Cảm nhận “Tức cảnh Pác Bó” – Tâm hồn lạc quan trong thơ Nguyễn Ái Quốc

Cảm nhận của bạn về bài thơ

  • Lãng mạn

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Lạc quan

    Số phiếu: 1 100,0%

  • Số lượng người bầu chọn
    1

xuanvinh289312

Gà con
Tham gia
12/10/21
Bài viết
1
Gạo
0,0
Tác phẩm thơ Tức cảnh Pác Bó của Nguyễn Ái Quốc (NXB văn học 1970) chính là những câu thơ mang phong vị cổ điển đậm chất tình của một tâm hồn lạc quan, ung dung, tinh tế với thiên nhiên và cuộc sống.

Pac-Bo-700-1.jpg

Hoàn cảnh ra đời bài thơ
Tháng 6 – 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lúc này, Bác đang hoạt động bí mật ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).

Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và chọn hang Pác Bó làm căn cứ trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước trong thời kì bí mật. Tại căn cứ ở huyện Hà Quảng – Cao Bằng. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Phong thái ung dung lạc quan trước hoàn cảnh khắc nghiệt ẩn chứa trong thơ
Bài thơ theo lối thơ tứ tuyệt. Thú lâm tuyền trong bài thơ mang dáng dấp của những thi sĩ tao nhân xưa nhưng vẫn ánh lên màu sắc, tinh thần thời đại.

Lắng nghe từng nhịp điệu của câu thơ mới thấy được sự thiếu thốn đã được thi vị hóa thành phong lưu. Xưa là ước lệ, tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật. Một phong thái ung dung trong từng ý thơ thành một lời bình phẩm. Với giọng điệu lạc quan, gần như tự hào trong một hoàn cảnh khắc nghiệt của thời chiến.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi. Người đã thấy rằng: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản. Từ “sang” đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác.

Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

“Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ thể hiện một đạo lí sống cao đẹp nhưng lời thơ tự nhiên. Không một chút vẽ vời hoa mĩ. Thơ chính là tiếng nói sâu sắc của tâm hồn Bác luôn chan chứa tình dạt dào cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, con người.

Bảo Ngọc – Nguồn: tổng hợp
 
Bên trên