Mùa khô năm 1977-1978, trung đoàn chúng tôi rời Nông trường trồng bông ở Bắc Bình, Thuận hải về đứng chân tại căn cứ Phượng Hoàng thuộc Đắc Tô, Tân Cảnh, tỉnh Kon Tum để chuẩn bị nhận nhiêm vụ mới.
Doanh trại vừa làm xong, đầu năm 1977, đơn vị được tiếp nhận một đợt tân binh. Lần này là lính miền Nam, người Bình Định. Tất cả chúng nó đều là con em nông dân, đa phần nhà nghèo và không một ai có người trong gia đình liên quan gì đến ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ. Quân số đơn vị đông lên trông thấy, chỉ kém thời hành quân từ Nam Lào về miền Nam năm 1974 một ít. Đám tân binh này nhập ngũ xong là bổ sung thẳng vào đơn vị chúng tôi, coi đơn vị chúng tôi như đơn vị huấn luyện luôn. Lính miền Nam nhiều thằng có những cái tên ngồ ngộ. Giọng nói của chúng nó lúc đầu nhiều người nghe không quen, cứ phải hỏi đi, nhắc lại.
Đám tân binh Bình Định, nhiều đứa gia đình rất nghèo. Nói chung đã vào lính, phụ cấp 5 đồng (Khi đó tính theo tiền miền nam thì chỉ được có 4 đồng) chỉ đủ mua vài thứ nhu yếu phẩm lặt vặt, còn lại dôi ra, đợi lúc nào được ra thị trấn thì mua hoặc gửi nhau mua ít thuốc lá và kẹo lạc về nhấm nháp với nhau. Chẳng có ai (kể cả lớp cán bộ như tôi, được phụ cấp gấp đôi chúng nó), chắt bóp dành dụm chút tiền để làm gì. Vậy mà trong đám lính tân binh ở C tôi, vẫn có thằng dành dụm tiết kiệm, chẳng dám mua thêm gì. Đơn vị có gì dùng nấy, không có thì thôi, giống như cảnh lính chúng tôi thời còn chiến tranh.
Có một cậu tân binh tên là Thoan trong trung đội tôi, sống rất khép mình. Nó chỉ tham gia những sinh hoạt và công tác bắt buộc chung, còn thì hầu như không trò chuyện cùng ai, không tham gia các nhóm chè thuốc. Tôi thấy nó chẳng tham gia mua bán gì qua mấy đồng tiền phụ cấp lính ít ỏi. Còn một điều khác lạ nữa là hầu như chủ nhật nào nó cũng biến đi đâu mất, ngoài hai bữa cơm. Đơn vị thấy lạ nên cũng để ý theo dõi xem nó làm gì. Phát hiện đầu tiên của chúng tôi là toàn thấy nó dùng bè bơi sang bên kia sông Pô-cô để vào rừng. Chả biết nó tìm cái gì bên ấy.
Một lần vô tình, lính tráng phát hiện ra có nhiều bó củi cất giấu ở men sông. Toàn những bó củi chắc nịch, loại củi tốt và đồng đều, chứ không phải là loại tạp nham đủ kiểu, cành bé cành to và cả củi gộc như lính ta vẫn sang sông lấy về, khi được phân công đi lấy củi về cho nhà bếp. Đại đội cho anh em đem về xung công. Lúc này, thằng Thoan mới lên tiếng nhận là củi của nó. Thế thì càng tốt chứ sao? Đại đội biểu dương luôn tinh thần công tác ngoài giờ của nó. Thằng Thoan ngồi im nghe, nhưng sau đó nó lên đại đội để báo cáo xin lại số củi ấy. Chẳng phải nó có tinh thần tập thể đột xuất, mà là nó lấy về để gọi đem bán cho dân lấy tiền. Thế là lại sinh chuyện thêm. Các thủ trưởng đại đội bực lắm, đem nó ra kiểm điểm.
Buổi sinh hoạt đại đội kiểm điểm thằng Thoan diễn ra không căng thẳng, mà mang đầy sự tò mò của lính. Thằng Thoan kể, nó đã lấy và bán củi nhiều lần cho những người dân đi ngang qua doanh trại, mỗi lần đến mấy gánh. Mỗi gánh củi được 5 hào, Như vậy qua 4 chủ nhật thì nó cũng kiếm được 4 đồng, bằng với số tiền phụ cấp binh nhì của nó. Hỏi nó cần tiền để làm gì, thì nó không nói. Anh em lính thì chỉ tò mò xem đại đội xử lý ra sao, còn các thủ trưởng đại đội thì thấy tức và bất lực. Tội của nó không thấy xếp vào loại nào trong quy định của quân đội. Nó lại là tính trơn, mới có vài tháng tuổi quân, nên chả biết phạt nó kiểu gì. Về sau, chính trị viên Thành khép nó vào một cái tội khá to sau khi nâng lên quan điểm. Đó là tư tưởng thu vén cá nhân để làm giàu, mang màu sắc tư bản chủ nghĩa. Hình thức kỷ luật là tịch thu hết số củi của nó và chủ nhật nào cũng bắt nó đi kiếm củi cho nhà bếp.
Tôi là cán bộ trực tiếp chỉ huy nó, thấy như thế không ổn. Tôi xin phát biểu:
- Theo tôi, khép tội như thế không đúng. Chúng ta, ai cũng biết chuyện Thạch Sanh - Lý Thông. Ông Thạch Sanh làm nghề đốn củi chuyên nghiệp, làm quanh năm suốt tháng mà có giàu được đâu. Đồng chí Thoan chỉ tranh thủ kiếm củi bằng thời gian nghỉ của mình, thì chắc chắn không thể làm giàu được. Có lẽ có uẩn khúc gì đó, đề nghị đại đội xem xét tìm hiểu lại, rồi kỷ luật sau cũng chưa muộn.
Nhiều cán bộ các B khác và anh em lính tráng đồng tình với ý kiến của tôi. Việc kỷ luật thằng Thoan tạm để lại. Nhưng tiếc rằng, đơn vị không trả lại củi cho nó.
Hơn hai tháng sau, tôi được giao nhiệm vụ tạm giữ quyền chính trị viên phó đại đội. Chức vụ này về chính trị, có nghĩa làm nhiệm vụ động viên để ổn định tư tưởng cho anh em trong đại đội. Tôi vẫn chú ý chuyện của Thoan. Nhiều lúc nghỉ, thấy nó ngồi một chỗ buồn buồn, tôi lại thấy tội tội thế nào ấy. Tôi tìm cách gặp và tỉ tê với nó nhiều lần, cố gắng truyện trò trên tình anh em, để nó khỏi ngại. Dần dần mãi rồi nó mới nói tâm sự riêng. Hóa ra mọi chuyện thật đơn giản.
Chả là nhà cu cậu rất nghèo. Bố mất sớm, chỉ còn có mẹ và nó, cùng cô em gái. Trước khi nhập ngũ, nó đã hứa kiếm tiền mua cho mẹ nó một con lợn giống, nhưng chưa làm được. Bây giờ vào lính, đóng quân ở Kontum cũng giáp tỉnh Bình Định của nó, nên nó quyết tâm kiếm tiền để mua lợn vào dịp về phép thăm nhà. Nó nghĩ, chắc chỉ trong một năm là được về phép.
Tôi nghe mà thấy thương nó quá. Có một cái gì đó làm tôi hết sức mủi lòng, cay cay mắt. Ước mong của thằng Thoan thật hết sức bình dị, nhưng thật có hiếu và rất cao đẹp. Người có ý nghĩ và hành động như thế không bao giờ có thể là người xấu. Dù tôi cũng chỉ là thằng vô dụng đối với gia đình mình trong nhiều năm qua, nhưng đó là do chiến tranh. Bây giờ tình hình khác rồi, hoàn cảnh thằng Thoan khác tôi. Tôi nghĩ nếu giúp được thằng Thoan, thì nhất định nó sẽ trở thành một thằng lính tốt trong đơn vị. Thế là tôi nói với chính trị viên Thành và bàn với Chi đoàn thanh niên giúp nó. Chúng tôi tổ chức phát động cả đơn vị cùng sang sông Pô-cô kiếm củi vào một ngày chủ nhật, được mấy chục gánh. Đơn vị cho gọi dân ngoài thị trấn vào bán củi. Số tiền thu được cũng kha khá.
Sau này, trong một lần về Bình Định công tác, chính trị viên Thành cho thằng Thoan đi theo và cùng về tận Phù Cát thăm gia đình nó. Số tiền đơn vị giúp đỡ, cộng với tiền dành dụm của thằng Thoan, đủ mua cho mẹ nó một đôi lợn giống đẹp. Mẹ thằng Thoan cảm động lắm, còn nó thì chắc có những giây phút hạnh phúc không thể nào quên.
Sau này tôi ra quân khi Thoan vẫn còn là chiến sĩ. Nhưng tôi tin rằng, cậu ta sẽ trưởng thành và là một người lính tốt của quân đội./.
Doanh trại vừa làm xong, đầu năm 1977, đơn vị được tiếp nhận một đợt tân binh. Lần này là lính miền Nam, người Bình Định. Tất cả chúng nó đều là con em nông dân, đa phần nhà nghèo và không một ai có người trong gia đình liên quan gì đến ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ. Quân số đơn vị đông lên trông thấy, chỉ kém thời hành quân từ Nam Lào về miền Nam năm 1974 một ít. Đám tân binh này nhập ngũ xong là bổ sung thẳng vào đơn vị chúng tôi, coi đơn vị chúng tôi như đơn vị huấn luyện luôn. Lính miền Nam nhiều thằng có những cái tên ngồ ngộ. Giọng nói của chúng nó lúc đầu nhiều người nghe không quen, cứ phải hỏi đi, nhắc lại.
Đám tân binh Bình Định, nhiều đứa gia đình rất nghèo. Nói chung đã vào lính, phụ cấp 5 đồng (Khi đó tính theo tiền miền nam thì chỉ được có 4 đồng) chỉ đủ mua vài thứ nhu yếu phẩm lặt vặt, còn lại dôi ra, đợi lúc nào được ra thị trấn thì mua hoặc gửi nhau mua ít thuốc lá và kẹo lạc về nhấm nháp với nhau. Chẳng có ai (kể cả lớp cán bộ như tôi, được phụ cấp gấp đôi chúng nó), chắt bóp dành dụm chút tiền để làm gì. Vậy mà trong đám lính tân binh ở C tôi, vẫn có thằng dành dụm tiết kiệm, chẳng dám mua thêm gì. Đơn vị có gì dùng nấy, không có thì thôi, giống như cảnh lính chúng tôi thời còn chiến tranh.
Có một cậu tân binh tên là Thoan trong trung đội tôi, sống rất khép mình. Nó chỉ tham gia những sinh hoạt và công tác bắt buộc chung, còn thì hầu như không trò chuyện cùng ai, không tham gia các nhóm chè thuốc. Tôi thấy nó chẳng tham gia mua bán gì qua mấy đồng tiền phụ cấp lính ít ỏi. Còn một điều khác lạ nữa là hầu như chủ nhật nào nó cũng biến đi đâu mất, ngoài hai bữa cơm. Đơn vị thấy lạ nên cũng để ý theo dõi xem nó làm gì. Phát hiện đầu tiên của chúng tôi là toàn thấy nó dùng bè bơi sang bên kia sông Pô-cô để vào rừng. Chả biết nó tìm cái gì bên ấy.
Một lần vô tình, lính tráng phát hiện ra có nhiều bó củi cất giấu ở men sông. Toàn những bó củi chắc nịch, loại củi tốt và đồng đều, chứ không phải là loại tạp nham đủ kiểu, cành bé cành to và cả củi gộc như lính ta vẫn sang sông lấy về, khi được phân công đi lấy củi về cho nhà bếp. Đại đội cho anh em đem về xung công. Lúc này, thằng Thoan mới lên tiếng nhận là củi của nó. Thế thì càng tốt chứ sao? Đại đội biểu dương luôn tinh thần công tác ngoài giờ của nó. Thằng Thoan ngồi im nghe, nhưng sau đó nó lên đại đội để báo cáo xin lại số củi ấy. Chẳng phải nó có tinh thần tập thể đột xuất, mà là nó lấy về để gọi đem bán cho dân lấy tiền. Thế là lại sinh chuyện thêm. Các thủ trưởng đại đội bực lắm, đem nó ra kiểm điểm.
Buổi sinh hoạt đại đội kiểm điểm thằng Thoan diễn ra không căng thẳng, mà mang đầy sự tò mò của lính. Thằng Thoan kể, nó đã lấy và bán củi nhiều lần cho những người dân đi ngang qua doanh trại, mỗi lần đến mấy gánh. Mỗi gánh củi được 5 hào, Như vậy qua 4 chủ nhật thì nó cũng kiếm được 4 đồng, bằng với số tiền phụ cấp binh nhì của nó. Hỏi nó cần tiền để làm gì, thì nó không nói. Anh em lính thì chỉ tò mò xem đại đội xử lý ra sao, còn các thủ trưởng đại đội thì thấy tức và bất lực. Tội của nó không thấy xếp vào loại nào trong quy định của quân đội. Nó lại là tính trơn, mới có vài tháng tuổi quân, nên chả biết phạt nó kiểu gì. Về sau, chính trị viên Thành khép nó vào một cái tội khá to sau khi nâng lên quan điểm. Đó là tư tưởng thu vén cá nhân để làm giàu, mang màu sắc tư bản chủ nghĩa. Hình thức kỷ luật là tịch thu hết số củi của nó và chủ nhật nào cũng bắt nó đi kiếm củi cho nhà bếp.
Tôi là cán bộ trực tiếp chỉ huy nó, thấy như thế không ổn. Tôi xin phát biểu:
- Theo tôi, khép tội như thế không đúng. Chúng ta, ai cũng biết chuyện Thạch Sanh - Lý Thông. Ông Thạch Sanh làm nghề đốn củi chuyên nghiệp, làm quanh năm suốt tháng mà có giàu được đâu. Đồng chí Thoan chỉ tranh thủ kiếm củi bằng thời gian nghỉ của mình, thì chắc chắn không thể làm giàu được. Có lẽ có uẩn khúc gì đó, đề nghị đại đội xem xét tìm hiểu lại, rồi kỷ luật sau cũng chưa muộn.
Nhiều cán bộ các B khác và anh em lính tráng đồng tình với ý kiến của tôi. Việc kỷ luật thằng Thoan tạm để lại. Nhưng tiếc rằng, đơn vị không trả lại củi cho nó.
Hơn hai tháng sau, tôi được giao nhiệm vụ tạm giữ quyền chính trị viên phó đại đội. Chức vụ này về chính trị, có nghĩa làm nhiệm vụ động viên để ổn định tư tưởng cho anh em trong đại đội. Tôi vẫn chú ý chuyện của Thoan. Nhiều lúc nghỉ, thấy nó ngồi một chỗ buồn buồn, tôi lại thấy tội tội thế nào ấy. Tôi tìm cách gặp và tỉ tê với nó nhiều lần, cố gắng truyện trò trên tình anh em, để nó khỏi ngại. Dần dần mãi rồi nó mới nói tâm sự riêng. Hóa ra mọi chuyện thật đơn giản.
Chả là nhà cu cậu rất nghèo. Bố mất sớm, chỉ còn có mẹ và nó, cùng cô em gái. Trước khi nhập ngũ, nó đã hứa kiếm tiền mua cho mẹ nó một con lợn giống, nhưng chưa làm được. Bây giờ vào lính, đóng quân ở Kontum cũng giáp tỉnh Bình Định của nó, nên nó quyết tâm kiếm tiền để mua lợn vào dịp về phép thăm nhà. Nó nghĩ, chắc chỉ trong một năm là được về phép.
Tôi nghe mà thấy thương nó quá. Có một cái gì đó làm tôi hết sức mủi lòng, cay cay mắt. Ước mong của thằng Thoan thật hết sức bình dị, nhưng thật có hiếu và rất cao đẹp. Người có ý nghĩ và hành động như thế không bao giờ có thể là người xấu. Dù tôi cũng chỉ là thằng vô dụng đối với gia đình mình trong nhiều năm qua, nhưng đó là do chiến tranh. Bây giờ tình hình khác rồi, hoàn cảnh thằng Thoan khác tôi. Tôi nghĩ nếu giúp được thằng Thoan, thì nhất định nó sẽ trở thành một thằng lính tốt trong đơn vị. Thế là tôi nói với chính trị viên Thành và bàn với Chi đoàn thanh niên giúp nó. Chúng tôi tổ chức phát động cả đơn vị cùng sang sông Pô-cô kiếm củi vào một ngày chủ nhật, được mấy chục gánh. Đơn vị cho gọi dân ngoài thị trấn vào bán củi. Số tiền thu được cũng kha khá.
Sau này, trong một lần về Bình Định công tác, chính trị viên Thành cho thằng Thoan đi theo và cùng về tận Phù Cát thăm gia đình nó. Số tiền đơn vị giúp đỡ, cộng với tiền dành dụm của thằng Thoan, đủ mua cho mẹ nó một đôi lợn giống đẹp. Mẹ thằng Thoan cảm động lắm, còn nó thì chắc có những giây phút hạnh phúc không thể nào quên.
Sau này tôi ra quân khi Thoan vẫn còn là chiến sĩ. Nhưng tôi tin rằng, cậu ta sẽ trưởng thành và là một người lính tốt của quân đội./.