Tranh sơn dầu - Cập nhật - Nguyệt Kỳ Di Di

Nguyệt Kỳ Di Di

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/6/17
Bài viết
14
Gạo
0,0
_20170713_001307.JPG

Tranh sơn dầu
Tác giả: Nguyệt Kỳ Di Di
Thể loại: Dã sử Việt Nam

Tình trạng sáng tác: đang sáng tác
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: chưa xác định
Độ dài: chưa xác định
Giới hạn độ tuổi: 13+
Cảnh báo: không


Giới thiệu truyện
Cô là Lý Vũ Tranh, mười bốn tuổi, thích đọc sách nhưng cũng thích rong chơi khắp nơi, tự do tự tại chỉ tiếc... cô là con gái độc nhất của Lý Vũ Nhân. Cha cô là quan nhị phẩm, nổi tiếng là anh minh, liêm chính nhất vùng Bắc Giang nên cô chỉ có thể lâu lâu lại ra ngoài chợ phiên dạo chơi khi cha đi vắng.

Vũ Tranh là mối tình đầu của thái tử Trần Khâm và thái tử Trần Khâm cũng là mối tình đầu của cô. Thái tử thường mặc y phục dân thường ra ngoài chơi nên họ cũng thường gặp nhau, cho đến khi Trần Khâm được lệnh của phụ thân, thái tử buộc phải kết hôn với con gái trưởng của Hưng Đạo vương, mối tình đầu của Trần Khâm và Vũ Tranh trải qua biết bao nhiêu sóng gió cuối cùng cũng không thể tìm lại được nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nguyệt Kỳ Di Di

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/6/17
Bài viết
14
Gạo
0,0
Chương 1: Tôi là một cô gái không mấy hiền dịu

Ngày 11 tháng Giêng năm Thiệu Long thứ mười ba 1272*
Khi những bông hoa mười giờ nở, đó cũng là lúc thiên mệnh bắt đầu.

Những vì sao đưa hương hoa mười vào phòng. Những cánh hoa thơm ngát mùi ánh trăng. Đừng quên tôi, người tôi yêu!
***
Mây trôi trên trời, tôi đưa mắt lơ đễnh nhìn chúng với ánh mắt mệt mỏi của mình.

Ngày Tết vừa qua, tôi vừa no nê với những món bánh mứt của mẹ làm mà lười biếng ngồi trên bậc thềm nhìn trời nhìn mây thay vì học chữ, học thơ, học thêu, học thùa.

"Vũ Tranh, cha em có ở nhà không?"

Là Lý Khánh Thành, anh họ của tôi.

Lý Khánh Thành là một người có tài, vừa đỗ Trạng nguyên được vua cho về trông nom vùng Diễn Châu nhưng anh lại từ chối và xin về làm quan nhỏ ở Bắc Giang để về trợ giúp cho cha tôi trông nom Bắc Giang, vì anh rất yêu vùng đất này - nơi anh sinh ra mà.

"Đợi em một chút, em vào kêu cha." Tôi chạy vào nhà nhưng chợt nhớ mình quên cái gì đó liền ngoảnh mặt lại nói với anh Khánh Thành: "Anh theo em vào đi, nãy giờ cha em chờ anh lâu lắm rồi."

Tôi là Lý Vũ Tranh, con gái của Lý Vũ Nhân và Phương Bính. Mẹ tôi là một phụ nữ rất xinh đẹp, nhưng nhà ngoại tôi trước đây rất nghèo khó, tôi không biết rõ chuyện tình của mẹ tôi với cha tôi thế nào nhưng theo lời của ngoại tôi kể thì tôi được biết: Chuyện tình này rất rất đẹp.

Tôi năm nay được mười bốn tuổi, mẹ và cha không cho tôi lấy chồng sớm, họ định đợi tôi mười tám mới mai mối cho tôi, lúc tôi tròn mười bốn có biết bao nhiêu là bà mai ông mối đến hỏi cưới, cha và mẹ tôi đều lắc đầu. Tôi biết họ yêu thương tôi, tôi cũng không muốn lấy chồng sớm, tôi chỉ thích tự do tự tại, thả diều ở phủ thôi.

Cha tôi là quan nhị phẩm được vua Trần Thánh Tông vô cùng trọng dụng, ông được nhà vua cho canh giữ vùng Bắc Giang.

Tôi thích đi ra ngoài thành chơi, ở đó mỗi ngày đều có phiên chợ, nào là quạt giấy có vẽ tranh bằng sơn dầu rất bắt mắt, rồi còn có ngọc bội, tôi đặc biệt có niềm yêu thích đặc biệt với ngọc bội.

Ngọc bội ban đầu là của nước Trung Hoa, sau đó không biết ai đã mang qua đây và dần dần mọc lên các nghệ nhân và các xưởng làm ngọc bội. Nói là thích ngọc bội chứ tôi chỉ thích có một loại thôi, ngọc bội màu ngọc bích.

Cha tôi thường xuyên phải đi công tác ở vùng biên giới nên tôi mới được mẹ cho ra khỏi phủ chơi, những lần như vậy tôi đều kéo Ngọc Hân theo.

Ngọc Hân là con gái độc nhất của nhà họ Lâm, nàng ta có một diện mạo rất xinh đẹp.

Mắt Ngọc Hân màu gỗ nâu nhưng lại sáng như những vì sao.

Sau khi anh Khánh Thành theo tôi vào phòng sách của cha, tôi đứng bên ngoài kéo cửa lại cho họ được yên tĩnh. Tôi đánh hơi được mùi căng thẳng bên trong căn phòng, vì tò mò nên tôi đứng bên ngoài, nép vào vách nghe trộm cuộc nói chuyện.

"Tình hình ở Gia Lâm** đang rất nghiêm trọng, dân chúng bị hạn hán nặng nề, mùa màng thất thu."

"Ngân sách chúng ta có bao nhiêu?"

Tôi nghe tiếng cha thở dài.

"Con có nhớ mới mấy tháng trước ở Vũ Ninh vừa gặp chuyện y hệt như lần này không?"

"Con nhớ. Không lẽ..." Ngó qua chiếc cửa sáp, tôi thấy được bóng của anh Khánh Thành, anh nâng cốc trà lên uống một ngụm rồi đặt xuống bàn. "Do đợt tiếp ứng ở Vũ Ninh mà ngân sách chúng ta đã cạn kiệt?"

Tôi lại nghe tiếng cha thở dài.

"Đúng vậy."

Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả.

Căng hai mắt mình dưới chiếc đèn dầu ánh sáng mập mờ để đọc sách khiến mắt tôi hơi mỏi.


Đêm cứ dần dần trôi qua như thế...


Sáng hôm sau, cha tôi lại đi xa một chuyến đến Gia Lâm nên tôi liền viết thư rủ rê Ngọc Hân.

Nhà của Ngọc Hân ở cách phủ của tôi vài căn nhà, tôi không thể ra ngoài trong trời tối nên mới nhờ nha nha hoàng của mình - Thư Anh đem thư qua cho Ngọc Hân, nhưng tôi lại lo lắng rằng, Thư Anh là một cô gái mới mười lăm tuổi, đi một mình rất nguy hiểm nên tôi mới gọi thêm hộ vệ Vũ Phát mà cha tôi mới tuyển về để tặng riêng cho tôi mấy tháng trước đi theo bảo vệ cho Thư Anh.

Tôi với Ngọc Hân bằng tuổi nhau, chúng tôi quen biết nhau từ rất lâu rồi, tôi cũng hay sang nhà nàng chơi, cha mẹ nàng lúc nào cũng gọi người mang đến cho chúng tôi nào là Bánh bích quy, bánh mẫu đơn còn có sữa bò nguyên chất từ nông trại của nhà họ Lâm nữa chứ.

Tôi với Ngọc Hân hẹn nhau trước cổng phủ nhà tôi.

Cổng phủ là một chiếc cổng sắt cao ngút trời, phía hai bên là có hai người đứng canh, tôi thấy họ đứng canh từ hôm qua đến giờ nhưng mặt họ lại vô cùng tỉnh tảo, không hiện lên chút mệt mỏi nào, chân thì lúc nào cũng thẳng tắp, nếu là tôi thì chỉ cần đứng một canh giờ thôi thì tôi khụy hai chân rồi.

"Vũ Tranh!"

Tôi nghe tiếng Ngọc Hân gọi nên quay lại nhìn, hôm nay nàng mặc một bộ y phục rất đẹp, màu hồng nhạt rất ôn nhu, tôi thì ghét nhất là phải mặc bộ trang phục có màu sắc ôn nhu như vậy, hôm nay tôi mặc y phục màu tím, tóc thắt hai bím, tôi còn cài cây trâm màu vàng mà mình mua được ở lần đi chợ phiên trước.

"Nàng hôm nay xinh thật đấy!" Tôi nói với Ngọc Hân.

Nghe tôi khen Ngọc Hân khoái chí khen lại tôi: "Nàng cũng rất xinh đẹp, ta thích nhất là sắc tím."

Chúng tôi ngồi xe ngựa hơn mấy trăm dặm mới ra đến nơi, cả hai chúng tôi đều vô cùng nhức đầu vì cái xe ngựa đấy cứ lắc tới lắc lui suốt quãng đường.

"Này, Vũ Tranh, nàng thấy ta cài cây trâm này thế nào?" Ngọc Hân hỏi tôi.

Tôi lắc đầu rồi quay xuống quầy hàng lấy một cây trâm khác giơ lên trước mặt Ngọc Hân rồi nói:

"Ta thấy cái này hợp với nàng hơn."

"Cái đấy xấu quá."

Ngọc Hân bĩu môi rồi rút cây trâm trên đầu nàng ta rồi cài lên đầu của tôi.

"Ta thực sự ghen tị với nàng đó, nàng cài cây trâm nào cũng đẹp!"

Tôi với Ngọc Hân đang hì hục lựa trâm cài thì xa xa có một người tiến lại.

"A, công tử, trâm cài nam ở bên này, mời ngài qua lựa."

Chàng trai đó bĩu môi lắc đầu.

"Ta muốn lựa trâm ở bên này cơ."

Nói xong, anh ta tiến lại gần chỗ chúng tôi lựa trâm cài, và chỗ đấy là chỗ trưng bày trâm cài của nữ.
--------------
(*) Niên hiệu của vua Trần Thánh Tông
(**) Một châu thuộc Bắc Giang
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Umio

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/1/14
Bài viết
207
Gạo
400,0
Đây là truyện dã sử con nói à? Đã đăng bên Cừu chưa?
 

Nguyệt Kỳ Di Di

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/6/17
Bài viết
14
Gạo
0,0
Chương 2: Gặp một người khiến cơ thể phản ứng bất thường
Rõ ràng hắn ta là nam nhân tại sao lại xớ rớ ở nơi bày trâm cài nữ?

"Ngọc Hân, mau đi thôi!"

Ngọc Hân đang hí hửng lựa trâm cài nhưng tôi lại kéo tay nàng ta rồi hối thúc nàng đi.

"Cái gì chứ? Ta còn chưa lựa xong trâm cài cơ mà." Ngọc Hân cau mặt nũng nịu.

"Mau đi thôi." Tôi nói xong thì ghé vào tai Ngọc Hâm thì thầm, "Kế bên nàng là một tên biến thái."

Ngọc Hân nghe tôi nói xong, quay ra nhìn người đứng bên cạnh rồi lại đẩy vai tôi.

"Người ta đẹp trai như vậy mà bảo là tên biến thái. Nàng có bệnh à?"

Nhìn kỹ lại thì nam nhân đó khuôn mặt thanh tú, ăn mặc chỉn chu tươm tất, chắc là một công tử bột nào đó rồi. Nhưng mà đẹp trai cũng không có nghĩa là không phải biến thái.

"Đi thôi, trâm cài ở đây không đẹp bằng bên kia."

Vậy là tôi kéo Ngọc Hân sang một tiệm trâm cài gần đó, chắc cũng mất vài chục bước chân là đến.

"Chắc chắn người đó là biến thái."

"Nàng lấy chứng cứ gì mà nói người ta biến thái?"

Thế thì tôi phải ngồi giải thích cho Ngọc Hân hiểu, nhưng Ngọc Hân vốn đã chậm tiêu từ bé, tôi phải khô cả cổ họng thì nàng ấy mới chịu hiểu.

Nhưng kẻ biến thái đó đúng dai như đỉa, chúng tôi rõ ràng là đã sang tiệm trâm cài hắn mà hắn còn không buông tha, cũng chạy sang tiệm chúng tôi đang đứng.

Nhưng lúc đó tôi dần chìm vào cơn mộng trâm cài nên không để ý lắm.

Chợt, tôi nhìn tới nhìn lui thì cuối cùng lại ưa mắt với chiếc trâm cài có hình dáng một con phụng, bên trên còn đính rất nhiều ngọc, rất bắt mắt.

Tôi giơ tay của mình định nhấc cây trâm cài lên ngắm nghía thì có một cánh tay khác cũng đưa ra định lấy cây trâm cài đó. Tay tôi và tay người đó chạm vào nhau, vai tôi đột nhiên run lên một cái, tim thì nhịp nào nhịp nấy va vào nhau, loạn xạ cả lên khiến tôi bất giác rút tay lại.

"Cô cứ lấy đi."

Tôi ngạc nhiên rồi xua tay.

"Không cần đâu, anh cứ lấy đi."

Lúc này nhìn trực diện tôi mới thấy, mắt nhìn người của Ngọc Hân không sai tí nào.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mắt của anh ta đen lay láy và có đuôi, mẹ tôi nói đó gọi là mài ngài mắt phụng. Hơn nữa từ trên xuống dưới đều có khí chất, ngoài ra còn có thêm ánh nắng mặt trời phụ hoạ làm dáng vẻ đã khí chất còn khí chất hơn.

Chúng tôi nhường tới nhường lui khiến bà chủ tiệm mất kiên nhẫn mà lên tiếng:

"Rốt cuộc là nào lấy cây trâm cài này? Tôi còn phải đi ăn cơm nữa!"

"Anh lấy đi."

"Tôi không cần nữa, cô lấy đi."

Nói xong, anh ta bỏ đi một nước không thèm quay đầu lại. Tôi đưa mắt nhìn bóng dáng đó mãi cho đến khi Ngọc Hân kêu.

"Này! Nàng thích người ta rồi à?"

Ngọc Hân liền bị tôi liếc một cái khiến nàng xịu mặt không thèm nói gì nữa.

Lúc tôi và Ngọc Hân lên xe ngựa để về nhà thì trời cũng đã mát mẻ hơn rồi. Tôi kéo tấm màn che trong xe ngựa ra để nhìn những cây cỏ xung quanh, lúc sáng ngựa mới thức nên chạy không êm như bây giờ, bây giờ ngựa chạy êm đến mức Ngọc Hân thiu thiu ngủ lúc nào không biết. Còn tôi thì ngồi trên xe ngựa nhưng hồn của tôi không biết đã bay đi đâu mất.

Chiến lợi phẩm của tôi lúc về nhà là một cây trâm cài có hình dáng một con phụng, một miếng ngọc bội để treo ở thắt lưng màu trắng và một chiếc roi da đôi, ở tay cầm có khắc một con bạch long.

"Mẹ!"

Mẹ tôi đang ngồi trong thư phòng uống trà thêu thùa thì tôi đi vào.

"Con gái gì mà to mồm vậy, từ tốn lại đi nào."

Tôi chỉnh đốn lại dáng đi và y phục của mình sau đó đem mấy món đồ vật mình mua được vào khoev ới mẹ. Mẹ tôi khen tôi là rất biết chọn đồ.

Sau đó, mẹ tôi đặt chiếc roi và ngọc bội xuống bàn sau đó lại cầm chiếc trâm cài lên, lúc đó bỗng nhiên khuôn mặt bà biến sắc, tôi cứ tưởng là mình chọn phải cây trâm cài có lỗi nào đấy.

"Cây trâm đó bị sao hả mẹ?"

Nghe giọng tôi thì mẹ bừng tỉnh lại, rồi lắc đầu.

"Không, nó không bị sao cả, nó rất đẹp." Sau đó mẹ tôi quay sang dì Nhu - nô tì ở nhà tôi, "Bà đi hầm gà ác đi."

Nghe đến gà ác, tôi hồ hởi hỏi mẹ:

"Hôm nay chúng ta hầm gà ác ăn thật sao? mẹ."

Tôi thích nhất là ăn gà ác hầm thuốc Bắc, mẹ tôi thường người tẩm thuốc Bắc và tự tay hầm cho tôi ăn nhưng hôm nay tôi về khá trễ nên bà chỉ tẩm thuốc Bắc còn phần hầm gà là do dì Nhu đi hầm.

Tôi với bố mẹ thường không ăn ở nhà bếp, à thật ra chỉ có tôi không ăn và mang lên phòng thôi.

Hơn một tuần sau thì cha tôi về nhà, sắc mặt của ông không tốt lắm vì có vẻ hạn hán khá nghiêm trọng.

"Vũ Tranh, con đến đây."

Nghe tiếng mẹ gọi tôi mới mở cửa phòng ra ngoài.

"Có chuyện gì vậy mẹ?"

"Cha con gọi con, con vào trong thư phòng đi, mau vào đi."

Cha tôi là một người đàn ông trung trực tuy nhiên ngoại hình của ông ấy dù không to lớn những vẫn khá đáng sợ.

Tôi đứng ở bên ngoài chỉnh lại y phục rồi mới bước vào.

"Cha gọi con?"

Cha tôi đang uống trà nghe tôi hỏi thì đặt cốc trà xuống.

"Đi chuẩn bị đi, chuẩn bị một bộ đồ đẹp nhất mà con có, ngày mốt chúng ta sẽ vào cung một chuyến."

Tôi ngạc nhiên.

"Vào... cung sao cha?"

Hoá ra là cha tôi được nhà gọi lên triều đình yết kiến bàn chuyện đại sự, trong thư của nhà vua còn nói hãy mang theo con gái của Vũ Nhân đại nhân vào cung tham quan một chuyến.
 

Nguyệt Kỳ Di Di

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/6/17
Bài viết
14
Gạo
0,0
Chương 3: Thăm quan cung đình (1)
Tôi chưa từng vào cung cũng chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ vào cung. Không còn cách tôi đành sang nhà bên cạnh cầu mong Ngọc Hân sẽ giúp mình.

Tôi và Ngọc Hân đều có xuất thân tốt, trình độ học thức cũng không ai kém ai, nhưng chỉ có một việc mà tôi không bằng Ngọc Hân chính là ở chữ “hạnh” trong “Công dung ngôn hạnh” và chữ “thi” trong “Cầm kỳ thi họa”.

Không phải là tôi không biết làm thơ mà là thơ của tôi đều bị nói là thiếu tình cảm, thiếu sự chan chứa trong từng câu thơ.

“Anh đừng có đi theo tôi làm gì, tôi chỉ là qua nhà Ngọc Hân, có Thư Anh đi với tôi là đủ rồi.” Tôi nhăn mặt mà nói với hộ vệ Vũ Phát.

“Nhưng mà… tiểu thư, Thư Anh chỉ là một cô gái chân yếu tay mềm làm sao mà bảo vệ được tiểu thư.”

Nghe hộ vệ Vũ Phát nói đến đây thì tôi đã hiểu trong đầu của anh ta nghĩ gì rồi.

Tôi lắc đầu, “Anh cho rằng tôi chỉ là một tiểu thư vô dụng suốt ngày ở trong phủ vô cùng nhàn rỗi, lâu lâu lại trốn ra ngoài rong chơi sao?”

Nét mặt của Vũ Phát lúc này có vẻ bối rối, nghĩ rằng tôi đã hiểu lầm rồi.

“Không, không tiểu thư, tôi không có ý này.” Anh ta nói mà mặt vẫn cúi gầm dưới đất

Tôi cười, “Tôi biết rồi, anh sợ Thư Anh gặp nguy hiểm, anh đừng tưởng Thư Anh chỉ là một nô tì bình thường, Thư Anh cô ấy có võ, có thể anh đánh còn không lại cô ấy.”

Vũ Phát ngạc nhiên quay sang hỏi nhỏ với Thư Anh.

“Tiểu thư nói có thật không, em thật sự có võ sao?”

Thư Anh không nói gì mà cắn môi. Tôi cảm thấy Thư Anh có chút ngượng ngùng rồi nên tôi giả vờ là mình đang gấp lắm, một mạch kéo tay Thư Anh đi ra khỏi phủ.

Vậy là tôi đã hại Thư Anh tan nát hình ảnh một nô tì thục nữ chân yếu tay mềm trước mặt hộ vệ Vũ Phát rồi.

“Vậy lý do nàng qua đây tìm ta đó là không biết phải thực hành lễ nghĩa như thế nào khi ở trong cung sao?”

Nhấp một ngụm trà tôi khẽ gật đầu.

“Phải, ta thực sự rất lo lắng.”

Ngọc Hân thở dài, nàng nói tiếp.

“Còn cả làm thơ nữa. Nếu nàng mà gặp thái hậu thì chắc thái hậu sẽ bắt nàng làm thơ đối với bà.”

Tôi hơi ngạc nhiên về sự hiểu biết của Ngọc Hân.

“Làm sao mà nàng biết?”

Ngọc Hân kể cho tôi nghe những điều mà nàng học tập được từ mẹ nàng, mặc dù những thứ nàng dạy cho tôi đều rất cặn kẽ, rất chính xác nhưng thực ra Ngọc Hân cũng chưa vào cung lần nào. Nhưng tôi tin Ngọc Hân, nàng là một người bạn hữu rất tốt của tôi, như tôi từng nói, Ngọc Hân và tôi quen với nhau từ khi chúng tôi còn bé xíu, hơn nữa mẹ của Ngọc Hân còn là Kim Lan công chúa, từng sống trong cung gần nửa cuộc đời nên chắc những điều bà nói sẽ không sai đâu.

Lúc về, tôi còn cầm theo tờ giấy những điều cần phải lưu ý mà Ngọc Hân viết cho tôi vừa nãy về nhà và cũng nhẩm nhẩm lại những thứ lễ nghĩa cần thiết.

Ngày mai là tôi phải xuất phát rồi nên tôi quyết tối nay sẽ không vẽ tranh nữa mà đi ngủ sớm một hôm. Tôi xếp bộ y phục mà mình sẽ mặc vào sáng mai gọn gàng trên chiếc ghế gỗ ở bàn trang điểm rồi mới yên tâm đắp chăn đi ngủ.

Một buổi sáng tinh mơ, tôi chỉ ăn một cái bánh bao cỡ trung thôi rồi lên ngựa luôn.

Lần này tôi cũng dắt Thư Anh theo, cha tôi cũng đồng ý vì nếu Thư Anh đi cùng tôi thì cô ấy có thể dễ dàng chăm sóc và nhắc nhở cho tôi lễ nghĩa luôn, thế lại càng tốt.

“Con còn quên cái gì không? Cung đình ở rất xa, chúng ta phải đi mấy ngày liền, không thể quay về lấy được đâu.”

Tôi hờn dỗi trả lời cha.

“Con đâu có bất cẩn đến như vậy đâu ạ!”

Nhưng thật là bẽ mặt với hộ vệ của cha và cả hộ vệ của tôi nữa, tôi vừa dứt lời thì mẹ tôi bước ra ngoài rồi giơ cái túi nhỏ nhìn quen quen lên trước mặt tôi.

“Vũ Tranh, sao con có thể quên một thứ quan trọng như thế này được chứ, con mau cầm lấy túi phấn của mình đi.”

Tôi chỉ khẽ trả lời một tiếng rồi nhanh nhanh lấy lại túi phấn của mình sau đó lại nhanh nhanh bỏ nó vào chiếc nải*.

Xe ngựa rất xốc vì con đường khá gồ ghề. Tôi là con gái nên ngồi trong xe ngựa còn cha tôi thân là một đại nhân chức to, nhà rộng nên tất nhiên là sẽ ra oai bằng cách cưỡi ngựa suốt quãng đường. Tôi rất thán phục ông ấy, tôi dù ngồi trong xe ngựa nhưng vẫn cảm nhận được cái nóng gay gắt của buổi ban trưa thế mà cha tôi lại cưỡi ngựa hiên ngang giống như là đang thách thức ông trời vậy.

Đi đến lúc trời đã xế chiều, xe ngựa dừng lại để ăn cơm, còn tôi không ăn cơm mà chỉ ăn mỳ nên đến khuya lúc đang ngủ tôi lại cảm thấy đói. Nhưng không sao, tôi chịu được, vì điểm mạnh của tôi là tính chịu đựng của mình.

“Tiểu thư, tiểu thư, có cái gì ở bụi cây đằng kia.”

Tôi dụi mắt, lồm cồm ngồi dậy.

“Có cái gì chứ?”

Thư Anh khẽ nuốt nước bọt rồi nói tiếp:

“Tôi vừa thấy một bóng đen chạy đến đây, nhưng nó không chạy đi mà dừng lại núp trong cái bụi cây, không chừng đó là…”

Thư Anh mặc dù thân thủ không tệ nhưng cô ấy lại có tính sợ ma không thể nào chữa được.

Tôi huơ huơ tay để trấn an Thư Anh, “Thôi thôi không có gì đâu, chắc là cô bị ảo giác thôi.”

Nói vậy thôi chứ tôi cũng thấy hơi sợ.
 

Thùy Kiwi

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/4/15
Bài viết
20
Gạo
0,0
Dê seen -_- và sẽ cố đọc.
 

Ann1999

Gà con
Tham gia
8/7/17
Bài viết
5
Gạo
0,0
Dài quá nhưng mình sẽ cố đọc. Dù sao thì cũng đang rảnh :)
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Mới có một vài chương nhưng mình thấy truyện nổi lên một số hạn chế:
- Giọng văn quá trẻ con, không phù hợp với thể loại truyện dã sử. Nhiều chỗ viết như văn nói vậy.
- Các đoạn chuyển cảnh thiếu sự dẫn dắt và gây khó hiểu, người đọc sẽ phải mất một lúc để nhận ra là truyện đã chuyển sang cảnh khác.
Ví dụ:
Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả.
Mặc dù là tôi hơi ham chơi nhưng tôi cũng được mẹ giáo dục về văn hoá đọc sách từ nhỏ.
Căng hai mắt mình dưới chiếc đèn dầu ánh sáng mập mờ để đọc sách khiến mắt tôi hơi mỏi.
Sáng hôm sau, cha tôi lại đi xa một chuyến đến Gia Lâm nên tôi liền viết thư rủ rê Ngọc Hân.
Một đoạn nhỏ gồm 4 câu mà cũng là 4 mốc thời gian khác nhau luôn. :-s
Giữa câu "Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả." và câu sau đó là sự cách biệt của hai phân cảnh, bạn nên có ký hiệu để người đọc dễ nhận ra.
Từ câu "Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả." đến những câu tiếp nên có từ nối (có thể là trạng ngữ) để biết là vẫn đang nói về cùng một vấn đề.
Có thể sửa như sau:
"Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả.
*​
Mặc dù là tôi hơi ham chơi nhưng tôi cũng được mẹ giáo dục về văn hoá đọc sách từ nhỏ. Như lúc này, căng hai mắt mình dưới chiếc đèn dầu ánh sáng mập mờ để đọc sách khiến mắt tôi hơi mỏi. (Đoạn này nên miêu tả thêm về diễn biến sau đó hoặc suy nghĩ của nhân vật liên quan đến việc đọc sách, nếu không thì có thể bỏ vì nó không liên quan gì đến việc của buổi sáng hôm sau.)
Sáng hôm sau, cha tôi lại đi xa một chuyến đến Gia Lâm nên tôi liền viết thư rủ rê Ngọc Hân."
- Có nhiều chi tiết thừa (như chi tiết vừa nói ở trên chẳng hạn) khiến cho câu chuyện hơi lan man.
 

Nguyệt Kỳ Di Di

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/6/17
Bài viết
14
Gạo
0,0
Mới có một vài chương nhưng mình thấy truyện nổi lên một số hạn chế:
- Giọng văn quá trẻ con, không phù hợp với thể loại truyện dã sử. Nhiều chỗ viết như văn nói vậy.
- Các đoạn chuyển cảnh thiếu sự dẫn dắt và gây khó hiểu, người đọc sẽ phải mất một lúc để nhận ra là truyện đã chuyển sang cảnh khác.
Ví dụ:

Một đoạn nhỏ gồm 4 câu mà cũng là 4 mốc thời gian khác nhau luôn. :-s
Giữa câu "Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả." và câu sau đó là sự cách biệt của hai phân cảnh, bạn nên có ký hiệu để người đọc dễ nhận ra.
Từ câu "Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả." đến những câu tiếp nên có từ nối (có thể là trạng ngữ) để biết là vẫn đang nói về cùng một vấn đề.
Có thể sửa như sau:
"Mấy tháng trước ở Vũ Ninh cũng xảy ra nạn hạn hán, bây giờ lại xảy ra hạn hán ở Gia Lâm, tôi nghe mẹ kể, lúc hạn hán ở Vũ Ninh, cha tôi đã vắt cạn kiệt ngân sách và lương thực trong kho đem ra tiếp ứng hết cả.
*​
Mặc dù là tôi hơi ham chơi nhưng tôi cũng được mẹ giáo dục về văn hoá đọc sách từ nhỏ. Như lúc này, căng hai mắt mình dưới chiếc đèn dầu ánh sáng mập mờ để đọc sách khiến mắt tôi hơi mỏi. (Đoạn này nên miêu tả thêm về diễn biến sau đó hoặc suy nghĩ của nhân vật liên quan đến việc đọc sách, nếu không thì có thể bỏ vì nó không liên quan gì đến việc của buổi sáng hôm sau.)
Sáng hôm sau, cha tôi lại đi xa một chuyến đến Gia Lâm nên tôi liền viết thư rủ rê Ngọc Hân."
- Có nhiều chi tiết thừa (như chi tiết vừa nói ở trên chẳng hạn) khiến cho câu chuyện hơi lan man.
Em cảm ơn đã góp ý ạ. Có lẽ em không hợp với Dã sử thật. Nhưng em sẽ cố gắng sửa sai ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên