủi lòng trước dáng vẻ rầu rĩ của Tưởng. Thôi thì cậu đang gặp chuyện, mình cũng nên giúp. Tằm gật đầu.

Bụng reo thầm, Tưởng chỉ tay về phía củi bếp bằng đất nung. Tằm nhanh nhẹn chui vào, tìm dưới lớp bụi than đen kịt. Thấy thế, Tưởng chậc lưỡi ra hiệu. Bấy giờ ở phía sau cái vòm đất nung, Ngãi dùng ống tre thò vào bên trong rồi thổi phù thật mạnh. Tằm chưa kịp phản ứng thì lớp bụi than đã phả hết vào mặt.

Tưởng chăm chú nhìn, lát sau thấy Tằm bò ra khỏi cái củi bếp với gương mặt đen thui. Chỉ chờ có thế là cậu liền ôm bụng cười ngất ngư. Ngãi đứng dậy, cũng cười hăng hắc. Biết mình bị chơi xỏ, Tằm đưa tay quệt mặt, hỏi:

"Vậy là cậu Tưởng không bị rớt nhẫn ạ?"

Ngừng cười, Tưởng giả vờ kêu lên rằng mình nhớ ra cái nhẫn rớt ở đâu rồi, sau đó bụm miệng cười hinh hích bởi cái mặt Tằm đen như Thổ Địa, và rời khỏi.

Tằm đi vòng ra sau nhà, đến cái giếng trời để rửa mặt. Lúc soi xuống làn nước trong vắt kia, Tằm thở dài vì cái mặt đen thui thùi lùi của mình. Bỗng, tiếng của Liêm vang lên: "Trời ơi mặt em bị làm sao vậy?". Tằm ngước lên, thấy cậu Hai đứng ngay phía trước. Tự dưng xấu hổ, Tằm quay đi, cốt giấu dáng vẻ dị hợm này.

"Đưa anh xem nào, mặt em bị gì thế?"

"Dạ không sao ạ, cậu Liêm đừng lo, em sơ ý ngã vào củi bếp."

Tằm trả lời mà mắt không nhìn mình, Liêm hiểu ngay cô bé đang nói dối. Vốn là đứa trẻ hiểu chuyện, cậu biết hẳn Tằm khó xử và có ý muốn giấu nên cũng chẳng gặng hỏi thêm. Khẽ thở ra, cậu nói để mình rửa mặt giúp cho.

Tằm đứng yên để Liêm vẩy nước lên mặt, chùi đi lớp bụi than đen. Thoáng nhìn cậu đang tẩn mẩn lau mặt cho mình, Tằm mỉm cười, lòng vui vui.

...

Chiều buông, Tưởng đi ra sau nhà tìm dế đá chơi thì tình cờ bắt gặp Tằm ngồi thổi lửa nấu gì đó mà ngửi mùi rất thơm. Là món thịt nướng được ủ trong lá chuối, thơm phức. Biết Tưởng đã đứng bên cạnh, Tằm liền ngừng thổi lửa.

"Thịt gì thế?" Tưởng liếm môi, hỏi.

"Thịt chim cút nướng, thưa cậu." Tằm đứng dậy.

"Ngươi cho ta ăn chung nữa." Thấy Tằm có vẻ lưỡng lự Tưởng liền gắt, "Ta là cậu chủ, ngươi dám không cho hả? Thứ gì ở trong nhà đều là của ta hết!"

Tưởng giật lấy gói lá chuối đựng thịt thơm tho trên tay Tằm. Đồ hỗn láo keo kiệt! Đã vậy ta đây lấy hết của ngươi luôn! Hứ một tiếng, cậu quay phắt đi. Dõi theo bóng Tưởng vừa chạy vừa ăn thịt chim cút nướng, mặt Tằm trở nên điềm nhiên.

Đang ăn ngon lành thì đột ngột, Tưởng thấy đau bụng. Ôi! A! Bụng càng lúc càng đau nặng hơn. Nhăn mặt, cậu chủ nhỏ ôm bụng rên rỉ. Lát sau chịu hết nổi, cậu ném lá chuối còn sót vài miếng thịt xuống đất, cắm đầu cắm cổ lao vào nhà xí.

Hậu quả là, Tưởng đã chạy ra chạy vào nhà xí ba lần trong một buổi chiều.

Gần tối, Tưởng ngồi phờ phạc trên phiến đá ngoài cửa nhà xí. Cậu ôm bụng khổ sở, đau nặng và bị rượt đến tuột quần luôn. Cậu mím môi, cố nhớ mình đã ăn món gì ôi thiu mà lại đến nông nỗi này. Vừa hay, Tưởng nhìn thấy miếng thịt nướng nằm trên lá chuối ban nãy.

Tưởng sáng bừng mắt. Lý nào trong món chim cút có thuốc xổ? Suy đoán trong đầu cậu vừa dứt thì cùng lúc, Tằm xuất hiện ở ngoài hiên sau nhà. Qua ánh đèn cầy leo lét treo trên thanh xà, cậu thấy Tằm nhìn mình, tiếp theo là nhoẻn miệng cười. Rất nhanh, cái bóng đó biến mất sau màn đêm tĩnh mịch.

Tưởng nghiến răng. Thủ phạm chính là Tằm. Giờ thì cậu chủ này có thể khẳng định, Tằm vô cùng gian sảo. Và cậu, theo một lẽ nào đó, đang bị trả đũa bởi con nhỏ lắm mưu nhiều kế ấy. Có lẽ, bước chân vào Triệu gia không phải là một đứa bé gái hiền lành mà là một con quỷ nhỏ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Trang 4: Đi học

Sau vụ bị cho uống thuốc xổ, phải vào nhà xí ba lần, là Tưởng càng ghét cay ghét đắng Tằm hơn. Cứ suốt ngày nghĩ phải tìm cách gì để tống khứ con nhỏ quái quỷ ấy ra khỏi Triệu gia thật nhanh. Mỗi ngày, hai bên đều tìm cách ăn miếng trả miếng. Chính xác thì Tưởng gây chuyện trước, Tằm chỉ đáp trả thôi.

Buổi trưa nọ, Tằm đang say sưa đọc sách trong phòng thì cửa mở. Cứ ngỡ là Liêm hoặc Tưởng, nào ngờ là bà Tư. Thấy có người bắt gặp mình vào đây, Tằm gấp sách lại đồng thời đứng dậy lúng túng. Đưa mắt nhìn căn phòng vắng, bà Tư nhẹ nhàng tiến đến gần Tằm, hỏi:

"Con ở đây làm gì vậy?"

"Dạ thưa bà, con... con..."

Tằm ấp úng như sợ người ta phát hiện mình làm chuyện gì xấu. Còn đang ngạc nhiên trước thái độ kỳ quặc đó thì bà Tư chợt nhận ra tập thơ đang nằm trong tay Tằm.

"Con thích đọc thơ văn lắm à?"

Tằm khẽ gật đầu. Tiếp, bà hỏi Tằm có đi học chưa. Tằm đáp chưa. Nghe xong, bà ngẫm nghĩ chốc lát rồi nhanh chóng rời phòng, để lại cô bé gái còn ngơ ngác.

Thế rồi chiều đó, Triệu xã trưởng gọi Tằm đến. Ông chẳng nói gì, chỉ yêu cầu Tằm đọc lại một bài thơ mà mình thích. Ngập ngừng chốc lát, Tằm cất giọng đọc. Khi kết thúc, Tằm nhận ra biểu hiện hài lòng trên mặt ông, sau đó là câu hỏi:

"Con có muốn đi học không?"

Tằm tròn xoe mắt ngạc nhiên. Đi học, có nghĩa là nhỏ sẽ được đến trường giống hai cậu chủ, sẽ quen nhiều bạn, sẽ được viết và học thêm nhiều con chữ nữa. Tức thì không đắn đo, Tằm trả lời ngay, là muốn ạ. Triệu xã trưởng gật gù.

Tối hôm ấy, Triệu xã trưởng cho gọi Tằm lên. Ông bảo rõ rằng, ngày mai Tằm sẽ đi học cùng với Liêm và Tưởng. Bà Hai, bà Ba ngạc nhiên. Liêm, từ bất ngờ lại chuyển qua vui mừng. Riêng Tưởng đang uống nước thì lập tức phun hết vào thằng Ngãi đứng gần đấy. Ho sặc sụa xong, cậu đưa tay quệt miệng. Cha cho con nhỏ nhà quê đó đi học ư?

"Tằm ham học lại sáng dạ, ta nghĩ nếu không cho đi học thì thật uổng phí."

Mặt Tưởng sa sầm, trông nhỏ như thế mà cha nói là thông minh thì chẳng hay chút nào. Đã định phản đối thì tự dưng cậu nghe cha bảo:

"Nếu đi học, khéo Tằm sẽ giỏi hơn cậu Tưởng nhà này đấy."

Thế là Tưởng câm nín luôn. Kẻ mình ghét thì được nâng lên, trong khi mình lại bị hạ bệ, thử hỏi cậu còn gì để nói? Với lại, đứa chuyên gia trốn đi chơi như cậu thì có quyền gì lên tiếng nhận xét. Nhìn Tằm mặt mày hớn hở trước sự hân hoan của mọi người, Tưởng nghĩ bản thân phát ốm thật rồi. Bây giờ thì lúc nào cậu cũng phải gặp mặt con nhỏ khó ưa này.

***

Sáng tinh mơ hôm sau, Tằm chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đến trường. Tằm hân hoan là thế, còn Tưởng thì bực bội chán nản chẳng muốn đi học chút nào. Theo lời chồng, bà Tư sẽ cùng con đến trường gặp thầy Vãn, xin cho Tằm được vào học.

Lúc ra xe ngựa, Tưởng nhất quyết không chịu vào trong ngồi, vì có Tằm. Mãi chẳng thay đổi được ý con, bà Tư đành chiều lòng. Lúc ngựa bắt đầu đi, Tưởng nhảy phóc lên ngồi cạnh phu xe. Họ đi qua những triền đê, hai bên là cánh đồng ngập trùng. Sắp vào mùa gặt rồi.

Thầy Vãn có vẻ thích Tằm ngay lần đầu gặp, bởi trông gương mặt xán lạn như thế ắt hẳn sẽ là học trò ưu tú. Thế là Tằm được vào lớp học của thầy một cách mau chóng. Lẽ dĩ nhiên, những đứa học trò khác thi nhau bàn luận sôi nổi.

Thầy Vãn viết lên bảng hai câu thơ đơn giản rồi bảo Tằm đứng lên giải nghĩa. Giọng Tằm rõ to, lại giải thích được ý của hai câu thơ. Thầy Vãn vuốt râu, hài lòng.

Ngồi ở phía sau, Tưởng chướng mắt vô cùng. Mới vào lớp chưa được nửa canh giờ là Tằm đã vênh mặt, tỏ vẻ hiểu biết. Hai câu thơ đó, đến đứa lười như cậu còn giải nghĩa được nữa là. Điều khiến cậu bận tâm là, bọn học trò trong lớp thể nào cũng rêu rao cậu có em gái cho xem.

Thầy Vãn viết bài học mới. Đám học trò lấy giấy bút ra. Nhìn cái nghiên mực trên chiếc bàn tre, Tưởng ngán ngẩm. Vẫn giống mọi lần, cậu Ba nhà họ Triệu nghĩ ra trò chơi mới thay vì tập trung vào những con chữ kia. Rất nhanh, đôi mắt cậu hướng thẳng đến tấm lưng nhỏ nhắn của Tằm. Và, một mưu kế hình thành.

Quan sát thầy Vãn đang viết bài, Tưởng lấy trong túi vải ra cái ná bắn chim. Vo tròn mảnh giấy lại, cậu để nó vào sợi dây chun kéo căng, rồi nhanh chóng giơ lên nhắm bắn vào lưng Tằm.

Bóc! Tằm suýt kêu lên khi thình lình một vật gì đấy bắn vào lưng mình. Đau. Nhỏ nhìn xuống, tờ giấy vo tròn nằm lăn lóc dưới chân. Kín đáo quay ra sau quan sát, Tằm thấy ai cũng cặm cụi viết bài. Nhưng khi nhỏ dời mắt xuống bàn thứ năm nơi Tưởng đang ngó lơ chỗ khác, thì đã đoán ra thủ phạm. Trong lớp này, ngoài Tưởng ra thì còn ai gây chuyện với Tằm chứ.

Tằm quay mặt trở lên, tự nhủ không nên làm to chuyện. Thế nhưng, cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Lần thứ hai, Tằm nhăn mặt vì cú nhói sau lưng do cú bắn khác của Tưởng.

Bắt đầu hiểu rằng, trò đùa dai dẳng này sẽ còn kéo dài. Nếu Tằm không đáp trả thì ắt hẳn Tưởng sẽ được đà lấn tới. Suy nghĩ một lúc, Tằm nhẹ nhàng vo tròn tờ giấy, rồi hướng mắt xuống chỗ Tưởng. Đang giương ná định bắn tiếp thì Tưởng chưng hửng vì bị Tằm bắt gặp. Nhưng thay vì vạch trần cậu, Tằm lại nở nụ cười gian xảo rồi ném tờ giấy vo tròn lên tấm bảng.

Đôi tay ngừng lại, thầy Vãn mau chóng quay xuống nhìn cả lớp. Ông bà độ trì thế nào, Tưởng bị thầy bắt gặp khi tay vẫn còn đang giương ná. Thế là vật chứng rành rành, cậu không thể chối cãi. Gấp sách, thầy cất tiếng với vẻ đã quá quen rồi:

"Lại là cậu nữa à, cậu Tưởng?"

Bấy giờ mới bừng tỉnh, Tưởng nhận ra mình đã bị Tằm đưa vào tròng. Tình huống lúc này quả là tình gian mà lý cũng gian nốt.

"Ngay cả thầy mà trò cũng dám trêu sao?" Thầy Vãn dài giọng.

"Dạ không ạ." Tưởng vội quá hóa liều, "trò định bắn Tằm nhưng Tằm lại..."

"À, trò lại còn định trêu bạn nữa ư? Vậy là tội gấp đôi."

Tưởng nhắm mắt trách mình dại, khi không tự tố giác tội của mình ra. Cậu lại nghe thầy Vãn nói, lần này là đề ra hình phạt, trò ra sân nhảy cóc mười vòng.

Trong tất cả các hình phạt, bọn học trò hãi nhất là nhảy cóc quanh cái sân gạch rộng lớn ngoài kia. Nhảy mười vòng dưới ánh nắng gay gắt ấy thì khéo đổ bệnh chết mất thôi. Thấy Tưởng còn lưỡng lự, thầy Vãn liền hỏi cậu muốn nhảy cóc hay muốn thầy báo với Triệu xã trưởng. Ôi trời, thế còn khủng khiếp hơn. Sau cùng, cậu đành chọn hình phạt của thầy.

Mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Tưởng nhìn khắp cái sân gạch rộng, vừa nản vừa hãi. Nhảy mười vòng khéo đến giờ Ngọ luôn ấy chứ. Không còn đường thoái lui, cậu giơ tay lên nắm lấy hai cái dái tai, ngồi thụp xuống và bắt đầu nhảy. Một, hai, ba, bốn... Cứ thế, chỉ mới hết một vòng là mệt lả nhưng cậu vẫn phải tiếp tục.

Trong khi thầy Vãn và đám học trò ê a đọc bài thì ngoài sân, Tưởng nhảy cóc đến hụt hơi. Hôm đó, cậu lết về nhà và nằm trên giường đến tận sáng mai. Còn Tằm vẫn tỉnh bơ như không dù biết sau khi khỏe lại, Tưởng sẽ lại bày ra trò độc địa nhất để trả thù mình. Không phải phúc thì là họa, đã là họa thì không thể tránh. Việc Tằm cần làm chỉ là, chuẩn bị một đối sách mới.
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Trang 5: Nước mắt nhi nữ

Trưa tan tầm, Tưởng vừa đi vừa đá trái dừa khô lăn lốc trên đường đê. Sáng nay Liêm đột nhiên bị cảm phong hàn nên không đến trường cùng cậu. Nghĩ đến cảnh chỉ mỗi mình với Tằm ngồi trong xe ngựa là Tưởng muốn trúng gió rồi nên bảo với Ngãi mình đi bộ đến trường. Thế nên hiện tại, với cái nắng chang chang vào giờ Ngọ như vậy mà cậu phải cuốc bộ về nhà.

Con đường từ trường về nhà phải băng qua mấy cánh đồng xanh mướt, qua thêm hai bờ sông. Nghe đâu cái bờ sông thứ hai tên Kê, là chỗ ma thiêng nước độc. Vì hồi xưa có con gái ông bá hộ trong vùng trầm mình xuống đây tự vẫn do mối lương duyên không thành, từ đó trở thành ma nữ than khóc. Ai nhìn thấy nước mắt của nó cũng mủi lòng rồi sẽ bị kéo dìm xuống luôn. Hễ có chuyện kỳ quái là người dân lại đồn thổi.

Tưởng thì không đời nào tin. Ai lại vì nước mắt nhi nữ mà mất mạng chứ. Giả sử Tằm khóc, cậu chẳng ăn mừng ba ngày ba đêm thì thôi chứ mủi lòng cái nỗi chi.

Chưa qua hết bờ sông Kê là Tưởng nghe có tiếng chân chạy huỳnh huỵch đến chỗ mình. Là đám học trò cùng lớp thầy Vãn. Đứa dẫn đầu là thằng Bùa. Người ta lại đồn rằng, thằng này do cha mẹ nhờ thầy cúng làm bùa gì đó mới được sinh ra nên họ đặt cho nó cái tên Bùa luôn. Đặt tay lên vai Tưởng, Bùa cười:

"Cậu Tưởng đi nhanh ghê, bọn này đuổi theo trối chết."

"Bọn mày tìm tao làm gì?" Tưởng gạt nhẹ tay Bùa ra.

"Bình thường cậu về bằng xe ngựa, bọn tôi không chạy theo được. Có dịp hôm nay cậu đi bộ nên mới về chung cho vui."

Không nói gì, Tưởng tiếp tục bước. Đi song song bên cạnh, thằng Bùa cứ nhìn ra phía sau rồi lại hỏi Tưởng Tằm là em gái của cậu sao.

Tưởng thấy mình giống Gia Cát Lượng Khổng Minh quá, đoán có gió Đông là có ngay. Biết thể nào đám học trò này cũng dò xét về mối quan hệ giữa Tằm với Triệu gia. Mà cứ nghe chúng nhắc đến hai từ "em gái" là cậu xung thiên.

"Không phải! Nhỏ đó chỉ ở đợ trong Triệu gia thôi!"

Câu gắt gỏng của Tưởng khiến thằng Bùa với mấy đứa kia nhìn nhau. Thằng Bùa lân la:

"Thế sao thầy Vãn lại bảo Tằm là con gái của xã trưởng?"

Tưởng hằn học:

"Đấy là cha tao muốn nhận nó chứ còn tao không bao giờ xem nó là em gái. Vả lại ở trong nhà, nhỏ cũng làm việc giống người ở thôi."

Nghe thế, thằng Bùa gật đầu ra điều nhẹ lòng một chút khi nói rằng:

"Thế nếu bọn này muốn làm gì Tằm cũng được phải không ạ?"

Tưởng dừng lại, bấy giờ mới chịu quay qua để nhìn bản mặt gian như sếu của thằng đầu ba chỏm ấy. Hiểu ánh nhìn từ cậu Ba nhà họ Triệu, thằng Bùa cười khì:

"Hôm qua nhỏ Tằm mách với thầy Vãn bọn này ăn vụng trong lớp nên giờ muốn trả đũa chơi. Cứ ngỡ nhỏ là em cậu nên chưa dám. Nay nghe cậu bảo vậy thì không sao rồi. Chỉ là trêu một tí thôi, cậu không bận tâm chứ?"

Tưởng không thích thằng Bùa nhưng cũng chẳng có ý định ngăn cản mưu đồ của hắn. Hắn muốn trả đũa ai thì mặc, cậu không quan tâm, huống hồ kẻ bị nhắm đến lại là Tằm, kẻ thù số một của mình. Chính Tưởng bảo Tằm chỉ là người ở thì một cậu chủ cần chi bận tâm làm chi.

"Bọn mày muốn làm gì thì làm, tao không quản."

Buông câu hời hợt, Tưởng dửng dưng bỏ đi, để lại bọn thằng Bùa hăm hở với kế hoạch trả đũa. Khi đi đến cây đa to cuối đường, cậu chậm rãi quay lại, bắt gặp cảnh bọn thằng Bùa đang vây quanh Tằm ở bờ sông Kê. Cậu cười khỉnh, nhỏ sắp tiêu rồi.

***

Tưởng về đến nhà thì nghe mẹ Hai hỏi Tằm không về cùng sao? Cậu vờ đáp Tằm bận chơi với các bạn rồi bảo, mình vào thư phòng đọc sách. Bà Hai nhìn cậu quá đỗi ngạc nhiên. Thằng bé này đi học về nếu không đòi ra đồng chơi thì cũng bắt dế với tên Ngãi chứ đời nào lại muốn vào phòng đọc sách. Có lẽ là do bà không biết được, Tưởng đang chờ kết quả của một việc.

Tưởng không nhảy tót đi chơi mà lại ngồi chết gí ở thư phòng là vì muốn chờ xem, lát nữa Tằm trở về sẽ trông như thế nào. Rồi chắc là nhỏ nghĩ cậu thông đồng với thằng gian như sếu ấy, sau đó thì tìm cách trả đũa tiếp. Hẳn, mặt nhỏ sẽ đỏ như Quan Công vì tức giận cho xem.

Cứ đọc được mấy câu thơ là Tưởng lại đưa mắt nhìn qua khe cửa thư phòng, như thế gần mấy chục lần mà vẫn chưa thấy Tằm về. Cậu bắt đầu mất kiên nhẫn khi nửa canh giờ đã trôi qua. Nếu không có chuyện gì thú vị thì cậu chẳng bao giờ ngồi yên một chỗ lâu như thế.

Mãi đến lúc Tưởng sắp lim dim con mắt và gục xuống bàn học thì bất chợt, nghe có âm thanh đẩy cửa ở bên ngoài. Lập tức dụi mắt, cậu liền nhìn ra khe hở cánh cửa vì đoán có lẽ là Tằm. Và đúng thật, Tằm đã về nhưng với một bộ dạng thảm thương vô cùng. Cả người ướt đầm đìa cứ như bị rớt xuống sông, sách vở ôm bên mình cũng ướt tèm nhem. Chẳng những vậy, quần áo còn bị rách xước, tay chân trầy trụa rướm máu. Đôi mắt đỏ hoe, Tằm nấc khẽ.

Trông Tằm thảm đến nỗi Tưởng cũng giật mình. Dù trước đó đã biết nhỏ sẽ bị đánh nhưng hậu quả thế này thì cậu không lường được. Kinh ngạc trong chốc lát, Tưởng chạy ra ngoài phòng. Vừa chạm mặt cậu là Tằm cúi đầu như tránh.

"Sao... lại bị như thế?" Tưởng lên tiếng hỏi.

Vẫn cúi mặt, Tằm lắc đầu. Tưởng thấy bản thân thật ngớ ngẩn khi hỏi:

"Bị đánh sao?"

Tằm cứ im lặng. Trông thế, cậu liền chậc lưỡi tự dưng ra điều thông cảm:

"Hay để ta nói rõ với cha..."

"Đừng làm thế, thưa cậu." Tức thì Tằm ngẩng lên, "Là Tằm vô ý trượt ngã xuống sông thôi, cậu Tưởng đừng lo và đừng nói cho ông với các bà biết."

Bắt gặp đôi mắt đỏ hoe nhưng kiên quyết đó, Tưởng chẳng biết nói gì nữa.

"Ta biết rồi. Ngươi mau đi tắm, sau đó bôi thuốc chữa thương đi."

Nhận ra Tưởng ân cần với mình hơn mọi ngày, Tằm thấy cảm động, liền mỉm cười cảm ơn. Cùng lúc ấy, một giọt nước mắt long lanh chảy dài xuống cằm. Đối diện, tự dưng Tưởng bất động. Ánh nhìn đứng yên nhưng lại dõi theo dòng nước trong suốt đó lăn đều trên mặt Tằm.

Đây là lần đầu tiên Tưởng thấy Tằm khóc, trông thật lạ. Bình thường cậu cứ thấy nhỏ điềm nhiên hoặc tinh ranh, chứ chưa lần nào thấy nhỏ khóc. Và Tưởng nghĩ rằng, nếu Tằm khóc thì mình sẽ làm cỗ linh đình cho xem. Thế nhưng tại sao bây giờ, cậu lại cảm giác kỳ quặc như vậy?

Tằm cúi chào rồi đi ra dãy nhà sau. Một cách chậm rãi, Tưởng nghiêng đầu dõi theo cái bóng áo nhỏ nhắn khuất sau bức tường gạch.

Tằm đã muốn đi thật nhanh để không bị ai bắt gặp, ấy thế mà Liêm lại từ dãy nhà sau bước ra. Dĩ nhiên cậu đã thấy dáng vẻ thảm thương đó khi cả hai chạm mặt, sửng sốt liền hỏi:

"Sao em bị thương nhiều vậy? Bị ai đánh à? Hay là... Tưởng?"

Tằm nhắm mắt lắc đầu, khó xử vì đã để Liêm thấy mình thế này.

"Em đừng sợ, cứ nói rõ với anh."

"Không phải đâu cậu Liêm, là do em trượt chân ngã xuống sông thôi, chẳng liên quan gì đến cậu Tưởng đâu ạ."

Lần nào cũng vậy, Tằm luôn nói dối để che giấu lý do thật sự. Liêm thở ra. Cậu hiểu tính cô bé mạnh mẽ này, cứ chịu đựng một mình và dù gặng hỏi đến mấy cũng sẽ không nói ra.

"Thôi, để anh bôi thuốc chữa thương cho em."

Liêm lấy trong túi áo ra một lọ thuốc. Vì Tưởng rất nghịch ngợm và hay té ngã, nên cậu vẫn thường mang theo thuốc để giúp em. Nhẹ nhàng, Liêm vạch tay áo Tằm lên, xem qua những vết xước rướm máu rồi cẩn thận bôi thuốc.

Ban nãy Tằm đau muốn khóc nhưng giờ không còn nữa, cả tâm trạng sợ hãi cũng tan biến khi nhìn thấy Liêm dịu dàng bôi thuốc cho mình. Từ nhỏ đến lớn, ngoài cha và Triệu xã trưởng ra thì cậu là người con trai đầu tiên đối xử tốt với Tằm như vậy. Ngay lúc bước chân vào Triệu gia, cậu chủ nho nhã ấy đã luôn mỉm cười với Tằm. Lòng tốt từ Liêm như sưởi ấm trái tim bơ vơ của đứa bé gái mồ côi.

Trong khi Tằm mãi nhìn Liêm với cảm giác bồi hồi thì phía sau bức tường phía xa, Tưởng đang âm thầm quan sát. Ban nãy chẳng hiểu sao, cậu lại có chút lo lắng nên muốn đi xem thử Tằm đã bôi thuốc chưa. Nào ngờ lại bắt gặp nhỏ đang được Liêm chăm sóc. Nhìn cái mặt thích quá rồi, Tưởng thở hắt. Nhỏ quê mùa đó thật là, bây giờ lúc nào cũng có anh trai mình lo cho.

Tưởng xoay lưng rời đi, nghĩ mình lo lắng vô ích. Chỉ vì khi nãy thấy Tằm khóc nên mới... Đến lúc này, cậu chủ nghịch ngợm ấy vẫn không hiểu tại sao mình lại bận tâm đến giọt nước mắt kia. Bất giác, cậu nghĩ về chuyện con ma nữ ở bờ sông Kê. Về nước mắt nhi nữ. Cổ nhân nói chẳng sai, nước mắt nhi nữ thường tình đôi khi đủ sức trói buộc anh hùng trong thiên hạ.

Tưởng thấy còn hãy may khi Tằm không phải ma nữ, nếu không thì vừa rồi khéo đã bị nhỏ kéo dìm xuống sông ấy chứ. Bởi thật sự, cậu đã có một chút xao động...
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Trang 5: Nước mắt nhi nữ

Trưa tan tầm, Tưởng vừa đi vừa đá trái dừa khô lăn lốc trên đường đê. Sáng nay Liêm đột nhiên bị cảm phong hàn nên không đến trường cùng cậu. Nghĩ đến cảnh chỉ mỗi mình với Tằm ngồi trong xe ngựa là Tưởng muốn trúng gió rồi nên bảo với Ngãi mình đi bộ đến trường. Thế nên hiện tại, với cái nắng chang chang vào giờ Ngọ như vậy mà cậu phải cuốc bộ về nhà.

Con đường từ trường về nhà phải băng qua mấy cánh đồng xanh mướt, qua thêm hai bờ sông. Nghe đâu cái bờ sông thứ hai tên Kê, là chỗ ma thiêng nước độc. Vì hồi xưa có con gái ông bá hộ trong vùng trầm mình xuống đây tự vẫn do mối lương duyên không thành, từ đó trở thành ma nữ than khóc. Ai nhìn thấy nước mắt của nó cũng mủi lòng rồi sẽ bị kéo dìm xuống luôn. Hễ có chuyện kỳ quái là người dân lại đồn thổi.

Tưởng thì không đời nào tin. Ai lại vì nước mắt nhi nữ mà mất mạng chứ. Giả sử Tằm khóc, cậu chẳng ăn mừng ba ngày ba đêm thì thôi chứ mủi lòng cái nỗi chi.

Chưa qua hết bờ sông Kê là Tưởng nghe có tiếng chân chạy huỳnh huỵch đến chỗ mình. Là đám học trò cùng lớp thầy Vãn. Đứa dẫn đầu là thằng Bùa. Người ta lại đồn rằng, thằng này do cha mẹ nhờ thầy cúng làm bùa gì đó mới được sinh ra nên họ đặt cho nó cái tên Bùa luôn. Đặt tay lên vai Tưởng, Bùa cười:

"Cậu Tưởng đi nhanh ghê, bọn này đuổi theo trối chết."

"Bọn mày tìm tao làm gì?" Tưởng gạt nhẹ tay Bùa ra.

"Bình thường cậu về bằng xe ngựa, bọn tôi không chạy theo được. Có dịp hôm nay cậu đi bộ nên mới về chung cho vui."

Không nói gì, Tưởng tiếp tục bước. Đi song song bên cạnh, thằng Bùa cứ nhìn ra phía sau rồi lại hỏi Tưởng Tằm là em gái của cậu sao.

Tưởng thấy mình giống Gia Cát Lượng Khổng Minh quá, đoán có gió Đông là có ngay. Biết thể nào đám học trò này cũng dò xét về mối quan hệ giữa Tằm với Triệu gia. Mà cứ nghe chúng nhắc đến hai từ "em gái" là cậu xung thiên.

"Không phải! Nhỏ đó chỉ ở đợ trong Triệu gia thôi!"

Câu gắt gỏng của Tưởng khiến thằng Bùa với mấy đứa kia nhìn nhau. Thằng Bùa lân la:

"Thế sao thầy Vãn lại bảo Tằm là con gái của xã trưởng?"

Tưởng hằn học:

"Đấy là cha tao muốn nhận nó chứ còn tao không bao giờ xem nó là em gái. Vả lại ở trong nhà, nhỏ cũng làm việc giống người ở thôi."

Nghe thế, thằng Bùa gật đầu ra điều nhẹ lòng một chút khi nói rằng:

"Thế nếu bọn này muốn làm gì Tằm cũng được phải không ạ?"

Tưởng dừng lại, bấy giờ mới chịu quay qua để nhìn bản mặt gian như sếu của thằng đầu ba chỏm ấy. Hiểu ánh nhìn từ cậu Ba nhà họ Triệu, thằng Bùa cười khì:

"Hôm qua nhỏ Tằm mách với thầy Vãn bọn này ăn vụng trong lớp nên giờ muốn trả đũa chơi. Cứ ngỡ nhỏ là em cậu nên chưa dám. Nay nghe cậu bảo vậy thì không sao rồi. Chỉ là trêu một tí thôi, cậu không bận tâm chứ?"

Tưởng không thích thằng Bùa nhưng cũng chẳng có ý định ngăn cản mưu đồ của hắn. Hắn muốn trả đũa ai thì mặc, cậu không quan tâm, huống hồ kẻ bị nhắm đến lại là Tằm, kẻ thù số một của mình. Chính Tưởng bảo Tằm chỉ là người ở thì một cậu chủ cần chi bận tâm làm chi.

"Bọn mày muốn làm gì thì làm, tao không quản."

Buông câu hời hợt, Tưởng dửng dưng bỏ đi, để lại bọn thằng Bùa hăm hở với kế hoạch trả đũa. Khi đi đến cây đa to cuối đường, cậu chậm rãi quay lại, bắt gặp cảnh bọn thằng Bùa đang vây quanh Tằm ở bờ sông Kê. Cậu cười khỉnh, nhỏ sắp tiêu rồi.

***

Tưởng về đến nhà thì nghe mẹ Hai hỏi Tằm không về cùng sao? Cậu vờ đáp Tằm bận chơi với các bạn rồi bảo, mình vào thư phòng đọc sách. Bà Hai nhìn cậu quá đỗi ngạc nhiên. Thằng bé này đi học về nếu không đòi ra đồng chơi thì cũng bắt dế với tên Ngãi chứ đời nào lại muốn vào phòng đọc sách. Có lẽ là do bà không biết được, Tưởng đang chờ kết quả của một việc.

Tưởng không nhảy tót đi chơi mà lại ngồi chết gí ở thư phòng là vì muốn chờ xem, lát nữa Tằm trở về sẽ trông như thế nào. Rồi chắc là nhỏ nghĩ cậu thông đồng với thằng gian như sếu ấy, sau đó thì tìm cách trả đũa tiếp. Hẳn, mặt nhỏ sẽ đỏ như Quan Công vì tức giận cho xem.

Cứ đọc được mấy câu thơ là Tưởng lại đưa mắt nhìn qua khe cửa thư phòng, như thế gần mấy chục lần mà vẫn chưa thấy Tằm về. Cậu bắt đầu mất kiên nhẫn khi nửa canh giờ đã trôi qua. Nếu không có chuyện gì thú vị thì cậu chẳng bao giờ ngồi yên một chỗ lâu như thế.

Mãi đến lúc Tưởng sắp lim dim con mắt và gục xuống bàn học thì bất chợt, nghe có âm thanh đẩy cửa ở bên ngoài. Lập tức dụi mắt, cậu liền nhìn ra khe hở cánh cửa vì đoán có lẽ là Tằm. Và đúng thật, Tằm đã về nhưng với một bộ dạng thảm thương vô cùng. Cả người ướt đầm đìa cứ như bị rớt xuống sông, sách vở ôm bên mình cũng ướt tèm nhem. Chẳng những vậy, quần áo còn bị rách xước, tay chân trầy trụa rướm máu. Đôi mắt đỏ hoe, Tằm nấc khẽ.

Trông Tằm thảm đến nỗi Tưởng cũng giật mình. Dù trước đó đã biết nhỏ sẽ bị đánh nhưng hậu quả thế này thì cậu không lường được. Kinh ngạc trong chốc lát, Tưởng chạy ra ngoài phòng. Vừa chạm mặt cậu là Tằm cúi đầu như tránh.

"Sao... lại bị như thế?" Tưởng lên tiếng hỏi.

Vẫn cúi mặt, Tằm lắc đầu. Tưởng thấy bản thân thật ngớ ngẩn khi hỏi:

"Bị đánh sao?"

Tằm cứ im lặng. Trông thế, cậu liền chậc lưỡi tự dưng ra điều thông cảm:

"Hay để ta nói rõ với cha..."

"Đừng làm thế, thưa cậu." Tức thì Tằm ngẩng lên, "Là Tằm vô ý trượt ngã xuống sông thôi, cậu Tưởng đừng lo và đừng nói cho ông với các bà biết."

Bắt gặp đôi mắt đỏ hoe nhưng kiên quyết đó, Tưởng chẳng biết nói gì nữa.

"Ta biết rồi. Ngươi mau đi tắm, sau đó bôi thuốc chữa thương đi."

Nhận ra Tưởng ân cần với mình hơn mọi ngày, Tằm thấy cảm động, liền mỉm cười cảm ơn. Cùng lúc ấy, một giọt nước mắt long lanh chảy dài xuống cằm. Đối diện, tự dưng Tưởng bất động. Ánh nhìn đứng yên nhưng lại dõi theo dòng nước trong suốt đó lăn đều trên mặt Tằm.

Đây là lần đầu tiên Tưởng thấy Tằm khóc, trông thật lạ. Bình thường cậu cứ thấy nhỏ điềm nhiên hoặc tinh ranh, chứ chưa lần nào thấy nhỏ khóc. Và Tưởng nghĩ rằng, nếu Tằm khóc thì mình sẽ làm cỗ linh đình cho xem. Thế nhưng tại sao bây giờ, cậu lại cảm giác kỳ quặc như vậy?

Tằm cúi chào rồi đi ra dãy nhà sau. Một cách chậm rãi, Tưởng nghiêng đầu dõi theo cái bóng áo nhỏ nhắn khuất sau bức tường gạch.

Tằm đã muốn đi thật nhanh để không bị ai bắt gặp, ấy thế mà Liêm lại từ dãy nhà sau bước ra. Dĩ nhiên cậu đã thấy dáng vẻ thảm thương đó khi cả hai chạm mặt, sửng sốt liền hỏi:

"Sao em bị thương nhiều vậy? Bị ai đánh à? Hay là... Tưởng?"

Tằm nhắm mắt lắc đầu, khó xử vì đã để Liêm thấy mình thế này.

"Em đừng sợ, cứ nói rõ với anh."

"Không phải đâu cậu Liêm, là do em trượt chân ngã xuống sông thôi, chẳng liên quan gì đến cậu Tưởng đâu ạ."

Lần nào cũng vậy, Tằm luôn nói dối để che giấu lý do thật sự. Liêm thở ra. Cậu hiểu tính cô bé mạnh mẽ này, cứ chịu đựng một mình và dù gặng hỏi đến mấy cũng sẽ không nói ra.

"Thôi, để anh bôi thuốc chữa thương cho em."

Liêm lấy trong túi áo ra một lọ thuốc. Vì Tưởng rất nghịch ngợm và hay té ngã, nên cậu vẫn thường mang theo thuốc để giúp em. Nhẹ nhàng, Liêm vạch tay áo Tằm lên, xem qua những vết xước rướm máu rồi cẩn thận bôi thuốc.

Ban nãy Tằm đau muốn khóc nhưng giờ không còn nữa, cả tâm trạng sợ hãi cũng tan biến khi nhìn thấy Liêm dịu dàng bôi thuốc cho mình. Từ nhỏ đến lớn, ngoài cha và Triệu xã trưởng ra thì cậu là người con trai đầu tiên đối xử tốt với Tằm như vậy. Ngay lúc bước chân vào Triệu gia, cậu chủ nho nhã ấy đã luôn mỉm cười với Tằm. Lòng tốt từ Liêm như sưởi ấm trái tim bơ vơ của đứa bé gái mồ côi.

Trong khi Tằm mãi nhìn Liêm với cảm giác bồi hồi thì phía sau bức tường phía xa, Tưởng đang âm thầm quan sát. Ban nãy chẳng hiểu sao, cậu lại có chút lo lắng nên muốn đi xem thử Tằm đã bôi thuốc chưa. Nào ngờ lại bắt gặp nhỏ đang được Liêm chăm sóc. Nhìn cái mặt thích quá rồi, Tưởng thở hắt. Nhỏ quê mùa đó thật là, bây giờ lúc nào cũng có anh trai mình lo cho.

Tưởng xoay lưng rời đi, nghĩ mình lo lắng vô ích. Chỉ vì khi nãy thấy Tằm khóc nên mới... Đến lúc này, cậu chủ nghịch ngợm ấy vẫn không hiểu tại sao mình lại bận tâm đến giọt nước mắt kia. Bất giác, cậu nghĩ về chuyện con ma nữ ở bờ sông Kê. Về nước mắt nhi nữ. Cổ nhân nói chẳng sai, nước mắt nhi nữ thường tình đôi khi đủ sức trói buộc anh hùng trong thiên hạ.

Tưởng thấy còn hãy may khi Tằm không phải ma nữ, nếu không thì vừa rồi khéo đã bị nhỏ kéo dìm xuống sông ấy chứ. Bởi thật sự, cậu đã có một chút xao động...
 
Bên trên