Tình yêu Thuở tích Bình Trâm - Cập nhật - Bắc Trăng

Bắc Trăng

Gà con
Tham gia
23/8/19
Bài viết
2
Gạo
0,0
Thuở tích Bình Trâm
tG3kIkn.png

Sáng tác: Bắc Trăng

Thể loại chính: Truyện dài, làng quê Việt xưa, bối cảnh vua chúa, kì án mỗi tập.

Thể loại phụ: Tình cảm nhẹ nhàng, lãng mạn đậm hữu tình.


Tình trạng sáng tác: Đang viết | Tình trạng đăng: Đang cập nhật

Độ dài: Chưa xác định

Độ tuổi cảnh báo: [T]

Lịch đăng: 1 tuần/2-3 chương.

Độ tuổi cảnh báo: [T]

Giới thiệu:

Bình Trâm, làng quê trăm bề chuyện kể, muôn ngàn tình người.

Thuở có ngài quan về làng thăm viếng người thân, chẳng ngờ gặp bao cảnh trắc trở ở đời. Có nàng Thị Ngọc chặn võng quan dâng bài tố khổ, có đôi anh em thương chị mà chịu cảnh khổ thân. Quan xót thương ngỏ lời giúp đỡ, nào hay phận này định rồi chẳng đứt, tơ duyên nối rồi sao gỡ đứt.

Quan than rằng cớ chi để gặp nàng, để rồi lênh đênh ôm nỗi nhớ ngày đêm. Đời này lắm cuộc gặp hữu ý, nào hay nào ngỡ lại thành chữ duyên.

Lụa là nàng dệt gửi ai, thơ này nàng viết phải chăng gửi ngài?

Mắt người man mác nỗi buồn vì cớ sao? Hay rằng đã động lòng với ai rồi ư?

Quan buồn quan thỏ thẻ rằng: Thuở gặp nàng ở Bình Trâm, tôi tự hỏi đôi mắt nàng sao đều là nỗi hận đời thế kia, sau này tôi lại hỏi, sao giờ đến tôi oán thán thế này?

Mục lục:

Quyển 1:
Án một, tố khổ của nàng Thị Ngọc


Chương 1 | Chương 2 |
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bắc Trăng

Gà con
Tham gia
23/8/19
Bài viết
2
Gạo
0,0
Quyển 1:
Án một, tố khổ của nàng Thị Ngọc

Chương 1

Tiết thời tháng chạp âm ẩm mưa rét chiều nọ, ruộng nương vàng hươm trải dài sau những cánh vườn bao la trước mõm núi tít xa ở dãy trời, rồi từ phương trời mênh mông chim chóc thi nhau bay về tổ ấm đất Phương Nga, mảnh đất màu mỡ của dân vùng tỉnh Nam là mỏ ngọc mỏ ngà của dân nơi đây.

Ông bà Hai Bùi cuốc trên mảnh đất khoai khô của ông Chín Đồng, lão ông nức tiếng có lắm ruộng vườn trên trăm ở trấn Bình Trâm, đồng thời lão cũng sở hữu cả chục buồng chuối trên trăm cân đắt đỏ, xóm này quen gọi lão là bác giàu Chín Đồng. Nhớ sáng nay lão bảo: "Ruộng này đất cứng lại khô khốc đã lâu, vợ chồng bây cuốc nhớ đào cho sát gốc sát rễ, đất mà ẩm tốt hơn ông về thưởng cho nửa ký gạo nếp."

Rồi ông bà cày cuốc từ sáng tinh mơ đến trưa trật đổ nắng chang chang, rồi mồ hôi lấm tấm thấm áo vải, đẫm trán già tóc điểm sương bạc, mắt ướt bụi cay xè, môi tái màu da khô sơ sơ. Bà Hai ngó trời đượm vàng rực, rã họng thở bơ phờ:

"Đất của nhà bác Chín Đồng khô cằn quá ông ạ, cày cả buổi mà chỉ ẩm ương có phân nửa, cuốc vậy mãi đến tối còn chưa xong."

"Gắng thôi biết sao giờ. Lâu lâu bác Chín Đồng mới chơi sang thưởng cho ký gạo nếp, phần này mà mình bỏ thì uổng lắm bà ạ."

Ông xách gàu nước tạt lên bìa đất rồi cầm chiếc cuốc cũ kỹ cày tiếp. Bà Hai thấy vậy thì tức mình bỏ cuốc xuống ra đến đất trống ngồi nghỉ, nhìn bóng lưng gầy guộc của ông, bà nói: "Bộ ông tính cuốc đến mai hả? Rồi sắp nhỏ ở nhà ai lo ai chăm cơm nước? Thằng ba Cẩu đi đâu hai ngày nay không thấy mặt mũi, còn nhỏ dâu út đỏng đảnh biết điệu ngựa là chính làm gì chịu chăm lũ nhỏ."

"Có ký gạo nếp mà ông tính bán mạng luôn à, cuốc nguyên ngày đã mệt đến ná thở, nay còn cuốc đèn sáng đêm sức nào mà chịu cho nỗi. Ông là đàn ông thì còn chịu được chứ tôi là phận đàn bà thì sao làm lại?"

"Hơn năm nay tụi nhỏ có được ăn gạo nếp đâu bà... Thôi thì bà không làm thì để tôi, nếu làm không nỗi nữa thì tôi xin bác Chín phát nửa bọc cũng được."

"Vậy ông làm đi. Tôi về nấu cơm sẵn tiện xem tụi nhỏ ở nhà sao rồi, lát nữa tôi đem cơm qua cho ông luôn thể."

Nhà ông bà Hai nằm cuối ngõ đường Ba, nhà ngói lớp tranh có ba buồng san sát, vườn trước và vườn sau trồng đầy bộn rau dưa, cổng nhà thì dựng bằng hàng tre xanh úa màu, nối chặt bằng sợi dây thừng chắt bền. Sau nhà là bể rừng thênh thang tươi tốt, trên cao nữa là bóng sườn đồi xa xôi rọi ánh màu bạc xuống mảnh đất lát đát đá cuội. Xung quanh là vài ngôi nhà san sát nhau cùng là lớp lá tranh cùng là vườn nhỏ ắt rau xanh, có tiếng nô đùa của trẻ con văng vẳng, có tiếng ru hò của các cô chị ngoài bờ suối mát biếc.

Men theo lối đi gập ghềnh lát đá nhỏ đá to, bà Hai cầm chiếc giỏ đựng đầy rau dại đã hái bên đường vừa rồi về nhà. Cổng nhà mở toang, có tiếng khóc inh ỏi truyền ra, bà hốt hoảng chạy vào nhà xem. Nhà có bảy đứa cháu, bốn gái ba trai, bên là cháu nội bên là cháu ngoại, đông đúc nhà cửa mà cũng đỗi ồn ào.

Cháu gái nhỏ tên Hồng Mai đang ngồi bệt trên đất khóc nức nở, chị Hồng Mai là bé Hồng Lan thì la toáng giành giật chiếc gối mềm màu xanh với bé Nam. Bé Thành thì đừng đằng sau em trai cố sức kéo bé ra, Thị Ngọc giận dữ cầm đôi đũa đánh vào tay em gái Hồng Mai, vừa ra sức đánh vừa quát mắng: "Suốt ngày kiếm chuyện với anh, suốt ngày gây rối, hôm nay phải đánh cho em bỏ cái tật xấu này!"

"Chị..." Hồng Mai la thật to thấy bà về thì khóc càng lớn: "Nội ơi! Chị đánh con!"

"Trời ơi! Con làm gì vậy Ngọc!" Bà Hai chạy nhanh vào ôm lấy cháu gái, tay run run ném chiếc đũa sang bên.

"Em nhỏ nó làm gì mà con đánh em như thế! Con là chị mà!"

Thị Ngọc đứng dậy kéo em trai Nam và Thành ra sau lưng mình, nhìn Hồng Mai bằng đôi mắt trợn trừng điên tiết: "Nó đòi lấy gối ôm của Cu Nam, Nam không cho thì nó nhào tới giành, giành không lại thì đòi đánh người ta..."

"Trời ạ, có cái gối ôm mà tụi con cũng giành với em nhỏ là sao, nhường cho nó chút tụi con có mất mát gì đâu!"

"Đó là gối ôm của em con!"

Nhìn ngoại vỗ về Hồng Mai còn dịu dàng lau nước mắt cho bé, Thị Ngọc run run dằn mạnh từng chữ.

Tiếng Ngọc la rõ to, bà Hai trắng mặt mắng: "La gì mà la, cậu mợ con mà về là đánh sưng da đấy."

Mắt bé Nam ươn ướt nước mắt, đôi tay run lẩy bẩy ôm lấy chiếc gối, bé Thành ôm lấy em trai, nhỏ giọng an ủi. Ngọc vừa tủi vừa tức, chân tay buốt lạnh không còn sức.

"Vậy đợi cậu mợ về đi." Nói rồi Ngọc dắt hai em trai đi một hơi ra sau bếp.

"Thôi nội thương."

Hồng Mai thút thít mũi, mắt đỏ hoe méc: "Nội nhớ la chị Ngọc và anh Nam nha, họ hư lắm."

"Ừ, nội biết rồi, lát nữa nội la chị với anh."

"Hai xem này, nó bấu tay út quá trời xướt da luôn."

Trên cánh tay bé đều là dấu xướt dài ngắn do ngón tay bấu vào, rỉ máu đỏ tróc cả da trắng. Ngọc vén tay áo bé lên nhìn kỹ, tiếng nấc nghẹn tắc giữa cổ họng không sao thốt vẹn thành lời.

"Sau này đừng có lấy gì cho nhỏ Mai thấy nữa, mất công nó lại đòi." Mắt nàng cay cay, con nhỏ mới tí tuổi đầu đã học tính láo toét thích châm chọc anh chị trong nhà, miệng mồm to rõ chuyên dặm bạ dựng chuyện. Tội Cu Nam tính nóng nhịn không được nên mới đo co nói lý, nhỏ nó không nghe còn ngang ngược đánh lại, mấy roi đũa gửi nhỏ còn quá nhẹ, đáng lẽ dùng roi quất mới hả dạ lòng nàng.

Bé Thành lấy khăn lau mặt em Nam, mắt buồn tủi tủi: "Tía với bu mà còn thì không có chuyện Cu Nam bị ấm ức thế này đâu, chị em mình cũng không cần phải chen chúc trong cái xó bếp nhỏ xó xỉnh này. Bu tía đi chi sớm để ba chị em mình chịu khổ chịu cực."

Mũi Ngọc xót xót, cổ họng chua chua, nàng nhớ tía bu lắm, hồi đó ông bà cưng chị em nàng nhất nhà, đồ đẹp mặc không xuể, ba bữa cơm canh thịt rau không thiếu, tối đến ủ trong chăn mềm nệm ấm, buồn thì có bu an ủi vỗ về, tía thì hay dẫn chị em đi chơi dạo quanh chợ trấn chợ thôn, nhớ tới là vui lắm mà không hiểu sao nước mắt cứ rơi mãi.

Nàng lau nước mắt trên má, sụt sịt bảo: "Không còn tía bu thì hai cu còn còn hai mà. Hai thương hai bảo vệ cu, không để ai ăn hiếp hai cu đâu."

"Cu ba cũng thương hai mà, nhưng ba sợ cậu mợ giận lắm." Bé Thành lo lắng nhìn ra sân, môi tái bệch: "Bà mợ bả ác hơn gì nữa, hổm ba mắng nhỏ Mai vài câu thì bả ghi thù tận mấy ngày, canh me cậu út với ông ngoại ra đồng làm là lại bắt ba khiêng đống củi múc cả đống gàu nước giếng. Ba tủi thân lắm nhưng không dám kể."

"Có ngày hai dìm chết bả!" Ngọc run giọng, sống lưng nhức nhối, ngực phập phồng ém cơn tức sôi sục.

Tía bú có vài mẫu ruộng riêng và hai miếng đất lớn trên trấn, đó là tiền của là mồ hôi nước mắt tía bú bỏ ra sau ngần ấy năm trời nuôi chị em nàng, bao công sức bao nỗi vất vả làm lụm ngày đêm thế mà lúc ông bà ra đi lại bị cướp trắng trợn không thương tiếc. Mỗi lần nhớ tới là nàng lại căm thù tận xương, cảnh tượng nhà cửa bị bán, ruộng nhà đất đai đem cho không người khác như thọt sâu vào mắt nàng, đau đến ê ẩm, đau đến tắt hơi.

Cu Nam buồn ra mặt rã rượi không còn tinh thần gì cả, cu nhớ tía bu với cả nội nữa, họ thương và cưng cu lắm, nhưng giờ chỉ có hai với ba là thương cu thôi. Cu khuyên hai đừng buồn nữa, đợi út và ba lớn hơn chút thì tìm việc phụ hai, dành dụm chút vốn thì chị em cu dọn ra ngoài sống, khỏi phải chung nhà cậu mợ chi cho cực.

"Ừ, hai biết rồi. Ba với út gắng đi học cho giỏi thì người ta mới nể mình, chứ đừng thất học người ta khinh người rẻ vào mặt."

"Ba với út biết rồi ạ."

Ngọc bảo hai đứa qua nhà bà Tám Thanh chơi với bé Thu và bé Thộm rồi chiều chiều hẵng về, tránh gặp bà mợ nghe mấy lời xỉa xói móc mỉa từ miệng bả. Nàng ra giếng vốc nước rửa mặt, tiếp đó đi nhổ củ dưa trắng, hái chút rau muống già, vừa về bếp thì thấy ngoại đang chụm củi châm lò, khói bóc nghi ngút ra tận ngoài sân, mùi than mùi củi mùi lửa liu riu xông vào mũi, vừa nghèn nghẹn vừa oi bức khó chịu. Ngọc đặt giỏ rau xuống bàn, im thin thít đi thẳng ra cổng sau bếp múc tô nước sạch rửa rau. Ngoại ngoái đầu nhìn rồi nhỏ nhẹ gọi lại đây, giọng ngoại buồn buồn than thở đủ chuyện, kể cái hồi tía bu Ngọc còn sống họ hiền lành tốt bụng ra sao rồi bụng dạ nhân hậu thế nào, bà huyên thuyên không hết, nói mãi nói hoài. Ngọc chẳng nói chẳng rằng ngồi cạnh nghe, mặt nàng lạnh tanh, mắt hời hợt chòng chọc nhìn lửa vàng ánh đỏ rì rì trong lò.

Ngoại nói ngoại kể nghe sao mà hay thế, hồi bu còn sống ngoại mắng ngoại chửi có kiêng nể ai, ngoại đổ bệnh là bu bỏ tiền chăm lo thuốc thang rồi đến đám cậu út cậu tư cũng là bu lo toan vun vén từng chút một. Đến khi bu bệnh thì có ai đoái hoài, tiền mượn bu thì chẳng chịu trả, nói ra thì bảo chị em một nhà mà tính toán cái chi cho người ta cười khinh.

Ngoại than ôi than trời, mắt già ướm lệ, giọng nghẹn ngào nói trong tiếng nấc tủi cực. Ngoại nói bà thương chị em Ngọc lắm, đứa lớn mười tuổi còn bập bẹ vào đời, thân là con gái yếu ớt mai sau vất vả không tưởng, hai cu em đứa thì tám đứa thì sáu tuổi, nhỏ dại lại khù khờ không ai chăm nom thì tội cu. Nhà ngoại nghèo có của gì đâu mà để cho cháu cho con, bởi mới gắng làm đủ việc kiếm tiền khi còn sức khỏe chứ đến ngày tóc bạc trắng, tay chân ốm yếu, lực đâu lòng đâu mà gánh nổi cái nhà này nữa.

Trưa đó cậu mợ út từ thôn trên về, trên tay xách theo một giỏ mận đỏ mọng và bao thóc mới mua. Mợ út đi kiếm con gái nhỏ hỏi ra mới hay chị thằng cu Nam đánh con mình đỏ hết cả bàn tay, bả giận lắm, xắn tay áo rồi xắn ống quần, điệu bộ xồng xộc quanh nhà tìm roi tìm cây. Bà Hai nóng nảy chạy ra giật roi vọt trên tay nhỏ dâu, hết mắng nhiếc lại chỉ thẳng vào mặt dâu răn đe.

"Mày dữ mồm dữ miệng cho ai xem! Mày đánh nó không sợ chị ba mày hiện hồn về ám mày à! Cái đức cái phẩm đàn bà sao mày không học lại nó học cái thói đỏng đảnh mất nết như thế. Phận làm dâu thì hầu tía bu mày cho sao tròn đạo, phận làm mợ dì thì phải vẹn toàn chữ chăm chữ lo cho cháu con trong nhà. Chứ ai như mày, mặt mày ác ôn miệng lưỡi thất đức!"

Mợ bật khóc nức nở, tóc tai rối ren bết hết lên má gầy, mợ tủi mợ tức chẳng sao nói thành lời, ông chồng trong nhà nghe rõ rành rành ấy thế mà không chịu đi ra giúp mợ, còn trơ mắt nghe bu mắng mợ như chửi con ở con hầu thấp hèn. Mợ điên tiết đạp gãy nhánh củi rả dưới chân, chạy thẳng một mạch vào buồng.

Bé Hồng Mai nghe tiếng cãi vã của nội với bu thì khóc toáng cả lên, cậu út ôm bé dỗ dành, bảo thương thương bé nhiều rồi mận mua về đều cho Mai. Hồng Lan thì đi chơi với xóm bạn ngoài đồng rồi, bu nó ra gọi mấy lần mà nó lì lợm không chịu, đang ôm cục tức lưng lửng giữa họng lại thêm cảnh con nó hỗn hào không nghe lời như thêm dầu vào lửa càng làm bu nó nổi điên. Roi to bằng nhánh cây liên tiếp nện mấy phát vào mông con nhỏ cho bỏ cái tật chơi gan lì gan to với bu nó.

Trở lại nhà bà Hai, cậu út đưa Ngọc vài quả mận, bảo ăn còn dư thì để dành cho cu Thành và cu Nam, nếu ăn không đủ thì nói với cậu, cậu đưa qua thêm. Ngọc nói dạ nói thưa với cậu rồi dè dặt nhận mấy quả mận to, nàng ăn một quả, chừa lại bốn quả cho hai em.

Cậu khuyên Ngọc đừng nghĩ nhiều mấy lời mợ nói, mợ ác mồm vậy thôi chứ lòng dạ mợ hiền lành lắm, mợ không thương chị em Ngọc thì đâu đưa rước hai cu nhỏ đi học xa. Ngọc nói dạ mà đầu cứ cúi thấp, nghĩ thầm vợ cậu thì cậu bênh thôi, phận cháu sao dám bẻ lý.

Hôm nay ngoại làm món canh chua rau muống ướp tỏi mùi, cá ngừ chiên giấm đường, rau sống chấm nước mỡ khìa. Ngoại bới cơm, múc canh, gắp đồ ăn ra đĩa rồi lấy khăn đậy lại giỏ, trước lúc đi bà lườm nguýt dâu út, dặn rằng: "Dọn cơm cho thằng thằng tư ăn đi, xong rồi thì rửa chén dọn dẹp lại bếp núc. Bu về mà thấy nhà cửa chưa sạch thì biết tay bu."

"Nhằn rồi ngừ, chán chết đi được. Bu chỉ biết đày đọa tôi là giỏi."

Mợ than trách với chồng cơ mà cậu nào chịu nghe, còn giở giọng chê mợ lười, nói mợ chỉ biết ăn diện là giỏi, việc nhà toàn đùn đẩy cho bu hỏi sao mà bu không giận. Mợ ôm bụng tức không sao dịu nỗi, chồng với chả con có nhờ vả được chi, lo cho tía bu đã cực như trâu cáy ruộng nay lại phải hầu chồng chăm con nhỏ, làm đến mệt rã họng bơ phờ mặt mày mà có ai thấu lòng mợ.

"Cậu nói sao mà hay thế, cái thuở tôi mới về làm dâu thì bu cậu nói ngọt nói thương, bảo làm dâu bu sướng thân lắm, công việc nhẹ nhàng lại được ăn mặc đầy đủ không thiếu thốn chi, hồi đó tôi khờ tôi dại nên tin lời bu nói. Giờ ấy hả sáng mắt ra rồi, mới nửa năm thôi mà bu đã hành hạ tôi tàn tạ như gái già ba mươi, da dẻ nhăn nheo vàng gọt, tóc tai bù xù bù loa, quần áo chỗ thì rách chỗ thì vá. Cái sướng mà bu nói hóa ra là thế này!"

Cậu giật mình dặn mợ nói nhỏ thôi, bé Mai đang ngủ lỡ mà con nhỏ tỉnh giấc nghe thấy thì kẻo lại học với tía bu, lúc đó mợ càng cực hơn. Mợ hậm hực trách: "Nhà có hai đứa nhỏ vốn đã cực đã khổ lắm rồi, giờ còn phải nuôi thêm ba đứa lớn nữa, sức đâu tiền đâu mà chi nỗi!"

Cậu giận dữ trừng lớn con mắt lườm mợ: "Nó là con của ba, vợ chồng ba đi rồi thì tôi đương nhiên phải chăm lo cho tụi nhỏ rồi. Cô làm mợ thì hãy làm sao cho tròn dáng đi, cái miệng suốt ngày lia chia xỏ xiên, tụi nhỏ nghe nó cười thối vào mặt."

Sau khuôn cửa buồng, Ngọc rón rén dòm vào trong nghe cậu và mợ nói chuyện, giọng cậu dịu dịu giọng mợ lại nóng như lửa. Nàng lấy làm lạ mà sinh nghi, trước ngày bu từ trần bu có đưa cho ngoại một túi bạc lớn gửi bà chăm lo cho ba chị em nàng, với số đó cũng đủ cho chị em nàng dùng đến lớn. Cớ sao mợ bảo không đủ tiền chi lo?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên