Tôi nghe nói Lolita rất hay và rất khó đọc. Tôi lại nghe nói Tiếng Cười Trong Bóng Tối (sau đây sẽ viết tắt là Cười cho gọn nhé) dễ đọc hơn, cũng là giọng văn và thủ pháp truyền tải thách đố của một nhà văn Nga kinh điển.
Thế là tôi tránh nặng tìm nhẹ, đọc cái gì dễ trước tiên, khó tính sau, hoặc khó quá bỏ luôn. Rốt cuộc thì tôi cũng đọc xong cuốn sách không phải dài, nhưng quá làm mệt.
Đầu tiên là cái sự "khó hiểu" của truyện. Tôi thấy cũng không có gì khó hiểu lắm. Những gì do con người tạo ra, có thể rất phức tạp, có thể vô cùng đơn giản. Vì chính con người còn không biết mình đơn giản hay phức tạp mà. Tôi là người đọc chuộng tình tiết, chuộng nhân vật độc đáo, đề cao những yếu tố này trên các yếu tố khác như thủ pháp nghệ thuật, chơi chữ chơi nghĩa. Và xét ở tiêu chí đó của tôi, thì Cười không phải một tác phẩm xuất sắc gì. Nửa đầu truyện tẻ nhạt, thất vọng, buồn chán. Mọi thứ chỉ khá hơn khi nhân vật được đưa vào đúng vở kịch rối beng của tác giả. Và có lẽ tác giả là một người của thời đại trước, khi mà đề tài ông nhắc đến hãy còn kiêng dè, khác hẳn thời đại tôi đang sống này đây. Câu chuyện của truyện là câu chuyện bình thường nhan nhản khắp mọi nơi chung quanh tôi, được tác giả thuật lại bằng cây bút đẹp đẽ của mình, dưới con mắt thấu cảm thế thái của ông.
Nhân vật chính, Bruno Krechmar, một người có tuổi có tên lẫn có tiền, mẫu mực trong xã hội. Nhưng vẫn là mẫu nhân vật ta hay thấy, những con người mẫu mực luôn tự chán ngấy và bế tắc vì sự mẫu mực của mình. Ai bắt ép họ làm như vậy nhỉ, để rồi vịn vào đó làm cái cớ sa ngã. Krechmar hiện lên đúng với ý đồ tác giả, một lão già bất lực nhưng trái tim vẫn còn đập mạnh vì cái đẹp (hay gái đẹp). Sự tầm thường của ông ta chính là ở chỗ ông ta có đủ đầy điều kiện để điều khiển thứ mình yêu thích thì trái lại ông ta luôn ở chiếu dưới, luôn là vai trò bị điều khiển, cứ như làm vua riết chán ngoắc thái giám vô chơi trò đổi vai. Sự tầm thường của Krechmar thể hiện rõ nhất ở đoạn ông ta sợ phải đến đám tang đứa con vì sợ hãi với cái viễn cảnh sống hết đời (ông ta còn muốn sống bao nhiêu năm nữa đây) với người vợ bị chê là già và nhợt nhạt sức sống. Sự yếu đuối của Krechmar thì bộc lộ rõ ở việc nắm chắc khẩu brawning như cứu cánh cuối cùng của cuộc đời. Tôi buộc lòng phải hỏi rằng, đam mê lẫn thù hận của ông nông toẹt như thế thôi sao?
Magda là mẫu cô nàng đầm đỏ nhan nhác và bình thường hết sức. Có lẽ vì tôi không phải phái nam chăng, nên tôi không tìm ra được sức hút của Magda hiện lên dưới ngòi bút tác giả (nhưng vẫn có thiếu gì nhân vật nữ làm tôi phải thốt lên 'mình còn yêu huống chi đàn ông'). Mô phạm, dễ đoán, nông cạn, đó là những suy nghĩ của tôi dành cho Magda. Tuổi thơ trong gia đình không êm ấm, nổi loạn, bỏ nhà đi bụi, mộng làm minh tinh (mà không có năng khiếu diễn xuất nữa chứ), có nhan sắc, yêu đương buông thả, nhu cầu cao với vật chất và những thứ hào nhoáng. Trong con người này, từ đầu chí cuối không bật lên một nét độc đáo nào khiến tôi phải tin Krechmar bị sét đánh và đến kẻ trăng hoa lập dị như Gorn cũng phải bỏ trốn cô ta vì sợ càng lún càng sâu. Vả chăng tôi đành như Gorn, tin rằng cô ta có cái mùi lạ, có cấu tạo cơ thể thuộc lại huyền thoại, thứ khí chất ở phụ nữ rất cuốn hút đàn ông. Rốt cuộc thì cô ta không bị trừng phạt gì cả. Đúng thôi, vì cô ta chỉ sống và đòi hỏi đúng với con người của cô ta. Người ta say cô thì cô được ban cho cái quyền đòi.
Gorn, một tên họa sĩ biếm họa đểu cáng. Hắn là nhân vật tôi không tài nào ưa được nhưng cũng thấy cực kì thú vị. Đọc truyện, tôi thực sự trông đợi vào hắn khuấy động mạch truyện nhàm chán. Hắn sống theo kiểu bỡn cợt cuộc đời. Và, chúng ta đều biết, cuộc đời không dễ bỡn, sẽ vả vào mặt những kẻ như thế bất cứ lúc nào. Chỉ là, trong phạm vi tác phẩm Cười, tôi chưa được chứng kiến điều đó. Tương phản và đối trọng với Magda. Nếu cô ả hút trai thì mẫu người như Gorn khá hút gái. Cả hai đúng là một cặp dành cho nhau và mang cái sự đểu của mình đi lòe khắp thiên hạ. Và chỉ những ai được sống quá tốt, quá mẫu mực, sẽ không lường được kiểu người như họ. Đó là xã hội châu Âu kiểu mẫu. Bằng chứng là Gorn khó sống ở Mỹ, tiền chảy vào túi hắn rồi lại chảy đi, về lâu dài hắn sẽ bế mạc cuộc đời ở một căn nhà trọ xó xỉnh nào đó thôi. Đó cũng là tình tiết cho thấy, cuộc đời không dễ cho hắn giỡn mặt.
Gorn đã đưa ra một định nghĩa thú vị và xác đáng về tranh biếm họa:
"Những bức biếm họa buồn cười nhất chính là những bức tranh dựa trên mối tương phản giữa sự độc ác tinh tế phía bên này và sự cả tin ngốc nghếch phía bên kia."
Nhưng con người có khả năng điều chỉnh bản thân để đứng ở bên này hay bên kia. Krechmar lựa chọn sai nên phải trở thành bức biếm họa cho Gorn. Trong khi, Krechmar có mọi thứ để biến Gorn và Magda thành bức biếm họa cho mình.
Tôi nghĩ, tiếng cười trong bóng tối này là một tiếng cười khảy, chứ không phải một tiếng cười chói tai xé toạc bóng tối. Vì vậy, tôi mạn phép dành một tiếng cười nhẹ y như vậy cho cảm nhận truyện khi tôi khép những dòng cuối của tác phẩm lại.
Qua Tiếng Cười Trong Bóng Tối, tôi nghĩ trình độ mình đọc Lolita chắc cũng không mấy xoắn não, vấn đề là thích hay không một tác phẩm như thế mà thôi.
Thế là tôi tránh nặng tìm nhẹ, đọc cái gì dễ trước tiên, khó tính sau, hoặc khó quá bỏ luôn. Rốt cuộc thì tôi cũng đọc xong cuốn sách không phải dài, nhưng quá làm mệt.
Đầu tiên là cái sự "khó hiểu" của truyện. Tôi thấy cũng không có gì khó hiểu lắm. Những gì do con người tạo ra, có thể rất phức tạp, có thể vô cùng đơn giản. Vì chính con người còn không biết mình đơn giản hay phức tạp mà. Tôi là người đọc chuộng tình tiết, chuộng nhân vật độc đáo, đề cao những yếu tố này trên các yếu tố khác như thủ pháp nghệ thuật, chơi chữ chơi nghĩa. Và xét ở tiêu chí đó của tôi, thì Cười không phải một tác phẩm xuất sắc gì. Nửa đầu truyện tẻ nhạt, thất vọng, buồn chán. Mọi thứ chỉ khá hơn khi nhân vật được đưa vào đúng vở kịch rối beng của tác giả. Và có lẽ tác giả là một người của thời đại trước, khi mà đề tài ông nhắc đến hãy còn kiêng dè, khác hẳn thời đại tôi đang sống này đây. Câu chuyện của truyện là câu chuyện bình thường nhan nhản khắp mọi nơi chung quanh tôi, được tác giả thuật lại bằng cây bút đẹp đẽ của mình, dưới con mắt thấu cảm thế thái của ông.
Nhân vật chính, Bruno Krechmar, một người có tuổi có tên lẫn có tiền, mẫu mực trong xã hội. Nhưng vẫn là mẫu nhân vật ta hay thấy, những con người mẫu mực luôn tự chán ngấy và bế tắc vì sự mẫu mực của mình. Ai bắt ép họ làm như vậy nhỉ, để rồi vịn vào đó làm cái cớ sa ngã. Krechmar hiện lên đúng với ý đồ tác giả, một lão già bất lực nhưng trái tim vẫn còn đập mạnh vì cái đẹp (hay gái đẹp). Sự tầm thường của ông ta chính là ở chỗ ông ta có đủ đầy điều kiện để điều khiển thứ mình yêu thích thì trái lại ông ta luôn ở chiếu dưới, luôn là vai trò bị điều khiển, cứ như làm vua riết chán ngoắc thái giám vô chơi trò đổi vai. Sự tầm thường của Krechmar thể hiện rõ nhất ở đoạn ông ta sợ phải đến đám tang đứa con vì sợ hãi với cái viễn cảnh sống hết đời (ông ta còn muốn sống bao nhiêu năm nữa đây) với người vợ bị chê là già và nhợt nhạt sức sống. Sự yếu đuối của Krechmar thì bộc lộ rõ ở việc nắm chắc khẩu brawning như cứu cánh cuối cùng của cuộc đời. Tôi buộc lòng phải hỏi rằng, đam mê lẫn thù hận của ông nông toẹt như thế thôi sao?
Magda là mẫu cô nàng đầm đỏ nhan nhác và bình thường hết sức. Có lẽ vì tôi không phải phái nam chăng, nên tôi không tìm ra được sức hút của Magda hiện lên dưới ngòi bút tác giả (nhưng vẫn có thiếu gì nhân vật nữ làm tôi phải thốt lên 'mình còn yêu huống chi đàn ông'). Mô phạm, dễ đoán, nông cạn, đó là những suy nghĩ của tôi dành cho Magda. Tuổi thơ trong gia đình không êm ấm, nổi loạn, bỏ nhà đi bụi, mộng làm minh tinh (mà không có năng khiếu diễn xuất nữa chứ), có nhan sắc, yêu đương buông thả, nhu cầu cao với vật chất và những thứ hào nhoáng. Trong con người này, từ đầu chí cuối không bật lên một nét độc đáo nào khiến tôi phải tin Krechmar bị sét đánh và đến kẻ trăng hoa lập dị như Gorn cũng phải bỏ trốn cô ta vì sợ càng lún càng sâu. Vả chăng tôi đành như Gorn, tin rằng cô ta có cái mùi lạ, có cấu tạo cơ thể thuộc lại huyền thoại, thứ khí chất ở phụ nữ rất cuốn hút đàn ông. Rốt cuộc thì cô ta không bị trừng phạt gì cả. Đúng thôi, vì cô ta chỉ sống và đòi hỏi đúng với con người của cô ta. Người ta say cô thì cô được ban cho cái quyền đòi.
Gorn, một tên họa sĩ biếm họa đểu cáng. Hắn là nhân vật tôi không tài nào ưa được nhưng cũng thấy cực kì thú vị. Đọc truyện, tôi thực sự trông đợi vào hắn khuấy động mạch truyện nhàm chán. Hắn sống theo kiểu bỡn cợt cuộc đời. Và, chúng ta đều biết, cuộc đời không dễ bỡn, sẽ vả vào mặt những kẻ như thế bất cứ lúc nào. Chỉ là, trong phạm vi tác phẩm Cười, tôi chưa được chứng kiến điều đó. Tương phản và đối trọng với Magda. Nếu cô ả hút trai thì mẫu người như Gorn khá hút gái. Cả hai đúng là một cặp dành cho nhau và mang cái sự đểu của mình đi lòe khắp thiên hạ. Và chỉ những ai được sống quá tốt, quá mẫu mực, sẽ không lường được kiểu người như họ. Đó là xã hội châu Âu kiểu mẫu. Bằng chứng là Gorn khó sống ở Mỹ, tiền chảy vào túi hắn rồi lại chảy đi, về lâu dài hắn sẽ bế mạc cuộc đời ở một căn nhà trọ xó xỉnh nào đó thôi. Đó cũng là tình tiết cho thấy, cuộc đời không dễ cho hắn giỡn mặt.
Gorn đã đưa ra một định nghĩa thú vị và xác đáng về tranh biếm họa:
"Những bức biếm họa buồn cười nhất chính là những bức tranh dựa trên mối tương phản giữa sự độc ác tinh tế phía bên này và sự cả tin ngốc nghếch phía bên kia."
Nhưng con người có khả năng điều chỉnh bản thân để đứng ở bên này hay bên kia. Krechmar lựa chọn sai nên phải trở thành bức biếm họa cho Gorn. Trong khi, Krechmar có mọi thứ để biến Gorn và Magda thành bức biếm họa cho mình.
Tôi nghĩ, tiếng cười trong bóng tối này là một tiếng cười khảy, chứ không phải một tiếng cười chói tai xé toạc bóng tối. Vì vậy, tôi mạn phép dành một tiếng cười nhẹ y như vậy cho cảm nhận truyện khi tôi khép những dòng cuối của tác phẩm lại.
Qua Tiếng Cười Trong Bóng Tối, tôi nghĩ trình độ mình đọc Lolita chắc cũng không mấy xoắn não, vấn đề là thích hay không một tác phẩm như thế mà thôi.