Thanh mai trúc mã - Cập nhật - Mitakem

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Tên truyện: Thanh mai trúc mã
Tác giả: Mitakem
Tình trạng sáng tác: Đang sáng tác
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 tuần/ 1 chương
Thể loại: Tình cảm
Độ dài: Chưa xác định
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Giới thiệu:
Hai chị em lớn lên cùng với nhau, họ cùng yêu một người đàn ông.
Hai chị em chẳng phải ghét bỏ nhau nhưng ngoài mặt luôn chứa đựng sự hận thù trẻ con sâu sắc.
Người chị đôn hậu hiền lành, điển hình cho một người con gái đoan trang xinh đẹp nhưng luôn gặp bất hạnh.
Người em tích cách vô cùng khó chịu, thẳng thắn nhưng hẹp hòi, đan xen mâu thuẫn phức tạp.
Những người họ yêu lựa chọn họ nhưng họ không thể lựa chọn lại người mình yêu.
Yêu khi trưởng thành hay yêu thời thanh mai trúc mã, tựu trung lại là số mệnh…
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Chương 1: Nhà có hai chị em
Mùa xuân năm 1988, một người đàn bà xinh đẹp đem theo một đứa trẻ sơ sinh vừa mới lọt lòng xăm xăm từng bước đến nhà họ Nguyễn, đôi mắt một mí lẳng lơ, khuôn miệng cong cong chua ngoa đanh đá được tô bởi lớp son môi đỏ đậm rẻ tiền nhưng bong bẩy. Người đàn bà đó vừa đi vừa cố gặng rặn ra vài giọt nước mắt để người ta chưa kịp nhìn cũng đã biết, à, lại có vụ bắt vạ, ăn vụng không biết đường chùi mép đây mà. Trẻ con cũng thấy hay ho đi theo phía sau vừa đi vừa hò reo ầm ĩ, phụ nữ thì đay nghiến nhìn những đức lang quân của mình. Người đàn bà đó đi qua nhà nào thì nhà đó thở phào nhẹ nhõm, à không phải chồng mình hoặc là à may quá mụ ta chừa mình ra. Đứa trẻ trên tay người đàn bà đó khóc ngặt nghẽo phần vì ồn phần vì di chuyển liên tục mạnh mẽ của người mẹ. Đến một căn nhà nhỏ cuối làng, mái ngói đỏ phủ một lớp rêu nhìn như người giàu đã đủ ba đời giờ là đến giai đoạn nghèo khó, chủ nhân là lão Du có học hành nhưng không hợp thời, hủ nho thì thường cục tính và lão thì là điển hình.
Mụ đàn bà đạp cửa xông vào, đặt đứa bé trên tay để ở giữa nhà rồi ngồi chu chéo:
- Lão Du kia, lão thấy tôi nhẹ dạ cả tin, lão làm tôi có chửa lại định chạy làng phỏng, lão có phài con người không? Lão định bỏ rơi hai mẹ con tôi côi cút đấy phải không?
Chuyện bắt vạ kiểu này ở làng này không phải hiếm bởi lẽ, làng này tuy cái gì cũng nghèo cũng thiếu, nhưng vợ thì đâu đâu cũng thừa, nghèo thì lại hay đèo bòng. Lão Du này cũng vậy, lão chẳng may thấy thích thích cô Lan ở tiệm làm tóc trong một lần lên thị xã chở hàng. Đong đưa vài hồi thì đã có kết quả như vậy. Vợ lão cũng vừa đẻ một đứa bé gái. Giờ thêm đứa này nữa là hai. Lão Du chẳng nói chẳng rằng bế đứa con gái đang vứt giữa nhà lên nhìn một lúc thì bảo:
- Con thì nuôi làm gì phải ngoạc cái miệng ra thế
- Á à một lời như vậy là xong đấy hử, con nuôi vậy thì cái thân mụ này vứt đi đâu, ông chỉ biết con ông, ông có biết tôi vì sinh đẻ nó vì nghe lời đường mật của ông mà mất hết tất cả không
Lão cũng chẳng thèm nhìn lấy một lần người đàn bà vẫn đang khóc rống lên, bế đứa con vào trong đưa vào cho người vợ chính thức nãy giờ vẫn bế đứa con kia trên tay, Khuôn mặt cam chịu, đón thêm đứa nữa. Rồ ah ơi ru hai đứa ngủ lại. Lão Du quan sát một lúc rồi ra ngoài, vác theo cái gùi, chuẩn bị ra làm đồng, trước khi ra khỏi cửa, lão nhìn vào và nói:
- Nhà đang thiếu người cấy hai, đợi vài bữa hai mụ khỏe thì vác nhau ra đồng mà nuôi con, nói nhiều thì cho chết đói hết.
Vậy là im. Lão đi, cả căn nhà trở lên sống sượng. Ai cũng biết tính lão, ít nói nhưng cục tính, lão sẵn sàng đốt nhà khi nghe thấy mấy cái tiếng đàn bà cãi cọ. Ai cũng biết vậy, nên dân làng nhòm vào một lúc chán cũng bỏ đi. Nếu phải nhà người khác gặp chuyện này thì rôm rả phải biết, nhưng riêng ở nhà lão Du thì nhạt thếch như việc vốn dĩ đã vậy.
Cô Lan về nhà làm vợ hai lão Du cũng là bất đắc dĩ, sinh con xong xuống sắc mất việc, lại đúng lúc đang mùa đói kém, không còn chống cự Lan vác con về bám víu lấy lão. Chứ, tâm nguyện cả đời là vứt con cho lão rồi tìm mối nhà giàu mà sống cho sung sướng. Vợ lão Du tên là Hiền, tên cũng như người, hiền lành quá đỗi. Trong nhà nếu có tiếng đàn bà đành hanh thì cũng chỉ có cô Lan. Hiền như chiếc bóng nín nhịn mà làm chẳng kêu ca gì. Rồi những ngày tháng chung chồng cũng kết thúc. Lan được dịp lên thị xã cùng chồng, rồi thì biệt tăm, có người nói là bị lão Du đuổi, có người nói Lan bỏ đi theo một gã nhà giàu nào đó. Lão Du về không ai dám hỏi, cũng chỉ dám nhìn thấy dáng buồn buồn của lão là biết chuyện gì. Hai đứa con gái chạy qua chạy lại trước mặt bố, con vợ lớn là Nhật Linh sinh sớm vài ngày, con vợ hai là Lăng Linh. Lão đay nghiên đứng phắt dậy cầm cái doi mây trên gác nhà quật thật mạnh vào mông của Lăng Linh vừa quất vừa rên kèn kẹt trong khóe miệng:
- Mẹ mày mất nết, mày mất nết…
Tiếng trẻ con u oa đến cuối buổi chiều mới hết. Từ đó trở đi, Lăng Linh trở thành một cái gai ương ngạnh trong cái nhà đầy nộ khí của cha nó. Có lần Nhật Linh hỏi cha nó tại sao nó tên là Nhật Linh, em nó là Lăng Linh. Cha nó vừa làm vừa nói: con là ánh sáng lung linh còn em con là vật hình lục lăng đính kèm. Cô chị lại hỏi thế lục lăng có phải kim cương không, cha nó lại cười bảo may ra là viên sỏi chứ kim cương gì nó. Lăng Linh nghe hết nhưng nó không nói gì. Nó chỉ làm việc của nó nhưng nó hiểu nó có thể đẩy ngã cha nó xuống đất nếu không biết bấm chặt cái chân bé nhỏ xuống vũng bùn đang bị dẫm đạp nát ben bét.
Hoàn cảnh sinh ra tính cách, Lăng Linh trở nên khó bảo và là bản sao của mẹ nó. Còn Nhật Linh cũng như tên tỏa sáng dù ở bất kỳ đâu. Hai chị em ngay từ cái tên đã chẳng thể cùng ở một chỗ bởi vật lục lăng kia có cạnh sắc nhọn không muốn là vật đính kèm vô giá trị bên người mà đang được tạo hóa ban cho mọi thứ.
 

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Chương 2: Hoàng tử và cô bé lọ lem
Tôi và chị gái tôi thực sự chẳng có điểm nào chung cả. Chị gái tôi quá đỗi hiền lành và bé bỏng. Ngay từ nhỏ đã là điểm sáng duy nhất trong căn nhà chật hẹp nhưng lại đông quá mức cần thiết này. Tôi thì lại chỉ là một vật đính kèm cho hào quang sáng lóa của chị tôi hoặc là vật đính kèm cho cái kiếp sống chẳng ra gì của mẹ tôi. Ở cái làng quê nghèo, tất cả đều thiếu những người đàn ông nhưng thừa vợ. Mẹ tôi và mẹ chị ta có chung một chồng. Mẹ tôi giống như nhân vật người mẹ hai trên phim truyền hình bây giờ tôi vẫn hay xem: nhỏ mọn và ích kỉ. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao ba tôi có thể vì người đàn bà như thế mà bỏ bê mẹ cả, bất chấp cả cái sự nghèo mà rước về làm vương bá. Chính vì được cái uy của mẹ tôi, tôi trở lên xấc xược và láo lếu. Tôi luôn cảm thấy ganh ghét với những gì chị tôi đạt được. Đi đến đâu, chị tôi cũng được tiếng là ngoan hiền như mẹ, còn tôi họ chỉ chẹp miệng chỉ mong lớn lên đừng như mẹ tôi. Kì lạ thay, hay đó là mệnh khổ của cha tôi, hai chị em tôi gần như sinh cùng một khoảng thời gian, chênh nhau cùng lắm một tháng. Chị sinh trước tôi được đặt tên là Nhật Linh- Linh khí của mặt trời, tròn trĩnh và chính thống. Còn tôi thì tên là Lăng Linh- hình lục lăng đính kèm.
Mẹ tôi đủ xinh đẹp và thông minh để hiểu rằng chẳng thể nào tiếp tục sống cuộc sống tủn mủn và khó khăn như vậy. Mẹ tôi đi tìm cho mình một người đàn ông giàu có và quyền lực để có thể cứu vớt lại số phận của mình, nhưng lại chưa từng nghĩ mang theo tôi. Chính vì vậy mà tôi bị bỏ lại. Người được tôi là mẹ sau một lần lên tỉnh buôn bán chẳng bao giờ trở về căn nhà rách nát này nữa. Người làng thì nói “nghe đâu thấy bảo cô ta đi theo một gã giàu có góa vợ trên tỉnh…” rồi nghe đâu…nghe đâu. Tôi trở thành một vật thể xấu xí di truyền lại tất cả đặc điểm chẳng ra gì của mẹ tôi. Mẹ cả và chị tôi, ngay cả ba tôi cũng không dám nói gì tôi. Tôi đánh nhau với tất cả những ai nói xấu tôi dù già trẻ, gái trai. Tôi sinh ra là để mang tiếng xấu vào mình và để tiếng xấu đó bảo vệ mình vượt qua số mệnh.
Cuộc sống của chúng tôi mưu sinh từ năm lớp 6, hai chị em ngày ngày đến lớp, chiều về ra ngoài đồng thu hoạch rau hoặc trái cây, sau đó đem ra xe để những đội thu mua mang rau ra tỉnh bán. Tôi tự cho mình cái quyền quát nạt chị tôi, ở đâu tôi cũng to tiếng.
- Chị đừng làm gần em, nhìn thấy chị em đã buồn nôn rồi.
Chị tôi thì bao giờ cũng im lặng như thế. Im lặng làm theo. Tôi lại càng cảm thấy bực mình, cảm giác chị ta đang thương hại mình. Chị luôn được nhiều bạn trai trong trường tặng hoa viết thư. Chúng đều đưa cho tôi và chẳng bao giờ tôi đưa đến đúng địa chỉ cả, tôi vứt xuống đất hoặc ném vào sọt rác. Tất cả những gì chị thích, tôi đều ghét. Những gì chị yêu thương tôi đều cho rằng chúng là rẻ rách.
Chị thích những ruộng hoa màu tím ngắt của lưu ly, tôi thích màu đỏ rực của những bông hoa thược dược. Mặc dù tôi thích lưu ly hơn. Đấy, tuổi thơ của tôi lớn lên như vậy đấy. Tôi nghĩ suốt cả cuộc đời này chắc tôi chẳng thể yêu thương bà chị tội nghiệp này của tôi.
Nghỉ hè năm ấy, thôn nghèo của tôi bỗng nhiên xôn xao hẳn lên. Một căn biệt thự gần đường lớn đang dần được hoàn thiện, chủ nhân của nó cũng sắp trở về. Tôi cảm thấy kì cục, sao những người giàu thích về những nơi nghèo này xây nhà xây cửa như vậy. Nhưng, ngôi biệt thự đó quả thật vô cùng rực rỡ, đứng ở song sắt tôi thấy một căn nhà màu trắng to đẹp như những ngôi biệt thự cổ ở trong sách giáo khoa. Hai bên là những bãi cỏ xanh rì điểm chút là những khoảng hoa đủ màu sắc, sát hàng rào có một cái hồ trong vắt, men theo hồ là những con đường lát bằng gạch đỏ, thỉnh thoảng điểm chút những chiếc ghế đá to vừa đủ 3 người ngồi. Tôi vịn tay vào song sắt nhìn vào bên trong mà cảm thấy vô cùng thèm thuồng, tôi ước mình cũng có được căn nhà như vậy. Tôi giờ chẳng ghét mẹ tôi nữa vì rút cuộc có tiền ai mà chẳng thích.
Chị tôi cũng thích nó, hai chị em ngày nào đi học cũng dừng lại ngắm nhìn tòa lâu đài nguy nga và tưởng tượng rằng một chàng hoàng tử bạch mã sẽ đi đến xóm nghèo của tôi và tìm cho mình một nàng lọ lem. Tôi quay sang nhìn chị tôi, chắc lọ lem chỉ có mình chị. Tôi chẳng thèm chàng hoàng tử đó.
Đến một ngày, cả hai chúng tôi đều đứng hình trước cái cổng to lớn đó, mắt vô cùng ngạc nhiên thấy một cậu bé trạc tuổi bọn tôi chạy ra. Cậu bé ăn mặc lịch sự, sạch sẽ và điển trai khác hẳn với cái nhếch nhác của những đứa trẻ ở xóm này. Cậu bé đó tiến lại phía chúng tôi, nở một nụ cười ấm áp:
- Ngày nào mình cũng thấy hai cậu qua đây, hôm nay nhất định phải xuống gặp. Hai cậu học ở trường kia à.
Chị tôi bẽn lẽn hơi rụt rè không nói gì. Tôi ngắc đầu, lên vênh mặt hỏi:
- Cậu là hoàng tử ở lâu đài này à.
Cậu bé đó cười như nắc nẻ:
- Mình không phải hoàng tử, nhưng nhà này đúng là của mình. Mình về đây nghỉ hè, thấy chỗ này có rất nhiều cánh đồng hoa và quả, các cậu dẫn mình đi chơi nhé.
Tôi lại càng cảm thấy li kì, cậu ta không hề tỏ ra khinh thường chúng tôi như những thằng bé có một chút điều kiện khác. Tôi nói:
- Chiều nay chúng tôi sẽ đi trẩy táo ở bên kia đồi, nếu thích chúng tôi sẽ qua rủ.
- Thật à, vậy mình sẽ đợi ở đây, nhớ rủ mình nhé.
Tôi nói ừ rồi kéo chị tôi đi về. Buổi trưa hôm đó, hai chị em đều thờ người ra như mất hồn. Đến buổi chiều, vì vội mà tôi lại bị ngã nên chỉ ở nhà không đi với chị tôi được. Tôi không biết chị tôi có rủ cậu bạn đó đi không, tôi cảm thấy bứt rứt khó chịu, và mặc kệ chân đau, tôi lén theo họ.
Tôi cảm thấy tức giận khi nhận ra rằng, không có tôi, chị tôi có thể cười nói vui vẻ đến thế. Hai người bọn họ cùng nhau nô đùa chạy qua chạy lại. Đến cuối buổi chiều, họ đã nắm tay nhau. Tôi lững thững đi bộ về nhà, mặt mày nhem nhuốc vì nước mắt. Tôi cảm thấy chị tôi lại cướp đi của tôi cái gì đó mà sau này tôi mới hiểu đó là tình đầu trẻ con. Họ không đau chân nên chẳng mấy chốc đuổi kịp tôi, thấy tôi chân đau nước mắt lưng tròng thì chạy lại hỏi thăm:
- Em làm sao thế, có ai bắt nạt em à
- Cậu làm sao thế? Sao lại khóc?
Tôi hất tay của họ ra, lạnh lùng lê từng bước về nhà, nhưng tai tôi vẫn nghe thấy loáng thoáng tiếng cậu bé đó:
- Linh à, em gái cậu khó tính thật đấy.
Từ đấy trở đi tôi không thèm để ý đến cậu ta nữa, cậu ta cũng tầm thường như những cậu bé ở đây, thích người nhàm chán như chị tôi. Hai chị em tôi thường đi làm với nhau, cậu ta cũng theo đuôi, ban đầu còn cố gắng bắt chuyện nhưng dần dần thấy thái độ của tôi, hai người họ đi vượt trước, chơi riêng với nhau. Tôi quan sát họ không bỏ sót một chi tiết nào, cảnh cậu ta hái bông hoa màu trắng cài lên tóc của chị. Tôi tưởng tượng rằng đấy là mình. Những lúc chị ấy giận dỗi chạy đi, cậu ta liền đuổi theo làm đủ trò để chị ấy cười. Họ giống như là tiên đồng ngọc nữ.
Cậu ta sắp phải lên thành phố, cậu ta đến chia tay chúng tôi, cũng kéo cả tôi đi. Bãi sông rộng rãi chẳng mấy chốc có mấy cây pháo bông nho nhỏ cắm ở đấy. Cậu ta đốt chúng lên, cả một khúc sông lóe sáng như buổi tiệc khiêu vũ trong lâu đài của hoàng tử. Hai người họ nắm tay nhau vô cùng thân thiết, rồi cậu ta đưa cho chị một chiếc dây chuyền nhỏ, nói rằng đợi cậu ấy trở về. Tôi ngẩn người ra, tôi không nghĩ rằng con nít như bọn tôi bây giờ có thể làm được những trò đó. Nhưng tôi cảm thấy buồn, vì khoảng khắc đó mãi mãi không thuộc về tôi. Tôi dường như không tồn tại. Một mình đứng dậy trở về nhà, leo lên chòi rơm cao, nhắm mắt lại để không bao giờ thấy được những bông pháo từ phía sông. Trẻ con thường lưu giữ lại những kí ức buồn thay vì nhìn thấy được những điều xán lạn.
Ngày cậu ta đi, chị tôi bị ngã, đầu đập xuống sân toàn là đá. Cú đập này khá mạnh lại ở sau ót nên tình thế vô cùng nguy hiểm, nhưng chị tôi nhất quyết không muốn đi bệnh viện, chị ấy muốn tiễn cậu ta. Tôi khóc như mếu, cảm giác sợ hãi vô cùng, tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng chị ấy sẽ chết. Tôi vừa chạy vừa khóc chạy đến nhà cậu ta. Thấy cái xe ô tô vừa khởi hành một đoạn, tôi cũng không để ý mình vừa ngã, vừa đuổi theo vừa nói:
- Đừng đi…đừng đi…chị Linh bị ngã rồi… Đừng đi…
Không kịp..., chiếc xe đó chẳng đoái hoài lấy tôi, lạnh lùng chạy nhanh về phía trước, chàng hoàng từ đã bỏ lại cô bé lọ lem.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Chương 3: Gặp gỡ và số mệnh
Tôi đã từng nghĩ, số mệnh có phải là điều con người chẳng bao giờ nắm bắt được. Hạnh phúc vội đến rồi lại vội đi, chẳng chừa lại cho mình một con đường lui để sửa sai và làm lại. Sau cú ngã bất thình lình đấy, người chị xinh đẹp của tôi chẳng bao giờ có thể nhìn lại bầu trời xanh trong được nữa. Đôi mắt từ đó mà mông lung, vô vọng. Chứng kiến người chị từng là ánh mặt trời rực rỡ lùi vào bóng đêm mà lòng tôi đau như cắt. Nhưng xen lẫn nỗi đau đó vẫn là cảm giác ghét bỏ chị. Tôi muốn chị chứng kiến quãng thời gian tôi vượt qua số mệnh chứng tỏ với mọi người mình là hình lục lăng tuyệt vời nhất chứ không phải thấy đối thủ của mình trở nên thảm hại như vậy. Vậy cái hình tượng mà tôi muốn ganh đua nay còn đâu.
Ngôi nhà trong ngõ nhỏ, vốn dĩ đã ảm đạm, giờ càng ảm đạm hơn. Bố chị em tôi dường như già đi chục tuổi. Phải rồi, ánh dương của ông đã không còn tỏa sáng. Mẹ của chị ngày nào cũng ôm lấy chị như muốn bù đắp mọi sự tổn thương. Còn tôi, tôi chỉ muốn làm cách nào đó nổ tung cái nhà này lên. Hàng xóm, láng giềng sang chia buồn, lúc nào cũng chỉ mang tôi ra làm trò, nói kháy như tội lỗi đổ dồn vào mình tôi:
- Sao Nhật Linh hiền lành như thế này mà ông trời lại để mắt nó có tật như vậy chứ.
- Tội nghiệp con bé, chả bù cho con bé tiểu yêu Lăng Linh, mắt của nó cứ sáng quắc ra…nhìn thấy ghét…
- Kìa chị!
- Thế chẳng phải ư, chị nó bị ngã, nó còn chạy đi đẩu đâu, đúng là mẹ nào con đấy…
Tôi mặc kệ. Hàng ngày, tôi vẫn đi học, vẫn chạy đi hái hoa quả thuê. Thỉnh thoảng ném cho chị tôi vài quả táo, hồng hoặc na. Tôi tíu tít kể lại những việc ở trường.
- Trường mình đang đổi bàn học mới, đẹp ơi là đẹp.
- Vườn táo nhà bác Hồng sai quả lắm đấy nhé.
- Chị biết hôm nay, em học bài gì không? Đọc cho mà nghe đây này…
Bố tôi, tím mặt, đá tung mâm cơm, xách lấy tai tôi, hét lên:
- Mày có im đi không, mày thấy chị mày không được đi học mày sung sướng lắm hả. Con mẹ mày đi làm đĩ trên tỉnh cuỗm hết tiền không thì mắt chị mày đã chữa được. Này thì đẹp… này thì mới.
Từ ngày, chị tôi bị mù, tôi trở thành công cụ trút giận của bố, lúc nào cũng đánh tôi đến khi chân tay tôi khụy xuống. Nhưng tôi không khóc. Thiết nghĩ, mắt tôi sáng, tôi nhìn thấy cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tôi phải kể lại có lẽ phần nào cho chị hình dung ra cuộc sống đang thay đổi thế nào. Sau những lần ấy, tôi nhận ra chị có một sự thay đổi nhẹ. Chị không còn phản ứng tiêu cực nữa và dường như im lặng nghe tôi nói.
- Cảm ơn em. – Chị tôi níu tay tôi khi tôi đọc lại toàn bộ bài mà mình đã được học hôm nay.
- Vớ vẩn.
Tôi chạy ra ngoài hiên. Nước mắt cứ thế rơi. Dẫu vậy tôi vẫn ghét chị.
Có những lần tôi bị bố đánh đến không đứng dậy đi học được. Chị ngồi lại bên cạnh, nhẹ nhàng đưa tôi lọ dầu gió:
- Em tự bôi đi, mẹ vừa đưa cho chị. Chị không bôi được cho em.
***​
Trường cấp hai của chúng tôi được tỉnh quan tâm hỗ trợ xây dựng thành trường điểm quốc gia. Thành tích của tôi cũng không tệ, việc dành một suất học bổng hỗ trợ cho học sinh giỏi vượt khó không ngoài khả năng của tôi. Tôi nhớ lần đó mình được ra nhà văn hóa tỉnh nhận hơn 900 nghìn đồng, một số tiền đủ để đóng học và đưa cho bố mẹ để chạy thuốc thang cho chị. Nhưng rồi, khi đến thăm nhà tình thương dành cho người khiếm thị. Tôi đã rất xúc động. Nhìn thấy những người như chị tôi, mù mờ về thế giới. Loạng quạng sờ lần từng góc bàn, cạnh ghế nhưng ở đó nụ cười chưa bao giờ tắt. Tôi nhận thấy có một chị gái, đang cầm trên tay một bảng có những lỗ nhỏ, ngón tay đang thoăn thoắt viết những dòng chữ phải sờ mới thấy. Tôi ngạc nhiên và đi theo chị đến tận phòng riêng, nhờ chị chỉ cho tôi cách sử dụng. Chính vì mải mê theo những con chữ mà tôi đã lạc đoàn thăm quan của trường. Lại vừa mất một khoản tiền để mua bảng chữ nổi cùng một cuốn sách do người ở Trung tâm viết, tôi chẳng còn lại bao nhiêu tiền. Tôi sợ hãi khi bị bỏ lại một nơi không quen biết, cũng chưa bao giờ biết cách bắt xe khách về quê. Cứ như thế, tôi đứng khóc nức nở ở trung tâm. Một trong những cảm giác mà tôi sợ nhất đó là bị bỏ rơi. Tôi thấy mình lạc lõng, không có cảm giác an toàn giữa những người xa lạ. May thay cô giám đốc trung tâm vẫn luôn để ý tôi, cử ngay một anh chịu trách nhiệm bắt xe cùng tôi và đưa tôi về tận nhà. Có lẽ, anh hay chạy việc cho các cô ở đây nên các cô ấy an tâm giao tôi cho anh. Khi nhìn thấy anh, tôi thấy mình vừa gặp được một vị cứu tinh. Một vị cứu tinh có đôi mắt đen, má lúm đồng tiền đáng tin cậy:
- Anh tên là Hà, để anh đưa em về nhé.
Trên chuyến xe, anh đã kể cho tôi rất nhiều câu chuyện về các bạn ở đây, những người thiệt thòi nhưng luôn luôn lạc quan vươn lên trong cuộc sống. Anh nói anh sẽ về thăm tôi và chị gái tôi, rồi đem những cuốn sách chữ nổi cho chị tôi xem. Chắc là chị ấy sẽ bớt buồn hơn.
Mải chuyện chẳng mấy chốc tôi đã về đến nhà, tôi không ngờ được việc đi lạc của tôi gây hậu quả như thế nào.
Vừa vào nhà, tôi đã thấy Ban giám hiệu nhà trường, cùng bố mẹ tôi ngồi đó, mặt đăm đăm. Khi vừa thấy tôi, bố xách lấy tay tôi, đánh rất mạnh vào người:
- Tí tuổi đầu định học theo thói hư hỏng hả, mày thích mấy thứ trên tỉnh đấy thì cút lên trên đấy, còn vác mặt về đây làm gì.
- Bố Linh bình tĩnh, em Linh đã về rồi thì phải hỏi rõ ngọn ngành đã.
- Không phải hỏi, tôi là tôi biết rõ tính nó thế nào, để tôi cho nó một bài học
- Bác, em Linh không đi đâu cả, em ấy ở trung tâm với bọn cháu, cháu là Hà, người ở trung tâm ạ.
- Bố đừng đánh em đấy nữa – Chị tôi hét lên – Bố, đừng đánh em đấy nữa. Rồi cả thân hình chị đổ xuống hiên.
Cả nhà xúm lại đỡ chị tôi lại, để mặc tôi. Nhưng tôi không khóc. Lỳ lợm đến phát ghét. Khi mọi người đi hết tôi vẫn đứng ở sân, ôm bụng đói và cái túi đựng bảng chữ. Phải đến nửa đêm, mẹ cả mới dám bảo tôi vào nhà, cho tôi ăn những bát cơm nguội lặng ngắt. Lúc bấy giờ, tôi nắm chặt tay, khóc rưng rức, khóc đến nỗi bát cơm dần trở nên mặt chát. Tôi tự hứa với bản thân mình. Đây là việc tốt cuối cùng tôi làm cho bà chị đáng ghét của mình.
***​
Trong cái rủi có cái may, vì sẵn biết nhà tôi và hoàn cảnh của chị, vị cứu tinh của tôi tháng nào cũng xuống thăm. Chúng tôi thường nói về thế giới nhộn nhịp trên tỉnh, nói về những bạn nhỏ dễ thương. Anh thường dạy chị tôi cách đọc sách, viết thành những mẩu chuyện hay để đăng báo. Chính vì vậy mà cuộc sống của chúng tôi sau này cũng thú vị hơn. Lên cấp ba, tôi cảm nhận được một tình cảm dịu ngọt mỗi khi được nhìn thấy anh. Nó lớn dần lên theo năm tháng. Cho đến khi cánh cửa đại học mở ra. Chúng tôi lại gặp nhau. Anh cùng hai chị em tôi thành duyên nợ.
***​
Rầm… rầm…
- Tai nạn rồi, bà con ơi, tai nạn rồi.
- Trời ơi, có phải lão Du không?
- Thôi đúng rồi, bị đâm xe rồi, trời ơi, mau mau đưa đi bệnh viện, bà quay về gọi vợ lão đi.
- Nhanh lên, cẩn thận nào…
Tiếng xe cứu thương, bập bùng đèn đỏ, xuyên qua khoảng trời nhá nhem tối. Cũng là lúc số mệnh của chị em tôi thay đổi từ đây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Chương 4: Khởi đầu mới
Bố tôi mất sau vụ tai nạn đấy. Theo tôi, đó là một kết thúc hoàn hảo cho một kẻ rượu chè và ngược đãi mình. Người gây tai nạn không bỏ trốn, cũng đã đền bù cho nhà chúng tôi một khoản tương đối, đủ ma chay cho người được coi là trụ cột gia đình. Mẹ cả quyết định bỏ lại miền quê nghèo đang từng ngày thay da đổi thịt và ngôi nhà chỉ chứa những kỉ niệm buồn. Chúng tôi lên tỉnh ở cùng với người chị bên ngoại có một cửa hàng hoa nhỏ trên phố Nguyễn Trãi, gần Trung tâm khiếm thị nơi chị tôi tìm được cho mình một công việc ổn định. Nhờ số tiền bán đất, tôi được học lên đại học, ngành kế toán. Thời ấy các ngành kinh tế đang đắt giá, sinh viên học ngành đấy không thiếu việc làm và kiếm được nhiều tiền. Trong khi đi học, tôi làm thêm các công việc thu ngân ở siêu thị rồi quán cà phê, cũng tích cóp cho mình một vốn kinh nghiệm kha khá và số tiền dắt lưng. Cuối tháng, tôi cũng đưa cho mẹ cả tiền sinh hoạt phí, đỡ đần thêm cho cuộc sống ba người trong phòng trọ chật hẹp. Một khởi đầu mới không tiếng khóc, không tiếng roi mây và không tiếng chửi bới của người đàn ông.
Anh Hà thường xuyên đến nhà tôi chơi, thường giúp mẹ cả mở cửa hàng hoa và đưa chị đi làm. Tôi cũng hay nói chuyện với anh, cảm thấy một đồng cảm với những vất vả mà anh sớm phải chịu đựng. Anh đủ cao to vạm vỡ để có thể che chở cho bất kì ai, cũng đủ hiền để tôi có thể bắt nạt. Dù anh ấy một mực chỉ hướng ánh nhìn vào chị, tôi cũng không có cảm giác chán ghét. Anh là người đầu tiên khiến tôi bộc lộ suy nghĩ của mình, những khó khăn mà tôi phải chịu đựng một mình. Tôi chỉ muốn tìm anh chia sẻ, để khóc khi mệt mỏi khi gồng mình trở thành một đứa trẻ hư. Mỗi lúc như vậy, anh thường dùng tay ép vào má tôi, lắc qua lắc lại rồi nói:
- Nhìn em khóc xấu quá, anh phải vắt cho hết nước mắt của em đi.
Tôi phì cười. Anh ấy càng cười dữ dội hơn. Tôi ngẩn ra tưởng tượng cảnh má tôi bị ép, nhăn nhúm khi cười như khỉ đột, chắc trông rất xấu. Biết anh chọc quê, tôi liền vừa đuổi vừa nói to:
- Anh chọc quê em…hôm nay em không tha cho anh đâu…em sẽ cho anh biết thế nào là Linh em.
Tôi cảm nhận được rằng anh có vị trí quan trọng trong lòng mình, nhưng không đủ để tôi có thể kéo anh ra khỏi chị tôi. Giống như tôi không thể để chị tôi vừa tìm được điểm tựa cho mình thì lại bị giật mất. Dù trong lòng chị tôi vẫn chỉ có hình bóng của chàng hoàng tử và sợi dây chuyền lấp lánh kia.
***​
Chàng hoàng tử lấp lánh ngày ấy tên là Thanh, con trai của Giám đốc công ty thiết kế nội thất Thành An nổi tiếng. Một chàng trai đẹp, cao ráo và khá ga lăng, chính vì vậy mà anh được bao cô gái thầm thương trộm nhớ. Nhưng trong lòng anh mãi chỉ có hình bóng của cô bé Linh bên cánh đồng hoa cải mênh mông vàng rực. Anh đã từng trở lại và từng thất vọng khi không thể tìm thấy cô. Anh cũng không biết rõ tên đầy đủ của cô là gì bởi mỗi khi hỏi, cô bé đó đều trả lời:
- Tên em là Linh, vậy thôi. Em không thích tên đệm của mình. Thật đấy vì tên đệm ấy làm người khác buồn lòng.
Thời gian dần trôi, khuôn mặt cô trở lên nhạt nhòa dần theo những khuôn mặt người mà anh từng gặp. Anh sợ rằng ngày anh gặp lại, anh chẳng thể nhận ra cô, hỏi cô:
- Nàng Lọ Lem còn đợi chàng hoàng tử nữa không? – Anh nghĩ chắc cô ấy nói anh sến lắm nhỉ. Anh sến cũng chỉ sến với một mình cô.
Anh 30 tuổi, đã được đảm nhận vai trò giám đốc của một công ty con của Thành An ở tỉnh B. Công việc đầu tiên anh phải làm là tìm cho mình những nhân tài cùng anh gánh vác sự nghiệp riêng của mình, dần dần thoát khỏi sức ảnh hưởng của bố anh. Để chuẩn bị cho sự kiện Ngày hội tuyển dụng anh đã cùng với thư ký Lan và trưởng phòng hành chính Khương thức mấy đêm liền bàn thảo kế hoạch chi tiết để khi vừa tuyển được nhân sự thì khớp luôn với bộ máy công ty.
Mọi việc đang dần vào quỹ đạo của nó. Anh nhìn lại một chút lịch trình của ngày hôm nay và tự thưởng cho mình một cốc đen đá cùng bữa ăn nhẹ tại quán cà phê Hoa Nắng gần trụ sở công ty mới của mình.
Một cô gái vội vã tiến lại gần chỗ anh ngồi đúng lúc anh đứng dậy kết thúc giây phút nhàn rỗi hiếm hoi. Hai người va nhẹ vào nhau, cô gái nhanh chóng ngỏ lởi xin lỗi:
- Xin lỗi, anh có sao không?
- Không sao, cô đi trước đi.
Rồi như cơn gió, cô gái vội vã chạy đến quầy tính tiền. Anh cũng theo ngay sau. Đột nhiên, một ngôi sao nhỏ lấp lánh thấp thoáng sau cổ áo của cô khiến anh chú ý. Chính giữa ngôi sao là viên ngọc trai tinh khiết được thiết kế riêng hết sức vừa vặn và tinh tế với sợi dây chuyền bằng vàng mảnh mai. Anh xúc động thật sự, anh không nghĩ là có thể gặp được cô ở đây. Chính cái nhìn đầy chú tâm của anh khiến cô gái giật mình:
- Anh nhìn cái gì vậy? Đồ biến thái.
Anh chợt nhật ra, cô mặc một chiếc váy cổ thuyền khoét khá rộng, ngượng nghịu anh đính chính bắt chuyện:
- Em…
Thì cô bé đã vút qua như chưa hề có mặt nơi đây, đến nhanh như gió và đi còn nhanh hơn gió. Anh mỉm cười, anh nhớ khuôn mặt em rồi đấy nhé.
 

mitakem

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/4/17
Bài viết
16
Gạo
0,0
Chương 5: Gặp gỡ
Trụ sở của công ty Thành An chi nhánh tỉnh X.
Dọc hành lang gần phòng phỏng vấn ngổn ngang rất nhiều gương mặt trẻ. Lần lượt từng người được gọi tên, kèm theo đó là những khuôn mặt lúc hưng phấn, lúc lo âu và lúc thì buồn bã. Tất cả đều cố gắng hết sức mình vượt qua 200 ứng viên để có thể làm việc chính thức tại công ty thiết kế Thành An. Đây cũng là giấc mơ của rất nhiều dân kiến trúc khi mới ra trường cũng như dân kỳ cựu. Nghe nói, chế độ đãi ngộ của công ty rất cao, lương thưởng hậu hĩnh và được học hỏi giao lưu với rất nhiều kiến trúc sư lành nghề của thế giới. Vào được Thành An giống như một tấm bảo chứng nghề nghiệp để rồi dù không làm việc ở đây nữa họ vẫn có tiếng nói nhất định trong giới.
“Đổ mồ sôi, sôi nước mắt” hay “nếm mật nằm gai” quyết định giấc mơ của một người cũng ở trong khoảng khắc này.
Số báo danh của Lăng Linh là 113. Một con số không may mắn. Cô thầm nghĩ. Để có thể gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng cô đã xin nghỉ việc ở chỗ làm cũ, dành nửa tháng để nghiên cứu và thiết kế ngôi nhà vườn truyền thống phối cảnh với cánh đồng hoa cải bát ngát. Cô hi vọng cùng với chiếc váy màu đỏ ngốn nửa tháng lương của mình, cô sẽ có một chân chính thức tại công ty.
- Nguyễn Lăng Linh, số báo danh 113
- Có.
Nhẹ nhàng vén mái tóc hơi rủ trước mặt, cô đứng dậy, khẽ mỉm cười lấy lại phong thái kiên cường, tự tin của mình đi đến nơi đoạn đầu đài và chờ đợi lời phán xét. Bước vào phòng, cô thấy thùng rác nhỏ bị đổ ngay cửa ra vào, đúng lúc một vị trong ban tuyển dụng lên tiếng:
- Cô gái, nhanh lên nào, chúng tôi không có nhiều thời gian
- Vâng, thưa ông.
Cô khoan thai nhặt thùng rác và ít rác còn vương vãi trên sàn rồi đặt ở góc cửa, tiến đến chiếc ghế đơn, đối diện với ban tuyển dụng:
- Vâng, tôi đã sẵn sàng.
Cô nhận thấy, một vị trẻ tuổi trong Ban bật cười thành tiếng, mọi người trong phòng đều ngạc nhiên quay lại nhìn:
- À, một chút thú vị đây, cô là Nguyễn Lăng Linh đúng ko? Tên đệm của cô đặc biệt thật, có lẽ nghe khác lạ so với tên người Việt hay dùng.
- Vâng, thưa… xin lỗi tôi phải xưng hô thế nào với anh.
- Vị này là Giám Đốc chi nhánh – Một người trong Ban lên tiếng.
- Vâng thưa Giám đốc, tên của tôi không có gì đặc biệt lắm, nó có nghĩa là một mình lục lăng lấp lánh.
- Ồ, xin lỗi tôi hỏi hơi lạc đề rồi, cô hãy trình bày bản thiết kế của mình đi, có máy chiếu ở đằng kia, cô cứ tự nhiên.
- Vâng, cảm ơn Giám đốc
Lăng Linh bắt đầu thuyết minh về bản thiết kế nhà vườn với ba gian nhà truyền thống được làm từ chất liệu tre trúc, có khu vườn nhỏ và ao cá với khoảng sân rộng được thiết kế đủ không gian cho hòn non bộ và cây cảnh. Đây cũng là thiết kế hướng tới truyền thống của người Việt và không gian sống gần gũi với thiên nhiên. Khuôn mặt của cô bừng sáng, mỗi khía cạnh đều được thuyết minh khá rõ ràng và đầy sự tự hào. Mọi người đều cảm nhận được sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề của cô. Ngay cả Thanh, anh cảm nhận được mình như được trở lại thời thơ ấu với cánh đồng hoa cải và những ngôi nhà ba gian ở vùng quê đó. Đứng trước anh không còn là cô bé dịu dàng, đáng yêu nữa mà là một cô gái trưởng thành và đầy bản lĩnh. Anh tự hỏi, cô có nhận ra anh không, anh chàng được coi là hoàng tử của cô bé lọ lem. Có lẽ không rồi. Anh sẽ từ từ giúp cô nhận ra anh, và quen cô lại từ đầu.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Lăng Linh thở phào nhẹ nhõm, như vậy là mình đã được nhận vào làm việc. Ba tháng thử việc sẽ phải cố hết sức mình để có thể tìm được chỗ đứng trong xã hội, lấy lại niềm tin và hi vọng cho ngôi nhà đang dần kiệt quệ của mình. Sờ nên sợi dây chuyền lấp lánh, cô thầm cảm thấy có lỗi vì đã lấy nó mà không nói với chị. Có lẽ ở nhà, chị đang tìm loạn lên, cũng đành chịu thôi, một bộ váy đẹp cần có sợi dây chuyền để làm phụ kiện. Vô hình chung, hôm nay, sợi dây chuyền này cũng đem lại chút may mắn cho cô.
Xe buýt xuống bến hơi muộn thì phải, đã 30 phút trôi qua cô vẫn chưa lên được xe để trở về nhà. Liên tục liếc nhìn đồng hồ, bất chợt có một chiếc xe đỗ cạnh chỗ cô đứng:
- Chào Linh.
- À, vâng, chào Giám đốc.
- Em đợi xe buýt lâu chưa, nếu không phiền thì để anh đưa em về nhà, cũng tiện đường.
- À, chắc sắp đến rồi ạ, mà Giám đốc biết nhà em ở đâu mà tiện đường, anh cứ về trước đi ạ.
- Anh biết mà, trong hồ sơ, thôi trưa muộn rồi, để anh đưa về.
- Thế thì ngại quá…
Chưa kịp nói hết câu, Thanh đã đeo mũ bảo hiểm lên đầu cô rồi kéo cô lên xe:
- Nếu không chê xe mui trần này của anh thì lên đi, mà đừng gọi anh là Giám đốc nữa, khách sáo quá, ở ngoài công ty cứ gọi anh Thanh là được. Anh đi nhé.
- À vâng…
Chiếc xe lao vun vút, vượt qua dòng xe cộ đang ngày càng đông đúc khiến cô phải bám chặt lấy eo anh, cô cảm nhận được người phía trước đang mỉm cười, xe mỗi lúc đi càng nhanh. Cô thầm nghĩ lại khuôn mặt biến thái ở quán cà phê lúc sáng, hình như đó là Giám đốc, sau đó nghĩ đến việc đi nhờ đầy tình cờ và bất ngờ này. Cô giật mình, không phải chứ, tên Giám đốc này định mồi chài mình cái gì đây, không được:
- Anh ơi, anh không phải đưa em về nhà đâu ạ, em qua nhà bạn em lấy ít đồ, anh cho em dừng ở bến xe phía trước là được.
- Để anh đi lấy đồ cùng em, tiện mình đi ăn trưa luôn… anh biết quán ăn ngon, phải chúc mừng vì anh có một nhân viên tài năng như em chứ. Mà em có thấy anh quen quen không, anh thấy em quen lắm có phải là… - Anh chưa nói hết câu, cô nằng nặc đòi xuống xe:
- Dạ không anh ơi, em có việc bận thật mà… Anh cho em xuống.
Lăng Linh nhất quyết xuống. Thôi đành mất lòng trước được lòng sau, không thể dễ dãi như vậy được, dù cô không được làm việc ở đây nữa nhưng cũng không để cho tên biến thái này giở trò. Thanh đành phải đỗ xe xuống định nói thêm vài câu thì đúng lúc một chiếc xe buýt chạy về bến. Cô nhanh nhảu:
- Em cảm ơn anh cho em đi nhờ xe, em xin phép đi đây ạ.
- Ơ kìa…
Anh tẽn tò đứng lại. Đúng lúc điện thoại rung lên, tên Khương trưởng phòng hành chính gọi anh:
- Anh mượn xe của em đi đâu lâu vậy, em đang đợi anh ở trụ sở công ty.
- Anh mượn để chở một người.
- Vậy hả, xem ra là một cô gái rồi - Khương hí hửng – Vậy anh cứ mượn đi, chả mấy khi hoàng tử băng giá như anh quan tâm đến cô gái.
- Người ta chạy mất rồi – Anh thất vọng.
Đầu dây bên kia im bặt, rồi như nhận thức được vấn đề. Tay nắm chặt, khuôn mặt tràn đầy sự quyết tâm:
- Anh có quay lại công ty không, em sẽ đưa cho anh cuốn bí kíp tán gái của em, đảm bảo trăm trận trăm thắng.
Anh buông máy. Thở dài đánh thượt một cái. Chú không biết đâu, trái tim anh lỗi nhịp lâu rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên