Tác giả: Taozi
Tranh&thiết kế: Taozi
Số từ: 8496 chữ tất cả.
Văn án:
Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn, Bình và Điền cũng không là ngoại lệ.
Bình - cô gái "thành phố" trở lại làng quê nghèo sau những ngày tha hương nơi xứ lạ. Cô bắt gặp những thay đổi từ làng quê, không còn cậu bạn thanh mai trúc mã ngày bé vẫn lẽo đẽo đi theo, cái Tú, nhỏ Nguyên đều đã lớn và lập nghiệp riêng. Chỉ còn cô trở lại, từ đó những mạch kí ức của tuổi thơ lần lượt ùa về.
_______________
Chiếc xe buýt được sơn màu xanh dương trải qua nhiều mưa nắng phôi pha đã sang màu xanh lợt dừng lại trước một con đường làng. Tuyến xe này đã chạy từ suốt chiều qua cho đến sáng nay. Bác tài xế vươn vai, đưa tay lấy cốc cà phê nhâm nhi cho tỉnh táo. Dường như trên xe vẫn còn một vị khách chưa xuống. Đó là một cô gái mặc quần jeans dài, phối áo phông trắng được dệt theo nốt jersey, đi kèm đôi converse đắt tiền đang nằm ngủ ở hàng ghế số hai phía bên phải.
- Cô ơi, cô ơi!
Tôi chợt tỉnh dậy trước tiếng gọi trầm trầm của một người đàn ông trung niên, hai tay đưa lên dụi dụi từ từ mở mắt:
- Tới rồi ạ?
Bác phụ xế đứng trước tôi cũng vui vẻ nói:
- Trạm cuối rồi cháu. Từ thành phố về quê à?
Tôi mỉm cười đáp lại:
- Vâng ạ, cháu về thăm nhà.
Tôi nhìn ra phía ngoài. Lúc này, trời vẫn còn tờ mờ sáng, nền trời xanh ngắt lác đác vài ngôi sao. Phía phương Đông hửng sáng dần giữa những đám mây treo thơ mộng. Bầu không khí trong lành và mát mẻ này hệt như cảm giác của cái hồi mười hai năm trước. Tiếng kẽo kẹt kẽo cà vang lên đều đều từ máy dệt, mùi hương lúa nhè nhẹ hoà quyện vào làn gió sớm.
Hít thở và cảm nhận từng làn gió mát dịu lướt nhẹ qua da thịt, tôi vác chiếc ba lô nặng trịch lên vai, xách thêm giỏ đựng các thứ bánh trái xuống xe. Con đường làng mà tuổi thơ tôi đã từng đi nhiều lần bỗng dưng trở nên khác lạ, con đường đất đỏ bay bụi tứ tung mỗi khi xe chạy ngang trước kia giờ đã là con đường bê tông sạch đẹp.
Buổi sáng ở làng quê khác hẳn với buổi sáng ở thành phố, những con đường ngoằn nghèo giăng sương trắng xoá, tôi nghe tiếng chim hót và nghe con tim nhộn nhịp đến lạ thường. Đối với tôi quê hương là một khái niệm rất thiêng liêng. Bốn năm, bốn năm xa nhà, xa quê trong lòng tôi ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể lại nhìn thấy tuổi thơ ở miền đất Quảng lần nữa.
Sải bước trên con đường làng giữa cánh đồng lúa rộng mênh mông, ấn tượng đầu đập vào mắt một kẻ xa quê đã nhiều năm đó là tấm biển đề tên làng chữ "Thôn An Tráng, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa" to rõ. Tôi nhìn hết thảy xung quanh một lượt, có cảm giác khác lạ và mới mẻ hoàn toàn. Thêm vào đó là cảm xúc da diết, nhớ nhung kỉ niệm ngày thơ ấu còn rong chơi với những đứa trẻ trong sớm.
Tôi là An Bình, cô nhóc quậy phá nổi danh ở làng ngày nào nay đã hai mươi bốn cái xuân xanh. Thời gian qua nhanh đến chớp nhoáng, nhiều thứ có thể đã thay đổi, thay đổi để trở nên tốt hơn, cũng có thứ thay đổi để xấu đi kể cả con người cũng thế. Nhưng hồi ức là giai điệu sống mà bất cứ ai cũng không thể thay đổi hay quy đổi được. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in câu chuyện về cái ngày mà An Bình tôi được sinh ra trên mảnh đất thân thương này.
Hôm đó vẫn như mọi ngày, mẹ tôi có mang nhưng vì gia đình điều kiện khó khăn lại sắp phải chào đón thêm một thành viên mới trong nhà là tôi nên mẹ đành vác bụng bầu làm ở một xưởng xí nghiệp dệt nhỏ. Cha vì chán nản cuộc sống thiếu thốn ở vùng quê khó khăn và nghèo nàn này nên ông đã lên thành phố lập nghiệp mặc cho mẹ có nói thế nào. Ở nhà chỉ còn lại mẹ, cụ cố và tôi. Giữa giấc trưa nhưng trời vẫn đổ mưa, cụ cố ở nhà nhận được một cuộc điện thoại từ xưởng mẹ tôi làm báo mẹ bị đau bụng động đến thai giờ đang trên đường đến bệnh viện. Cụ hối hả gom tiền đi đến bệnh viện tỉnh, vừa đến thì mẹ tôi đã được đưa vào trong phòng mổ. Tình hình không mấy khả quan, nếu có một người được giữ lại và một người phải ra đi cụ sẽ chọn ai? Ba tiếng sau, bác sĩ bước ra mỉm cười nói với cụ mẹ con tôi đều bình an. Cụ cố vui lắm, cụ đặt ngay cho tôi cái tên là An Bình đảo ngược từ chữ Bình An với hi vọng mong tôi sẽ luôn hạnh phúc và khoẻ mạnh.
Tuy là con gái nhưng tôi rất bướng và nghịch ngợm còn hơn cả mấy đứa con trai trong xóm. Lúc đó chắc có lẽ là thời huy hoàng của An Bình chăng? Còn nhớ năm lên bốn, cha tôi ở xa, mẹ thì bận đi mằng không có thời gian ở nhà chăm sóc, tôi phải ở với cụ cố. Ngày nào cũng có một đứa bé lẽo đẽo theo cụ và hỏi những câu vớ vẩn chính là tôi. Một ý ngốc nghếch xuất hiện trong đầu tôi lúc đó, đợi đến giờ ngủ trưa tôi vờ nhắm tịt mắt lại để cố nghĩ rằng tôi đã ngủ. Mãi thấy im lặng rồi tôi mới mở mắt ra, rón rén đi về phía nhà bếp. Tôi thường lẽo đẽo theo cụ ở mỗi nơi nên từng ngóc nghách trong nhà tôi là đứa am hiểu nhất. Mở ngăn tủ nhỏ phía dưới, tôi lấy theo cây kéo hay cắt thịt lon ton chạy ra ngoài. Tôi dừng trước một cái ống nước nhà thằng Điền bên cạnh, hôm trước khi đi chợ với cụ cố tôi đã thấy nó và tự hỏi sao nó có thể phát ra tiếng kêu ùng ục? Có con gì trong đấy sao? Chính vì thú tò mò đó tôi đã đi cắt ống nước nhà thằng Điền, đúng lúc nó đang chơi trong vườn thấy tôi hì hục ở đó. Nó tiến lại hỏi:
- Bình làm gì nhà Điền vậy?
Tôi giật hết cả mình, giấu cây kéo về phía sau áo. Tôi bắt đầu nghĩ ra trò lừa thằng Điền bằng một câu chuyện khoác lác của chính mình tự dựng:
- Này Điền lại đây!
Tôi vẫy vẫy tay kêu nó lại chỗ tôi đang nghịch. Nó cũng nghe lời tôi răm rắp chạy lại, tôi hỏi nó:
- Mày biết chơi năm mười không?
Nó lắc đầu lia lịa nhìn lại tôi. Tôi mới sẵn giọng như đàn chị nói với nó:
- Mày lạc hậu quá mấy đứa con nít trong làng ai cũng biết chơi cả!
Nói rồi tôi kéo nó ngồi xuống, ghé tai nói nhỏ:
- Là như vầy, thấy vòi nước này không? Mày ngồi ở đây đếm đến năm mươi, đếm hết năm mươi tao sẽ xuất hiện.
Nghe tôi nói, nó thích thú mỉm cười úp mặt vô tường mà không hề biết vòi nước kia bị bể và còn trò lừa của tôi. Tôi chạy nhanh về nhà ăn cơm rồi lẽo theo cụ cố. Trong đầu tự hỏi lúc này thằng Điền đã về nhà chưa? Tôi bắt đầu thấy bất an và lo sợ nhỡ như nó bị bắt cóc thì tôi là kẻ đầu sỏ. Với suy nghĩ đó tôi vừa đặt bát xuống là chạy một mạch sang chỗ vòi nước trưa nay kiếm nó. Dù đã gọi nó nhiều lần nhưng vẫn không nghe tiếng đáp lại, tôi bắt đầu lo sợ nên định quay về nhà. Bỗng nhiên tôi nghe tiếng chửi của mẹ thằng Điền từ trong và có cả tiếng khóc thủ thỉ của nó.Tôi trèo qua cửa rào, đứng nép mình im lặng quan sát sao má thằng Điền lại đánh nó.
Một lúc sau khi tiếng chửi dừng lại, mẹ nó mới hỏi:
- Lấy cái gì cắt vòi nước? Ai lại cho mày nghịch ngợm thế hả Điền?
Tôi vỗ ngực cầu cho nó đừng khai ra tôi mới là đứa cắt vòi nước. Nhưng nếu nó không nói thì nó sẽ bị ăn roi mà khai ra thì tôi còn ăn thảm hơn nó. Tôi khép mắt không muốn nhìn nữa. Không, thằng Điền vẫn giữ im lặng và tự thừa nhận nó là đã gây ra trò nghịch ngợm đó trước mặt mẹ mình. Giọng nó mếu máo:
- Mẹ ơi con biết lỗi rồi. Lần sau con không dám nữa!
Nó cứ thế nói đi nói lại, mẹ nó cũng từ từ nguôi giận hạ roi xuống ôm lấy nó vào lòng:
- Có đau không? Má xin lỗi, lần sau không được như vậy nữa nghe chưa?
Nó không trả lời, chỉ khóc sụt sịt. Thấy vậy, tôi cũng lẳng lặng bỏ về nhà. Về đến cửa, tôi thấy mẹ đứng ở trước chờ tôi. Có phải mẹ sắp đánh tôi rồi không? Tôi còn đang thập thò ở ngoài cửa thì con Úng liền sủa gâu gâu một hồi làm lộ tẩy. Hết cách, tôi bước vào nhà với dáng vẻ rụt rè. Giọng khẽ nhỏ:
- Chào mẹ, mẹ mới làm về...
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt dò xét rồi cất giọng hỏi:
- Mới đi đâu về đó? Cơm nước gì chưa?
Trả lời mẹ, giọng tôi vẫn còn run lẩy bẩy:
- Ăn với cụ cố hồi chiều.
Mẹ chỉ "ừ" với tôi một cái rồi giục tôi đi ngủ sớm. Tôi bước vào nhà, giậm chân lên nùi giẻ và chuồn ngay vào phòng mình. Bạn bè tôi, ai cũng ngủ với cha mẹ nhưng tôi thì khác, tôi nghĩ rằng vì sợ hãi ông kẹ nên chúng nó mới phải đi ngủ với cha mẹ. Tôi muốn chứng tỏ mình không sợ bất cứ thứ gì cả, tôi không cần ngủ chung phòng với ai. Nhưng mãi đến khi lớn lên tôi mới biết được rằng tôi rất sợ cô đơn, sợ ở một mình.
Trước đây căn phòng này là của cha tôi giờ thì nó là của tôi. Sở dĩ, tôi chấm nó là vì cái cửa sổ bằng gỗ to ở góc dưới có thể nhìn ra những vì sao trên bầu trời, đứng từ đây tôi thấy đường làng nhỏ bé hơn hẳn, đẹp đẽ và mộc mạc hơn so với những gì tôi biết và những gì tôi thấy. Cho đến khi nhắm mắt lại, đến khi trưởng thành tôi vẫn có thể hình dung được nét đẹp đó rất rõ ràng.
Tôi trải chiếc chiếu bằng cói xuống sàn nhà rồi ngã ạch xuống. Cảm giác rất thoải mái khi ngã xuống bạn như quên đi tất cả phiền muộn và chỉ thấy về những điều tốt đẹp, đó là việc mà trước lúc ngủ tôi luôn làm. Nhưng hôm nay thì khác, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Trong lòng tôi có cảm giác lạ lắm vừa hối hận vừa thấy có lỗi với thằng Điền. Vì tôi mà nó phải chịu trận thay, trong khi tôi vẫn vui vẻ về nhà ăn no nê. Cảm giác bứt rứt đó khiến tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi đưa tay phải kê dưới đầu rồi cứ thế nằm suy nghĩ nên làm gì để bù đắp cho nó.
Cho đến sáng thức dậy, tôi đã nghĩ ra. Như thường lệ, trước khi mẹ đi làm thường để bốn nghìn lẻ lại trên bàn cho tôi để mua kẹo. Tôi đếm tiền đủ để mua hai cục kẹo nên chạy ì ạch sang tạp hoá mua về. Tôi cố tình mua hai cục để cho thằng Điền nhưng khựng lại suy nghĩ, không biết thằng Điền có đang trách tôi không? Nó có giận tôi vì đã làm nó bị đánh? Liệu nó có mách với mẹ tôi không? Những suy nghĩ đó khiến tôi không dám sang nhà thằng Điền đưa kẹo cho nó. Buổi trưa của mùa hè, cái nắng oi ả, tiếng ve kêu râm ran khiến tôi thấy khó chịu. Cây quạt trong nhà đã bật nút lớn nhất nhưng vẫn có cảm giác nóng nực. Tôi ra vào uống nước lia lịa rồi đi vệ sinh liên tục. Bỗng nhiên tôi để ý đến hai cục kẹo sáng nay định cho thằng Điền. Tôi rất muốn ăn nó nhưng lại không được, sự phân vân đó khiến tôi phải lăn lộn cả buổi trưa. Tôi quyết định ra ngoài dạo một vòng để mát hơn, đi đến đoạn thì tôi bất chợt gặp thằng Điền. Đi đêm có ngày gặp ma quả không sai kẻ làm chuyện xấu như tôi tất nhiên giật mình, không biết phải nói sao với nó tôi đành quay lưng định bỏ đi thì thằng Điền từ phía sau cất giọng gọi:
- Bình không chơi với Điền nữa sao?
Tôi quay lại, mắt mở to tròn trước câu nói của thằng Điền. Nó vẫn muốn chơi với tôi sao? Tôi còn nghĩ nó sẽ giận tôi và đi mách mẹ vì chuyện đó. Tại sao chứ? Sao nó lại không nói? Trong lúc tôi còn đứng ngẩn ngơ tự hỏi thì thằng Điền từ phía sau nắm lấy tay tôi kéo đi. Cơ thể tôi dường như không thể kháng cự, cứ đờ ra. Đến cánh đồng làng, nó dừng lại thả tay tôi ra. Tôi nhìn nó, còn nó đưa mắt nhìn lên những cánh diều đầy màu sắc kia mà lũ trẻ trong xóm đang chơi. Những cánh diều với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau được tung thả trên bầu trời khiến những đứa trẻ cùng trang lứa như tôi mê mẩn và thích thú. Nhưng tôi thì không, tôi khác chúng nó. Tôi không thích thả diều vì tôi không biết thả nó thế nào, cũng chưa từng chạm qua con diều một lần. Khi quay sang nhìn thằng Điền, tôi có thể thấy rằng nó rất thích trò đó. Tôi mới hỏi nó:
- Điền thích chơi cái này hả?
Nó quay sang nhìn tôi gật gật đầu rồi cười cười. Tôi mới bảo nó về nhà lấy diều ra đây tôi sẽ dành chỗ cho nó. Khi hỏi câu đó tôi mới biết, nó cũng giống tôi, chưa một lần chạm qua con diều. Đứng nhìn lũ trẻ kia thả diều, một lúc sau tôi mới chạy vội về nhà lấy giấy, hồ, cả tre ra. Thằng Điền nhìn tôi thắc mắc:
- Bình đem những thứ này ra đây làm gì?
Tôi mới xoa đầu nó, nói:
- Thì làm diều chơi chứ sao? Điền không thích à?
- Thích, thích chứ!
Nó đáp lại tôi một cách nhanh nhảu.
Hai chúng tôi ngồi bệt trên đất để làm một con diều thật to và đẹp. Diều tôi làm tất nhiên phải đẹp hơn mấy đứa kia chứ. Tôi vừa nghĩ vừa cười khoái chí. Đến đoạn tô màu diều, tôi định quết màu đỏ lên cho con diều thật nổi nhưng thằng Điền thì lại muốn tô màu xanh. Tôi bắt đầu nhăn nhó và thấy khó chịu với nó vì tôi luôn làm theo ý mình. Thấy thái độ của tôi như vậy, nó vẫn nằng nặc đòi tô màu xanh. Tôi càng cáu gắt hơn nữa trợn mắt hỏi nó:
- Mày cứ thích tô màu xanh thế? Màu đỏ trông mới đẹp và nổi.
- Màu xanh, tượng trưng cho hi vọng và bình an. Như cái tên của Bình, vậy thì ai cũng biết là diều của mình làm.
Tôi vẫn giữ im lặng và cảm thấy đáng trách về thái độ của mình với nó. Lúc này, tôi cầm bút màu xanh lên tô con diều như ý nó. Hoàn tất con diều, hai chúng tôi nằm sắp mặt trên nền đất, mồ hôi nhể nhãi tuôn ra áo. Tôi nghe tiếng gió thổi vi vu của một buổi trưa hè, cảm nhận gió đang vuốt nhẹ lên mái tóc của tôi. Dễ chịu làm sao! Gió bắt đầu lớn, từng cơn, từng cơn mát rượi, tôi kéo thằng Điền dậy:
- Này Điền, mau dậy thả diều. Mau lên!
Thằng Điền e ngại đáp lại tôi:
- Nhưng Điền không biết thả diều.
- Có tao ở đây, mày sợ gì không biết thả chứ!
Hai chúng tôi đem diều ra đến một chỗ trống, tôi cầm cuộn chỉ trên tay nhìn thằng Điền:
- Điền, mày lại đây.
Nghe tiếng gọi của tôi, nó chạy lại. Tôi nhét cuộn chỉ đang cầm trên tay đưa nó:
- Mày thử thả đi.
Nó ngượng ngùng một lát rồi bắt đầu nắm chặt lấy cuộn chỉ chạy theo tôi. Cánh diều kia cứ bay cao, bay cao mãi. Nó xa ơi là xa, xa tít tắp. Tôi đã tự hỏi rằng ngày nào đó mình cũng có thể bay xa như cánh diều này được chứ? Lần đầu tiên, tôi biết chơi thả diều, lần đầu tiên tôi chạm được vào nó. Dường như tôi không còn ghét thả diều nữa, thay vào đó nó là một phần trong kí ức tuổi thơ của tôi.
Tôi nhìn thằng Điền, xem nó vui chưa kìa. Nó cứ cười tít nãy giờ, nụ cười hồn nhiên đó khiến tôi thấy ganh tị biết nhường nào. Tôi mới cất giọng hỏi nhỏ:
- Về chuyện đó...mày, không giận tao sao?
Nó lắc đầu:
- Không có, Điền vui lắm. Lần đầu, Điền biết chơi năm mười!
- Ừ, vậy lần sau đi chơi với Bình nữa không?
Tôi tự dưng lại thấy cảm động trước câu nói của thằng Điền. Đáng ra nó nên giận tôi hay trách tôi. Lần này nó lại cảm kích tôi đến vậy khiến tôi càng thêm xấu hổ. Tôi thò tay vào túi quần lục lọi lấy hai cái kẹo sáng nay, tôi đã không ăn nó:
- Xoè tay ra đi!
Nó xoè tay ra, vẻ mặt hào hứng mong đợi. Tôi đặt hai cục kẹo vào lòng bàn tay nó. Vỏ kẹo có màu vàng, hình đồng xu là vị sô cô la mà tôi thích. Không biết nó có thích không? Đáp lại vẻ mặt của tôi, nó hớn hở cười bóc ngay kẹo bỏ vào miệng nhai.
Sau ngày hôm nay, tôi không còn ghét thằng Điền nữa. Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ nó và xem nó như một người bạn.
Thời gian thấp thoáng trôi qua. Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn dần, trong đó có tôi và thằng Điền. Cũng có những chuyện thay đổi một cách bất ngờ khiến con người ta không kịp thích nghi. Không thể nào quay lại được nữa, cụ cố giờ đây đang ở một nơi rất xa tôi và mẹ. Mẹ đã nói với tôi rằng cụ luôn theo dõi chúng tôi nhưng tôi thừa biết cụ đã mất, đã không còn trên cõi đời này nữa rồi. Hôm đó, tôi cố gắng không khóc và giả vờ tin chuyện đó là thật. Tôi nghĩ rằng nếu như tôi giả vờ không biết sẽ làm mẹ nhẹ nhõm hơn nhiều.
Tối đó, tôi ôm gối nằm khóc sưng cả mắt. Tôi hối hận, hối hận vì thời gian tôi lo lắng cho cụ không nhiều mà toàn gây rắc rối và quậy phá.
Tôi lớn lên, trưởng thành và trầm tĩnh khác hẳn so với lúc còn nhỏ. Vẫn là mái tóc dài thướt đến vai, tính cách nóng nảy. Thằng Điền vẫn vậy, mái tóc ngố tàu kèm theo đôi mắt quyến rũ chết người kia. Nó chỉ cao thêm và có một khuôn mặt đẹp trai chính vì vậy nó là hotboy ở trường tôi, bọn con gái ở trường ngày nào cũng bám lấy nó nhưng nó còn chả thèm để ý đến người ta. Nhớ ngày nào nó còn lẽo đẽo theo sau tôi, rụt rè và nhút nhát thì nay mọi chuyện ngược lại. Cả tháng nay tôi rất ít khi gặp nó, mở lời cũng là chuyện khó hoàn toàn. Chỉ khi vào lớp học tôi mới nhìn thấy nó, tôi bắt đầu ghét nó trở lại. Ghét cái cách mà nó nhìn tôi, ghét sự hơn người của nó.
Sau khi tan học, tôi ra về cùng nhỏ Nguyên và cái Tú. Chúng tôi thân nhau từ hồi cấp một lận cơ, lúc đó tôi là đầu gấu trong trường chuyên đi bảo vệ kẻ yếu trong đó có cái Tú và Nguyên. Ba người chúng tôi đã quen nhau như thế. Kể từ ngày nhỏ Nguyên biết thằng Điền, mỗi câu mỗi chữ của nó đều là Điền thế này thế nọ khiến tôi khó chịu vô cùng. Tôi cũng dò dẫm đoán ra được hình như nó thích thằng Điền rồi, dạo này cứ toàn mua mấy món ngon cho tôi. Tốt như vậy chắc là có chuyện nhờ vả, tôi vừa nhìn là biết ngay. Không đợi tôi hỏi, nó liền mở lời:
- Bình này, tối nay Nguyên qua nhà học nhóm với Bình nha.
Tôi biết phải trả lời sao đây, đành đồng ý thôi vì tôi cũng lỡ nhận hối lộ của nó rồi còn gì:
- Ừ, Nguyên qua sớm nha Bình chờ.
Nói rồi chúng tôi tạm biệt nhau, tôi lại một mình đi về. Đúng thật câu nói oan gia ngõ hẹp, trên đường về nhà tôi bắt gặp thằng Điền cũng đang đi về. Lúc trước toàn là tôi đi trước nó, còn nó lẽo đẽo theo sau. Giờ thì tôi đi sau nó, sợ nó phát hiện nên nhẹ nhàng đến từng bước chân. Gần đến nhà, nó đang đi bỗng dưng dừng lại. Sao vậy? Nó phát hiện ra tôi rồi sao? Dù gì bị phát hiện thì cũng mất mặt lắm, nghĩ vậy tôi nhanh chân tìm chỗ nấp. Người tôi chui lọt vào cái sọt rác, nhớ đến làm tôi nhục như chưa từng thấy. Tôi hé mở nắp thùng rác, không thấy thằng Điền đâu nữa nên chui ra. Cả người lem luốc dính đầy vết nhơ, còn bốc mùi. Tôi đành xách giày đi chân không về nhà vì sợ chân làm bẩn đến đôi giày mẹ mua. Về đến nhà với bộ dang lắm la lắm lét, tôi đi khom người trong lo lắng sợ ai nhìn thấy được thì thằng Điền đã thấy tôi trong bộ dạng đó. Tôi xấu hổ đến mức muốn chui tọt vào quần, mặt mũi không biết giấu đâu. Còn nó thì đứng đó cười vào mặt tôi.
Vào nhà tắm rửa chà sạch sẽ vết bẩn, tôi phải mất nhiều thời gian vào việc giặt chiếc áo dài để mẹ tôi không biết. Bước ra phòng khách, tôi thấy thằng Điền đang ngồi đó. Người cứng đờ, tôi trở nên sửng sốt hỏi nó:
- Điền sao qua nhà Bình? Có việc gì à?
- Điền để quên chìa khoá trong nhà, không vào nhà được nên sang tạm nhà Bình ngồi.
Tôi thầm nhủ, hèn gì nó về trước tôi mà lại đứng ngoài cổng. Tôi cũng không phiền đi rót cho nó một cốc nước. Mang nước ra tôi thấy nó đang ngồi nghiêng người, trên tay cầm quyển "This Side Of Paradise" dáng vẻ lúc đọc chăm chú của thằng Điền đúng là đẹp thật. Mặt nét nào ra nét đó, tôi trấn tỉnh lại đặt ly nước xuống bàn.
- Đây là chẳng phải là sách của F. Scott Fitzgerald sao?
- Bình đọc cuốn này rồi?
- À, hôm trước vào nhà sách có đọc qua. Câu chuyện về sinh viên đại học xuất sắc của Princeton trở nên vỡ mộng khi anh tốt nghiệp. Không đủ tiền nên Bình chỉ đọc phân nửa rồi về luôn.
Dứt câu, tôi cảm thấy có hơi ngượng nghịu đưa tay ra sau gáy gãi gãi liên tục. Thằng Điền quay sang liếc nhìn tôi một cái rồi gập cuốn sách nó đang đọc lại, nhẹ nhàng đặt lên bàn. Nó nói:
- Cho Bình mượn đọc, khi nào xong trả Điền.
Trong lòng tôi lúc đó thích mê mẩn quyển sách kia, bìa sách mềm, giấy in thơm phức lại thêm cái ảnh ở ngoài khiến tôi không thể kìm lòng tham muốn mà đưa tay chộp ngay quyển This Side Of Paradise trên bàn.
- Bình ơi, Bình!
Tôi nhìn ra ngoài cổng, bóng dáng gầy gò cao lênh khênh, tóc hai mái để dài mặc một chiếc đầm ren xanh đính hoa cổ bèo. Đó là cái Nguyên, tôi có hơi ngạc nhiên vì lần đầu trông thấy nó mặc váy trước giờ dù là đi ăn sinh nhật hay đám tiệc nó đều mặc quần bò kèm áo thun. Tôi đẩy cổng, nó hí hửng chạy vào nhà. Tôi nhìn bóng lưng nó từ đằng sau mà vẫn chưa hết ngạc nhiên, có phải con Nguyên không thế? Ai nhập nó à?
- Điền sao lại ở đây vậy? Điền tới học nhóm chung với hai tui hả?
Đáp lại cái Nguyên, thằng Điền vẫn bộ dạng lặng thinh chăm chú vào đống bài tập về nhà. Tôi bước vào hoá giải bầu không khí im lặng đó, đẩy vai cái Nguyên tôi châm chọc nó vài câu:
- Điền nhà người ta là học sinh ưu tú nhất làng. Học sinh như tui với bà tự cố mà vươn, còn gần một tháng nữa là thi vào đại học rồi.
Cái Nguyên nhìn thằng Điền rồi lại quay sang nhìn tôi bĩu môi. Tôi nháy mắt ra hiệu nó vào phòng tôi làm bài tập. Vừa đặt chân vào phòng tôi là nó đã vùng vằng, giãy giụa lên các kiểu. Hỏi mới biết nó muốn học nhóm chung với thằng Điền, đến ông trời còn không giúp được nói chi tôi. Hai đứa ngồi vào bàn, tôi lại kệ gỗ lấy vài cuốn sách, tập bút chì đặt lên bàn. Cái Nguyên nhìn chằm chằm quyển sách được tôi ôm trong tay, nó hỏi:
- Sách gì đấy?
- À là quyển hôm trước Bình đi nhà sách có đọc nhưng không đủ tiền mua nên bỏ lại.
- Sao giờ nó lại ở đây? Bình ăn cắp hả? Ông chủ ở đó mà biết là mách má Bình, má Bình về rầy chết đó!
Tôi nhìn nó phì cười:
- Sách này là Điền cho Bình mượn, Bình nào có gan ăn cắp.
Nghe đến tên thằng Điền thì như thể rằng mắt con Nguyên sáng lên. Nhìn là biết nó lại muốn vòi quyển sách thằng Điền cho tôi mượn.
- Bình
Nó cười cười, tay víu lấy áo tôi. Tôi ôm chằm lấy quyển sách không biết có nên cho nó mượn hay không.
- Hôm trước Nguyên nói sách này chán lắm mà?
Nó nằng nặc phủ định:
- Đó là mấy hôm trước, giờ Nguyên thấy nó hay lắm. Bình cho Nguyên mượn đi mai Nguyên trả.
Nghe cái Nguyên van xin nài nỉ cả bữa, tôi cũng đành cho nó mượn vì nó cũng nói là mai trả lại. Buổi học nhóm kết thúc lúc tám giờ tối mà hai đứa tôi chỉ vừa làm đến câu năm của phần e trong sáu mươi câu còn lại. Vừa tiễn nó ra tới cổng, tôi thở dài chán nản. Sắp phải thi lên đại học mà đầu óc tôi mông lung lắm, không biết nên học gì làm gì tôi bắt đầu đâm ra chán nản muốn bỏ học. Suy nghĩ đó cứ lẩn quẩn và đi theo tôi mãi, đầu tôi nhức như búa bổ. Mẹ đã rất hi vọng ở tôi, giá gì tôi có được sự nhanh nhẹn và thông minh như thằng Điền thì hay quá. Tôi tự nhủ.
Mang đôi dép lào lẹp xẹp đi vào nhà, tôi bắt đầu làm tiếp bài tập còn dang dở chưa xong. Một tiếng rồi hai tiếng, tôi cũng chỉ lết được đến câu tám câu chín trong sáu mươi câu. Gập tài liệu lại, tôi ngồi chống tay bên ô cửa sổ để suy nghĩ. Suy nghĩ về một điều gì đó rất mơ hồ, xa vời vợi. Nói không đùa, tôi cũng đã từng có ước mơ trở thành một nhà báo nổi tiếng nhưng tôi nhanh chóng thoát khỏi cơn mơ đó khi nhìn lại chính mình. Thứ duy nhất có thể làm tôi vui lúc này có lẽ là bầu trời kia, bầu trời đầy sao mà tôi vẫn thường ngắm qua khung cửa sổ.
Màn đêm buông xuống làng quê chúng tôi, mọi thứ như chìm sâu vào trong giấc ngủ tĩnh mịch. Yên ắng đến mức con muỗi bay vo ve tôi cũng có thể nghe ra, hồi nhỏ tôi vẫn thường hay nói chuyện với những ngôi sao lấp lánh trên kia. Tôi tin vào một câu chuyện rằng những ngôi sao kia chính là do phép màu của thiên thần ban phước, suốt nhiều năm như vậy vẫn không hề thay đổi. Nhưng dường như hôm nay những ngôi sao cũng chẳng thèm bận tâm đến tôi, tôi buồn bực đóng cửa sổ lại.
Trải chiếc chiếu cối đã cũ mèm, tôi nằm dài xuống. Thực ra tôi vẫn thường hay đứng ngay khung cửa sổ không phải vì ngày nào cũng ngắm sao và mong được một phép màu mà tôi đang đợi một người, đó là mẹ. Khi nào mẹ về cũng là lúc tôi đã ngủ say, mẹ chỉ vội ăn bát cơm nguội còn sót lại rồi ôm bụng đói đi ngủ, sáng mai vất vả dậy từ ba giờ dọn dẹp nhà cửa rồi lại đi làm. Không biết từ bao giờ tôi thấy mẹ gầy đi, già đi và thương mẹ nhiều hơn. Ngôi nhà qua bao mưa nắng cũ kĩ này cũng chỉ có hai mẹ con tôi nương tựa qua ngày tháng. Đã hơn nhiều năm từ ngày tôi chào đời, tôi vẫn chưa biết mặt cha mình là ai, chưa gặp ông ấy lần nào.
Tôi muốn cho ông ấy biết được tôi đã ghen tị với mấy đứa có cha thế nào. Mỗi khi nghịch ngợm bị mắng đánh bằng roi mây một trận nhớ đời rồi lại được cha dỗ dành, mỗi lần bóng đèn hư cha sẽ làm nó sáng lại. Tất cả những điều đó tôi đều ao ước và thèm thuồng biết mấy nhưng chờ đã hơn nhiều lần, nhiều năm qua ông ấy vẫn chưa xuất hiện. Sự hụt hẫng và tiếc nuối từ một hai ngày động lại ngày càng nhiều, nhiều đến mức tôi đã không thể nhớ hết. Cái thiếu thốn đó khiến tôi như mất đi một phần nào đó ở chính mình, dần dần trở nên rụt rè nhút nhát và tự ti.
Tôi...vẫn luôn nghĩ về cái ngày mà khi hai má con gặp lại ông ấy. Cha có nhận ra tôi không? Ông ấy có ôm tôi vào lòng và nói: "cha xin lỗi, cha đã đi quá lâu." Giấc mơ đó cứ hiện hữu với tôi khiến tôi càng mong đợi lại càng thất vọng.
Khi tôi mở mắt thức dậy sau một giấc ngủ dài là một ngày mới. Dưới ánh ban mai bao trùm, mọi thứ dường như bừng sáng và có sức sống hơn hẳn. Tôi mở cửa sổ, đưa tay hứng nắng sớm.
- Reng, reng...reng reng
Tiếng chuông điện thoại dưới nhà kêu lên một hồi, tôi chạy xuống vội bắt máy. Từ đầu dây bên kia là giọng mẹ:
- Bình à!
Tôi dạ vâng đáp lại mẹ. Mẹ nói tiếp:
- Con ra ngoài bưu điện tỉnh chờ lấy quà nhe con, tiền má để ở trong hộc tủ.
Tôi ngạc nhiên, hôm nay có phải là ngày gì đâu sao tôi lại nhận quà.
- Quà của ai cơ? Hôm nay có phải sinh nhật con đâu.
Mẹ tôi nói khẽ qua điện thoại:
- Của cha Bình gửi về cho má con mình đấy Con nhớ ra bưu điện lấy nhe!
Mẹ vừa nói dứt câu, tôi đã vui mừng nhảy cẫng lên vì hạnh phúc vì sung sướng. Không biết cảm giác đó là gì nhưng nó khó tả lắm. Tôi vội xuống bếp ngặm ổ bánh mì rồi sửa soạn quần áo ra bưu điện tỉnh, cảm giác nôn nóng này còn hơn ngày tôi nhận được giấy khen ở trường. Khoác chiếc áo sơ mi kẻ sọc ngang, quần tây dài cùng đôi tông lào quen thuộc tôi dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng. Chạy trên con đường làng từ sớm, tôi cảm nhận được những tia nắng ấm áp chiếu qua từng kẽ áo, tiếng gió vi vu và cả tiếng tim tôi đập nhộn nhịp.
"Bưu điện tỉnh."
Tôi ngước nhìn hàng chữ đề trên tấm bảng to kia, hớn hở dắt chiếc xe đạp cà tàn vào bãi đỗ. Trước mắt tôi, khung cảnh nhộn nhịp người qua lại. Tôi đến quầy nhân viên, ngồi xuống ghế và bất ngờ khi chiếc ghế này có thể xoay được. Tôi và chị nhân viên nói chuyện cách nhau qua một lớp kính tráng mỏng, có một cái lỗ nhỏ để đưa đồ vào.
- Em muốn lấy đồ gì sao?
Chị nhân viên nhìn tôi hỏi, tôi rụt rè đáp lại:
- Em...em lấy đồ cha gửi từ trên thành phố về.
- Tên em là gì?
- Nguyễn An Bình.
Chị đưa tôi một tấm giấy nhỏ, màu hồng có đường dấu răng ở phía trên để điền thông tin. Tôi mở nắp bút nhanh nhạy điền vào tên và địa chỉ kèm số điện thoại.
- Tiền phí là một trăm năm mươi ngàn ạ?
- Em trả phí rồi mới lấy đồ được.
Tôi thò tay vào túi lục lọi mãi không thấy đâu, thôi chết tiền mẹ để trên bàn tôi vội quá quên mang theo. Tôi mò mẫm lại trong túi rồi nhìn về phía chị nhân viên:
- Chị ơi, chị cho em lấy đồ trước được không. Về rồi em mang tiền đưa lại chị.
- Em liên lạc người giám hộ tới trả tiền nha em, bên chị không thể cho em mang đồ về được.
- Nhưng...nhưng mẹ em đi làm khuya mới về, chị giúp em với.
Chị nhân viên nhìn tôi lắc đầu rồi tiếp tục làm việc. Tôi không biết thế nào đành ngồi đợi ở ghế chờ, một tiếng sau khi tôi hụt hẫng bước ra khỏi cửa bưu điện thì bắt gặp ai đó rất giống thằng Điền. Tôi tiến lại gần, đó là thằng Điền. Nhưng sao nó lại đến bưu điện vậy chứ? Tôi định chạy lại chỗ nó nhưng thôi, tôi sợ bị nó cười vì đến bưu điện mà quên mang tiền. Chưa kịp đến bãi đỗ xe, thằng Điền đã trông thấy tôi.
- Bình phải không?
Tôi quay người lại nhìn nó, cười cười:
- Bình đi lấy đồ cha gửi. Sao Điền ở đây?
- Điền đi nhận tiền thắng giải thưởng cuộc thi hôm trước.
Tôi nhìn nó gật gật, giọng nhỏ lại:
- Ò.
- Vậy quà cha Bình gửi đâu? Là gì vậy?
Chuyện gì đến cũng sẽ đến, cuối cùng thằng Điền cũng hỏi câu đó. Không giữ được miệng, tôi nói luôn:
- Bình quên mang theo tiền nên không lấy được đồ.
Nó đưa tay kéo tôi vào trong, không biết nó tính làm gì. Thằng Điền dừng lại trước quầy nhân viên hoàn tất thủ tục nhận tiền, trong phong bì trên tay nó vừa đủ một trăm năm mươi ngàn. Nó dừng lại trước tôi, tay đưa phong bì nói:
- Bình cầm lấy đi.
Tôi nhìn nó có chút ngạc nhiên.
- Đây không phải tiền Điền thắng giải, sao lại đưa cho Bình?
- Không sao, cầm lấy đi.
Tôi đưa tay nhận lấy phong bì chứa một xấp tiền tờ mười nghìn trên tay thằng Điền rồi đi đến chỗ chị nhân viên ban nãy hoàn tất thủ tục. Tôi hồi hộp bóc móng tay trong lúc chị nhân viên kia đi lấy quà mang ra, nó là một cái hộp được gói bằng giấy quà trông rất đẹp và xinh xắn. Tôi tít mắt cười, ôm hộp quà trong tay ra về.
Hai đứa chúng tôi đạp xe từ tỉnh về làng, suốt dọc đường đi tôi ngại không dám mở lời với nó. Gần tới nhà thì đường vào đầy bùn do trận mưa hôm qua, hai đứa đành dắt bộ đi vào nhà một đoạn vậy. Tôi đi theo sau thằng Điền, tay nắm chặt lấy vô lăng đầu hơi cúi khom xuống. Không khí giữa chúng tôi hoàn toàn im lặng, tôi có cảm giác hơi ngột ngạt nên mở lời với nó:
- Điền.
Nghe tôi gọi nó dừng lại, quay về phía tôi.
- Hả?
- Um...
Tôi kéo dài chữ um một hồi.
- Cảm ơn Điền. Khi nào về tới nhà, Bình lấy tiền trả cho Điền.
Thằng Điền gật đầu một cái với tôi rồi hai đứa đi tiếp đoạn đường vào nhà.
Tới nhà, tôi vội chạy vào chộp lấy khoản tiền trên bàn đưa thằng Điền nhưng nó lại từ chối khiến tôi thấy khó hiểu.
- Sao Điền không cầm lấy, Bình trả lại tiền ban nãy Điền cho Bình mượn.
- Điền không cần dùng lắm, Bình giữ lại tiền đi.
Nghe nó nói xong câu đó, tôi có cảm giác như thằng Điền từ trước giờ luôn giúp đỡ mỗi khi tôi khó khăn còn tôi thì lại đi ghét nó. Tôi thấy bản thân thật đáng xấu hổ khi đã đi trách nhầm và ghét thằng Điền.
- Điền...
- Bình đọc xong quyển "This Side Of Paradise" chưa?
Tôi chợt tỉnh táo lại sợt nhớ ra cái Nguyên vẫn còn giữ nên đành tìm đại một lí do nói với thằng Điền.
- À, dạo này gần tới thi vào đại học nên Bình không có nhiều thời gian đọc. Điền cho Bình mượn ít hôm nữa được không?
- Ừ, khi nào xong Bình trả cũng được.
Nói xong, thằng Điền đứng lên cất bước đi về nhà nó. Tôi vỗ ngực trấn an, may là nó chưa phát hiện.
Giấc chiều lên, tôi một mình từ trường về đến nhà vì hôm nay bọn cái Nguyên với nhỏ Tú phải ở lại trực nhật. Tôi ngước đầu nhìn lên, mây đen ùn ụt kéo đến, bầu trời trong xanh bỗng dưng nổi từng cơn gió mạnh.
- Lại sắp mưa.
Tôi nhanh chân chạy về vì hôm nay không mang dù nhỡ áo dài ướt thì khóc mất, tôi chỉ có mỗi chiếc áo dài này thôi.
Về đến nhà, tôi thấy chiếc xe cub đã sờn của mẹ đỗ ở trước cổng.
- Hôm nay mẹ đi làm về sớm vậy sao?
Tôi thắc mắc bước vào trong, đang loay hoay ở ngoài mép cửa cởi đôi giày tôi thấy mẹ vừa nói chuyện điện thoại vừa khóc.
- Anh không về dù chỉ một lần sao?
Mẹ tôi gặng hỏi người đang nói chuyện bên đầu dây kia. Hồi sau, tôi lờ mờ nghe được giọng nói của một người đàn ông.
- Tôi với cô bây giờ chẳng là cái thá gì nữa! Cô sống đường cô tôi sống đường tôi, không liên quan gì đến nhau. Cô cũng đừng ngày nào cũng mặt dày bám lấy tôi! Nói cô biết, dù là một cắc tôi cũng không đưa cho cô đâu.
- Khốn nạn! Vậy còn con Bình phải làm sao? Từ khi sinh ra, anh đã bao giờ về thăm con chưa, anh nuôi được nó bữa nào? Trước đến giờ đều là tôi nuôi nó, còn anh...anh làm gì? Bây giờ con Bình, nó lớn từng này rồi. Cũng sắp thi vào đại học, anh muốn tôi giấu đến chừng nào? Anh đi vụng trộm còn sợ xấu hổ hả? Bây giờ ý anh muốn cướp con từ tôi thì ra toà đi, tôi không sợ!
Nói xong mẹ tôi ngắt máy ngay, mắt mẹ rơm rớm nước mắt. Tôi không kìm nổi liền bật khóc, mọi sự liên tưởng về cái ngày hạnh phúc khi gặp cha hoàn toàn sụp đổ.
Tôi bước vào nhà, vẻ mặt như mọi khi chưa từng biết chuyện gì. Mẹ nhìn thấy tôi liền hối hả chạy ra, một tay xách cặp giúp tôi, tay còn lại cầm chiếc muôi múc canh còn chưa kịp đặt xuống.
-Đi học về rồi à? Có mệt không? Vào nhà, vào nhà ăn cơm cho no!
Tôi lặng thầm nhìn mẹ, đôi mắt đỏ hoe như vẫn còn muốn khóc.
-Mẹ ơi…
Tôi thều thào gọi mẹ. Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười thật giả dối:
- Sao? Hôm nay đi học điểm thấp rồi chứ gì?
Tôi lắc đầu, môi mím chặt lại:
- Không phải ạ.
Mẹ nhướng mày nhìn tôi, có vẻ đỗi ngạc nhiên:
- Hay bệnh rồi? Vào nhà để má xem!
Tôi theo bước mẹ vào nhà, chưa kịp tắm rửa gì hết mẹ đã đẩy tôi xuống chiếc ghế đẩu màu nâu sờn, vuông vức. Rồi mẹ chạy vào trong, lục lọi hộc tủ như muốn tìm thứ gì đó. Một lúc sau mẹ bước ra, trên tay cầm theo một cái thủy đo thân nhiệt.
- Sát lại đây, má coi coi!
Mẹ vừa nói vừa cầm thủy vẫy vẫy. Tôi gặng hỏi:
- Sao phải đo thủy con có sốt đâu?
- Uống nhiều nước vô nghe chưa, nhìn mặt con bơ phờ lắm má xót.
Tôi khẽ nói:
- Dạ.
- Đi tắm đi rồi ra cơm nước nữa, học hành phải có giờ có giấc không lại sinh bệnh.
Tôi gật gật đầu rồi lẻn về phòng cất cặp, tôi lúc này thật sự rất muốn khóc thật lớn, rất muốn hét thật to. Nhưng tôi biết, tôi không thể trở thành gánh nặng cho má thêm nữa. Ngồi vào bàn ăn, không khí thật sự im ắng. Tôi đưa mắt nhìn má, má đưa tay múc chén canh súp đầy cho tôi.
- Ăn đi Bình.
Tôi nhận chén canh từ má, húp sột soạt.
- Bình mở quà cha gửi về chưa? Có đẹp không con?
Giữ im lặng trước câu hỏi của má, mắt tôi đỏ hoe. Một hồi sau, tôi lên tiếng hỏi:
- Có phải...quà này là do má gửi không?
Nét mặt mẹ tôi thay đổi:
- Con biết rồi sao?
Tôi gật đầu, nước mắt lưng tròng, càng lúc càng khóc to hơn:
- Má lừa con, thật chất cha đã có gia đình rồi. Là cha của người khác!
Mẹ cứ thế quỵ xuống nền đất, hai tay ôm mặt khóc. Theo quán tính, tôi chạy một mạch thẳng ra ngoài. Nước mắt, nước mũi lấm lem trên khuôn mặt. Tôi ngồi khoanh hai chân lại trên bãi đồng làng khóc thút thít, vừa khóc vừa lấy tay lau nước mắt.
Thằng Điền vừa đúng lúc chạy xe đạp ngang đó, nó bốp kèn xe inh ỏi một lúc:
- Bình.
Tôi ngửa mặt lên, cáu với nó:
- Không thấy người ta đang khóc sao! Gọi làm gì?
Thằng Điền không đáp, nó tiến lại gần ngồi cạnh tôi. Một hồi lâu, sau khi đã khóc sưng cả mắt, tôi quay người sang trái nhìn thằng Điền, nó vẫn còn ngồi đó. Hai đôi mắt chăm chăm nhìn lấy tôi, nó lên tiếng:
- Ăn kẹo không?
Tâm trạng tôi giờ này có thể nuốt nổi kẹo sao, tôi lắc đầu. Nó bóc vỏ viên kẹo lấy từ túi quần ra ăn, rồi xuýt xoa kêu lên:
- Ngon quá! Kẹo sicula này vừa béo vừa ngọt lại thơm. Còn những bốn cục, sao ăn hết đây?
Tôi nhìn nó ăn kẹo, lòng thèm thuồng. Vì tôi thích nhất là vị sicula. Tôi nhỏ giọng, xoè bàn tay ra trước mặt nó:
- Cho một cục.
Nó mãi không chịu đưa kẹo, tôi nhăn mặt nhìn nó lặp lại lần nữa:
- Cho một cục.
- Nói năng không có chủ vị, không đưa.
- Điền...cho Bình một cục.
Đợi tôi nói ra câu đó, nó mới chịu móc kẹo ra đưa tôi. Tôi bóc một viên cho vào miệng miệng mới nhận ra đó là vị dâu chứ có phải sicula đâu? Tôi nuốt thẳng xuống bụng, nhìn thằng Điền.
- Đây là kẹo dâu mà! Mày lừa tao à?
Nó ôm bụng phì cười:
- Tại Bình không đọc đó thôi, ngoài vỏ có ghi mà.
- Xì.
Tôi ngước đầu nhìn lên, trời lúc này đã gần sập tối. Mặt trời khuất sau những bụi tre làng, những cơn gió lớn lần lượt luồng qua da thịt. Tôi không còn sức để có thể đi bộ về nhà nữa.
- Điền.
Tôi mở đôi mắt to tròn của mình nhìn nó, tỏ vẻ cầu xin.
- Chở Bình về đi Điền.
Nó không nói gì, chỉ im lặng lên xe. Miệng lẩm bẩm, tôi nói:
- Keo kiệt.
Thằng điền quay đầu lại nhìn tôi, nói to:
- Không lên xe à?
Tôi hí hửng chạy lại yên xe ngồi ịch lên, chúng tôi lướt ngang những cơn gió, nhìn ngắm những khung cảnh thân thuộc của làng quê. Đến nhà, tôi bước xuống xe nhưng lại ngập ngừng ở trước cổng không dám vào. Thằng Điền mới mở lời:
- Bình vào nhà đi, bác nhà lo cho Bình lắm.
Tôi kéo cổng rào, đi vào nhà. Phòng khách và bếp đều không thấy bóng mẹ đâu, tôi đi vào phòng gỗ của mẹ ở cuối tầng lầu. Vừa hé cánh cửa đã thấy bóng gầy gò, mái tóc đen dài của mẹ.
- Mẹ…
Tôi thều thào gọi. Mẹ ngồi bệch dưới đất quay sang nhìn tôi:
- Má xin lỗi, vì đã không cho con một gia đình trọn vẹn.
Tôi bật khóc, chạy lại ôm lấy má.
- Con hiểu mà, chỉ là… con rất thèm cảm giác được có cha.
Mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi, từng hơi thở ấm cúng của mẹ tôi đều có thể cảm nhận được.
- Nếu phải lựa chọn giữa cha và má con sẽ theo ai?
Tôi ngập ngừng trả lời:
- Con dĩ nhiên là đi theo má.
- Con đi theo má, má sợ con khổ. Má nghèo, quanh năm suốt tháng lận đận chưa sắm được cho con bộ áo mới, bữa cơm không thịt thà chỉ có rau, tập sách cũ rách xài lại. Con đi với cha, được sống sung sướng ăn của ngon, mặc đồ đẹp, tương lai xáng lạng hơn.
Tôi lắc đầu:
- Nhưng con không cần áo quần mới, con không thích ăn cơm với thịt thà, tập sách cũ con dùng vẫn được. Nếu con theo cha về thành thị, sống trong vóc lụa sung sướng, được mặc những bộ quần áo đắt tiền, ăn cơm với thịt cá, xài những thứ xa hoa nhưng con không muốn. Thứ con muốn là ở cạnh mẹ, con không muốn đi theo một người mà con phải gọi là cha trong khi con vẫn chưa nhìn thấy mặt, con không muốn gọi người phụ nữ lạ là mẹ trong khi đã phá hoại gia đình con.
Má ôm lấy tôi vào lòng, hôn lên trán tôi. Sau đêm đó, tôi dường như có một suy nghĩ khác. Con đường đến với đại học đối với tôi giờ đây chỉ là giấc mơ mà mãi mãi không thể thực hiện được, tôi mở nắp bút nắn nót điền từng dòng đăng kí nguyện vọng vào một trường nghề hạng thấp ở tỉnh. Vì là trường đóng học phí ít, chi trả phí sinh hoạt và tiền trọ cho sinh viên.
Ngày cuối lên lớp, tôi tạm biệt cái Nguyên và nhỏ Tú. Tôi cũng không quên đòi nó trả quyển sách, nó nhìn tôi ngập ngừng là tôi biết đã có chuyện gì đó xảy ra.
- Bình cho Nguyên xin lỗi nha. Nguyên lỡ làm rách quyển sách đó rồi.
Nói xong nó chìa tay đưa quyển sách rách ngang trang bìa và phần gáy bị dập ra cho tôi. Tôi nhận lấy định đem đi trả thằng Điền nhưng rụt lại. Sáng hôm sau, chuyến xe khách khởi hành từ thôn ra đến tỉnh. Tôi xếp đồ gọn lại cho vào giỏ hành lí, lòng vẫn còn lưu luyến nhiều lắm, chắc vì tôi đã sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Hưởng cái nắng, cái gió và hít thở không khí mộc mạt, ăn những bữa cơm rau cải giản dị.
Tôi bước những bước nhỏ lên xe, chập chừng trước cửa đón. Mẹ nhìn tôi cất giọng:
- Đi thôi con.
Tôi xách hành lí lên, cửa xe đóng lại và chiếc xe khởi động động cơ, di chuyển chậm rãi ra khỏi con đường làng.
- Bình ơi! Bình!
Tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc gọi tên mình. Quay đầu lại, tôi thò đầu ra cửa xe nhìn. Đó là thằng Điền, thằng Điền thực sựsự
- Bình lên tỉnh học, khi nào rảnh về thăm làng. Điền mua kẹo sicula chờ Bình!
Giọng nói thật to của thằng Điền năm đó khiến tôi nhớ mãi, vừa xúc động vừa nhủ với bản thân phải thật cố gắng. Bóng thằng Điền dần khuất xa, khuất xa cho đến khi không còn thấy nữa tôi mới rụt đầu vào.
Trong suốt những năm học nghề ở tỉnh, tôi cũng may mắn được chọn lên thành phố học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh chị. Sau một thời gian, đưa mẹ lên thành phố khởi nghiệp. Bước đầu làm một nhà báo có chút gian nan và khó khăn, hằng ngày vẫn phải suy nghĩ về tiền nong, tiền thuốc men, ăn uống, trọ nhà. Qua khó khăn đó, cuộc sống của hai mẹ con cũng ổn định dần.
Trở về quê sau những ngày tháng tha hương nơi đất khách, tôi vẫn nghẹn ngào nước mắt. Bốn năm trở về, mọi thứ dần như đã thay đổi hoàn toàn. Gia đình thằng Điền đã chuyển đến một nơi khác sinh sống, cái Tú thì cưới chồng là Việt Kiều, nhỏ Nguyên lại là hiệu trưởng của một trường mầm non. Mọi thứ dường như lợt lạt và phai màu theo năm tháng, riêng kí ức thì vẫn còn đó. Tôi nhắm mắt, hít thở một hơi cảm nhận bầu không khí trong lành nơi đây. Những mạch kí ức đẹp đẽ đó, vẫn nằm ở đây, một góc trong tim tôi…
________________Hết_______________
Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Mọi người hãy để lại cảm nghĩ dưới bình luận nhé!
Tranh&thiết kế: Taozi
Số từ: 8496 chữ tất cả.
Văn án:
Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn, Bình và Điền cũng không là ngoại lệ.
Bình - cô gái "thành phố" trở lại làng quê nghèo sau những ngày tha hương nơi xứ lạ. Cô bắt gặp những thay đổi từ làng quê, không còn cậu bạn thanh mai trúc mã ngày bé vẫn lẽo đẽo đi theo, cái Tú, nhỏ Nguyên đều đã lớn và lập nghiệp riêng. Chỉ còn cô trở lại, từ đó những mạch kí ức của tuổi thơ lần lượt ùa về.
_______________
Chiếc xe buýt được sơn màu xanh dương trải qua nhiều mưa nắng phôi pha đã sang màu xanh lợt dừng lại trước một con đường làng. Tuyến xe này đã chạy từ suốt chiều qua cho đến sáng nay. Bác tài xế vươn vai, đưa tay lấy cốc cà phê nhâm nhi cho tỉnh táo. Dường như trên xe vẫn còn một vị khách chưa xuống. Đó là một cô gái mặc quần jeans dài, phối áo phông trắng được dệt theo nốt jersey, đi kèm đôi converse đắt tiền đang nằm ngủ ở hàng ghế số hai phía bên phải.
- Cô ơi, cô ơi!
Tôi chợt tỉnh dậy trước tiếng gọi trầm trầm của một người đàn ông trung niên, hai tay đưa lên dụi dụi từ từ mở mắt:
- Tới rồi ạ?
Bác phụ xế đứng trước tôi cũng vui vẻ nói:
- Trạm cuối rồi cháu. Từ thành phố về quê à?
Tôi mỉm cười đáp lại:
- Vâng ạ, cháu về thăm nhà.
Tôi nhìn ra phía ngoài. Lúc này, trời vẫn còn tờ mờ sáng, nền trời xanh ngắt lác đác vài ngôi sao. Phía phương Đông hửng sáng dần giữa những đám mây treo thơ mộng. Bầu không khí trong lành và mát mẻ này hệt như cảm giác của cái hồi mười hai năm trước. Tiếng kẽo kẹt kẽo cà vang lên đều đều từ máy dệt, mùi hương lúa nhè nhẹ hoà quyện vào làn gió sớm.
Hít thở và cảm nhận từng làn gió mát dịu lướt nhẹ qua da thịt, tôi vác chiếc ba lô nặng trịch lên vai, xách thêm giỏ đựng các thứ bánh trái xuống xe. Con đường làng mà tuổi thơ tôi đã từng đi nhiều lần bỗng dưng trở nên khác lạ, con đường đất đỏ bay bụi tứ tung mỗi khi xe chạy ngang trước kia giờ đã là con đường bê tông sạch đẹp.
Buổi sáng ở làng quê khác hẳn với buổi sáng ở thành phố, những con đường ngoằn nghèo giăng sương trắng xoá, tôi nghe tiếng chim hót và nghe con tim nhộn nhịp đến lạ thường. Đối với tôi quê hương là một khái niệm rất thiêng liêng. Bốn năm, bốn năm xa nhà, xa quê trong lòng tôi ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể lại nhìn thấy tuổi thơ ở miền đất Quảng lần nữa.
Sải bước trên con đường làng giữa cánh đồng lúa rộng mênh mông, ấn tượng đầu đập vào mắt một kẻ xa quê đã nhiều năm đó là tấm biển đề tên làng chữ "Thôn An Tráng, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa" to rõ. Tôi nhìn hết thảy xung quanh một lượt, có cảm giác khác lạ và mới mẻ hoàn toàn. Thêm vào đó là cảm xúc da diết, nhớ nhung kỉ niệm ngày thơ ấu còn rong chơi với những đứa trẻ trong sớm.
Tôi là An Bình, cô nhóc quậy phá nổi danh ở làng ngày nào nay đã hai mươi bốn cái xuân xanh. Thời gian qua nhanh đến chớp nhoáng, nhiều thứ có thể đã thay đổi, thay đổi để trở nên tốt hơn, cũng có thứ thay đổi để xấu đi kể cả con người cũng thế. Nhưng hồi ức là giai điệu sống mà bất cứ ai cũng không thể thay đổi hay quy đổi được. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in câu chuyện về cái ngày mà An Bình tôi được sinh ra trên mảnh đất thân thương này.
Hôm đó vẫn như mọi ngày, mẹ tôi có mang nhưng vì gia đình điều kiện khó khăn lại sắp phải chào đón thêm một thành viên mới trong nhà là tôi nên mẹ đành vác bụng bầu làm ở một xưởng xí nghiệp dệt nhỏ. Cha vì chán nản cuộc sống thiếu thốn ở vùng quê khó khăn và nghèo nàn này nên ông đã lên thành phố lập nghiệp mặc cho mẹ có nói thế nào. Ở nhà chỉ còn lại mẹ, cụ cố và tôi. Giữa giấc trưa nhưng trời vẫn đổ mưa, cụ cố ở nhà nhận được một cuộc điện thoại từ xưởng mẹ tôi làm báo mẹ bị đau bụng động đến thai giờ đang trên đường đến bệnh viện. Cụ hối hả gom tiền đi đến bệnh viện tỉnh, vừa đến thì mẹ tôi đã được đưa vào trong phòng mổ. Tình hình không mấy khả quan, nếu có một người được giữ lại và một người phải ra đi cụ sẽ chọn ai? Ba tiếng sau, bác sĩ bước ra mỉm cười nói với cụ mẹ con tôi đều bình an. Cụ cố vui lắm, cụ đặt ngay cho tôi cái tên là An Bình đảo ngược từ chữ Bình An với hi vọng mong tôi sẽ luôn hạnh phúc và khoẻ mạnh.
Tuy là con gái nhưng tôi rất bướng và nghịch ngợm còn hơn cả mấy đứa con trai trong xóm. Lúc đó chắc có lẽ là thời huy hoàng của An Bình chăng? Còn nhớ năm lên bốn, cha tôi ở xa, mẹ thì bận đi mằng không có thời gian ở nhà chăm sóc, tôi phải ở với cụ cố. Ngày nào cũng có một đứa bé lẽo đẽo theo cụ và hỏi những câu vớ vẩn chính là tôi. Một ý ngốc nghếch xuất hiện trong đầu tôi lúc đó, đợi đến giờ ngủ trưa tôi vờ nhắm tịt mắt lại để cố nghĩ rằng tôi đã ngủ. Mãi thấy im lặng rồi tôi mới mở mắt ra, rón rén đi về phía nhà bếp. Tôi thường lẽo đẽo theo cụ ở mỗi nơi nên từng ngóc nghách trong nhà tôi là đứa am hiểu nhất. Mở ngăn tủ nhỏ phía dưới, tôi lấy theo cây kéo hay cắt thịt lon ton chạy ra ngoài. Tôi dừng trước một cái ống nước nhà thằng Điền bên cạnh, hôm trước khi đi chợ với cụ cố tôi đã thấy nó và tự hỏi sao nó có thể phát ra tiếng kêu ùng ục? Có con gì trong đấy sao? Chính vì thú tò mò đó tôi đã đi cắt ống nước nhà thằng Điền, đúng lúc nó đang chơi trong vườn thấy tôi hì hục ở đó. Nó tiến lại hỏi:
- Bình làm gì nhà Điền vậy?
Tôi giật hết cả mình, giấu cây kéo về phía sau áo. Tôi bắt đầu nghĩ ra trò lừa thằng Điền bằng một câu chuyện khoác lác của chính mình tự dựng:
- Này Điền lại đây!
Tôi vẫy vẫy tay kêu nó lại chỗ tôi đang nghịch. Nó cũng nghe lời tôi răm rắp chạy lại, tôi hỏi nó:
- Mày biết chơi năm mười không?
Nó lắc đầu lia lịa nhìn lại tôi. Tôi mới sẵn giọng như đàn chị nói với nó:
- Mày lạc hậu quá mấy đứa con nít trong làng ai cũng biết chơi cả!
Nói rồi tôi kéo nó ngồi xuống, ghé tai nói nhỏ:
- Là như vầy, thấy vòi nước này không? Mày ngồi ở đây đếm đến năm mươi, đếm hết năm mươi tao sẽ xuất hiện.
Nghe tôi nói, nó thích thú mỉm cười úp mặt vô tường mà không hề biết vòi nước kia bị bể và còn trò lừa của tôi. Tôi chạy nhanh về nhà ăn cơm rồi lẽo theo cụ cố. Trong đầu tự hỏi lúc này thằng Điền đã về nhà chưa? Tôi bắt đầu thấy bất an và lo sợ nhỡ như nó bị bắt cóc thì tôi là kẻ đầu sỏ. Với suy nghĩ đó tôi vừa đặt bát xuống là chạy một mạch sang chỗ vòi nước trưa nay kiếm nó. Dù đã gọi nó nhiều lần nhưng vẫn không nghe tiếng đáp lại, tôi bắt đầu lo sợ nên định quay về nhà. Bỗng nhiên tôi nghe tiếng chửi của mẹ thằng Điền từ trong và có cả tiếng khóc thủ thỉ của nó.Tôi trèo qua cửa rào, đứng nép mình im lặng quan sát sao má thằng Điền lại đánh nó.
Một lúc sau khi tiếng chửi dừng lại, mẹ nó mới hỏi:
- Lấy cái gì cắt vòi nước? Ai lại cho mày nghịch ngợm thế hả Điền?
Tôi vỗ ngực cầu cho nó đừng khai ra tôi mới là đứa cắt vòi nước. Nhưng nếu nó không nói thì nó sẽ bị ăn roi mà khai ra thì tôi còn ăn thảm hơn nó. Tôi khép mắt không muốn nhìn nữa. Không, thằng Điền vẫn giữ im lặng và tự thừa nhận nó là đã gây ra trò nghịch ngợm đó trước mặt mẹ mình. Giọng nó mếu máo:
- Mẹ ơi con biết lỗi rồi. Lần sau con không dám nữa!
Nó cứ thế nói đi nói lại, mẹ nó cũng từ từ nguôi giận hạ roi xuống ôm lấy nó vào lòng:
- Có đau không? Má xin lỗi, lần sau không được như vậy nữa nghe chưa?
Nó không trả lời, chỉ khóc sụt sịt. Thấy vậy, tôi cũng lẳng lặng bỏ về nhà. Về đến cửa, tôi thấy mẹ đứng ở trước chờ tôi. Có phải mẹ sắp đánh tôi rồi không? Tôi còn đang thập thò ở ngoài cửa thì con Úng liền sủa gâu gâu một hồi làm lộ tẩy. Hết cách, tôi bước vào nhà với dáng vẻ rụt rè. Giọng khẽ nhỏ:
- Chào mẹ, mẹ mới làm về...
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt dò xét rồi cất giọng hỏi:
- Mới đi đâu về đó? Cơm nước gì chưa?
Trả lời mẹ, giọng tôi vẫn còn run lẩy bẩy:
- Ăn với cụ cố hồi chiều.
Mẹ chỉ "ừ" với tôi một cái rồi giục tôi đi ngủ sớm. Tôi bước vào nhà, giậm chân lên nùi giẻ và chuồn ngay vào phòng mình. Bạn bè tôi, ai cũng ngủ với cha mẹ nhưng tôi thì khác, tôi nghĩ rằng vì sợ hãi ông kẹ nên chúng nó mới phải đi ngủ với cha mẹ. Tôi muốn chứng tỏ mình không sợ bất cứ thứ gì cả, tôi không cần ngủ chung phòng với ai. Nhưng mãi đến khi lớn lên tôi mới biết được rằng tôi rất sợ cô đơn, sợ ở một mình.
Trước đây căn phòng này là của cha tôi giờ thì nó là của tôi. Sở dĩ, tôi chấm nó là vì cái cửa sổ bằng gỗ to ở góc dưới có thể nhìn ra những vì sao trên bầu trời, đứng từ đây tôi thấy đường làng nhỏ bé hơn hẳn, đẹp đẽ và mộc mạc hơn so với những gì tôi biết và những gì tôi thấy. Cho đến khi nhắm mắt lại, đến khi trưởng thành tôi vẫn có thể hình dung được nét đẹp đó rất rõ ràng.
Tôi trải chiếc chiếu bằng cói xuống sàn nhà rồi ngã ạch xuống. Cảm giác rất thoải mái khi ngã xuống bạn như quên đi tất cả phiền muộn và chỉ thấy về những điều tốt đẹp, đó là việc mà trước lúc ngủ tôi luôn làm. Nhưng hôm nay thì khác, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Trong lòng tôi có cảm giác lạ lắm vừa hối hận vừa thấy có lỗi với thằng Điền. Vì tôi mà nó phải chịu trận thay, trong khi tôi vẫn vui vẻ về nhà ăn no nê. Cảm giác bứt rứt đó khiến tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi đưa tay phải kê dưới đầu rồi cứ thế nằm suy nghĩ nên làm gì để bù đắp cho nó.
Cho đến sáng thức dậy, tôi đã nghĩ ra. Như thường lệ, trước khi mẹ đi làm thường để bốn nghìn lẻ lại trên bàn cho tôi để mua kẹo. Tôi đếm tiền đủ để mua hai cục kẹo nên chạy ì ạch sang tạp hoá mua về. Tôi cố tình mua hai cục để cho thằng Điền nhưng khựng lại suy nghĩ, không biết thằng Điền có đang trách tôi không? Nó có giận tôi vì đã làm nó bị đánh? Liệu nó có mách với mẹ tôi không? Những suy nghĩ đó khiến tôi không dám sang nhà thằng Điền đưa kẹo cho nó. Buổi trưa của mùa hè, cái nắng oi ả, tiếng ve kêu râm ran khiến tôi thấy khó chịu. Cây quạt trong nhà đã bật nút lớn nhất nhưng vẫn có cảm giác nóng nực. Tôi ra vào uống nước lia lịa rồi đi vệ sinh liên tục. Bỗng nhiên tôi để ý đến hai cục kẹo sáng nay định cho thằng Điền. Tôi rất muốn ăn nó nhưng lại không được, sự phân vân đó khiến tôi phải lăn lộn cả buổi trưa. Tôi quyết định ra ngoài dạo một vòng để mát hơn, đi đến đoạn thì tôi bất chợt gặp thằng Điền. Đi đêm có ngày gặp ma quả không sai kẻ làm chuyện xấu như tôi tất nhiên giật mình, không biết phải nói sao với nó tôi đành quay lưng định bỏ đi thì thằng Điền từ phía sau cất giọng gọi:
- Bình không chơi với Điền nữa sao?
Tôi quay lại, mắt mở to tròn trước câu nói của thằng Điền. Nó vẫn muốn chơi với tôi sao? Tôi còn nghĩ nó sẽ giận tôi và đi mách mẹ vì chuyện đó. Tại sao chứ? Sao nó lại không nói? Trong lúc tôi còn đứng ngẩn ngơ tự hỏi thì thằng Điền từ phía sau nắm lấy tay tôi kéo đi. Cơ thể tôi dường như không thể kháng cự, cứ đờ ra. Đến cánh đồng làng, nó dừng lại thả tay tôi ra. Tôi nhìn nó, còn nó đưa mắt nhìn lên những cánh diều đầy màu sắc kia mà lũ trẻ trong xóm đang chơi. Những cánh diều với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau được tung thả trên bầu trời khiến những đứa trẻ cùng trang lứa như tôi mê mẩn và thích thú. Nhưng tôi thì không, tôi khác chúng nó. Tôi không thích thả diều vì tôi không biết thả nó thế nào, cũng chưa từng chạm qua con diều một lần. Khi quay sang nhìn thằng Điền, tôi có thể thấy rằng nó rất thích trò đó. Tôi mới hỏi nó:
- Điền thích chơi cái này hả?
Nó quay sang nhìn tôi gật gật đầu rồi cười cười. Tôi mới bảo nó về nhà lấy diều ra đây tôi sẽ dành chỗ cho nó. Khi hỏi câu đó tôi mới biết, nó cũng giống tôi, chưa một lần chạm qua con diều. Đứng nhìn lũ trẻ kia thả diều, một lúc sau tôi mới chạy vội về nhà lấy giấy, hồ, cả tre ra. Thằng Điền nhìn tôi thắc mắc:
- Bình đem những thứ này ra đây làm gì?
Tôi mới xoa đầu nó, nói:
- Thì làm diều chơi chứ sao? Điền không thích à?
- Thích, thích chứ!
Nó đáp lại tôi một cách nhanh nhảu.
Hai chúng tôi ngồi bệt trên đất để làm một con diều thật to và đẹp. Diều tôi làm tất nhiên phải đẹp hơn mấy đứa kia chứ. Tôi vừa nghĩ vừa cười khoái chí. Đến đoạn tô màu diều, tôi định quết màu đỏ lên cho con diều thật nổi nhưng thằng Điền thì lại muốn tô màu xanh. Tôi bắt đầu nhăn nhó và thấy khó chịu với nó vì tôi luôn làm theo ý mình. Thấy thái độ của tôi như vậy, nó vẫn nằng nặc đòi tô màu xanh. Tôi càng cáu gắt hơn nữa trợn mắt hỏi nó:
- Mày cứ thích tô màu xanh thế? Màu đỏ trông mới đẹp và nổi.
- Màu xanh, tượng trưng cho hi vọng và bình an. Như cái tên của Bình, vậy thì ai cũng biết là diều của mình làm.
Tôi vẫn giữ im lặng và cảm thấy đáng trách về thái độ của mình với nó. Lúc này, tôi cầm bút màu xanh lên tô con diều như ý nó. Hoàn tất con diều, hai chúng tôi nằm sắp mặt trên nền đất, mồ hôi nhể nhãi tuôn ra áo. Tôi nghe tiếng gió thổi vi vu của một buổi trưa hè, cảm nhận gió đang vuốt nhẹ lên mái tóc của tôi. Dễ chịu làm sao! Gió bắt đầu lớn, từng cơn, từng cơn mát rượi, tôi kéo thằng Điền dậy:
- Này Điền, mau dậy thả diều. Mau lên!
Thằng Điền e ngại đáp lại tôi:
- Nhưng Điền không biết thả diều.
- Có tao ở đây, mày sợ gì không biết thả chứ!
Hai chúng tôi đem diều ra đến một chỗ trống, tôi cầm cuộn chỉ trên tay nhìn thằng Điền:
- Điền, mày lại đây.
Nghe tiếng gọi của tôi, nó chạy lại. Tôi nhét cuộn chỉ đang cầm trên tay đưa nó:
- Mày thử thả đi.
Nó ngượng ngùng một lát rồi bắt đầu nắm chặt lấy cuộn chỉ chạy theo tôi. Cánh diều kia cứ bay cao, bay cao mãi. Nó xa ơi là xa, xa tít tắp. Tôi đã tự hỏi rằng ngày nào đó mình cũng có thể bay xa như cánh diều này được chứ? Lần đầu tiên, tôi biết chơi thả diều, lần đầu tiên tôi chạm được vào nó. Dường như tôi không còn ghét thả diều nữa, thay vào đó nó là một phần trong kí ức tuổi thơ của tôi.
Tôi nhìn thằng Điền, xem nó vui chưa kìa. Nó cứ cười tít nãy giờ, nụ cười hồn nhiên đó khiến tôi thấy ganh tị biết nhường nào. Tôi mới cất giọng hỏi nhỏ:
- Về chuyện đó...mày, không giận tao sao?
Nó lắc đầu:
- Không có, Điền vui lắm. Lần đầu, Điền biết chơi năm mười!
- Ừ, vậy lần sau đi chơi với Bình nữa không?
Tôi tự dưng lại thấy cảm động trước câu nói của thằng Điền. Đáng ra nó nên giận tôi hay trách tôi. Lần này nó lại cảm kích tôi đến vậy khiến tôi càng thêm xấu hổ. Tôi thò tay vào túi quần lục lọi lấy hai cái kẹo sáng nay, tôi đã không ăn nó:
- Xoè tay ra đi!
Nó xoè tay ra, vẻ mặt hào hứng mong đợi. Tôi đặt hai cục kẹo vào lòng bàn tay nó. Vỏ kẹo có màu vàng, hình đồng xu là vị sô cô la mà tôi thích. Không biết nó có thích không? Đáp lại vẻ mặt của tôi, nó hớn hở cười bóc ngay kẹo bỏ vào miệng nhai.
Sau ngày hôm nay, tôi không còn ghét thằng Điền nữa. Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ nó và xem nó như một người bạn.
Thời gian thấp thoáng trôi qua. Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn dần, trong đó có tôi và thằng Điền. Cũng có những chuyện thay đổi một cách bất ngờ khiến con người ta không kịp thích nghi. Không thể nào quay lại được nữa, cụ cố giờ đây đang ở một nơi rất xa tôi và mẹ. Mẹ đã nói với tôi rằng cụ luôn theo dõi chúng tôi nhưng tôi thừa biết cụ đã mất, đã không còn trên cõi đời này nữa rồi. Hôm đó, tôi cố gắng không khóc và giả vờ tin chuyện đó là thật. Tôi nghĩ rằng nếu như tôi giả vờ không biết sẽ làm mẹ nhẹ nhõm hơn nhiều.
Tối đó, tôi ôm gối nằm khóc sưng cả mắt. Tôi hối hận, hối hận vì thời gian tôi lo lắng cho cụ không nhiều mà toàn gây rắc rối và quậy phá.
Tôi lớn lên, trưởng thành và trầm tĩnh khác hẳn so với lúc còn nhỏ. Vẫn là mái tóc dài thướt đến vai, tính cách nóng nảy. Thằng Điền vẫn vậy, mái tóc ngố tàu kèm theo đôi mắt quyến rũ chết người kia. Nó chỉ cao thêm và có một khuôn mặt đẹp trai chính vì vậy nó là hotboy ở trường tôi, bọn con gái ở trường ngày nào cũng bám lấy nó nhưng nó còn chả thèm để ý đến người ta. Nhớ ngày nào nó còn lẽo đẽo theo sau tôi, rụt rè và nhút nhát thì nay mọi chuyện ngược lại. Cả tháng nay tôi rất ít khi gặp nó, mở lời cũng là chuyện khó hoàn toàn. Chỉ khi vào lớp học tôi mới nhìn thấy nó, tôi bắt đầu ghét nó trở lại. Ghét cái cách mà nó nhìn tôi, ghét sự hơn người của nó.
Sau khi tan học, tôi ra về cùng nhỏ Nguyên và cái Tú. Chúng tôi thân nhau từ hồi cấp một lận cơ, lúc đó tôi là đầu gấu trong trường chuyên đi bảo vệ kẻ yếu trong đó có cái Tú và Nguyên. Ba người chúng tôi đã quen nhau như thế. Kể từ ngày nhỏ Nguyên biết thằng Điền, mỗi câu mỗi chữ của nó đều là Điền thế này thế nọ khiến tôi khó chịu vô cùng. Tôi cũng dò dẫm đoán ra được hình như nó thích thằng Điền rồi, dạo này cứ toàn mua mấy món ngon cho tôi. Tốt như vậy chắc là có chuyện nhờ vả, tôi vừa nhìn là biết ngay. Không đợi tôi hỏi, nó liền mở lời:
- Bình này, tối nay Nguyên qua nhà học nhóm với Bình nha.
Tôi biết phải trả lời sao đây, đành đồng ý thôi vì tôi cũng lỡ nhận hối lộ của nó rồi còn gì:
- Ừ, Nguyên qua sớm nha Bình chờ.
Nói rồi chúng tôi tạm biệt nhau, tôi lại một mình đi về. Đúng thật câu nói oan gia ngõ hẹp, trên đường về nhà tôi bắt gặp thằng Điền cũng đang đi về. Lúc trước toàn là tôi đi trước nó, còn nó lẽo đẽo theo sau. Giờ thì tôi đi sau nó, sợ nó phát hiện nên nhẹ nhàng đến từng bước chân. Gần đến nhà, nó đang đi bỗng dưng dừng lại. Sao vậy? Nó phát hiện ra tôi rồi sao? Dù gì bị phát hiện thì cũng mất mặt lắm, nghĩ vậy tôi nhanh chân tìm chỗ nấp. Người tôi chui lọt vào cái sọt rác, nhớ đến làm tôi nhục như chưa từng thấy. Tôi hé mở nắp thùng rác, không thấy thằng Điền đâu nữa nên chui ra. Cả người lem luốc dính đầy vết nhơ, còn bốc mùi. Tôi đành xách giày đi chân không về nhà vì sợ chân làm bẩn đến đôi giày mẹ mua. Về đến nhà với bộ dang lắm la lắm lét, tôi đi khom người trong lo lắng sợ ai nhìn thấy được thì thằng Điền đã thấy tôi trong bộ dạng đó. Tôi xấu hổ đến mức muốn chui tọt vào quần, mặt mũi không biết giấu đâu. Còn nó thì đứng đó cười vào mặt tôi.
Vào nhà tắm rửa chà sạch sẽ vết bẩn, tôi phải mất nhiều thời gian vào việc giặt chiếc áo dài để mẹ tôi không biết. Bước ra phòng khách, tôi thấy thằng Điền đang ngồi đó. Người cứng đờ, tôi trở nên sửng sốt hỏi nó:
- Điền sao qua nhà Bình? Có việc gì à?
- Điền để quên chìa khoá trong nhà, không vào nhà được nên sang tạm nhà Bình ngồi.
Tôi thầm nhủ, hèn gì nó về trước tôi mà lại đứng ngoài cổng. Tôi cũng không phiền đi rót cho nó một cốc nước. Mang nước ra tôi thấy nó đang ngồi nghiêng người, trên tay cầm quyển "This Side Of Paradise" dáng vẻ lúc đọc chăm chú của thằng Điền đúng là đẹp thật. Mặt nét nào ra nét đó, tôi trấn tỉnh lại đặt ly nước xuống bàn.
- Đây là chẳng phải là sách của F. Scott Fitzgerald sao?
- Bình đọc cuốn này rồi?
- À, hôm trước vào nhà sách có đọc qua. Câu chuyện về sinh viên đại học xuất sắc của Princeton trở nên vỡ mộng khi anh tốt nghiệp. Không đủ tiền nên Bình chỉ đọc phân nửa rồi về luôn.
Dứt câu, tôi cảm thấy có hơi ngượng nghịu đưa tay ra sau gáy gãi gãi liên tục. Thằng Điền quay sang liếc nhìn tôi một cái rồi gập cuốn sách nó đang đọc lại, nhẹ nhàng đặt lên bàn. Nó nói:
- Cho Bình mượn đọc, khi nào xong trả Điền.
Trong lòng tôi lúc đó thích mê mẩn quyển sách kia, bìa sách mềm, giấy in thơm phức lại thêm cái ảnh ở ngoài khiến tôi không thể kìm lòng tham muốn mà đưa tay chộp ngay quyển This Side Of Paradise trên bàn.
- Bình ơi, Bình!
Tôi nhìn ra ngoài cổng, bóng dáng gầy gò cao lênh khênh, tóc hai mái để dài mặc một chiếc đầm ren xanh đính hoa cổ bèo. Đó là cái Nguyên, tôi có hơi ngạc nhiên vì lần đầu trông thấy nó mặc váy trước giờ dù là đi ăn sinh nhật hay đám tiệc nó đều mặc quần bò kèm áo thun. Tôi đẩy cổng, nó hí hửng chạy vào nhà. Tôi nhìn bóng lưng nó từ đằng sau mà vẫn chưa hết ngạc nhiên, có phải con Nguyên không thế? Ai nhập nó à?
- Điền sao lại ở đây vậy? Điền tới học nhóm chung với hai tui hả?
Đáp lại cái Nguyên, thằng Điền vẫn bộ dạng lặng thinh chăm chú vào đống bài tập về nhà. Tôi bước vào hoá giải bầu không khí im lặng đó, đẩy vai cái Nguyên tôi châm chọc nó vài câu:
- Điền nhà người ta là học sinh ưu tú nhất làng. Học sinh như tui với bà tự cố mà vươn, còn gần một tháng nữa là thi vào đại học rồi.
Cái Nguyên nhìn thằng Điền rồi lại quay sang nhìn tôi bĩu môi. Tôi nháy mắt ra hiệu nó vào phòng tôi làm bài tập. Vừa đặt chân vào phòng tôi là nó đã vùng vằng, giãy giụa lên các kiểu. Hỏi mới biết nó muốn học nhóm chung với thằng Điền, đến ông trời còn không giúp được nói chi tôi. Hai đứa ngồi vào bàn, tôi lại kệ gỗ lấy vài cuốn sách, tập bút chì đặt lên bàn. Cái Nguyên nhìn chằm chằm quyển sách được tôi ôm trong tay, nó hỏi:
- Sách gì đấy?
- À là quyển hôm trước Bình đi nhà sách có đọc nhưng không đủ tiền mua nên bỏ lại.
- Sao giờ nó lại ở đây? Bình ăn cắp hả? Ông chủ ở đó mà biết là mách má Bình, má Bình về rầy chết đó!
Tôi nhìn nó phì cười:
- Sách này là Điền cho Bình mượn, Bình nào có gan ăn cắp.
Nghe đến tên thằng Điền thì như thể rằng mắt con Nguyên sáng lên. Nhìn là biết nó lại muốn vòi quyển sách thằng Điền cho tôi mượn.
- Bình
Nó cười cười, tay víu lấy áo tôi. Tôi ôm chằm lấy quyển sách không biết có nên cho nó mượn hay không.
- Hôm trước Nguyên nói sách này chán lắm mà?
Nó nằng nặc phủ định:
- Đó là mấy hôm trước, giờ Nguyên thấy nó hay lắm. Bình cho Nguyên mượn đi mai Nguyên trả.
Nghe cái Nguyên van xin nài nỉ cả bữa, tôi cũng đành cho nó mượn vì nó cũng nói là mai trả lại. Buổi học nhóm kết thúc lúc tám giờ tối mà hai đứa tôi chỉ vừa làm đến câu năm của phần e trong sáu mươi câu còn lại. Vừa tiễn nó ra tới cổng, tôi thở dài chán nản. Sắp phải thi lên đại học mà đầu óc tôi mông lung lắm, không biết nên học gì làm gì tôi bắt đầu đâm ra chán nản muốn bỏ học. Suy nghĩ đó cứ lẩn quẩn và đi theo tôi mãi, đầu tôi nhức như búa bổ. Mẹ đã rất hi vọng ở tôi, giá gì tôi có được sự nhanh nhẹn và thông minh như thằng Điền thì hay quá. Tôi tự nhủ.
Mang đôi dép lào lẹp xẹp đi vào nhà, tôi bắt đầu làm tiếp bài tập còn dang dở chưa xong. Một tiếng rồi hai tiếng, tôi cũng chỉ lết được đến câu tám câu chín trong sáu mươi câu. Gập tài liệu lại, tôi ngồi chống tay bên ô cửa sổ để suy nghĩ. Suy nghĩ về một điều gì đó rất mơ hồ, xa vời vợi. Nói không đùa, tôi cũng đã từng có ước mơ trở thành một nhà báo nổi tiếng nhưng tôi nhanh chóng thoát khỏi cơn mơ đó khi nhìn lại chính mình. Thứ duy nhất có thể làm tôi vui lúc này có lẽ là bầu trời kia, bầu trời đầy sao mà tôi vẫn thường ngắm qua khung cửa sổ.
Màn đêm buông xuống làng quê chúng tôi, mọi thứ như chìm sâu vào trong giấc ngủ tĩnh mịch. Yên ắng đến mức con muỗi bay vo ve tôi cũng có thể nghe ra, hồi nhỏ tôi vẫn thường hay nói chuyện với những ngôi sao lấp lánh trên kia. Tôi tin vào một câu chuyện rằng những ngôi sao kia chính là do phép màu của thiên thần ban phước, suốt nhiều năm như vậy vẫn không hề thay đổi. Nhưng dường như hôm nay những ngôi sao cũng chẳng thèm bận tâm đến tôi, tôi buồn bực đóng cửa sổ lại.
Trải chiếc chiếu cối đã cũ mèm, tôi nằm dài xuống. Thực ra tôi vẫn thường hay đứng ngay khung cửa sổ không phải vì ngày nào cũng ngắm sao và mong được một phép màu mà tôi đang đợi một người, đó là mẹ. Khi nào mẹ về cũng là lúc tôi đã ngủ say, mẹ chỉ vội ăn bát cơm nguội còn sót lại rồi ôm bụng đói đi ngủ, sáng mai vất vả dậy từ ba giờ dọn dẹp nhà cửa rồi lại đi làm. Không biết từ bao giờ tôi thấy mẹ gầy đi, già đi và thương mẹ nhiều hơn. Ngôi nhà qua bao mưa nắng cũ kĩ này cũng chỉ có hai mẹ con tôi nương tựa qua ngày tháng. Đã hơn nhiều năm từ ngày tôi chào đời, tôi vẫn chưa biết mặt cha mình là ai, chưa gặp ông ấy lần nào.
Tôi muốn cho ông ấy biết được tôi đã ghen tị với mấy đứa có cha thế nào. Mỗi khi nghịch ngợm bị mắng đánh bằng roi mây một trận nhớ đời rồi lại được cha dỗ dành, mỗi lần bóng đèn hư cha sẽ làm nó sáng lại. Tất cả những điều đó tôi đều ao ước và thèm thuồng biết mấy nhưng chờ đã hơn nhiều lần, nhiều năm qua ông ấy vẫn chưa xuất hiện. Sự hụt hẫng và tiếc nuối từ một hai ngày động lại ngày càng nhiều, nhiều đến mức tôi đã không thể nhớ hết. Cái thiếu thốn đó khiến tôi như mất đi một phần nào đó ở chính mình, dần dần trở nên rụt rè nhút nhát và tự ti.
Tôi...vẫn luôn nghĩ về cái ngày mà khi hai má con gặp lại ông ấy. Cha có nhận ra tôi không? Ông ấy có ôm tôi vào lòng và nói: "cha xin lỗi, cha đã đi quá lâu." Giấc mơ đó cứ hiện hữu với tôi khiến tôi càng mong đợi lại càng thất vọng.
Khi tôi mở mắt thức dậy sau một giấc ngủ dài là một ngày mới. Dưới ánh ban mai bao trùm, mọi thứ dường như bừng sáng và có sức sống hơn hẳn. Tôi mở cửa sổ, đưa tay hứng nắng sớm.
- Reng, reng...reng reng
Tiếng chuông điện thoại dưới nhà kêu lên một hồi, tôi chạy xuống vội bắt máy. Từ đầu dây bên kia là giọng mẹ:
- Bình à!
Tôi dạ vâng đáp lại mẹ. Mẹ nói tiếp:
- Con ra ngoài bưu điện tỉnh chờ lấy quà nhe con, tiền má để ở trong hộc tủ.
Tôi ngạc nhiên, hôm nay có phải là ngày gì đâu sao tôi lại nhận quà.
- Quà của ai cơ? Hôm nay có phải sinh nhật con đâu.
Mẹ tôi nói khẽ qua điện thoại:
- Của cha Bình gửi về cho má con mình đấy Con nhớ ra bưu điện lấy nhe!
Mẹ vừa nói dứt câu, tôi đã vui mừng nhảy cẫng lên vì hạnh phúc vì sung sướng. Không biết cảm giác đó là gì nhưng nó khó tả lắm. Tôi vội xuống bếp ngặm ổ bánh mì rồi sửa soạn quần áo ra bưu điện tỉnh, cảm giác nôn nóng này còn hơn ngày tôi nhận được giấy khen ở trường. Khoác chiếc áo sơ mi kẻ sọc ngang, quần tây dài cùng đôi tông lào quen thuộc tôi dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng. Chạy trên con đường làng từ sớm, tôi cảm nhận được những tia nắng ấm áp chiếu qua từng kẽ áo, tiếng gió vi vu và cả tiếng tim tôi đập nhộn nhịp.
"Bưu điện tỉnh."
Tôi ngước nhìn hàng chữ đề trên tấm bảng to kia, hớn hở dắt chiếc xe đạp cà tàn vào bãi đỗ. Trước mắt tôi, khung cảnh nhộn nhịp người qua lại. Tôi đến quầy nhân viên, ngồi xuống ghế và bất ngờ khi chiếc ghế này có thể xoay được. Tôi và chị nhân viên nói chuyện cách nhau qua một lớp kính tráng mỏng, có một cái lỗ nhỏ để đưa đồ vào.
- Em muốn lấy đồ gì sao?
Chị nhân viên nhìn tôi hỏi, tôi rụt rè đáp lại:
- Em...em lấy đồ cha gửi từ trên thành phố về.
- Tên em là gì?
- Nguyễn An Bình.
Chị đưa tôi một tấm giấy nhỏ, màu hồng có đường dấu răng ở phía trên để điền thông tin. Tôi mở nắp bút nhanh nhạy điền vào tên và địa chỉ kèm số điện thoại.
- Tiền phí là một trăm năm mươi ngàn ạ?
- Em trả phí rồi mới lấy đồ được.
Tôi thò tay vào túi lục lọi mãi không thấy đâu, thôi chết tiền mẹ để trên bàn tôi vội quá quên mang theo. Tôi mò mẫm lại trong túi rồi nhìn về phía chị nhân viên:
- Chị ơi, chị cho em lấy đồ trước được không. Về rồi em mang tiền đưa lại chị.
- Em liên lạc người giám hộ tới trả tiền nha em, bên chị không thể cho em mang đồ về được.
- Nhưng...nhưng mẹ em đi làm khuya mới về, chị giúp em với.
Chị nhân viên nhìn tôi lắc đầu rồi tiếp tục làm việc. Tôi không biết thế nào đành ngồi đợi ở ghế chờ, một tiếng sau khi tôi hụt hẫng bước ra khỏi cửa bưu điện thì bắt gặp ai đó rất giống thằng Điền. Tôi tiến lại gần, đó là thằng Điền. Nhưng sao nó lại đến bưu điện vậy chứ? Tôi định chạy lại chỗ nó nhưng thôi, tôi sợ bị nó cười vì đến bưu điện mà quên mang tiền. Chưa kịp đến bãi đỗ xe, thằng Điền đã trông thấy tôi.
- Bình phải không?
Tôi quay người lại nhìn nó, cười cười:
- Bình đi lấy đồ cha gửi. Sao Điền ở đây?
- Điền đi nhận tiền thắng giải thưởng cuộc thi hôm trước.
Tôi nhìn nó gật gật, giọng nhỏ lại:
- Ò.
- Vậy quà cha Bình gửi đâu? Là gì vậy?
Chuyện gì đến cũng sẽ đến, cuối cùng thằng Điền cũng hỏi câu đó. Không giữ được miệng, tôi nói luôn:
- Bình quên mang theo tiền nên không lấy được đồ.
Nó đưa tay kéo tôi vào trong, không biết nó tính làm gì. Thằng Điền dừng lại trước quầy nhân viên hoàn tất thủ tục nhận tiền, trong phong bì trên tay nó vừa đủ một trăm năm mươi ngàn. Nó dừng lại trước tôi, tay đưa phong bì nói:
- Bình cầm lấy đi.
Tôi nhìn nó có chút ngạc nhiên.
- Đây không phải tiền Điền thắng giải, sao lại đưa cho Bình?
- Không sao, cầm lấy đi.
Tôi đưa tay nhận lấy phong bì chứa một xấp tiền tờ mười nghìn trên tay thằng Điền rồi đi đến chỗ chị nhân viên ban nãy hoàn tất thủ tục. Tôi hồi hộp bóc móng tay trong lúc chị nhân viên kia đi lấy quà mang ra, nó là một cái hộp được gói bằng giấy quà trông rất đẹp và xinh xắn. Tôi tít mắt cười, ôm hộp quà trong tay ra về.
Hai đứa chúng tôi đạp xe từ tỉnh về làng, suốt dọc đường đi tôi ngại không dám mở lời với nó. Gần tới nhà thì đường vào đầy bùn do trận mưa hôm qua, hai đứa đành dắt bộ đi vào nhà một đoạn vậy. Tôi đi theo sau thằng Điền, tay nắm chặt lấy vô lăng đầu hơi cúi khom xuống. Không khí giữa chúng tôi hoàn toàn im lặng, tôi có cảm giác hơi ngột ngạt nên mở lời với nó:
- Điền.
Nghe tôi gọi nó dừng lại, quay về phía tôi.
- Hả?
- Um...
Tôi kéo dài chữ um một hồi.
- Cảm ơn Điền. Khi nào về tới nhà, Bình lấy tiền trả cho Điền.
Thằng Điền gật đầu một cái với tôi rồi hai đứa đi tiếp đoạn đường vào nhà.
Tới nhà, tôi vội chạy vào chộp lấy khoản tiền trên bàn đưa thằng Điền nhưng nó lại từ chối khiến tôi thấy khó hiểu.
- Sao Điền không cầm lấy, Bình trả lại tiền ban nãy Điền cho Bình mượn.
- Điền không cần dùng lắm, Bình giữ lại tiền đi.
Nghe nó nói xong câu đó, tôi có cảm giác như thằng Điền từ trước giờ luôn giúp đỡ mỗi khi tôi khó khăn còn tôi thì lại đi ghét nó. Tôi thấy bản thân thật đáng xấu hổ khi đã đi trách nhầm và ghét thằng Điền.
- Điền...
- Bình đọc xong quyển "This Side Of Paradise" chưa?
Tôi chợt tỉnh táo lại sợt nhớ ra cái Nguyên vẫn còn giữ nên đành tìm đại một lí do nói với thằng Điền.
- À, dạo này gần tới thi vào đại học nên Bình không có nhiều thời gian đọc. Điền cho Bình mượn ít hôm nữa được không?
- Ừ, khi nào xong Bình trả cũng được.
Nói xong, thằng Điền đứng lên cất bước đi về nhà nó. Tôi vỗ ngực trấn an, may là nó chưa phát hiện.
Giấc chiều lên, tôi một mình từ trường về đến nhà vì hôm nay bọn cái Nguyên với nhỏ Tú phải ở lại trực nhật. Tôi ngước đầu nhìn lên, mây đen ùn ụt kéo đến, bầu trời trong xanh bỗng dưng nổi từng cơn gió mạnh.
- Lại sắp mưa.
Tôi nhanh chân chạy về vì hôm nay không mang dù nhỡ áo dài ướt thì khóc mất, tôi chỉ có mỗi chiếc áo dài này thôi.
Về đến nhà, tôi thấy chiếc xe cub đã sờn của mẹ đỗ ở trước cổng.
- Hôm nay mẹ đi làm về sớm vậy sao?
Tôi thắc mắc bước vào trong, đang loay hoay ở ngoài mép cửa cởi đôi giày tôi thấy mẹ vừa nói chuyện điện thoại vừa khóc.
- Anh không về dù chỉ một lần sao?
Mẹ tôi gặng hỏi người đang nói chuyện bên đầu dây kia. Hồi sau, tôi lờ mờ nghe được giọng nói của một người đàn ông.
- Tôi với cô bây giờ chẳng là cái thá gì nữa! Cô sống đường cô tôi sống đường tôi, không liên quan gì đến nhau. Cô cũng đừng ngày nào cũng mặt dày bám lấy tôi! Nói cô biết, dù là một cắc tôi cũng không đưa cho cô đâu.
- Khốn nạn! Vậy còn con Bình phải làm sao? Từ khi sinh ra, anh đã bao giờ về thăm con chưa, anh nuôi được nó bữa nào? Trước đến giờ đều là tôi nuôi nó, còn anh...anh làm gì? Bây giờ con Bình, nó lớn từng này rồi. Cũng sắp thi vào đại học, anh muốn tôi giấu đến chừng nào? Anh đi vụng trộm còn sợ xấu hổ hả? Bây giờ ý anh muốn cướp con từ tôi thì ra toà đi, tôi không sợ!
Nói xong mẹ tôi ngắt máy ngay, mắt mẹ rơm rớm nước mắt. Tôi không kìm nổi liền bật khóc, mọi sự liên tưởng về cái ngày hạnh phúc khi gặp cha hoàn toàn sụp đổ.
Tôi bước vào nhà, vẻ mặt như mọi khi chưa từng biết chuyện gì. Mẹ nhìn thấy tôi liền hối hả chạy ra, một tay xách cặp giúp tôi, tay còn lại cầm chiếc muôi múc canh còn chưa kịp đặt xuống.
-Đi học về rồi à? Có mệt không? Vào nhà, vào nhà ăn cơm cho no!
Tôi lặng thầm nhìn mẹ, đôi mắt đỏ hoe như vẫn còn muốn khóc.
-Mẹ ơi…
Tôi thều thào gọi mẹ. Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười thật giả dối:
- Sao? Hôm nay đi học điểm thấp rồi chứ gì?
Tôi lắc đầu, môi mím chặt lại:
- Không phải ạ.
Mẹ nhướng mày nhìn tôi, có vẻ đỗi ngạc nhiên:
- Hay bệnh rồi? Vào nhà để má xem!
Tôi theo bước mẹ vào nhà, chưa kịp tắm rửa gì hết mẹ đã đẩy tôi xuống chiếc ghế đẩu màu nâu sờn, vuông vức. Rồi mẹ chạy vào trong, lục lọi hộc tủ như muốn tìm thứ gì đó. Một lúc sau mẹ bước ra, trên tay cầm theo một cái thủy đo thân nhiệt.
- Sát lại đây, má coi coi!
Mẹ vừa nói vừa cầm thủy vẫy vẫy. Tôi gặng hỏi:
- Sao phải đo thủy con có sốt đâu?
- Uống nhiều nước vô nghe chưa, nhìn mặt con bơ phờ lắm má xót.
Tôi khẽ nói:
- Dạ.
- Đi tắm đi rồi ra cơm nước nữa, học hành phải có giờ có giấc không lại sinh bệnh.
Tôi gật gật đầu rồi lẻn về phòng cất cặp, tôi lúc này thật sự rất muốn khóc thật lớn, rất muốn hét thật to. Nhưng tôi biết, tôi không thể trở thành gánh nặng cho má thêm nữa. Ngồi vào bàn ăn, không khí thật sự im ắng. Tôi đưa mắt nhìn má, má đưa tay múc chén canh súp đầy cho tôi.
- Ăn đi Bình.
Tôi nhận chén canh từ má, húp sột soạt.
- Bình mở quà cha gửi về chưa? Có đẹp không con?
Giữ im lặng trước câu hỏi của má, mắt tôi đỏ hoe. Một hồi sau, tôi lên tiếng hỏi:
- Có phải...quà này là do má gửi không?
Nét mặt mẹ tôi thay đổi:
- Con biết rồi sao?
Tôi gật đầu, nước mắt lưng tròng, càng lúc càng khóc to hơn:
- Má lừa con, thật chất cha đã có gia đình rồi. Là cha của người khác!
Mẹ cứ thế quỵ xuống nền đất, hai tay ôm mặt khóc. Theo quán tính, tôi chạy một mạch thẳng ra ngoài. Nước mắt, nước mũi lấm lem trên khuôn mặt. Tôi ngồi khoanh hai chân lại trên bãi đồng làng khóc thút thít, vừa khóc vừa lấy tay lau nước mắt.
Thằng Điền vừa đúng lúc chạy xe đạp ngang đó, nó bốp kèn xe inh ỏi một lúc:
- Bình.
Tôi ngửa mặt lên, cáu với nó:
- Không thấy người ta đang khóc sao! Gọi làm gì?
Thằng Điền không đáp, nó tiến lại gần ngồi cạnh tôi. Một hồi lâu, sau khi đã khóc sưng cả mắt, tôi quay người sang trái nhìn thằng Điền, nó vẫn còn ngồi đó. Hai đôi mắt chăm chăm nhìn lấy tôi, nó lên tiếng:
- Ăn kẹo không?
Tâm trạng tôi giờ này có thể nuốt nổi kẹo sao, tôi lắc đầu. Nó bóc vỏ viên kẹo lấy từ túi quần ra ăn, rồi xuýt xoa kêu lên:
- Ngon quá! Kẹo sicula này vừa béo vừa ngọt lại thơm. Còn những bốn cục, sao ăn hết đây?
Tôi nhìn nó ăn kẹo, lòng thèm thuồng. Vì tôi thích nhất là vị sicula. Tôi nhỏ giọng, xoè bàn tay ra trước mặt nó:
- Cho một cục.
Nó mãi không chịu đưa kẹo, tôi nhăn mặt nhìn nó lặp lại lần nữa:
- Cho một cục.
- Nói năng không có chủ vị, không đưa.
- Điền...cho Bình một cục.
Đợi tôi nói ra câu đó, nó mới chịu móc kẹo ra đưa tôi. Tôi bóc một viên cho vào miệng miệng mới nhận ra đó là vị dâu chứ có phải sicula đâu? Tôi nuốt thẳng xuống bụng, nhìn thằng Điền.
- Đây là kẹo dâu mà! Mày lừa tao à?
Nó ôm bụng phì cười:
- Tại Bình không đọc đó thôi, ngoài vỏ có ghi mà.
- Xì.
Tôi ngước đầu nhìn lên, trời lúc này đã gần sập tối. Mặt trời khuất sau những bụi tre làng, những cơn gió lớn lần lượt luồng qua da thịt. Tôi không còn sức để có thể đi bộ về nhà nữa.
- Điền.
Tôi mở đôi mắt to tròn của mình nhìn nó, tỏ vẻ cầu xin.
- Chở Bình về đi Điền.
Nó không nói gì, chỉ im lặng lên xe. Miệng lẩm bẩm, tôi nói:
- Keo kiệt.
Thằng điền quay đầu lại nhìn tôi, nói to:
- Không lên xe à?
Tôi hí hửng chạy lại yên xe ngồi ịch lên, chúng tôi lướt ngang những cơn gió, nhìn ngắm những khung cảnh thân thuộc của làng quê. Đến nhà, tôi bước xuống xe nhưng lại ngập ngừng ở trước cổng không dám vào. Thằng Điền mới mở lời:
- Bình vào nhà đi, bác nhà lo cho Bình lắm.
Tôi kéo cổng rào, đi vào nhà. Phòng khách và bếp đều không thấy bóng mẹ đâu, tôi đi vào phòng gỗ của mẹ ở cuối tầng lầu. Vừa hé cánh cửa đã thấy bóng gầy gò, mái tóc đen dài của mẹ.
- Mẹ…
Tôi thều thào gọi. Mẹ ngồi bệch dưới đất quay sang nhìn tôi:
- Má xin lỗi, vì đã không cho con một gia đình trọn vẹn.
Tôi bật khóc, chạy lại ôm lấy má.
- Con hiểu mà, chỉ là… con rất thèm cảm giác được có cha.
Mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi, từng hơi thở ấm cúng của mẹ tôi đều có thể cảm nhận được.
- Nếu phải lựa chọn giữa cha và má con sẽ theo ai?
Tôi ngập ngừng trả lời:
- Con dĩ nhiên là đi theo má.
- Con đi theo má, má sợ con khổ. Má nghèo, quanh năm suốt tháng lận đận chưa sắm được cho con bộ áo mới, bữa cơm không thịt thà chỉ có rau, tập sách cũ rách xài lại. Con đi với cha, được sống sung sướng ăn của ngon, mặc đồ đẹp, tương lai xáng lạng hơn.
Tôi lắc đầu:
- Nhưng con không cần áo quần mới, con không thích ăn cơm với thịt thà, tập sách cũ con dùng vẫn được. Nếu con theo cha về thành thị, sống trong vóc lụa sung sướng, được mặc những bộ quần áo đắt tiền, ăn cơm với thịt cá, xài những thứ xa hoa nhưng con không muốn. Thứ con muốn là ở cạnh mẹ, con không muốn đi theo một người mà con phải gọi là cha trong khi con vẫn chưa nhìn thấy mặt, con không muốn gọi người phụ nữ lạ là mẹ trong khi đã phá hoại gia đình con.
Má ôm lấy tôi vào lòng, hôn lên trán tôi. Sau đêm đó, tôi dường như có một suy nghĩ khác. Con đường đến với đại học đối với tôi giờ đây chỉ là giấc mơ mà mãi mãi không thể thực hiện được, tôi mở nắp bút nắn nót điền từng dòng đăng kí nguyện vọng vào một trường nghề hạng thấp ở tỉnh. Vì là trường đóng học phí ít, chi trả phí sinh hoạt và tiền trọ cho sinh viên.
Ngày cuối lên lớp, tôi tạm biệt cái Nguyên và nhỏ Tú. Tôi cũng không quên đòi nó trả quyển sách, nó nhìn tôi ngập ngừng là tôi biết đã có chuyện gì đó xảy ra.
- Bình cho Nguyên xin lỗi nha. Nguyên lỡ làm rách quyển sách đó rồi.
Nói xong nó chìa tay đưa quyển sách rách ngang trang bìa và phần gáy bị dập ra cho tôi. Tôi nhận lấy định đem đi trả thằng Điền nhưng rụt lại. Sáng hôm sau, chuyến xe khách khởi hành từ thôn ra đến tỉnh. Tôi xếp đồ gọn lại cho vào giỏ hành lí, lòng vẫn còn lưu luyến nhiều lắm, chắc vì tôi đã sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Hưởng cái nắng, cái gió và hít thở không khí mộc mạt, ăn những bữa cơm rau cải giản dị.
Tôi bước những bước nhỏ lên xe, chập chừng trước cửa đón. Mẹ nhìn tôi cất giọng:
- Đi thôi con.
Tôi xách hành lí lên, cửa xe đóng lại và chiếc xe khởi động động cơ, di chuyển chậm rãi ra khỏi con đường làng.
- Bình ơi! Bình!
Tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc gọi tên mình. Quay đầu lại, tôi thò đầu ra cửa xe nhìn. Đó là thằng Điền, thằng Điền thực sựsự
- Bình lên tỉnh học, khi nào rảnh về thăm làng. Điền mua kẹo sicula chờ Bình!
Giọng nói thật to của thằng Điền năm đó khiến tôi nhớ mãi, vừa xúc động vừa nhủ với bản thân phải thật cố gắng. Bóng thằng Điền dần khuất xa, khuất xa cho đến khi không còn thấy nữa tôi mới rụt đầu vào.
Trong suốt những năm học nghề ở tỉnh, tôi cũng may mắn được chọn lên thành phố học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh chị. Sau một thời gian, đưa mẹ lên thành phố khởi nghiệp. Bước đầu làm một nhà báo có chút gian nan và khó khăn, hằng ngày vẫn phải suy nghĩ về tiền nong, tiền thuốc men, ăn uống, trọ nhà. Qua khó khăn đó, cuộc sống của hai mẹ con cũng ổn định dần.
Trở về quê sau những ngày tháng tha hương nơi đất khách, tôi vẫn nghẹn ngào nước mắt. Bốn năm trở về, mọi thứ dần như đã thay đổi hoàn toàn. Gia đình thằng Điền đã chuyển đến một nơi khác sinh sống, cái Tú thì cưới chồng là Việt Kiều, nhỏ Nguyên lại là hiệu trưởng của một trường mầm non. Mọi thứ dường như lợt lạt và phai màu theo năm tháng, riêng kí ức thì vẫn còn đó. Tôi nhắm mắt, hít thở một hơi cảm nhận bầu không khí trong lành nơi đây. Những mạch kí ức đẹp đẽ đó, vẫn nằm ở đây, một góc trong tim tôi…
________________Hết_______________
Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Mọi người hãy để lại cảm nghĩ dưới bình luận nhé!