Những người mới học ngoại ngữ nói chung mà đặc biệt là những ai học chuyên về nó, thường có thói quen so sánh tìm hiểu văn hóa lối sống của cái ngôn ngữ mình đang theo học. So sánh từ ngữ, so sánh văn hóa, lối sống vì nó tạo ra ngôn ngữ chung. Cách học này sẽ dễ dàng giúp người học dễ hiểu dễ thực hành và dễ ghi nhớ hơn là chỉ học trên sách vở.
Ngày xưa, tôi cũng từng một thời mê mẩn ngôn ngữ là tiếng Trung, hơi khó xơi. Học ngôn ngữ muốn học nhanh người ta thường học ngôn ngữ bình dân trước tiên. Thú thật là lúc đó những từ học nhanh nhớ nhất là những câu tiếng lóng, những chữ hơi bậy do nghe lỏm của mấy bạn gốc người Hoa cùng lớp. Vậy nên có phần nào tôi có thể hiểu được cái cảm giác mới mẻ, đầy phấn khích của anh Joe khi bắt đầu học một loại ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ về cách viết và cách đọc so với tiếng mẹ đẻ.
Có điều là Dâu được trải nghiệm nhiều điều thực tế hơn. Một chuỗi các bài viết nhỏ được sắp xếp không theo trình tự thời gian của các bài blog 360 của Dâu đã được tập hợp lại trong cuốn sách này.
Một cảm nhận mang chút luồng gió hơi thở mới vào nét văn hóa Việt của một người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và dần bị thấm nhuần văn hóa Việt vào tâm hồn. Đôi khi, con người ta sinh ra và lớn lên với những điều xung quanh, người ta quen với điều đó nên đôi lúc cũng chẳng bận tâm suy nghĩ đến nó như thế nào, tốt hay xấu, ảnh hưởng thế nào đến bản thân, chỉ đơn giản nó đã là một bản năng, một cái gì đó ăn sâu vào tâm thức con người. Ta đã quen với lối suy nghĩ và hành xử như thế, như bao con người đi trước ta đã từng sống và sinh hoạt nên ta không nhận ra nhiều nét riêng biệt mà ta có. Những điều rất Việt làm nên con người Việt.
Mặc dù là mình thích tìm hiểu và so sánh các ngôn ngữ với nhau, nhưng có đôi chút không vui một điều, là một người nước ngoài học về tiếng của ta và nhận ra cái sai mà giới trẻ ngày nay hay mắc phải khi sử dụng ngôn ngữ, trong khi chính mình lại không nhận ra mình đang sử dụng sai hướng ngôn ngữ của chính mình.
Nhận thấy một điều, khi sống ở một môi trường mới, bạn sẽ dần quen với cách thức cuộc sống diễn ra, tự nhiên những điều ấy cũng sẽ ăn sâu vào cách nghĩ của bạn, phản xạ tự nhiên của bạn, có thể ở đâu đó là sai, nhưng ở đây mọi người cùng như thế nên nó là đúng.
Ngẫm thấy tiếng Việt cũng có nhiều điều thú vị hơn mình biết. Có nhiều tiếng địa phương nghe rất êm tai mà cực mùi mẫn tình cảm. Ngày xưa, chỉ vì người lớn bắt học mà đôi khi chẳng hiểu thật sự từ ngữ đó có ý nghĩa gì, nhiều từ mà đến giờ nếu không đọc sách chắc mình cũng chẳng bao giờ biết mà tìm hiểu và sử dụng đến nó.
Ngày xưa, tôi cũng từng một thời mê mẩn ngôn ngữ là tiếng Trung, hơi khó xơi. Học ngôn ngữ muốn học nhanh người ta thường học ngôn ngữ bình dân trước tiên. Thú thật là lúc đó những từ học nhanh nhớ nhất là những câu tiếng lóng, những chữ hơi bậy do nghe lỏm của mấy bạn gốc người Hoa cùng lớp. Vậy nên có phần nào tôi có thể hiểu được cái cảm giác mới mẻ, đầy phấn khích của anh Joe khi bắt đầu học một loại ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ về cách viết và cách đọc so với tiếng mẹ đẻ.
Có điều là Dâu được trải nghiệm nhiều điều thực tế hơn. Một chuỗi các bài viết nhỏ được sắp xếp không theo trình tự thời gian của các bài blog 360 của Dâu đã được tập hợp lại trong cuốn sách này.
Một cảm nhận mang chút luồng gió hơi thở mới vào nét văn hóa Việt của một người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và dần bị thấm nhuần văn hóa Việt vào tâm hồn. Đôi khi, con người ta sinh ra và lớn lên với những điều xung quanh, người ta quen với điều đó nên đôi lúc cũng chẳng bận tâm suy nghĩ đến nó như thế nào, tốt hay xấu, ảnh hưởng thế nào đến bản thân, chỉ đơn giản nó đã là một bản năng, một cái gì đó ăn sâu vào tâm thức con người. Ta đã quen với lối suy nghĩ và hành xử như thế, như bao con người đi trước ta đã từng sống và sinh hoạt nên ta không nhận ra nhiều nét riêng biệt mà ta có. Những điều rất Việt làm nên con người Việt.
Mặc dù là mình thích tìm hiểu và so sánh các ngôn ngữ với nhau, nhưng có đôi chút không vui một điều, là một người nước ngoài học về tiếng của ta và nhận ra cái sai mà giới trẻ ngày nay hay mắc phải khi sử dụng ngôn ngữ, trong khi chính mình lại không nhận ra mình đang sử dụng sai hướng ngôn ngữ của chính mình.
Nhận thấy một điều, khi sống ở một môi trường mới, bạn sẽ dần quen với cách thức cuộc sống diễn ra, tự nhiên những điều ấy cũng sẽ ăn sâu vào cách nghĩ của bạn, phản xạ tự nhiên của bạn, có thể ở đâu đó là sai, nhưng ở đây mọi người cùng như thế nên nó là đúng.
Ngẫm thấy tiếng Việt cũng có nhiều điều thú vị hơn mình biết. Có nhiều tiếng địa phương nghe rất êm tai mà cực mùi mẫn tình cảm. Ngày xưa, chỉ vì người lớn bắt học mà đôi khi chẳng hiểu thật sự từ ngữ đó có ý nghĩa gì, nhiều từ mà đến giờ nếu không đọc sách chắc mình cũng chẳng bao giờ biết mà tìm hiểu và sử dụng đến nó.