1.Cà Mau trong tiểu thuyết
Cà Mau là vùng đất được khai phá muộn màng nhất ở phương Nam, là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến. Lúc ban đầu ấy, đây là một vùng thật sự hoang sơ, nếu không muốn nói thêm là dẫy đầy nguy hiểm:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Là người miền Nam, nhưng tôi không biết nhiều lắm về miền Tây Nam bộ. Ngoại trừ có một lần cùng gia đình đi theo tour du lịch Tết, từ Mỹ Tho chúng tôi đi ghe sang Bến Tre tham quan vườn cây ăn trái, uống nước dừa. Nghỉ lại đêm ở Cần Thơ, chúng tôi xuống bến Ninh Kiều, sáng sớm đi chợ nổi Cái Răng, và đứng từ xa xa nhìn cây cầu thật dài bắc qua sông Hậu.
Vì thế, Cà Mau đối với tôi vẫn là một cái gì đó hoang sơ, huyền bí và tịch mịch như trong Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi: với rừng U Minh hạ, với sân chim, với cá tôm bạt ngàn, với bông điên điển nấu canh chua cá bông lau thơm ngát mùi rau om dịu ngọt.
Có lẽ vì sống cuộc sống tự do trong môi trường hoang sơ trù phú như vậy, người Cà Mau cũng rất rộng rãi, chân thành và tình cảm. Họ hồn nhiên đến nỗi chẳng suy nghĩ sâu xa:
Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu.
Nhân vật của Cà Mau mà tôi yêu thích, cũng là nhân vật trong truyện – Võ Tòng. Có lần tôi đã gặp anh khi tôi đi thăm người thân ở bệnh viện Chợ Rẫy. À, chính xác đó là diễn viên đóng vai Võ Tòng trong phim Đất Phương Nam. Ở ngoài đời trông anh vẫn giản dị, mộc mạc, nói chung là toát lên một tính cách mà chỉ có thể có ở miền Tây Nam bộ: lúa.
Với suy nghĩ như thế về đất Cà Mau và con người Cà Mau, tôi quyết định sẽ có một ngày ghé thăm nơi địa đầu của tổ quốc.
2. Dì hai
Dịp tiện đã đến khi mẹ tôi được mời đi dự đám cưới con gái của một người cháu nuôi ở Cà Mau.
Bà ngoại tôi có một người con gái là dì hai. Khi về với ông ngoại, bà sinh thêm ba người con gái nữa: dì ba, mẹ tôi và dì út. Thời chiến tranh, ông ngoại qua đời khi dì út còn chưa đi học, vì thế dì hai phải phụ ngoại lo cho đàn em nhỏ mồ côi cha.
Một hôm nọ bà ngoại đưa về một đứa bé trai chừng ba tháng tuổi, nói là đem về để làm con nuôi của dì hai. Cha mẹ của đứa nhỏ đều đi kháng chiến trong rừng, và mẹ nó đã tử trận. Cha của nó không còn cách nào khác là phải cho đi đứa con để ít ra nó cũng còn được có cái ăn, cái mặc hàng ngày.
Ba năm sau, dì hai cũng sinh được một bé trai, kết quả của mối tình với một người lính Thái Lan, đồng minh của quân đội Mỹ. Vì cả nhà ngoại rất thích ca sĩ Hùng Cường nên đặt tên cho hai anh em là Hùng và Cường. Trong khi hai người cha đối đầu nhau ở hai đầu chiến tuyến thì Hùng với Cường hàng ngày lớn lên bên nhau với sự chăm sóc của một người mẹ chung, một người bà chung cùng với các dì.
Cũng chính mùng năm tháng năm của năm đó, bà ngoại đột ngột qua đời. Người lính viễn chinh nọ cũng về nước theo hiệp định. Dì hai không dám theo chồng về nước vì nhiều lý do. Thế là một mình dì vừa phải nuôi hai đứa con nhỏ: đứa nằm nôi, đứa đi lững chững, và thêm hai đứa em vẫn còn đang tuổi ăn học. (Ngoại trừ dì ba đủ tuổi đi làm và đã ăn ở riêng). Vừa là người cha, vừa là người mẹ, dì cố gắng xoay sở công việc đồng áng để kéo gia đình năm miệng ăn mà chỉ có một người làm này đi về phía trước.
3. Lưu đày biệt xứ
Chiến tranh chấm dứt. Những người chiến thắng và còn sống sót trở về đã được những phần thưởng xứng đáng của mình. Ba ruột anh Hùng cũng quay về xin lại đứa con trai.
Lúc đó anh Hùng cũng mới được tám tuổi nhưng anh nhất quyết không chịu theo ba, mà chỉ muốn ở lại với má – tức dì hai tôi. Nhưng con của người ta thì mình phải gửi lại. Hơn nữa ba nó giờ làm cán bộ ở thành phố, nó sẽ có điều kiện tốt hơn khi được học hành, được gửi gắm, rồi sẽ thăng quan tiến chức trong nay mai. Vì thế dì hai và các dì gạt nước mắt chia tay đứa con nuôi, đứa cháu nuôi đã năm năm nay cùng chia sẻ với mình từng muỗng cơm, từng hạt muối.
Anh Hùng giãy đành đạch khi ba anh lôi anh lên xe đi về thành phố. Lớn lên một chút, anh thường trốn học, trốn nhà để tìm đường chạy về quê mỗi khi có cơ hội. Và dầu mọi người khuyên can, đe dọa đủ điều, nhưng anh vẫn thích ở với má nuôi và các dì để làm ruộng, chứ không chịu đi học nữa.
Sau quá nhiều lần mất công đi lại tìm anh về, ba anh quyết định cho anh nghỉ học và đưa anh về sống với bà nội ở một nơi mà chắc chắn anh không thể nào tìm đường quay về Long Thành được nữa: đó là Cà Mau.
4. Kỷ niệm
Khi tôi biết nhận thức thì anh Hùng cũng đã trưởng thành. Ba anh đón anh về thành phố, và cho phép anh ghé thăm má nuôi với các dì ở Long Thành. Vì dì hai đã có gia đình khác và sanh thêm được bốn người con nữa, nên mỗi lần anh từ Cà Mau về đều ở lại nhà tôi, ngủ chung với hai anh em tôi. Có khi anh ở lại cả một tuần hoặc nửa tháng.
Một điều tôi học được từ anh đó là hát nhạc chế. Có lẽ ở Cà Mau ít thú vui nên đặt lời mới cho nhạc là một trò tiêu khiển mà anh thường thực hiện. Anh cũng chỉ tôi cách xếp những chú cào cào bằng lá dừa, cách cắt chong chóng, cách làm ống thụt bắn với đạn là những trái mây hái ngoài lùm. Rồi chúng tôi còn đi bắt những con dế gáy “rét rét”, lấy cọng tóc quấn vào chân nó rồi quay cho nó say, sau đó để xuống cho đá với nhau. Những trò chơi của dân ruộng đều được tôi tiếp thu mau chóng.
Kỷ niệm nhớ nhất về anh đó là một hôm đi chơi trong xóm. Ba tôi vừa mua một cái đèn từ - nó phát sáng bằng lực từ chứ không phải bằng nguồn điện. Và để nó phát sáng thì tay ta phải liên tục bóp vào cái cần trục.
Anh Hùng năn nỉ mãi thì ba tôi mới cho mượn để đi chơi. Anh giấu nó trong túi quần. Khi ngồi nói chuyện với bạn bè, thình lình anh rút cái đèn từ túi ra chĩa vào mọi người và la to:
- Mấy ông xem tôi có cái này nè!
Miệng nói, tay anh bóp cần trục, và nó dính luôn vào đèn không bao giờ gỡ ra được nữa. Thế là đi toi cái đèn hiện đại. Cũng may là anh Hùng làm, chứ nếu là tôi thì chắc chắn đã mềm xương với ba.
Có mấy lần bà nội của anh Hùng cũng lên chơi. Bà cứ phàn nàn về tôi rằng thằng nhỏ đêm nào ngủ cũng quay tròn như trứng vịt. Mỗi lần bà lên đều mang theo không ít những khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá trê,… rồi cũng đủ các loại mắm đồng, mắm linh, ba khía, …Bà còn gói bánh tét lá dừa – thứ bánh mà đến giờ tôi gặp bán ngoài đường, rất thèm mà không dám mua ăn vì nghe đồn người ta luộc bằng pin con ó! Chân bà bị cong hết mấy ngón vì cá trê chích, nhưng bà vẫn nhanh nhẹn và hay làm.
Rồi tôi lớn lên, bà cũng mất đi. Anh Hùng nghe nói đã lấy vợ, và cũng không còn ghé thăm tụi tôi nữa. Gia đình tôi chuyển nhà ra thị trấn, rồi tôi đi học xa, đã mười mấy năm chưa hề gặp lại anh Hùng.
5. Vượt qua khó khăn
Theo tin thỉnh thoảng gia đình tôi nhận được, anh Hùng đã có ba đứa con và mỗi ngày đều phải chở chúng trên thuyền để đi ra ruộng. Nhiều năm làm việc cực khổ như vậy chỉ để đắp đổi cái ăn qua ngày. Vì thế ba của anh đã rước hai đứa cháu gái lớn về thành phố để học hành cho tốt. Có nhiều lần thằng út rơi tòm xuống sông, anh lội xuống vớt nó lên và chèo thuyền tiếp. Đối với chúng ta thì điều này thật là nguy hiểm, nhưng đối với dân Cà Mau thì chắc đó chỉ là chuyện thường ngày.
Bảy năm trước anh Hùng lại về Long Thành, nhưng là để chữa bệnh.
Con gái lớn của anh, bé Cẩm Thạch, lúc đó vừa tốt nghiệp cấp ba và được ông nội xin cho công việc ở thành phố. Nó cũng xuống bệnh viện để chăm sóc cho cha.
Chúng tôi cũng cho nhau số điện thoại, cũng hẹn có dịp sẽ đi Cà Mau thăm anh. Rồi hình như anh cũng có gọi cho tôi vài lần. Nghe nói anh không còn làm ruộng nữa vì nước nhiễm mặn. Anh bắc chước người ta đào vuông nuôi tôm.
Vì không có vốn nên anh mượn của người em gái cùng cha khác mẹ chừng hai trăm triệu đồng để đầu tư. Ba anh lúc này đã mất. Người em này tỏ ra rất tốt, và nói rằng đây là tiền của riêng hai vợ chồng cô ấy, và cho anh Hùng mượn không phải trả lãi. Cứ khi nào có dư thì trả cũng được.
Sau hai vụ tôm thì anh Hùng gặt được những thành công ban đầu. Anh mừng rỡ báo tin cho hết thảy mọi người thân biết rằng khi bán hết số tôm thì anh thu được đến gần ba trăm triệu. Ai cũng vui cho anh, ngoại trừ đứa em gái. Nó lập tức về Cà Mau bảo anh phải trả liền số tiền nợ cả vốn lẫn lãi là ba trăm triệu, vì nó bảo tiền đó là nó vay dùm, chứ chẳng phải của nhà nó.
Anh Hùng chẳng biết làm sao để có đủ tiền trả nó, và đủ tiền để xuống giống cho vụ tôm mới. May mắn thay lúc đó có chương trình cho vay vốn canh tác và chăn nuôi. Họ thấy anh làm tốt nên cho vay một khoản tiền nhỏ đủ trang trải. Từ đó, anh tích lũy dần và đến nay vừa xây xong một căn nhà cấp bốn giữa miền sông nước - một mơ ước mà đến bây giờ anh mới thực hiện được.
Bên cạnh việc mừng căn nhà mới xây, anh Hùng cũng tổ chức đám cưới cho bé Cẩm Thạch - đứa con gái lớn của anh.
Anh gửi thiệp mời lên mời má và các dì xuống dự đám cưới cháu. Vì đám cưới ngày thường, lại xa xôi nên anh cũng chỉ báo tin cho những người em. Dầu vậy, chúng tôi – những người em không họ hàng máu mủ của anh Hùng, vẫn quyết định thuê xe để cùng hộ tống những người mẹ của mình đi đám cưới. Tổng cộng theo danh sách mà tài xế cho ghi đăng ký là mười hai người thuộc ba thế hệ.
6. Cố đô hay Tây đô?
Tôi có người bạn ở Cần Thơ. Chúng tôi biết nhau hai mươi năm trước khi tôi học năm thứ hai Sư phạm, còn bạn học năm thứ ba của trường Báo chí.
Bạn ra trường rồi đi làm, từ đó chúng tôi không liên hệ gì nữa, mãi cho đến hơn một năm nay, chúng tôi có liên lạc qua Facebook. Cũng hẹn có dịp sẽ ghé Cần Thơ, mà chưa từng thực hiện được, nên tôi liên hệ báo tin mai sẽ đi ngang qua đó.
Bạn là người gốc Huế, nhưng sống ở Cần Thơ. Có lẽ vì thế bạn vẫn giữ nét trang nghiêm nhưng thùy mị của cô gái Huế, đồng thời cũng cư xử theo cách người miền Tây: hòa đồng, rộng rãi, không câu nệ hay khách sáo. Bạn hỏi có thể dành cho bạn hai ghế để bạn và mẹ cũng đi dự đám cưới hay không.
Có người hỏi: ai mời mà đi? Nhưng tôi trả lời rằng: người miền Tây mà, cần gì phải mời. Gặp vịt còn lùa, huống gì gặp đám cưới mà không đi. Không quen thì sẽ quen thôi mà. Thế là tôi báo với gia đình và với tài xế sẽ dừng lại đón khách dọc đường.
Tôi cố gắng mường tượng ra bạn bây giờ có đổi khác hay không. Mãi đến năm 2008 thì Việt Nam mới nhờ Pháp phóng vệ tinh Vinasat, nhưng hơn mười năm trước đó xung quanh bạn lúc nào cũng có vô số những vệ tinh luôn luôn truyền tín hiệu. Dầu vậy, điều tôi nhớ nhất ở bạn đó là bạn lúc nào cũng kiễng chân lên cao để khỏi phải dẫm vào ống quần quá dài không bao giờ phù hợp với những đôi dép thấp.
Chẳng biết chúng tôi có thân hay không nữa, nhưng khi tạm biệt nhau bạn có tặng tôi một tấm hình, và đến giờ tôi vẫn còn giữ trong album. Dĩ nhiên thời gian trôi qua thì vẻ bề ngoài ai cũng sẽ có nhiều thay đổi, nhưng tôi không biết liệu mình có tìm lại được cô bạn ngày xưa?
7. Hành khách thứ mười ba
Sáng đó thì bạn báo tin mẹ bạn bị đau chân nên không đi được. Và tôi hẹn khoảng chừng mười giờ tối thì xe sẽ rước bạn tại trung tâm của thành phố - Tây Đô.
Kế hoạch có chút thay đổi. Thay vì xuất phát lúc sáu giờ chiều, tài xế quyết định dời lại tám giờ để xuống đến Cà Mau vừa kịp trời sáng. Theo tình hình này thì đến Cần Thơ đúng mười hai giờ đêm!
Vừa vào cao tốc Trung Lương thì trời đổ mưa nhỏ. Phía bạn ở Cần Thơ lo lắng bảo mưa to từ chiều giờ chưa tạnh, không biết tài xế sẽ đón chỗ nào, vì đêm khuya mà ở ngoài đường như thế rất bất tiện và nguy hiểm. Mưa càng lớn hơn khi đến địa phận tỉnh Tiền Giang, vì thế xe không dám đi nhanh, mặc dầu trên đường khá vắng vẻ.
Gần đến cầu Mỹ Thuận thì tài xế tấp xe vào trạm dừng chân khoảng ba mươi phút. Mấy đứa nhỏ thích chí chạy ra chạy vào để rửa mặt với hệ thống nước nóng được thiết kế cho toàn bộ khu vệ sinh tại đây. Chúng tôi thì lo không kịp giờ để bạn phải chờ quá khuya như thế. Bạn bảo đến Vĩnh Long thì gọi điện cho bạn một lần nữa để bạn chuẩn bị.
Chú tài xế thì bảo khi nào đến cầu Cần Thơ phải gọi bạn ra chờ trước, vì từ cầu đến trung tâm thành phố đi khoảng chừng ba mươi phút. Thế nhưng đường mưa trơn trợt và thiếu tầm nhìn làm cho ba mươi phút đó kéo dài thành gần một tiếng. Bạn đã phải đứng chờ dưới cây dù của những người bán áo mưa dạo khoảng ba mươi phút trước khi leo được lên xe.
Đồng hồ đã chỉ quá nửa đêm. Nếu ở nước Anh, có lẽ chúng ta đã chào nhau buổi sáng. Nhưng đây là miền Tây, bạn chỉ gật đầu chào tất cả mọi người, rồi ngồi vào ghế của mình. Tất cả rơi vào im lặng.
Chỉ còn tiếng của những giọt nước mưa. Chỉ còn tiếng của chú tài xế huyên thuyên rằng qua Cần Thơ sẽ tới Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng rồi sẽ đến Cà Mau. Nào là chú khá rành tuyến đường này, chỗ nào có công an bắn tốc độ, chỗ nào có quán ăn ngon mà lại rẻ,…
8. Lạc đường giữa đêm khuya
Ngồi trong cabin lái, tôi hỏi thêm tài xế ba điều bốn chuyện rồi cũng thiếp đi lúc khoảng một giờ sáng. Trời bây giờ mưa lâm râm làm cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn và êm ả hơn.
Ngủ một giấc hai tiếng đồng hồ, mở mắt ra đã thấy mình ở tỉnh tận cùng của đất nước.
Cà Mau chào đón tôi bằng một bầu trời khô ráo. Những con đường, mà phải gọi là những đại lộ rợp bóng cây không thua kém những con đường lâu đời của Sài Gòn. Điều này quả là đáng ngạc nhiên vì theo tôi Cà Mau phải lầy lội, đường đất, ao hồ, sông rạch. Chỉ có một điều khác biệt duy nhất: ba giờ sáng nhưng trên đường phố chẳng có bóng dáng một ai. Mọi nhà phố đều đóng cửa và còn trong giấc mộng.
Chúng tôi rẽ trái để về huyện Cái Nước, vốn là trung tâm kết nối thành phố với các huyện Năm Căn và Đầm Dơi. Tài xế bắt đầu hỏi địa điểm là nơi nào của huyện Cái Nước. Cả đoàn chúng tôi chẳng ai biết cả, nên gọi điện thoại cho anh Hùng. Anh đã thức sớm để chuẩn bị đi chợ. Theo hướng dẫn của anh, chúng tôi cần đến ngã ba Lộ Gòn, rẽ vào đó đến bến cầu thì sẽ có người cho thuyền ra đón về nhà.
Tài xế ra vẻ am hiểu. Xe tiếp tục chạy thêm chừng hai mươi cây số, nhưng vẫn không thấy chỗ nào là ngã ba. Ngoài đường vắng không một bóng người, mọi nhà đều đóng cửa nên chẳng thể nào hỏi thăm ai được. Một lần nữa phải gọi hỏi anh Hùng xem đi khoảng bao xa nữa. Anh bảo từ thành phố đến đó khoảng mười lăm cây. Vậy mà nãy giờ chạy hai lăm cây rồi, mà đã thấy ngã ba ngã tư nào đâu?
Chú tài xế vui tính kể lại có lần chú đưa một gia đình đi làm ở Đồng Nai về nhà họ ở Cà Mau. Cứ chạy qua chạy lại như vậy cả buổi chiều mà chính họ cũng chẳng biết muốn về nhà mình thì phải rẽ hướng nào. Cuối cùng người chồng bực mình quá nói xe cho quay lại thành phố Cà Mau để họ đón xe buýt về nhà, vì xe buýt sẽ dừng lại tại ngõ hẻm vào nhà họ.
Nhà của chính họ, và giữa ban ngày mà họ còn không tìm ra, huống chi mình đi tìm một nơi mà mình chưa từng đến, ở giữa đêm hôm khuya khoắt thế này?
Nghe đến đó thì cả xe ai cũng tỉnh như sáo.
9.Đến nơi
Tôi bảo tài xế cứ chạy đến trung tâm huyện rồi tính tiếp, vì anh Hùng quen đi đường sông, chỉ tính trên đơn vị cây chuối, cây dừa hoặc cây gòn thôi, chứ đâu quen tính bằng cây số. Chạy thêm khoảng mười ki-lô-mét nữa thì thấy bên trái có một cổng chào to có ghi dòng chữ:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Bảo tài xế cứ rẽ vào thử. Ngay bên góc trái là một tòa nhà rộng lớn đề bảng:
“Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước”
Khoảng hai cây số thì đến chân một cây cầu nhỏ. Xe không qua được.
May quá, gần bốn giờ sáng thì có một quán lụp xụp đốt đèn lên. Hỏi chủ quán xem đây có phải là cổng Lộ gòn không, chủ quán nói phải. Hỏi tiếp xem bến cầu là ở đâu, chủ quán nói ngay trước mặt.
Tìm thì không thấy, đến khi thấy cũng chưa biết đã tìm được.
Chỉ vì mình cũng chẳng biết mình đi đâu.
Ngồi thêm ba mươi phút cũng chẳng thấy ai rước mình. Lần này có điện thoại gọi đến hỏi tại sao người đến đón chờ ba mươi phút mà chẳng thấy ai xuống đi.
Lần này buộc phải dùng phương tiện liên lạc thô sơ của người tiền sử. Chúng tôi đi về phía chân cầu và ra sức hú, gọi xem ai đang chờ mình. Có ánh đèn quét giữa màn đêm, và chúng tôi đã tìm được nhau. Cứ ly kỳ như trong phim lạc vào hoang đảo.
Lục tục kéo nhau xuống thuyền và thêm ba mươi phút đi giữa dòng sông mát lạnh. Tài công một tay cầm đèn pha để dò đường, tay kia bẻ lái thật rất điệu nghệ để chiếc thuyền không va vào những chướng ngại luôn chực chờ khắp mọi nơi. Nghe nói lái thuyền cũng cần có bằng như chúng ta lái xe máy trên năm mươi phân khối.
Năm giờ, chúng tôi đã đến nơi và trời đã bắt đầu rạng sáng.
10. Những trò chơi sông nước
Những người lớn tuổi thì được vào phòng ngả lưng, còn tất cả chúng tôi ngồi đó nhìn người ta trang trí rạp cho đám cưới.
Cẩm Thạch ra chào chú … à, chú gì nhỉ? Chú là chú hai, trước con có ghé nhà một lần khi nuôi cha bệnh đó. À, con nhớ rồi, chú và mọi người ở chơi, con ra chợ trang điểm. Ba mẹ con đi chợ cũng sắp về rồi đó.
Con bé em nay cũng học Sư phạm Mầm non ở thành phố, bước ra nhìn mình nghi ngờ rồi nói thầm, nhưng vẫn nghe được: chẳng quen, rồi bỏ đi chỗ khác. Nghe nói tên nó là Thạch In. Tên Cẩm Thạch nghe còn sang trọng, nhưng có lẽ anh Hùng lại bắc chước người địa phương rồi đặt tên đứa sau có vẻ Khơ-me Khơ-mú quá! Ngày xưa có Thạch Sùng, Thạch Sanh; ngày nay thì có đủ loại thạch từ thạch dừa, thạch nho, thạch da-ua, thạch nhãn, thạch sô-cô-la và thạch thủy tinh trong trà sữa nữa. Phải chi anh chọn cho nó một trong những cái tên này thì chắc mặt nó cũng không đến nỗi chanh chua như vậy.
Ngồi mãi cũng chán, chúng tôi bắt đầu ra dòng sông trước mặt để bơi thuyền. Ở xứ này nhà ai cũng hướng về mặt sông. Có những quán cà-phê cũng quay mặt ra sông, và khách cũng phải đi thuyền đến, cứ như ở vùng mình họ đi xe máy vậy. Nhà nào cũng có một chiếc tam bản máy bằng nhựa composite. Dĩ nhiên họ cũng có cả xe máy vì ở mọi ngóc ngách bây giờ cũng đã hiện đại hóa bằng những con đường bê tông, dầu chỉ đủ cho xe máy đi. Tính ra thì họ giàu hơn hẳn người miền thành thị: vừa có du thuyền, vừa có cả xe!
Bước xuống chiếc tam bản mới thấy mình sai lầm. Đừng nói là có thể di chuyển được nó, ngay cả việc giữ thăng bằng đừng để thuyền lật úp, và đừng để mình lật úp cũng là một điều quá khó cho tôi, vốn có kinh nghiệm mười lăm năm ở vùng ruộng đồng sông nước. Tôi bỏ cuộc và chọn trò chơi an toàn hơn đó là đu bè qua sông.
Bè chỉ thiết kế vừa đủ cho một người đứng lên và được cột vào một sợi dây cáp căng ngang qua sông để kết nối giữa hai nhà. Để di chuyển ta dùng tay kéo vào sợi dây bên trên để đưa bè sang sông. Trò chơi này cũng hấp dẫn nhưng mấy đứa cháu nhỏ vì không biết bơi nên chẳng đứa nào dám thử.
Rồi đi vòng quanh xem những vuông tôm, chụp hình với những bãi lầy nứt nẻ. Những vuông tôm cũng không khác gì đầm nuôi tôm ở Phước An hay Long Thọ, cũng có những máy tạo o-xy quay ầm ầm. Chỉ có khác là khi chúng tôi đến xem họ đều tắt máy và có vẻ không hài lòng. Về hỏi lại mới biết những người nuôi tôm họ kỵ không cho khách đến xem vì sợ tôm chết.
Đi khắp cánh đồng mỏi cả chân rồi quay về mới đến giờ làm lễ cưới. Chín giờ sáng, đàn trai qua với hơn hai chục người. Cô dâu thì đi trang điểm chưa về kịp, vậy mà ông chủ lễ cứ khăng khăng đúng giờ thì phải làm. Thật là không thể nào hiểu nổi! Tới đoạn cha mẹ trình diện cô dâu đố ổng tìm được ai. Cuối cùng cũng thuyết phục được ông ấy đợi.
11. Tiệc cưới kiểu Cà Mau
Ở miền Cà Mau, người ta không đặt dịch vụ nấu ăn trọn gói, nghĩa là bên dịch vụ chuẩn bị sẵn ở nhà và chỉ cần chở xe đến là có đủ các món. Trái lại, nhà có tiệc sẽ tự mua những gì mình muốn đãi khách, sau đó thuê thợ nấu về nấu tại nhà. Thợ sẽ ăn công tùy theo mỗi bàn có bao nhiêu món.
Anh Hùng dự tính sẽ đãi khách hai suất vào ba giờ và năm giờ chiều, còn buổi sáng chỉ chuẩn bị bốn bàn cho gia đình hai bên. Vì nhà trai ở tuốt ngoài Bình Thuận, nên họ bảo sẽ đi hai chục người. Đến lúc làm lễ, họ vào với số lượng gấp đôi. Cộng thêm chục người không dự tính từ phía nhà cô dâu nữa thì con số đã đến bảy chục.
Lễ xong thì cũng gần mười một giờ, và mọi người được mời vào bàn tiệc. Và dĩ nhiên kết quả thế nào ai cũng biết: còn khoảng ba mươi người không có chỗ ngồi đành phải đợi chừng một tiếng đồng hồ để nhà bếp chuẩn bị thức ăn cho họ. Điều này lẽ ra phải sớm được nhận ra từ khi lúc bắt đầu làm lễ, chứ không phải đến lúc ngồi vào chỗ. Tuy nhiên vì anh chị chẳng nói với ai, nên cũng đành phải thế.
Cho nên đoàn chúng tôi cũng được chia làm hai tốp để dự tiệc. Nhà bếp liên tục dọn tất cả các món lên bày kín cả bàn đến nỗi không còn chỗ để chén nước chấm. Họ bảo vì không có người đãi, nên dọn hết lên sẽ không bị nhầm lẫn và quên sót. Đây có lẽ cũng là một nét cổ truyền còn sót lại của người Việt xưa: bày tất cả ra mâm, rồi ai muốn ăn thế nào tùy ý.
Ăn được vài đũa mới để ý bàn mình không có nước uống. Nhìn bàn kế bên thì thấy có chai rượu trắng, còn tuyệt nhiên bia bọt hay nước ngọt nước suối thì không hề. Vợ của anh Cường ngồi kế bên bảo ở miền Tây họ chỉ đãi trà đá, vì bàn chật nên họ để ca trà đá ở ngoài mái hiên, ai khát thì tự động xách ly qua rót uống. Nghĩ cũng phải, ở quê thì họ uống rượu đế chứ uống bia làm gì cho tốn kém. Vả lại, với nguồn nước sông cũng như nước giếng lúc nào cũng mằn mặn thế này thì trà đá cũng đã là thứ nước hảo hạng, lại tốt cho sức khỏe, khỏi lo béo phì hay tiểu đường như khi uống mấy thứ nước có ga. Nhìn lại cũng thấy tội nghiệp cho mấy công ty nước giải khát, nếu chỗ nào cũng như thế này thì họ đã chẳng phải xin vinh danh sản phẩm đạt an toàn chất lượng, chẳng phải giấu chứng nhận không an toàn nồng độ chì, và cũng chẳng phải lo bồi thường mỗi khi bị khiếu nại nước có ruồi, có gián.
Chúng tôi quyết định ra về sớm hơn dự định, vì anh Hùng phải tiếp đãi khách từ ba giờ chiều. Với lại ở đây cũng chẳng còn gì để tham quan nữa. Nhưng cũng phải đợi tốp còn lại ăn xong để cùng về. Trong thời gian đó chúng tôi qua xem ban nhạc sống với chỉ một tay organ còn rất trẻ, chắc chưa đến hai mươi, nhưng tỏ ra khá điêu luyện trong nghề. Bất cứ ai muốn hát bài nhạc nào từ kim cổ đông tây hay Bắc Trung Nam đều được em đệm theo một cách xuất sắc. Tôi cũng lấy điện thoại quay lại một bài hay nhất của em để về khoe với bạn bè về trình độ của nghệ sĩ miền Tây.
Một giờ ba mươi, chúng tôi lên thuyền để về bến cầu cũ.
12. Tạm biệt Tây đô
Dự định về sớm để ghé một số nơi tham quan cũng như mua sắm quà quê cho những người ở nhà, thế nhưng chúng tôi hơi thất vọng vì thành phố Cà Mau không cho phép xe vào nội ô. Vì vậy chúng tôi đi luôn lên chợ ngã bảy ở Hậu Giang, nghe nói đó là chợ lớn nhất khu vực miền Tây này.
Vừa qua địa phận Sóc Trăng thì trời lại đổ mưa nặng hạt. Lấy điện thoại gọi cho bà xã thì mới thấy không có sóng. Cứ tưởng tại khu vực này Mobifone chưa phủ sóng, nhưng lên đến Hậu Giang sóng điện thoại vẫn bặt tăm hơi. Vậy có nghĩa là sóng đã ở lại với Cà Mau rồi.
Trời vẫn mưa, và tối sầm mau chóng dầu mới năm giờ chiều. Hy vọng là ở Cà Mau vẫn nắng để anh Hùng đãi hết được hai mươi mấy bàn còn lại, để không có vị khách nào vì mưa mà lọt xuống sình lầy, ao hồ sông nước. Nhưng có lẽ người địa phương chắc họ quen rồi, mình cứ lo bò trắng răng.
Xuống chợ ngã bảy thì thấy càng thêm thất vọng. Ngoại trừ mấy quầy bán đủ thứ mắm từ mắm cá, cua đến mắm dưa gang, dưa chuột thì chỉ còn lèo tèo mấy quầy bán xoài, bán chôm chôm trái xấu và đèo đẹt. Tìm mãi cũng chẳng thấy một quán cơm, trong khi mưa vẫn mưa. Đành bỏ lại hy vọng về những món quà đặc sản của miền Tây, bỏ lại những kỳ vọng về những nét văn hóa đặc thù trong buôn bán của người miền sông nước.
Chia tay bạn khi xe đến Cần Thơ. Rất vui vì bạn đã tham gia hành trình, và cũng càng vui hơn khi biết được bạn đã hoàn thành mơ ước của cuộc đời mình: nuôi dạy các em mồ côi và khó khăn. Bạn được chồng hỗ trợ hết mình, con bạn đều đã lớn lên, đi học xa và tự lo được, giờ bạn có thể toàn tâm toàn ý để lo cho con của người ta.
Người Hy Lạp có hai câu hỏi để chúng ta đánh giá về chính mình: bạn có niềm vui trong cuộc đời này chưa, và liệu cuộc đời bạn có mang lại niềm vui cho ai chưa? Chúc mừng bạn đã vượt qua được cả hai câu hỏi đó. Tôi cũng sẽ cố gắng để đuổi kịp bạn, và sẽ gặp lại bạn trong một ngày không xa.
13.Miền Tây trong hai bốn giờ
Qua Vĩnh Long trời mưa như trút nước. Chợt thấy bên vệ đường có quầy bán nem chua nên đòi tài xế dừng lại để mua, dầu đã gần chín giờ tối. Cũng hỏi han, trả giá cho có rồi lấy đại vài chục nem. Nhìn qua quầy kế bên thấy mớ mận trắng có vẻ tươi ngon thì được giới thiệu là mận vừa hái. Cắn thử nghe ngọt, nên mua luôn chục ký.
Trao túi mận cho chú tài xế cầm vào cabin dùm thì cái bịch đựng rách toang. Mấy trái mận lăn long lóc xuống lòng đường, hòa cùng nước mưa thật thảm thương. Chủ quán thấy thế đội mưa ra nhặt giúp. Cũng may là mỗi trái mận đều được bọc cẩn thận trong một bịch bóng nhỏ, và có cột dây thun nên không bị dập nát. Có lẽ về nhà rửa sạch thì vẫn còn ăn được.
Tài xế lại cho xe vào điểm dừng chân hôm qua và bảo rằng, vào khoảng nửa tiếng thôi, chẳng cần mua gì cũng được. Thế là lại rửa mặt bằng nước nóng đến khi da mặt lột ra. Tài xế có vẻ hớn hở bảo rằng tối mai sẽ ghé đóng dấu một lần nữa để lấy thùng bia. À, thì ra đây là chiêu khuyến mãi của trạm dừng chân để các tài xế đưa khách vào ăn uống mua sắm. Thảo nào giá của các thức ăn thức uống có vẻ hơi đắt một tí. Thời buổi cạnh tranh như vậy mà, thả con tép có khi cũng chẳng bắt được con gì, nhưng có hy vọng còn hơn không.
Vì đêm qua chỉ ngủ được chừng hai tiếng, nên tôi ngủ suốt tuyến từ Tiền Giang về nhà. Xuống xe thì đồng hồ mới chỉ mười một giờ đêm.
Tính ra đã ở trên đất miền Tây đúng hai mươi bốn tiếng.
Sáng hôm sau ra tiệm sửa điện thoại, người ta làm lại sóng, làm lại cả cái sim. Những đoạn video về sông nước và về cậu bé nhạc sĩ miền Tây đã bị mất sạch. Những gì ghi lại được giờ chỉ có trong ký ức.
Nhưng chẳng sao, đó chỉ là chuyến đi tiền trạm để biết Cà Mau là thế nào. Lần tới sẽ đi chính thức, sẽ đi cùng gia đình, sẽ thăm nhà bạn, sẽ đến U Minh, và thậm chí đến cả Đất Mũi để chạm vào mảnh đất cuối cùng ở đó.
Có thể đó cũng chỉ là một lời hứa, nhưng là một lời hứa chân thành:
Cà Mau ơi, ta sẽ trở lại!
Cà Mau là vùng đất được khai phá muộn màng nhất ở phương Nam, là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến. Lúc ban đầu ấy, đây là một vùng thật sự hoang sơ, nếu không muốn nói thêm là dẫy đầy nguy hiểm:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Là người miền Nam, nhưng tôi không biết nhiều lắm về miền Tây Nam bộ. Ngoại trừ có một lần cùng gia đình đi theo tour du lịch Tết, từ Mỹ Tho chúng tôi đi ghe sang Bến Tre tham quan vườn cây ăn trái, uống nước dừa. Nghỉ lại đêm ở Cần Thơ, chúng tôi xuống bến Ninh Kiều, sáng sớm đi chợ nổi Cái Răng, và đứng từ xa xa nhìn cây cầu thật dài bắc qua sông Hậu.
Vì thế, Cà Mau đối với tôi vẫn là một cái gì đó hoang sơ, huyền bí và tịch mịch như trong Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi: với rừng U Minh hạ, với sân chim, với cá tôm bạt ngàn, với bông điên điển nấu canh chua cá bông lau thơm ngát mùi rau om dịu ngọt.
Có lẽ vì sống cuộc sống tự do trong môi trường hoang sơ trù phú như vậy, người Cà Mau cũng rất rộng rãi, chân thành và tình cảm. Họ hồn nhiên đến nỗi chẳng suy nghĩ sâu xa:
Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu.
Nhân vật của Cà Mau mà tôi yêu thích, cũng là nhân vật trong truyện – Võ Tòng. Có lần tôi đã gặp anh khi tôi đi thăm người thân ở bệnh viện Chợ Rẫy. À, chính xác đó là diễn viên đóng vai Võ Tòng trong phim Đất Phương Nam. Ở ngoài đời trông anh vẫn giản dị, mộc mạc, nói chung là toát lên một tính cách mà chỉ có thể có ở miền Tây Nam bộ: lúa.
Với suy nghĩ như thế về đất Cà Mau và con người Cà Mau, tôi quyết định sẽ có một ngày ghé thăm nơi địa đầu của tổ quốc.
2. Dì hai
Dịp tiện đã đến khi mẹ tôi được mời đi dự đám cưới con gái của một người cháu nuôi ở Cà Mau.
Bà ngoại tôi có một người con gái là dì hai. Khi về với ông ngoại, bà sinh thêm ba người con gái nữa: dì ba, mẹ tôi và dì út. Thời chiến tranh, ông ngoại qua đời khi dì út còn chưa đi học, vì thế dì hai phải phụ ngoại lo cho đàn em nhỏ mồ côi cha.
Một hôm nọ bà ngoại đưa về một đứa bé trai chừng ba tháng tuổi, nói là đem về để làm con nuôi của dì hai. Cha mẹ của đứa nhỏ đều đi kháng chiến trong rừng, và mẹ nó đã tử trận. Cha của nó không còn cách nào khác là phải cho đi đứa con để ít ra nó cũng còn được có cái ăn, cái mặc hàng ngày.
Ba năm sau, dì hai cũng sinh được một bé trai, kết quả của mối tình với một người lính Thái Lan, đồng minh của quân đội Mỹ. Vì cả nhà ngoại rất thích ca sĩ Hùng Cường nên đặt tên cho hai anh em là Hùng và Cường. Trong khi hai người cha đối đầu nhau ở hai đầu chiến tuyến thì Hùng với Cường hàng ngày lớn lên bên nhau với sự chăm sóc của một người mẹ chung, một người bà chung cùng với các dì.
Cũng chính mùng năm tháng năm của năm đó, bà ngoại đột ngột qua đời. Người lính viễn chinh nọ cũng về nước theo hiệp định. Dì hai không dám theo chồng về nước vì nhiều lý do. Thế là một mình dì vừa phải nuôi hai đứa con nhỏ: đứa nằm nôi, đứa đi lững chững, và thêm hai đứa em vẫn còn đang tuổi ăn học. (Ngoại trừ dì ba đủ tuổi đi làm và đã ăn ở riêng). Vừa là người cha, vừa là người mẹ, dì cố gắng xoay sở công việc đồng áng để kéo gia đình năm miệng ăn mà chỉ có một người làm này đi về phía trước.
3. Lưu đày biệt xứ
Chiến tranh chấm dứt. Những người chiến thắng và còn sống sót trở về đã được những phần thưởng xứng đáng của mình. Ba ruột anh Hùng cũng quay về xin lại đứa con trai.
Lúc đó anh Hùng cũng mới được tám tuổi nhưng anh nhất quyết không chịu theo ba, mà chỉ muốn ở lại với má – tức dì hai tôi. Nhưng con của người ta thì mình phải gửi lại. Hơn nữa ba nó giờ làm cán bộ ở thành phố, nó sẽ có điều kiện tốt hơn khi được học hành, được gửi gắm, rồi sẽ thăng quan tiến chức trong nay mai. Vì thế dì hai và các dì gạt nước mắt chia tay đứa con nuôi, đứa cháu nuôi đã năm năm nay cùng chia sẻ với mình từng muỗng cơm, từng hạt muối.
Anh Hùng giãy đành đạch khi ba anh lôi anh lên xe đi về thành phố. Lớn lên một chút, anh thường trốn học, trốn nhà để tìm đường chạy về quê mỗi khi có cơ hội. Và dầu mọi người khuyên can, đe dọa đủ điều, nhưng anh vẫn thích ở với má nuôi và các dì để làm ruộng, chứ không chịu đi học nữa.
Sau quá nhiều lần mất công đi lại tìm anh về, ba anh quyết định cho anh nghỉ học và đưa anh về sống với bà nội ở một nơi mà chắc chắn anh không thể nào tìm đường quay về Long Thành được nữa: đó là Cà Mau.
4. Kỷ niệm
Khi tôi biết nhận thức thì anh Hùng cũng đã trưởng thành. Ba anh đón anh về thành phố, và cho phép anh ghé thăm má nuôi với các dì ở Long Thành. Vì dì hai đã có gia đình khác và sanh thêm được bốn người con nữa, nên mỗi lần anh từ Cà Mau về đều ở lại nhà tôi, ngủ chung với hai anh em tôi. Có khi anh ở lại cả một tuần hoặc nửa tháng.
Một điều tôi học được từ anh đó là hát nhạc chế. Có lẽ ở Cà Mau ít thú vui nên đặt lời mới cho nhạc là một trò tiêu khiển mà anh thường thực hiện. Anh cũng chỉ tôi cách xếp những chú cào cào bằng lá dừa, cách cắt chong chóng, cách làm ống thụt bắn với đạn là những trái mây hái ngoài lùm. Rồi chúng tôi còn đi bắt những con dế gáy “rét rét”, lấy cọng tóc quấn vào chân nó rồi quay cho nó say, sau đó để xuống cho đá với nhau. Những trò chơi của dân ruộng đều được tôi tiếp thu mau chóng.
Kỷ niệm nhớ nhất về anh đó là một hôm đi chơi trong xóm. Ba tôi vừa mua một cái đèn từ - nó phát sáng bằng lực từ chứ không phải bằng nguồn điện. Và để nó phát sáng thì tay ta phải liên tục bóp vào cái cần trục.
Anh Hùng năn nỉ mãi thì ba tôi mới cho mượn để đi chơi. Anh giấu nó trong túi quần. Khi ngồi nói chuyện với bạn bè, thình lình anh rút cái đèn từ túi ra chĩa vào mọi người và la to:
- Mấy ông xem tôi có cái này nè!
Miệng nói, tay anh bóp cần trục, và nó dính luôn vào đèn không bao giờ gỡ ra được nữa. Thế là đi toi cái đèn hiện đại. Cũng may là anh Hùng làm, chứ nếu là tôi thì chắc chắn đã mềm xương với ba.
Có mấy lần bà nội của anh Hùng cũng lên chơi. Bà cứ phàn nàn về tôi rằng thằng nhỏ đêm nào ngủ cũng quay tròn như trứng vịt. Mỗi lần bà lên đều mang theo không ít những khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá trê,… rồi cũng đủ các loại mắm đồng, mắm linh, ba khía, …Bà còn gói bánh tét lá dừa – thứ bánh mà đến giờ tôi gặp bán ngoài đường, rất thèm mà không dám mua ăn vì nghe đồn người ta luộc bằng pin con ó! Chân bà bị cong hết mấy ngón vì cá trê chích, nhưng bà vẫn nhanh nhẹn và hay làm.
Rồi tôi lớn lên, bà cũng mất đi. Anh Hùng nghe nói đã lấy vợ, và cũng không còn ghé thăm tụi tôi nữa. Gia đình tôi chuyển nhà ra thị trấn, rồi tôi đi học xa, đã mười mấy năm chưa hề gặp lại anh Hùng.
5. Vượt qua khó khăn
Theo tin thỉnh thoảng gia đình tôi nhận được, anh Hùng đã có ba đứa con và mỗi ngày đều phải chở chúng trên thuyền để đi ra ruộng. Nhiều năm làm việc cực khổ như vậy chỉ để đắp đổi cái ăn qua ngày. Vì thế ba của anh đã rước hai đứa cháu gái lớn về thành phố để học hành cho tốt. Có nhiều lần thằng út rơi tòm xuống sông, anh lội xuống vớt nó lên và chèo thuyền tiếp. Đối với chúng ta thì điều này thật là nguy hiểm, nhưng đối với dân Cà Mau thì chắc đó chỉ là chuyện thường ngày.
Bảy năm trước anh Hùng lại về Long Thành, nhưng là để chữa bệnh.
Con gái lớn của anh, bé Cẩm Thạch, lúc đó vừa tốt nghiệp cấp ba và được ông nội xin cho công việc ở thành phố. Nó cũng xuống bệnh viện để chăm sóc cho cha.
Chúng tôi cũng cho nhau số điện thoại, cũng hẹn có dịp sẽ đi Cà Mau thăm anh. Rồi hình như anh cũng có gọi cho tôi vài lần. Nghe nói anh không còn làm ruộng nữa vì nước nhiễm mặn. Anh bắc chước người ta đào vuông nuôi tôm.
Vì không có vốn nên anh mượn của người em gái cùng cha khác mẹ chừng hai trăm triệu đồng để đầu tư. Ba anh lúc này đã mất. Người em này tỏ ra rất tốt, và nói rằng đây là tiền của riêng hai vợ chồng cô ấy, và cho anh Hùng mượn không phải trả lãi. Cứ khi nào có dư thì trả cũng được.
Sau hai vụ tôm thì anh Hùng gặt được những thành công ban đầu. Anh mừng rỡ báo tin cho hết thảy mọi người thân biết rằng khi bán hết số tôm thì anh thu được đến gần ba trăm triệu. Ai cũng vui cho anh, ngoại trừ đứa em gái. Nó lập tức về Cà Mau bảo anh phải trả liền số tiền nợ cả vốn lẫn lãi là ba trăm triệu, vì nó bảo tiền đó là nó vay dùm, chứ chẳng phải của nhà nó.
Anh Hùng chẳng biết làm sao để có đủ tiền trả nó, và đủ tiền để xuống giống cho vụ tôm mới. May mắn thay lúc đó có chương trình cho vay vốn canh tác và chăn nuôi. Họ thấy anh làm tốt nên cho vay một khoản tiền nhỏ đủ trang trải. Từ đó, anh tích lũy dần và đến nay vừa xây xong một căn nhà cấp bốn giữa miền sông nước - một mơ ước mà đến bây giờ anh mới thực hiện được.
Bên cạnh việc mừng căn nhà mới xây, anh Hùng cũng tổ chức đám cưới cho bé Cẩm Thạch - đứa con gái lớn của anh.
Anh gửi thiệp mời lên mời má và các dì xuống dự đám cưới cháu. Vì đám cưới ngày thường, lại xa xôi nên anh cũng chỉ báo tin cho những người em. Dầu vậy, chúng tôi – những người em không họ hàng máu mủ của anh Hùng, vẫn quyết định thuê xe để cùng hộ tống những người mẹ của mình đi đám cưới. Tổng cộng theo danh sách mà tài xế cho ghi đăng ký là mười hai người thuộc ba thế hệ.
6. Cố đô hay Tây đô?
Tôi có người bạn ở Cần Thơ. Chúng tôi biết nhau hai mươi năm trước khi tôi học năm thứ hai Sư phạm, còn bạn học năm thứ ba của trường Báo chí.
Bạn ra trường rồi đi làm, từ đó chúng tôi không liên hệ gì nữa, mãi cho đến hơn một năm nay, chúng tôi có liên lạc qua Facebook. Cũng hẹn có dịp sẽ ghé Cần Thơ, mà chưa từng thực hiện được, nên tôi liên hệ báo tin mai sẽ đi ngang qua đó.
Bạn là người gốc Huế, nhưng sống ở Cần Thơ. Có lẽ vì thế bạn vẫn giữ nét trang nghiêm nhưng thùy mị của cô gái Huế, đồng thời cũng cư xử theo cách người miền Tây: hòa đồng, rộng rãi, không câu nệ hay khách sáo. Bạn hỏi có thể dành cho bạn hai ghế để bạn và mẹ cũng đi dự đám cưới hay không.
Có người hỏi: ai mời mà đi? Nhưng tôi trả lời rằng: người miền Tây mà, cần gì phải mời. Gặp vịt còn lùa, huống gì gặp đám cưới mà không đi. Không quen thì sẽ quen thôi mà. Thế là tôi báo với gia đình và với tài xế sẽ dừng lại đón khách dọc đường.
Tôi cố gắng mường tượng ra bạn bây giờ có đổi khác hay không. Mãi đến năm 2008 thì Việt Nam mới nhờ Pháp phóng vệ tinh Vinasat, nhưng hơn mười năm trước đó xung quanh bạn lúc nào cũng có vô số những vệ tinh luôn luôn truyền tín hiệu. Dầu vậy, điều tôi nhớ nhất ở bạn đó là bạn lúc nào cũng kiễng chân lên cao để khỏi phải dẫm vào ống quần quá dài không bao giờ phù hợp với những đôi dép thấp.
Chẳng biết chúng tôi có thân hay không nữa, nhưng khi tạm biệt nhau bạn có tặng tôi một tấm hình, và đến giờ tôi vẫn còn giữ trong album. Dĩ nhiên thời gian trôi qua thì vẻ bề ngoài ai cũng sẽ có nhiều thay đổi, nhưng tôi không biết liệu mình có tìm lại được cô bạn ngày xưa?
7. Hành khách thứ mười ba
Sáng đó thì bạn báo tin mẹ bạn bị đau chân nên không đi được. Và tôi hẹn khoảng chừng mười giờ tối thì xe sẽ rước bạn tại trung tâm của thành phố - Tây Đô.
Kế hoạch có chút thay đổi. Thay vì xuất phát lúc sáu giờ chiều, tài xế quyết định dời lại tám giờ để xuống đến Cà Mau vừa kịp trời sáng. Theo tình hình này thì đến Cần Thơ đúng mười hai giờ đêm!
Vừa vào cao tốc Trung Lương thì trời đổ mưa nhỏ. Phía bạn ở Cần Thơ lo lắng bảo mưa to từ chiều giờ chưa tạnh, không biết tài xế sẽ đón chỗ nào, vì đêm khuya mà ở ngoài đường như thế rất bất tiện và nguy hiểm. Mưa càng lớn hơn khi đến địa phận tỉnh Tiền Giang, vì thế xe không dám đi nhanh, mặc dầu trên đường khá vắng vẻ.
Gần đến cầu Mỹ Thuận thì tài xế tấp xe vào trạm dừng chân khoảng ba mươi phút. Mấy đứa nhỏ thích chí chạy ra chạy vào để rửa mặt với hệ thống nước nóng được thiết kế cho toàn bộ khu vệ sinh tại đây. Chúng tôi thì lo không kịp giờ để bạn phải chờ quá khuya như thế. Bạn bảo đến Vĩnh Long thì gọi điện cho bạn một lần nữa để bạn chuẩn bị.
Chú tài xế thì bảo khi nào đến cầu Cần Thơ phải gọi bạn ra chờ trước, vì từ cầu đến trung tâm thành phố đi khoảng chừng ba mươi phút. Thế nhưng đường mưa trơn trợt và thiếu tầm nhìn làm cho ba mươi phút đó kéo dài thành gần một tiếng. Bạn đã phải đứng chờ dưới cây dù của những người bán áo mưa dạo khoảng ba mươi phút trước khi leo được lên xe.
Đồng hồ đã chỉ quá nửa đêm. Nếu ở nước Anh, có lẽ chúng ta đã chào nhau buổi sáng. Nhưng đây là miền Tây, bạn chỉ gật đầu chào tất cả mọi người, rồi ngồi vào ghế của mình. Tất cả rơi vào im lặng.
Chỉ còn tiếng của những giọt nước mưa. Chỉ còn tiếng của chú tài xế huyên thuyên rằng qua Cần Thơ sẽ tới Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng rồi sẽ đến Cà Mau. Nào là chú khá rành tuyến đường này, chỗ nào có công an bắn tốc độ, chỗ nào có quán ăn ngon mà lại rẻ,…
8. Lạc đường giữa đêm khuya
Ngồi trong cabin lái, tôi hỏi thêm tài xế ba điều bốn chuyện rồi cũng thiếp đi lúc khoảng một giờ sáng. Trời bây giờ mưa lâm râm làm cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn và êm ả hơn.
Ngủ một giấc hai tiếng đồng hồ, mở mắt ra đã thấy mình ở tỉnh tận cùng của đất nước.
Cà Mau chào đón tôi bằng một bầu trời khô ráo. Những con đường, mà phải gọi là những đại lộ rợp bóng cây không thua kém những con đường lâu đời của Sài Gòn. Điều này quả là đáng ngạc nhiên vì theo tôi Cà Mau phải lầy lội, đường đất, ao hồ, sông rạch. Chỉ có một điều khác biệt duy nhất: ba giờ sáng nhưng trên đường phố chẳng có bóng dáng một ai. Mọi nhà phố đều đóng cửa và còn trong giấc mộng.
Chúng tôi rẽ trái để về huyện Cái Nước, vốn là trung tâm kết nối thành phố với các huyện Năm Căn và Đầm Dơi. Tài xế bắt đầu hỏi địa điểm là nơi nào của huyện Cái Nước. Cả đoàn chúng tôi chẳng ai biết cả, nên gọi điện thoại cho anh Hùng. Anh đã thức sớm để chuẩn bị đi chợ. Theo hướng dẫn của anh, chúng tôi cần đến ngã ba Lộ Gòn, rẽ vào đó đến bến cầu thì sẽ có người cho thuyền ra đón về nhà.
Tài xế ra vẻ am hiểu. Xe tiếp tục chạy thêm chừng hai mươi cây số, nhưng vẫn không thấy chỗ nào là ngã ba. Ngoài đường vắng không một bóng người, mọi nhà đều đóng cửa nên chẳng thể nào hỏi thăm ai được. Một lần nữa phải gọi hỏi anh Hùng xem đi khoảng bao xa nữa. Anh bảo từ thành phố đến đó khoảng mười lăm cây. Vậy mà nãy giờ chạy hai lăm cây rồi, mà đã thấy ngã ba ngã tư nào đâu?
Chú tài xế vui tính kể lại có lần chú đưa một gia đình đi làm ở Đồng Nai về nhà họ ở Cà Mau. Cứ chạy qua chạy lại như vậy cả buổi chiều mà chính họ cũng chẳng biết muốn về nhà mình thì phải rẽ hướng nào. Cuối cùng người chồng bực mình quá nói xe cho quay lại thành phố Cà Mau để họ đón xe buýt về nhà, vì xe buýt sẽ dừng lại tại ngõ hẻm vào nhà họ.
Nhà của chính họ, và giữa ban ngày mà họ còn không tìm ra, huống chi mình đi tìm một nơi mà mình chưa từng đến, ở giữa đêm hôm khuya khoắt thế này?
Nghe đến đó thì cả xe ai cũng tỉnh như sáo.
9.Đến nơi
Tôi bảo tài xế cứ chạy đến trung tâm huyện rồi tính tiếp, vì anh Hùng quen đi đường sông, chỉ tính trên đơn vị cây chuối, cây dừa hoặc cây gòn thôi, chứ đâu quen tính bằng cây số. Chạy thêm khoảng mười ki-lô-mét nữa thì thấy bên trái có một cổng chào to có ghi dòng chữ:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Bảo tài xế cứ rẽ vào thử. Ngay bên góc trái là một tòa nhà rộng lớn đề bảng:
“Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước”
Khoảng hai cây số thì đến chân một cây cầu nhỏ. Xe không qua được.
May quá, gần bốn giờ sáng thì có một quán lụp xụp đốt đèn lên. Hỏi chủ quán xem đây có phải là cổng Lộ gòn không, chủ quán nói phải. Hỏi tiếp xem bến cầu là ở đâu, chủ quán nói ngay trước mặt.
Tìm thì không thấy, đến khi thấy cũng chưa biết đã tìm được.
Chỉ vì mình cũng chẳng biết mình đi đâu.
Ngồi thêm ba mươi phút cũng chẳng thấy ai rước mình. Lần này có điện thoại gọi đến hỏi tại sao người đến đón chờ ba mươi phút mà chẳng thấy ai xuống đi.
Lần này buộc phải dùng phương tiện liên lạc thô sơ của người tiền sử. Chúng tôi đi về phía chân cầu và ra sức hú, gọi xem ai đang chờ mình. Có ánh đèn quét giữa màn đêm, và chúng tôi đã tìm được nhau. Cứ ly kỳ như trong phim lạc vào hoang đảo.
Lục tục kéo nhau xuống thuyền và thêm ba mươi phút đi giữa dòng sông mát lạnh. Tài công một tay cầm đèn pha để dò đường, tay kia bẻ lái thật rất điệu nghệ để chiếc thuyền không va vào những chướng ngại luôn chực chờ khắp mọi nơi. Nghe nói lái thuyền cũng cần có bằng như chúng ta lái xe máy trên năm mươi phân khối.
Năm giờ, chúng tôi đã đến nơi và trời đã bắt đầu rạng sáng.
10. Những trò chơi sông nước
Những người lớn tuổi thì được vào phòng ngả lưng, còn tất cả chúng tôi ngồi đó nhìn người ta trang trí rạp cho đám cưới.
Cẩm Thạch ra chào chú … à, chú gì nhỉ? Chú là chú hai, trước con có ghé nhà một lần khi nuôi cha bệnh đó. À, con nhớ rồi, chú và mọi người ở chơi, con ra chợ trang điểm. Ba mẹ con đi chợ cũng sắp về rồi đó.
Con bé em nay cũng học Sư phạm Mầm non ở thành phố, bước ra nhìn mình nghi ngờ rồi nói thầm, nhưng vẫn nghe được: chẳng quen, rồi bỏ đi chỗ khác. Nghe nói tên nó là Thạch In. Tên Cẩm Thạch nghe còn sang trọng, nhưng có lẽ anh Hùng lại bắc chước người địa phương rồi đặt tên đứa sau có vẻ Khơ-me Khơ-mú quá! Ngày xưa có Thạch Sùng, Thạch Sanh; ngày nay thì có đủ loại thạch từ thạch dừa, thạch nho, thạch da-ua, thạch nhãn, thạch sô-cô-la và thạch thủy tinh trong trà sữa nữa. Phải chi anh chọn cho nó một trong những cái tên này thì chắc mặt nó cũng không đến nỗi chanh chua như vậy.
Ngồi mãi cũng chán, chúng tôi bắt đầu ra dòng sông trước mặt để bơi thuyền. Ở xứ này nhà ai cũng hướng về mặt sông. Có những quán cà-phê cũng quay mặt ra sông, và khách cũng phải đi thuyền đến, cứ như ở vùng mình họ đi xe máy vậy. Nhà nào cũng có một chiếc tam bản máy bằng nhựa composite. Dĩ nhiên họ cũng có cả xe máy vì ở mọi ngóc ngách bây giờ cũng đã hiện đại hóa bằng những con đường bê tông, dầu chỉ đủ cho xe máy đi. Tính ra thì họ giàu hơn hẳn người miền thành thị: vừa có du thuyền, vừa có cả xe!
Bước xuống chiếc tam bản mới thấy mình sai lầm. Đừng nói là có thể di chuyển được nó, ngay cả việc giữ thăng bằng đừng để thuyền lật úp, và đừng để mình lật úp cũng là một điều quá khó cho tôi, vốn có kinh nghiệm mười lăm năm ở vùng ruộng đồng sông nước. Tôi bỏ cuộc và chọn trò chơi an toàn hơn đó là đu bè qua sông.
Bè chỉ thiết kế vừa đủ cho một người đứng lên và được cột vào một sợi dây cáp căng ngang qua sông để kết nối giữa hai nhà. Để di chuyển ta dùng tay kéo vào sợi dây bên trên để đưa bè sang sông. Trò chơi này cũng hấp dẫn nhưng mấy đứa cháu nhỏ vì không biết bơi nên chẳng đứa nào dám thử.
Rồi đi vòng quanh xem những vuông tôm, chụp hình với những bãi lầy nứt nẻ. Những vuông tôm cũng không khác gì đầm nuôi tôm ở Phước An hay Long Thọ, cũng có những máy tạo o-xy quay ầm ầm. Chỉ có khác là khi chúng tôi đến xem họ đều tắt máy và có vẻ không hài lòng. Về hỏi lại mới biết những người nuôi tôm họ kỵ không cho khách đến xem vì sợ tôm chết.
Đi khắp cánh đồng mỏi cả chân rồi quay về mới đến giờ làm lễ cưới. Chín giờ sáng, đàn trai qua với hơn hai chục người. Cô dâu thì đi trang điểm chưa về kịp, vậy mà ông chủ lễ cứ khăng khăng đúng giờ thì phải làm. Thật là không thể nào hiểu nổi! Tới đoạn cha mẹ trình diện cô dâu đố ổng tìm được ai. Cuối cùng cũng thuyết phục được ông ấy đợi.
11. Tiệc cưới kiểu Cà Mau
Ở miền Cà Mau, người ta không đặt dịch vụ nấu ăn trọn gói, nghĩa là bên dịch vụ chuẩn bị sẵn ở nhà và chỉ cần chở xe đến là có đủ các món. Trái lại, nhà có tiệc sẽ tự mua những gì mình muốn đãi khách, sau đó thuê thợ nấu về nấu tại nhà. Thợ sẽ ăn công tùy theo mỗi bàn có bao nhiêu món.
Anh Hùng dự tính sẽ đãi khách hai suất vào ba giờ và năm giờ chiều, còn buổi sáng chỉ chuẩn bị bốn bàn cho gia đình hai bên. Vì nhà trai ở tuốt ngoài Bình Thuận, nên họ bảo sẽ đi hai chục người. Đến lúc làm lễ, họ vào với số lượng gấp đôi. Cộng thêm chục người không dự tính từ phía nhà cô dâu nữa thì con số đã đến bảy chục.
Lễ xong thì cũng gần mười một giờ, và mọi người được mời vào bàn tiệc. Và dĩ nhiên kết quả thế nào ai cũng biết: còn khoảng ba mươi người không có chỗ ngồi đành phải đợi chừng một tiếng đồng hồ để nhà bếp chuẩn bị thức ăn cho họ. Điều này lẽ ra phải sớm được nhận ra từ khi lúc bắt đầu làm lễ, chứ không phải đến lúc ngồi vào chỗ. Tuy nhiên vì anh chị chẳng nói với ai, nên cũng đành phải thế.
Cho nên đoàn chúng tôi cũng được chia làm hai tốp để dự tiệc. Nhà bếp liên tục dọn tất cả các món lên bày kín cả bàn đến nỗi không còn chỗ để chén nước chấm. Họ bảo vì không có người đãi, nên dọn hết lên sẽ không bị nhầm lẫn và quên sót. Đây có lẽ cũng là một nét cổ truyền còn sót lại của người Việt xưa: bày tất cả ra mâm, rồi ai muốn ăn thế nào tùy ý.
Ăn được vài đũa mới để ý bàn mình không có nước uống. Nhìn bàn kế bên thì thấy có chai rượu trắng, còn tuyệt nhiên bia bọt hay nước ngọt nước suối thì không hề. Vợ của anh Cường ngồi kế bên bảo ở miền Tây họ chỉ đãi trà đá, vì bàn chật nên họ để ca trà đá ở ngoài mái hiên, ai khát thì tự động xách ly qua rót uống. Nghĩ cũng phải, ở quê thì họ uống rượu đế chứ uống bia làm gì cho tốn kém. Vả lại, với nguồn nước sông cũng như nước giếng lúc nào cũng mằn mặn thế này thì trà đá cũng đã là thứ nước hảo hạng, lại tốt cho sức khỏe, khỏi lo béo phì hay tiểu đường như khi uống mấy thứ nước có ga. Nhìn lại cũng thấy tội nghiệp cho mấy công ty nước giải khát, nếu chỗ nào cũng như thế này thì họ đã chẳng phải xin vinh danh sản phẩm đạt an toàn chất lượng, chẳng phải giấu chứng nhận không an toàn nồng độ chì, và cũng chẳng phải lo bồi thường mỗi khi bị khiếu nại nước có ruồi, có gián.
Chúng tôi quyết định ra về sớm hơn dự định, vì anh Hùng phải tiếp đãi khách từ ba giờ chiều. Với lại ở đây cũng chẳng còn gì để tham quan nữa. Nhưng cũng phải đợi tốp còn lại ăn xong để cùng về. Trong thời gian đó chúng tôi qua xem ban nhạc sống với chỉ một tay organ còn rất trẻ, chắc chưa đến hai mươi, nhưng tỏ ra khá điêu luyện trong nghề. Bất cứ ai muốn hát bài nhạc nào từ kim cổ đông tây hay Bắc Trung Nam đều được em đệm theo một cách xuất sắc. Tôi cũng lấy điện thoại quay lại một bài hay nhất của em để về khoe với bạn bè về trình độ của nghệ sĩ miền Tây.
Một giờ ba mươi, chúng tôi lên thuyền để về bến cầu cũ.
12. Tạm biệt Tây đô
Dự định về sớm để ghé một số nơi tham quan cũng như mua sắm quà quê cho những người ở nhà, thế nhưng chúng tôi hơi thất vọng vì thành phố Cà Mau không cho phép xe vào nội ô. Vì vậy chúng tôi đi luôn lên chợ ngã bảy ở Hậu Giang, nghe nói đó là chợ lớn nhất khu vực miền Tây này.
Vừa qua địa phận Sóc Trăng thì trời lại đổ mưa nặng hạt. Lấy điện thoại gọi cho bà xã thì mới thấy không có sóng. Cứ tưởng tại khu vực này Mobifone chưa phủ sóng, nhưng lên đến Hậu Giang sóng điện thoại vẫn bặt tăm hơi. Vậy có nghĩa là sóng đã ở lại với Cà Mau rồi.
Trời vẫn mưa, và tối sầm mau chóng dầu mới năm giờ chiều. Hy vọng là ở Cà Mau vẫn nắng để anh Hùng đãi hết được hai mươi mấy bàn còn lại, để không có vị khách nào vì mưa mà lọt xuống sình lầy, ao hồ sông nước. Nhưng có lẽ người địa phương chắc họ quen rồi, mình cứ lo bò trắng răng.
Xuống chợ ngã bảy thì thấy càng thêm thất vọng. Ngoại trừ mấy quầy bán đủ thứ mắm từ mắm cá, cua đến mắm dưa gang, dưa chuột thì chỉ còn lèo tèo mấy quầy bán xoài, bán chôm chôm trái xấu và đèo đẹt. Tìm mãi cũng chẳng thấy một quán cơm, trong khi mưa vẫn mưa. Đành bỏ lại hy vọng về những món quà đặc sản của miền Tây, bỏ lại những kỳ vọng về những nét văn hóa đặc thù trong buôn bán của người miền sông nước.
Chia tay bạn khi xe đến Cần Thơ. Rất vui vì bạn đã tham gia hành trình, và cũng càng vui hơn khi biết được bạn đã hoàn thành mơ ước của cuộc đời mình: nuôi dạy các em mồ côi và khó khăn. Bạn được chồng hỗ trợ hết mình, con bạn đều đã lớn lên, đi học xa và tự lo được, giờ bạn có thể toàn tâm toàn ý để lo cho con của người ta.
Người Hy Lạp có hai câu hỏi để chúng ta đánh giá về chính mình: bạn có niềm vui trong cuộc đời này chưa, và liệu cuộc đời bạn có mang lại niềm vui cho ai chưa? Chúc mừng bạn đã vượt qua được cả hai câu hỏi đó. Tôi cũng sẽ cố gắng để đuổi kịp bạn, và sẽ gặp lại bạn trong một ngày không xa.
13.Miền Tây trong hai bốn giờ
Qua Vĩnh Long trời mưa như trút nước. Chợt thấy bên vệ đường có quầy bán nem chua nên đòi tài xế dừng lại để mua, dầu đã gần chín giờ tối. Cũng hỏi han, trả giá cho có rồi lấy đại vài chục nem. Nhìn qua quầy kế bên thấy mớ mận trắng có vẻ tươi ngon thì được giới thiệu là mận vừa hái. Cắn thử nghe ngọt, nên mua luôn chục ký.
Trao túi mận cho chú tài xế cầm vào cabin dùm thì cái bịch đựng rách toang. Mấy trái mận lăn long lóc xuống lòng đường, hòa cùng nước mưa thật thảm thương. Chủ quán thấy thế đội mưa ra nhặt giúp. Cũng may là mỗi trái mận đều được bọc cẩn thận trong một bịch bóng nhỏ, và có cột dây thun nên không bị dập nát. Có lẽ về nhà rửa sạch thì vẫn còn ăn được.
Tài xế lại cho xe vào điểm dừng chân hôm qua và bảo rằng, vào khoảng nửa tiếng thôi, chẳng cần mua gì cũng được. Thế là lại rửa mặt bằng nước nóng đến khi da mặt lột ra. Tài xế có vẻ hớn hở bảo rằng tối mai sẽ ghé đóng dấu một lần nữa để lấy thùng bia. À, thì ra đây là chiêu khuyến mãi của trạm dừng chân để các tài xế đưa khách vào ăn uống mua sắm. Thảo nào giá của các thức ăn thức uống có vẻ hơi đắt một tí. Thời buổi cạnh tranh như vậy mà, thả con tép có khi cũng chẳng bắt được con gì, nhưng có hy vọng còn hơn không.
Vì đêm qua chỉ ngủ được chừng hai tiếng, nên tôi ngủ suốt tuyến từ Tiền Giang về nhà. Xuống xe thì đồng hồ mới chỉ mười một giờ đêm.
Tính ra đã ở trên đất miền Tây đúng hai mươi bốn tiếng.
Sáng hôm sau ra tiệm sửa điện thoại, người ta làm lại sóng, làm lại cả cái sim. Những đoạn video về sông nước và về cậu bé nhạc sĩ miền Tây đã bị mất sạch. Những gì ghi lại được giờ chỉ có trong ký ức.
Nhưng chẳng sao, đó chỉ là chuyến đi tiền trạm để biết Cà Mau là thế nào. Lần tới sẽ đi chính thức, sẽ đi cùng gia đình, sẽ thăm nhà bạn, sẽ đến U Minh, và thậm chí đến cả Đất Mũi để chạm vào mảnh đất cuối cùng ở đó.
Có thể đó cũng chỉ là một lời hứa, nhưng là một lời hứa chân thành:
Cà Mau ơi, ta sẽ trở lại!
Chỉnh sửa lần cuối: