Thiên Cảm - Cập nhật - Oải Hương Tím

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Tên truyện: Thiên Cảm
Tác giả: Oải Hương Tím
Tình trạng sáng tác: Đang viết
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 - 2 chương/tháng
Thể loại: lịch sử, lãng mạn, chính trị
Độ dài: 50 chương (dự tính)
Giới hạn độ tuổi đọc: không Cảnh báo về nội dung: không
* Lưu ý: Phần lớn nội dung trong truyện là hư cấu và không có tính tham khảo lịch sử.
Tài liệu đã tham khảo:
Trần Thánh Tông, Wikipedia.
Thiên Cảm hoàng hậu, Wikipedia.
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nhiều tác giả.
Ngàn năm áo mũ, Trần Quang Đức.
Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim.
Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn.
Lịch sử Việt Nam, Đào Duy Anh.
Phim Thái sư Trần Thủ Độ.
Và một số tài liệu khác...

Mục lục:
Mở đầu
Chương 1 ~~~ Chương 2 ~~~ Chương 3 ~~~ Chương 4 ~~~ Chương 5
 
Chỉnh sửa lần cuối:

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Chương mở đầu

Hoàng thành Thăng Long, năm 1237.

“Quốc gia(1), Hoài Vương(2) sẽ đến chứ?” Một người đàn ông mặc áo xanh đứng khom lưng, vẻ mặt cung kính nói với vị thiếu niên bên mạn thuyền. Gió mùa xuân bên sông Cái có chút lành lạnh, phả lên khuôn mặt già nua của ông. Bộ áo mũ đã sờn chỉ lay động, vạt áo thỉnh thoảng lại bay lên theo hướng gió.

“Một khi hắn đã sai người hẹn ta thì chắc chắn sẽ không tới trễ đâu.” Người thiếu niên đưa đôi mắt nhìn về phía cửa sông, ngón tay thanh mảnh gõ nhịp trên thành gỗ sơn đỏ. Mái tóc ngắn màu đen được chải gọn gàng ra phía sau, dải lụa trắng trên đầu phất phơ qua lại nhịp nhàng. Hoàng hôn dần buông xuống phía sau dãy núi, nơi cửa sông nhỏ vẫn chưa có chút động tĩnh gì. Cho tới khi màn đêm dần chiếm lấy phương trời phía đông, lính gác đã đốt đuốc lên, ánh lửa bập bùng chiếu sáng một khoảng không rộng lớn. Thời gian đã điểm, vậy mà hắn ta vẫn chưa tới?

Đột nhiên, một chiếc thuyền cá nhỏ xuất hiện từ trong bóng đêm, lặng lẽ lướt qua cửa sông nhỏ phía Đông. Chèo thuyền là một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, mặc quần áo thường dân rách rưới. Cánh tay hắn đen nhẻm, đầy vết trầy xước lộ ra khỏi cái áo mỏng manh, phần lớn thương tích trên đều do kiếm gây nên, thâm chí còn có một số vết hãy còn rỉ máu. Người lái thuyền cong lưng, dùng lực đẩy mái chèo về phía sau, khoảng cách của chiếc thuyền ngày càng gần con thuyền rồng khổng lồ.

Ngón tay thon dài của vị thiếu niên chợt dừng lại, đôi mắt hiện lên một tia sáng kì quái nhưng rồi nhanh chóng vụt tắt trong giây lát. Y nhìn chiếc thuyền đang tới gần, lại liếc qua bóng hình người chèo thuyền ẩn hiện trong đêm tối. Hắn ta nhìn hệt như những tên lái đò khác, nhưng từ đâu đó trong người lại tỏa ra một khí chất vương giả ít kẻ có được. Chỉ từ một động tác đơn giản như khom người xuống chèo thuyền mà thôi, hắn ta vẫn thể hiện được sự cao ngạo và tôn quý mà chỉ hoàng thất mới có. Người lái đò này chắc hẳn là một nhân vật không tầm thường.

Quả nhiên, chỉ một lát sau, lính canh đứng bên đầu thuyền chạy tới bẩm báo, nói rằng Hoài vương đã đến. Thì ra, người chèo thuyền kia không ai khác chính là Trần Liễu, người vừa hợp binh nổi loạn chỉ mới hai tuần gần đây.

Trần Liễu bước lên thuyền rồng, toàn thân hắn ướt đẫm, mùi tanh tưởi của cá xộc lên mũi những người xung quanh. Trông hắn vô cùng bẩn thỉu, hôi thối, nhưng phong thái ung dung kia đã hoàn toàn lấn át sự nhếch nhác bên ngoài. Trần Liễu đi tới trước mặt vị thiếu niên bên mạn thuyền. Người đó không quay đầu, nhưng đôi tai vẫn có thể cảm thấy tiếng bước chân mạnh mẽ của hắn.


“Cảnh!” Trần Liễu khẽ gọi, giọng nói khàn khàn vang lên trong không gian tĩnh lặng, khiến người người xung quanh đều nghe rất rõ ràng.

Trần Cảnh quay đầu, khuôn mặt non nớt cười rộ lên, ánh mắt híp lại, giơ đôi tay mang vẻ chào đón thân thiện: "Anh!”

Chợt, chẳng nói chẳng rằng, Trần Liễu đan hai tay vào nhau, quỳ xuống lạy. Vạt áo giao lĩnh thõng xuống(3), lộ ra khoảng ngực trần đầy vết trầy xước nhỏ. Hắn vái ba lạy theo lễ nghi, rồi nói: “Chú hai(4), xưa nay hai anh em ta có bao giờ tranh cãi với nhau về chuyện gì đâu, vậy mà giờ đây chỉ vì một người con gái mà trở mặt thân nhân, thật là không đáng!”

Trần Cảnh mở to đôi mắt hẹp, vẻ mặt hốt hoảng đỡ lấy tay của Liễu, giãi bày: “Chuyện này xảy ra đều là lỗi của đưa em bất hiếu này. Nếu không phải do vị Thái sư kia, có lẽ hai ta đã giữ được không biết bao nhiêu mạng sống rồi.” Nói đoạn, y đỡ hắn đứng dậy, tự tay phủi bụi hai bên tay áo cho hắn. Bàn tay y khẽ nắm ống tay áo màu trắng ngà, ngẩng đầu lên nhìn người anh trai ruột thịt với mình. Ánh mắt y mang một vẻ chứa chan tâm tình, nhưng sâu trong đáy mắt lại là những ý nghĩ sâu xa khác thường.

Trần Liễu nghe vậy, vội vàng phủ nhận: “Hà cớ gì mà em phải nói như vậy? Dù gì cũng là anh khởi binh trước. Em thấy đấy, có người đàn ông nào lại muốn vợ mình cưới người khác đâu.”

“Em hiểu.”

Liễu thở dài, ra vẻ tuyệt vọng, giọng nói khàn khàn giờ đây còn trầm hơn mọi ngày: "Thôi thì việc đã đến nước này, anh cũng chẳng còn lời gì nữa, chỉ mong em hãy chăm sóc thật tốt cho Thuận Thiên và đứa trẻ trong bụng nàng. Có lẽ duyên vợ chồng mấy năm trời coi như đã hết.” Nói xong, đôi mắt hắn chợt đỏ hoe, nước mắt dâng trào hai khóe mi, chỉ chực chờ rơi xuống.

Thấy anh như vậy, Trần Cảnh cũng cảm thấy xót xa. Người anh trai mà mình ngưỡng mộ ngày nào, giờ đây chỉ còn là một người đàn ông, một người chồng bất lực trước cảnh vợ mình bị cướp đi mà thôi. Y bước tới gần Trần Liễu, dang hai tay ôm chặt hắn. Hai người cứ thế ôm nhau khóc, không phải bởi vì thương cảm cho một chuyện tình đã tan nát, mà là tuyệt vọng bởi số phận được sắp đặt.

Thời gian cứ thế trôi, mặt trời dần dần ló rạng phía sau dãy núi xa xăm, bầu trời gần như đã bừng sáng. Trên một con thuyền rồng được trang trí hoa lệ, có hai con người ôm chặt lấy nhau, cùng khóc cho cuộc đời cuộc nhau. Cảnh tượng ưu sầu khiến đám người xung quanh phải ngậm ngùi cảm thương. Đột nhiên một tiếng hét phá tan không khí tang thương đó.

“Giết thằng giặc Liễu!” Đúng thời điểm đó, một loạt quân lính mang giáp xông lên thuyền, khí thế hừng hực như lửa, tựa như chỉ cần nghe tiếp một mệnh lệnh nữa sẽ xông lên giết chết tên phản đồ Trần Liễu.

Chẳng biết từ bao giờ, ba chiếc thuyền nhỏ đã bao vây thuyền rồng to lớn, đứng đầu là một người đàn ông râu tóc hãy còn đen nhánh, nhưng vết chân chim trên khóe mắt đã tiết lộ bao năm tháng khốn khổ thời trẻ của ông. Vị này chính là Trần Thủ Độ, thái sư đương triều và cũng là người có công ơn đưa họ Trần vào trong sử sách. Giờ phút này, đôi mắt của ông đỏ ngầu, từng tia máu hằn lên rõ rệt. Hàm răng đã ngả vàng nghiến chặt, tỏ vẻ giận dữ khôn cùng.

Trần Cảnh kịp thời phản ứng, đứng lên che trước mặt Trần Liễu, ngăn cản cấm vệ quân ra tay. Thủ Độ thấy vậy, đứng sững lại một hồi, rồi khó khăn nói: “Quốc gia, ngài...”

Hai cánh tay Trần Cảnh dang rộng, bảo vệ cho Trần Liễu, y cướp lời: “Thái sư, Hoài vương đã tới nông nỗi này, ông còn muốn giết hắn hay sao?”

“Hắn ta là tên phản quốc, hà cớ gì mà Quốc gia phải chắn cho hắn?” Trần Thủ Độ siết chặt nắm đấm, gân xanh giật giật hai bên thái dương, hai đường lông mày đen rậm nhíu lại rất chặt.

“Trước chỉ vì hiểu lầm mà thôi, nay Liễu đã đến xin hàng, thái sư cần gì phải làm lớn chuyện hơn nữa.”

“Quốc gia hãy suy nghĩ lại, nể tình bác cháu mười mấy năm nay ta xin nói thẳng, nếu giữ lại mạng của tên phản đồ này thì chẳng khác nào nuôi ong tay áo, chi bằng hãy để ta giải quyết chuyện này.”

Đột nhiên, Trần Liễu quỳ xuống, hai cánh tay đen nhẻm chống xuống đất, khóc lóc cầu xin: “Chuyện trước đây là do cháu còn thiếu suy nghĩ, không hiểu được lo lắng của Thái sư, nay cháu đã chịu đầu hàng, kính mong bác tha tội cho đứa cháu bất hiếu này!”

Trần Cảnh thấy anh trai khẩn thiết cầu xin, cũng ngậm ngùi: “Liễu đã gọi một tiếng bác, vậy thì xin bác hãy nể tình máu mủ mà tha cho anh ấy, họ Trần ta xưa nay trọng tình trọng nghĩa, tình đã như vậy, mong bác hãy mắt nhắm mắt mở mà cho qua.” Nói rồi, Cảnh quay sang đám binh lính đang trong tư thế chiến đấu: “Việc hôm nay đến đây là hết, các người hãy quay về nghỉ ngơi đi!”

Từng thanh gươm nhuốm ánh trăng được thu hồi, chỉ duy có Trần Thủ Độ vẫn còn đang đấu tranh tư tưởng. Có mấy ai hiểu được suy nghĩ của ông bây giờ. Tuy chuyện xảy ra là do lỗi của ông, nhưng nếu giết Liễu, ông sẽ cắt đứt sợi dây tình thân với Cảnh; mà không giết, chẳng phải đây sẽ là một cơ hội tốt để Trần Liễu phục hồi lại danh phận sao?

Suy đi tính lại một hồi, Trần Thủ Độ vứt thanh gươm xuống đất, ngón tay thô cứng chỉ thẳng vào anh em Trần Cảnh, quát: “Ta chỉ là con chó săn thôi, đâu biết anh em các người ai thuận ai nghịch!” Nói rồi ông quay lưng bước thẳng xuống thuyền nhỏ.

Tiếng quát vang vọng một khoảng không gian yên ắng, ăn sâu vào lòng từng con người trên thuyền. Âm thanh kéo dài khiến cho Trần Cảnh và Trần Liễu ngẩn người. Cho tới khi họ tỉnh lại, bóng dáng Trần Thủ Độ đã dần khuất. Màn đêm lại trở về trạng thái yên bình vốn có.

_______________________________________
Chú thích:
(1) Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 19 (1250), Trần Thái Tông ban chiếu định thiên hạ phải gọi vua là "quốc gia" (國家). (Đại Việt sử ký toàn thư)
(2) Năm 1236, do tư thông với một vị phi tần nhà Lý, Hiển hoàng Trần Liễu bị giáng tước xuống Hoài vương. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2)
(3) Áo giao lĩnh (áo giao lãnh): Đây là một loại áo rộng, xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay cũng may rất rộng. Thân áo dài chấm gót chân . (Wikipedia)
(4) Đây là cách gọi của Trần Thủ Độ dành cho vua Trần Thái Tông khi mới lên ngôi, vì cách gọi này khá thân thiết nên mình dùng luôn từ đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Hay quá em ạ. Chị không rành về sử Việt, nhưng mà nghe thấy tên nhân vật thân quen trong lịch sử cảm thấy có gì đó rất bồi hồi. Chị thích chương mở đầu này. Em miêu tả tình huống, nhân vật và xây dựng hội thoại rất tốt, có thể giúp chị mường tượng rõ ràng khung cảnh truyện. Chị hóng chương tiếp.

Chị có một số góp ý nhỏ:
hắn ta vẫn thê hiện được sự cao ngạo và tôn quý mà chỉ hoàng thất mới có.
Thể.
“Em hiểu”
Thiếu dấu kết câu.
Nói xong, đôi mắt hắn chợt đỏ hoe, nước mắt dâng trào hai khóe mi, chỉ chực chờ rời xuống.
"Rơi" nghe có vẻ thuận hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Hay quá em ạ. Chị không rành về sử Việt, nhưng mà nghe thấy tên nhân vật thân quen trong lịch sử cảm thấy có gì đó rất bồi hồi. Chị thích chương mở đầu này. Em miêu rất tình huống, nhân vật và xây dựng hội thoại rất tốt, có thể giúp chị mường tượng rõ ràng khung cảnh truyện. Chị hóng chương tiếp.

Chị có một số góp ý nhỏ:

Thể.

Thiếu dấu kết câu.

"Rơi" nghe có vẻ thuận hơn.
Em cảm ơn chị nhé!
 

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Chương 1: Mười Sáu Năm Trước


Đêm. Bầu trời đen huyền không một gợn mây. Ánh trăng tròn vằng vặc hờ hững treo trên ngọn cây cuối khu rừng già. Những thân cây to sừng sững đứng san sát vào nhau, che khuất đi ánh sáng mờ nhạt của trăng đêm rằm. Trên vài thân cây, dây leo mọc chằng chịt, chúng quấn chặt lấy thân cây chủ mà vươn lên, tưởng như khó có thể tách rời. Thỉnh thoảng, từ đâu đó vọng ra vài tiếng kêu nhỏ, cũng chẳng biết là do loài động vật nào lên tiếng cả. Tiếng kêu ấy chỉ thỉnh thoảng vang lên, rồi lặp đi lặp lại, giống như đang ru ngủ cả khu rừng. Khung cảnh yên bình đến mức có thể khiến cho người ta tức cảnh mà sinh tình.

Nhưng đâu đó tại khuất tầm nhìn, một người phụ nữ đầu đầy mồ hôi đang dựa vào một gốc cây nghỉ tạm. Lê Hồng ngước nhìn vầng trăng sáng rọi qua những kẽ lá nhỏ, tay nàng không ngừng vuốt ve phần bụng nhô cao của mình, nơi đang chất chứa một sinh mệnh sắp sửa ra đời. Nàng cố gắng tập trung tư tưởng nhìn ngó xung quanh, nhưng mọi thứ nàng nhìn thấy chỉ là bóng đêm bao vây lấy thân thể gầy gò của nàng. Chẳng hiểu sao, nàng cảm thấy an tâm lạ thường, trái tim đập thình thịch cũng được dịu đi đôi chút, cảm giác nôn nao trong cơ thể cũng dần dần giảm bớt. May quá, bọn chúng vẫn chưa đuổi đến đây!

Thế rồi, một cơn đau buốt truyền đến từ dưới chân, đôi bàn tay gầy guộc của nàng nắm chặt lấy chiếc áo tứ thân màu trắng mỏng manh, gân xanh nổi lên vô cùng rõ ràng. Cơn gió lạnh cắt ra cắt thịt thổi tới từng đợt rét buốt khiến cho bụng nàng càng đau hơn, sự đau đớn đó đang ngày càng dày vò thân thể yếu ớt này.

Từ phía xa, tiếng sói tru vang lên, phá vỡ không khí im lặng của khu rừng. Lê Hồng giật thót mình, gắng gượng rướn cổ lên nghe ngóng. Nhưng nàng chỉ nghe thấy tiếng xào xạc của lá cây, tiếng động vật kêu mà thôi. Nàng thở dài, lại tiếp tục xoa xoa bụng mình. Lại một cơn đau ập tới. Cơn đau lần này còn khó chịu hơn trước gấp nhiều lần. Mái tóc đen dài của Lê Hồng bết dính, từng giọt mồ hôi chảy xuống hai bên má, rồi xuống cổ, và xuống cả gốc cây nơi nàng nằm. Đột nhiên, một tiếng bựt rất nhỏ làm cho nàng bàng hoàng. Nàng mở mắt kinh ngạc, tiếng động này không phải từ nơi khác mà là từ chính trong thân thể của nàng. Sau đó, một chút nước chảy ra phía dưới bụng nàng, tiếp theo là tiếng nước ồ ạt chảy ra không ngừng. Mùi tanh nồng xộc lên mũi, Lê Hồng vừa lo vừa sợ, khiến cho cơn đau càng ngày càng dài, càng ngày càng lớn hơn. Nàng có thể cảm nhận được sinh linh bé bỏng của mình đang muốn chui ra khỏi thân thể của người mẹ này.

“A…!” Mặc dù đã cố gắng đè nén tiếng kêu thất thanh của mình, nhưng tiếng thét nho nhỏ vẫn truyền qua kẽ răng của nàng. Nàng gắng gượng cắn chặt răng chỉ sợ rằng một âm thanh của mình sẽ dẫn bọn lính tráng đuổi tới.

Ý thức của nàng dần dần tan rã, đôi mắt mờ đi bởi mồ hôi và nước mắt. Cơn đau vẫn tiếp tục hoành hành không ngừng nghỉ, có lúc lại dồn dập liên tiếp. Chính vào cái lúc nguy cấp đó, một bóng người xuất hiện trong tầm mắt của nàng. Nàng tỏ ra kinh hoàng, muốn vực dậy thân thể đã chẳng còn sức lực này. Tuy đôi mắt của nàng không còn nhìn thấy rõ ràng nữa, nhưng nàng vẫn có thể cảm nhận được người đó đang chạy tới gần. Không, nàng không hể để bọn họ cướp lấy đứa con của nàng! Nàng phải trốn đi thật xa, càng xa đất An Sinh càng tốt. Nhưng thân thể lại không nghe theo lý trí của Lê Hồng , nó vẫn không chịu động đậy, mặc cho nàng thầm cầu xin không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng, Lê Hông buộc phải buông xuôi tất cả, ý thức của nàng tan rã theo từng nhịp chân của bóng hình ấy.

~~~~~~~


Tiếng sáo vọng ra lại đâu đó khiến cho Lê Hồng tỉnh giấc. Nàng mở to đôi mắt nặng trĩu của mình, cố gắng nhìn ngó xung quanh. Nàng đang nằm trên một tấm phản gỗ cứng ngắc, như ít nhất còn dễ chịu hơn so mặt đất gồ ghề trong khu rừng già. Chiếc mái rơm đã chẳng biết trải qua bao nắng mưa, một vài chỗ đã bị thủng từ lâu mà chẳng có người kịp vá lại.

Cơn đau phía dưới chân kéo suy nghĩ của Lê Hồng trở về hiện thực. Nàng nhíu mày, kí ức của ngày hôm qua ào ạt hiện ra trong đầu. Đúng rồi, nàng đang chạy trốn khỏi quân lính của An Sinh Vương, nàng cần phải về kinh để báo cho Thái sư biết Trần Liễu đang có ý đồ làm phản. Nàng còn phải bảo vệ đứa con trong bụng mình. Đúng rồi, con nàng, con của nàng đâu?

Theo bản năng nàng đưa mắt nhìn xuống dưới, chỉ thấy nơi mà vốn dĩ đứa trẻ sắp chào đời của nàng cư ngụ, giờ đây đã không còn dấu hiệu của một sinh linh nào cả. Thay vào đó là một chiếc chăn dày ấm áp truyền hơi ấm lên khắp toàn thân nàng. Lê Hồng hoảng hốt đưa tay lên xoa xoa bụng. Trong đầu chỉ có một câu hỏi duy nhất: Con của nàng đâu?

Cánh cửa gỗ trong phòng bật mở, Lê Hồng giật mình quay đầu. Một thanh niên cao lớn từ từ đến gần nơi nàng nằm. Phải mất một lúc lâu nàng mới nhìn rõ được diện mạo của người này. Chỉ cần nhìn qua tướng mạo của cậu cũng biết cậu là một thợ săn quanh năm sống với núi rừng. Thân mình người thanh niên cao lớn như một con gấu, nước da sậm màu bởi những ngày phơi nắng phơi gió. Khuôn mặt cậu hệt như một bức tượng khắc, ngũ quan rất rõ ràng. Mỗi bước chân cậu đi rất nhẹ nhàng, nhưng lại có phần kiên định vững chãi.

"Vị phu nhân này, cô có cảm thấy đỡ hơn chút nào chưa?". Giọng của người thanh niên sang sảng hỏi Lê Hồng. Cậu bước đến bên phản, lấy ra một chiếc khăn tay nhỏ, rồi khẽ lau lớp mồ hôi mỏng trên mái tóc đen của nàng.

Nàng yếu ớt hỏi, cổ họng khô khốc phát ra từng tiếng, nghe giống như đang rên rỉ: "Con...con tôi..."

Người thanh niên mỉm cười, lúm má đồng tiền hiện lên sâu hoắm: "Phu nhân yên tâm, mẹ tôi đang chăm sóc cho bé. Chúc mừng cô, là một đứa bé gái rất đáng yêu." Nói rồi, cậu đỡ Lê Hồng dậy, để nàng dựa vào chiếc gối tựa bằng tre duy nhất trong nhà.

Lê Hồng vừa nghe tin con mình đã bình yên ra đời, sự lo lắng trong lòng vơi đi nhiều. Nàng im lặng mồi hồi, rồi rụt rè hỏi: "Cảm ơn cậu."

Chàng thanh niên lại cười rạng rỡ: "Cô không cần phải cảm ơn tôi đâu, thứ cô cần cảm ơn là chiếc giỏ trúc kia kìa". Vừa nói, tay cậu vừa chỉ vào chiếc giỏ trúc bằng tre cũ kĩ trong góc phòng. "Nhờ bỏ quên nó trong rừng mà tôi tìm thấy mẹ con chị đó".

Thì ra, lúc người thanh niên này đi săn thú vật vào sáng sớm, cậu đã bất cẩn bỏ quên giỏ trúc tại một gốc cây gần chỗ nàng nghỉ chân đêm qua. May mắn thay lúc cậu đang mải tìm chiếc giỏ, tiếng rên khe khẽ của Lê Hồng đã dẫn đường cho cậu ta cứu người.

"Sau đó..." Cánh cửa gỗ ọt ẹt mở ra, cắt ngang tiếng trò chuyện của cậu thanh niên. Một bà lão chừng bảy mươi tuổi bước vào, trên tay bà đang ôm lấy một cái bọc nho nhỏ bằng vải cũ.

Tuy tuổi tác đã làm mờ đi dung nhan thời trẻ của bà, nhưng không thể không công nhận rằng ông trời đã từng ưu ái bà rất nhiều. Khóe mắt bà hiện lên khá nhiều vết chân chim nho nhỏ, đánh dấu từng quãng thời gian kham khổ mà bà phải trải qua. Nhưng ánh mắt sáng ngời tựa sao và đôi lông mày thanh mảnh khiến cho người khác liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ mười bảy xinh đẹp mà nết na. Vải vóc trên người bà có chút giản dị, lại có vẻ chân chất của người dân đồng quê. Cái yếm màu nâu và chiếc thường(1) quanh hông đã bạc màu, chứng minh rằng nó đã theo vị chủ nhân của mình qua từng năm tháng. Mái tóc bạc được búi lên sau đầu, rồi cài một chiếc trâm gỗ mộc mạc mà tao nhã.

Trong tay bà đang ôm một đứa bé mới chỉ hơn ngày tuổi, chiếc khăn bằng vải thô cuốn quanh bé làm cho làn da non nớt của nó đỏ ửng. Đứa bé đỏ hỏn còn chưa kịp mở mắt, tấm vải dày cộm bảo vệ nó khỏi cái gay gắt của ánh nắng mặt trời. Nó ngủ rất say, cái miệng bé xíu hé mở, cố gắng hít lấy không khí trong lành nơi rừng núi. Còn nhỏ như vậy mà tóc nó đã trông rất rậm rạp, tuy chỉ là những túm lông tơ màu xám đậm, nhưng hiếm có đứa trẻ nào vừa đẻ ra đã có mái tóc dày như vậy.

Lê Hồng nhìn chằm chằm vào đứa bé trên tay bà lão, khóe mắt dần ướt. Đó là đứa bé mà nàng không quản ngại khó khăn để bạo vệ, là nguồn sống của nàng, là lý do nàng tồn tại trên thế gian này, và cũng là nguyên nhân để nàng tiếp tục sống tới ngày hôm nay. Nếu không có con bé, nàng chắc chắn đã kết thúc cuộc đời mình bằng một mảnh lụa trắng rồi .

Bà lão liếc qua người thanh niên, cậu lập tức bước ra ngoài. Bà trao đứa bé cho Lê Hồng, cười vui vẻ nói: “Đứa trẻ này vừa sinh ra đã nặng và khoẻ hơn nhiều đứa khác, sau này có phúc lắm đấy.”

Nước mắt yên lặng rơi trên mặt Lê Hồng, nhưng phải một lúc lâu nàng mới phát hiện ra. Nàng không ngừng nói cảm ơn với bà lão: “May mà có bà, nếu không mẹ con cháu đã lìa cõi đời này chưa biết chừng”

“Ấy đừng nói gở, định mệnh của hai mẹ con chính là sống qua hết ngày hôm đó, dù cho con trai ta không tìm thấy hai người, thì người khác sẽ cứu giúp, chúng ta chỉ là nghe theo mệnh trời mà thôi” Dừng lại một lúc lâu, bà hỏi: “Thứ lỗi cho cái tính hiếu kì của bà già này, nhưng ta muốn hỏi có chuyện gì xảy ra với phu nhân vậy? Nếu không đêm hôm khuya khoắt lại chẳng ai trốn trong rừng làm gì cả.”

“Cháu cũng chẳng phải phu nhân gì, cháu vốn là nô tì trong phủ An Sinh Vương, vì bị đuổi giết nên mới lưu lạc đến bước đường này mà thôi”

“Phủ An Sinh? Là phủ của Trần Liễu đúng không?” Bà lão ra chiều hiểu biết, gật gù hỏi.

“Bà biết vương gia ư?” Lê Hồng ngạc nhiên nhìn bà lão. Phải nói rằng từ lúc nàng vào phủ Yên Sinh Vương tới giờ, chưa bao giờ nhìn thấy hắn ta quen thân với những kẻ không cùng địa vị.

“Cũng có thể coi là người quen cũ, nhưng sao hắn ta lại đuổi giết cháu?”

Biết được bà lão từng là chỗ thân thuộc với Trần Liễu, Lê Hồng vội vàng kể lại đầu đuôi câu chuyện: “ Chuyện là thế này...”

(1) Thường: Một loại váy dài trong lịch sử Việt Nam, chiều dài từ eo đến mắt cá chân hoặc ngắn hơn một chút ( Lời tác giả)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Truyện rất hay. Về nội dung thì mới có hai chương mình xin phép chưa nói gì. Kể cả cách bạn dùng từ thuần Việt mình cũng xin chưa có ý kiến gì. Vài chương nữa sẽ góp ý sau hì.
Dưới đây là vài lỗi đánh máy:
đầu đầy mồ hô

xoa xoa bung mìn
P/s: Về chữ "Hà cớ gì" thì mình nghĩ bạn nếu xác định theo thuần Việt thì dùng "Vì cớ gì". Theo mình thì "Hà" trong cụm từ này không thuộc cả Hán Việt luôn, nó là một từ Hán dịch sang tiếng Việt mà thôi.
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Đọc rất là hấp dẫn. Cách miêu tả của em rất hay, sống động, chị tưởng tượng rõ được cảnh.
Thay vào đó, chiếc chăn lông thú dày cộm nóng bức đã che đi cái bụng bằng phẳng.
Hihi nói thật đẻ xong một ngày bụng không bằng phẳng được ngay đâu em ạ. Thường thì ai cũng như là còn chửa sáu tháng, cực nhanh thì một hai tuần mới phẳng, chậm thì sáu tháng một năm.
nhưng không thể không công nhận rằng ông trời đã từng ưu ái bà rất nhiều .
Thừa khoảng trống trước dấu chấm.
Đứa trẻ khỏe thật đấy, đẻ non mà lại không yếu ớt như nhiều đứa khác, sau này có phúc lắm đấy.
Sao bà lão biết được là đẻ non vậy em?
 

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Truyện rất hay. Về nội dung thì mới có hai chương mình xin phép chưa nói gì. Kể cả cách bạn dùng từ thuần Việt mình cũng xin chưa có ý kiến gì. Vài chương nữa sẽ góp ý sau hì.
Dưới đây là vài lỗi đánh máy:



P/s: Về chữ "Hà cớ gì" thì mình nghĩ bạn nếu xác định theo thuần Việt thì dùng "Vì cớ gì". Theo mình thì "Hà" trong cụm từ này không thuộc cả Hán Việt luôn, nó là một từ Hán dịch sang tiếng Việt mà thôi.
Lúc mình tra từ điển thì từ "hà cớ gì" nghĩa là "(Khẩu ngữ) vì sao, vì nguyên cớ gì". Với cả ngày nay cũng có khá nhiều người dùng từ này, nghe có vẻ hoa mĩ hơn thì phải.
 

purple.lavend3r

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/10/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Đọc rất là hấp dẫn. Cách miêu tả của em rất hay, sống động, chị tưởng tượng rõ được cảnh.

Hihi nói thật đẻ xong một ngày bụng không bằng phẳng được ngay đâu em ạ. Thường thì ai cũng như là còn chửa sáu tháng, cực nhanh thì một hai tuần mới phẳng, chậm thì sáu tháng một năm.

Thừa khoảng trống trước dấu chấm.

Sao bà lão biết được là đẻ non vậy em?
Em đã sửa bài rồi nhé, cảm ơn chị!
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Lúc mình tra từ điển thì từ "hà cớ gì" nghĩa là "(Khẩu ngữ) vì sao, vì nguyên cớ gì". Với cả ngày nay cũng có khá nhiều người dùng từ này, nghe có vẻ hoa mĩ hơn thì phải.
Theo mình tìm hiểu thì nó vốn chỉ là từ dịch từ tiếng trung sang. Mình thì không thấy nó hoa mĩ ^^. "vì nguyên cớ gì" có mùi Hán Việt hơn nhưng nó lại
thuần Việt hơn. Có thể ngay nay người ta nói "Hà cớ gì" đầy ra nhưng đã chọn con đường thuần Việt thì nên tránh những từ vác từ Trung Quốc sang nói cho hoa mĩ.
Mình góp ý theo cách suy luận và hiểu biết của mình. Mình thì dùng đầy Hán Việt luôn và mình rất thích từ Hán Việt. Nên nếu bạn có dùng nhiều Hán Việt mình vẫn cổ vũ. À chương sau xin tag cái nha/ Mình rất thích truyện đề tài cổ đại.
 
Bên trên