Cảm nhận Vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Không cầm súng chiến đấu, nhưng các nhà văn, nhà thơ cũng đã dùng ngòi bút của mình để miêu tả chặng đường đấu tranh đầy gian khổ và hy sinh của cả dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến.

Đó là vẻ đẹp của những người lính, họ không chỉ là anh hùng trên chiến trận của đạn bom kẻ thù mà còn là anh hùng trên cả mặt trận văn học. Viết về họ, có biết bao tác phẩm hay, biết bao vần thơ đẹp. Mỗi ý, mỗi lời đều chứa chan tình cảm và sự khâm phục dành tặng cho những con người đã làm nên đất nước, những đứa con ưu tú của đất mẹ yêu thương. Đâu đó, ta vẫn thấy bóng dáng những người lính, dù đường trường vất vả gian lao, dù phải đối mặt với sự sống và cái chết, họ vẫn hiên ngang tiến về phía trước. Họ chính là những anh hùng của thời đại, những dũng sĩ can trường trong một “Tây tiến”, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,… Họ ra đi, để lại sau lưng là gia đình, là xóm làng thân thương, ra đi với lý tưởng cao đẹp dựng xây đất nước hòa bình. Dù họ có ngã xuống nơi chiến trường, thì chúng ta sẽ mãi nhớ, mãi không quên về một “Thời hoa đỏ” đã qua.

Đó là vẻ đẹp của những em giao liên như “Lượm”, vẻ đẹp của cô du kích trong “Quê hương”"Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất - Có một phần xương thịt của em tôi”. Đó là vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong “Ngã ba Đồng Lộc”, những cô gái đang ngày đêm lấp hố bom, mở đường cho xe đi tới:
“Nhưng ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu
Khi con về quê con nhớ viếng thăm
Mộ người cô kề bên đường đỏ
Các cô như còn đứng đó
Chờ lấp hố bom
Đường thông xe các cô mới đi nằm”


Đó là vẻ đẹp của những người con miền núi Tây Nguyên trong một “Rừng xà nu”, một vẻ đẹp oai hùng và bất khuất. Con người Tây Nguyên cũng giống như những cây xà nu ấy, luôn kiên cường trước làn mưa bom lửa đạn của kẻ thù. Thế hệ này ngã xuống, sẽ có thế hệ khác tiếp tục đứng lên trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa”.

Đó là vẻ đẹp của những người vợ, người mẹ trong chiến đấu. “Người mẹ cầm súng” nổi tiếng với câu nói của chị Út Tịch: “Còn cái lai quần cũng đánh!” đó chính là quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm đang chảy trong máu, trong tim những người con của Tổ quốc. Đó còn là sự mất mát, đau thương của những bà mẹ: “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ - Các anh không về mình mẹ lặng im”. Đó là vẻ đẹp chở che của những bà mẹ Việt Nam anh hùng với những đứa con dù không phải do mình dứt ruột sinh ra: "Mẹ về đứng dưới mưa, che đàn con nằm ngủ - Canh từng bước chân thù, mẹ ngồi dưới cơn mưa”.

Tất cả, tất cả những nét đẹp ấy hòa quyện vào nhau tạo thành nét đẹp chung của “Đất nước”, một đất nước Việt Nam anh hùng:
“Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”


Hy vọng các bạn sẽ tìm đọc những tác phẩm này để đắm mình vào niềm kiêu hãnh, tự hào khi được sinh ra và lớn lên là người Việt Nam, khi được tiếp nối truyền thống hào hùng bốn nghìn năm của dân tộc.

04.2014

- timbuondoncoi -
 

crawling0805

Gà tích cực
Tham gia
10/6/14
Bài viết
139
Gạo
1.500,0
Re: Vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến
Lần đầu tiên được nghe bài thơ này khi ở Ngã ba Đồng Lộc. Đến giờ, mình vẫn chưa hiểu tại sao tác giả Khắc Thạch lại viết được một bài thơ hay và lay động lòng người đến thế. Và bài thơ cho những đứa con của mẹ vẫn chưa về. Mẹ vẫn đợi, đợi cả trong mơ...
*********************************************************
Ký ức của mẹ

Mẹ vẫn chờ con trong từng hơi thở
Hai chục năm dư chẳng đứa nào về
Mọi cánh cửa đều khi cài khi mở
Riêng lối con về mẹ mở cả trong mơ

Ký ức như lòng biển hóa san hô
Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ
Những người lính không bao giờ về nữa
Mẹ vẫn chờ trên trống rỗng niềm tin

Mẹ đã chờ xanh lại xác thời gian
Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó
Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ
Ký ức mẹ là lòng biển hóa san hô...
Nguyễn Khắc Thạch

Một không gian tâm tưởng đậm dấu ấn cảm xúc, với đặc trưng của nội dung thiên về bi ca và trầm tư đạo đức, Ký ức của mẹ thể hiện đầy đủ nhận thức về sự hy sinh và nỗi nhớ thương của con người. Chính giá trị nghệ thuật ấy đã đưa bài thơ vào chiều sâu cảm thụ của người đọc, làm dội lên những xúc động lặng lẽ và thân thuộc.

Ngay câu thơ thứ nhất, có thể hiểu người mẹ đã dũng cảm trao cho các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc những người con trai, con gái của mình. Từ đây, Ký ức của mẹ có những câu mà mọi sự phân tích các giá trị ngữ nghĩa đều trở nên không cần thiết. Bởi những câu chuyện về cuộc đời của những người mẹ anh hùng ấy đến nay đã như truyền thuyết dân gian. Bởi mẹ không còn nữa núm ruột mình từng mang nặng đẻ đau, nhưng mẹ vẫn chờ các con, chờ đến mức “Mọi cánh cửa đều khi cài khi mở/ Riêng lối con về mẹ mở cả trong mơ”. Thời gian của sự chờ đợi tưởng như vô tận, và giấc mơ đoàn tụ của tình mẫu tử tưởng chừng vĩnh cửu. Thầm lặng, bền bỉ và thiêng liêng, thời gian và sự chờ đợi của mẹ trở thành một hình tượng nghệ thuật đẹp của thơ ca với “Ký ức như lòng biển hóa san hô”.

Nguyễn Khắc Thạch nhắc đến chân lý khắc nghiệt của chiến tranh, trong đó hiển hiện sự cống hiến của người mẹ và sự hy sinh của những người con đã dâng tặng cuộc đời mình cho hòa bình, độc lập. Đó là những việc làm mang giá trị thuộc đẳng cấp con người. Nhưng vẫn có những người mẹ đợi chờ đâu đó bên bậc cửa, “vẫn chờ trên trống rỗng niềm tin”. “Mẹ đã chờ xanh lại xác thời gian / Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó” đã dốn nén thành tiếng thét câm lặng!

Niềm tin sâu kín ấy bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình mẫu tử của người mẹ và từ bình diện cá nhân người mẹ có con gái, con trai ra trận vì non sông mãi mãi không về đã nhân rộng ra bình diện xã hội, người đọc cảm nhận được tâm tư một đời của người mẹ anh hùng và nỗi đau máu thịt của đồng bào, của dân tộc mình. Trong thành công với hiệu ứng thẩm mỹ này của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, cần kể tới thủ pháp lặp lại các câu thơ khắc họa hình ảnh người con đã hy sinh - những đứa con mang hình hài nỗi nhớ, và vẻ đẹp ký ức của mẹ - ký ức mẹ là lòng biển hóa san hô.

Khúc xạ một cách trọn vẹn ký ức về những đứa con mang hình hài nỗi nhớ của người mẹ, đấy là thành công của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch. Khi khép lại bài thơ, người đọc vẫn rưng rưng trong từng nếp cảm, nếp nghĩ. Nhiều người nhận ra bóng dáng mẹ Nguyễn Thị Thứ ở xóm Rừng của xứ Quảng. Nhưng với một dân tộc vốn chịu nhiều đau thương, trên đất nước Việt Nam yêu dấu này chúng ta hẳn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều bóng dáng khác nữa. Bắt gặp và kính trọng, dù trước một nỗi đau…

(http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/tac-gia-tac-pham/201012/truoc-mot-noi-dau-61519/index.htm)
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến
Lần đầu tiên được nghe bài thơ này khi ở Ngã ba Đồng Lộc. Đến giờ, mình vẫn chưa hiểu tại sao tác giả Khắc Thạch lại viết được một bài thơ hay và lay động lòng người đến thế. Và bài thơ cho những đứa con của mẹ vẫn chưa về. Mẹ vẫn đợi, đợi cả trong mơ...
*********************************************************
Ký ức của mẹ

Mẹ vẫn chờ con trong từng hơi thở
Hai chục năm dư chẳng đứa nào về
Mọi cánh cửa đều khi cài khi mở
Riêng lối con về mẹ mở cả trong mơ

Ký ức như lòng biển hóa san hô
Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ
Những người lính không bao giờ về nữa
Mẹ vẫn chờ trên trống rỗng niềm tin

Mẹ đã chờ xanh lại xác thời gian
Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó
Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ
Ký ức mẹ là lòng biển hóa san hô...

Nguyễn Khắc Thạch

Một không gian tâm tưởng đậm dấu ấn cảm xúc, với đặc trưng của nội dung thiên về bi ca và trầm tư đạo đức, Ký ức của mẹ thể hiện đầy đủ nhận thức về sự hy sinh và nỗi nhớ thương của con người. Chính giá trị nghệ thuật ấy đã đưa bài thơ vào chiều sâu cảm thụ của người đọc, làm dội lên những xúc động lặng lẽ và thân thuộc.

Ngay câu thơ thứ nhất, có thể hiểu người mẹ đã dũng cảm trao cho các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc những người con trai, con gái của mình. Từ đây, Ký ức của mẹ có những câu mà mọi sự phân tích các giá trị ngữ nghĩa đều trở nên không cần thiết. Bởi những câu chuyện về cuộc đời của những người mẹ anh hùng ấy đến nay đã như truyền thuyết dân gian. Bởi mẹ không còn nữa núm ruột mình từng mang nặng đẻ đau, nhưng mẹ vẫn chờ các con, chờ đến mức “Mọi cánh cửa đều khi cài khi mở/ Riêng lối con về mẹ mở cả trong mơ”. Thời gian của sự chờ đợi tưởng như vô tận, và giấc mơ đoàn tụ của tình mẫu tử tưởng chừng vĩnh cửu. Thầm lặng, bền bỉ và thiêng liêng, thời gian và sự chờ đợi của mẹ trở thành một hình tượng nghệ thuật đẹp của thơ ca với “Ký ức như lòng biển hóa san hô”.

Nguyễn Khắc Thạch nhắc đến chân lý khắc nghiệt của chiến tranh, trong đó hiển hiện sự cống hiến của người mẹ và sự hy sinh của những người con đã dâng tặng cuộc đời mình cho hòa bình, độc lập. Đó là những việc làm mang giá trị thuộc đẳng cấp con người. Nhưng vẫn có những người mẹ đợi chờ đâu đó bên bậc cửa, “vẫn chờ trên trống rỗng niềm tin”. “Mẹ đã chờ xanh lại xác thời gian / Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó” đã dốn nén thành tiếng thét câm lặng!

Niềm tin sâu kín ấy bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình mẫu tử của người mẹ và từ bình diện cá nhân người mẹ có con gái, con trai ra trận vì non sông mãi mãi không về đã nhân rộng ra bình diện xã hội, người đọc cảm nhận được tâm tư một đời của người mẹ anh hùng và nỗi đau máu thịt của đồng bào, của dân tộc mình. Trong thành công với hiệu ứng thẩm mỹ này của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, cần kể tới thủ pháp lặp lại các câu thơ khắc họa hình ảnh người con đã hy sinh - những đứa con mang hình hài nỗi nhớ, và vẻ đẹp ký ức của mẹ - ký ức mẹ là lòng biển hóa san hô.

Khúc xạ một cách trọn vẹn ký ức về những đứa con mang hình hài nỗi nhớ của người mẹ, đấy là thành công của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch. Khi khép lại bài thơ, người đọc vẫn rưng rưng trong từng nếp cảm, nếp nghĩ. Nhiều người nhận ra bóng dáng mẹ Nguyễn Thị Thứ ở xóm Rừng của xứ Quảng. Nhưng với một dân tộc vốn chịu nhiều đau thương, trên đất nước Việt Nam yêu dấu này chúng ta hẳn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều bóng dáng khác nữa. Bắt gặp và kính trọng, dù trước một nỗi đau…

(http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/tac-gia-tac-pham/201012/truoc-mot-noi-dau-61519/index.htm)
Đọc bài viết này, khiến Tim lại nhớ đến một bài thơ khác.

Về với mẹ

Không về ư?
Ai bảo không về?
Bốn chúng con hôm nay đều có mặt.
Thằng cả: Hướng Điền, thằng hai: Ấp Bắc,
Thằng ba: Đồng Xoài, thằng út: Núi Thành,
Chúng con về, tất cả vẫn đầu xanh
Như buổi ra đi, vẫn thích làm nũng mẹ
Vẫn thích giọng ầu ơ… như hồi tấm bé.
Chúng con vui, sao mẹ lại buồn?
Mẹ dọn bàn thờ, mẹ đốt lò hương,
Mẹ vái lạy. Trời ơi! Sao lại thế?
Đúng đạo lý con phụng thờ cha mẹ
Can cớ gì mẹ cúng thờ con?
Ôi thời gian! Sắt đá vậy thời gian
Không cho mẹ quên nỗi đau se thắt,
Thuở chúng con ngực găm đạn giặc
Không đau bằng nghe mẹ nấc hôm nay.
Mấy chục năm rồi, đâu ngày một, ngày hai
Đừng khóc nữa, mẹ ơi ! Đừng khóc nữa!
Chúng con biết quay về khi mẹ hiền đợi cửa
Trong khói hương, trong khói lay rèm,
Chúng con về đủ mặt bốn anh em
Dù có phải ngăn sông cách núi,
Dù thân thể đã pha hòa cát bụi
Hồn vẫn về mẫu tử tình thâm.
Chẳng bao giờ mẹ xa cách chúng con
Đừng khóc nữa

mẹ ơi
đừng khóc nữa
Hoàng Bình Trọng
 

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
1.000,0
Re: Vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến
Đọc bài này của Tim.
Tự nhiên nhớ Cúc ơi, Đông Quân thả "ơi Cúc ơi", mà mình muốn khóc. Bài thơ được phổ nhạc này tỷ rất thích mời timbuondoncoi
crawling0805 nghe cùng tỷ nha, Ngã ba Đồng Lộc đau thương!
Cúc ơi

Tiểu đội xếp hàng ngang
Không thấy em về Cúc ơi
Chín bạn đã quây quần
Chỉ còn thiếu mình em thôi
Em nằm nơi mô mịt mù khói lửa
Đồng Lộc xác xơ cánh chim lìa bầy
Cúc ơi em nằm nơi nào
Lòng đất sâu thì lạnh lắm mà áo em lại mỏng
Da em xanh và mái tóc còn xanh
Về với anh Cúc ơi...
Về đi thôi ơi Cúc ơi...
Về tắm dòng sông trong ngàn phố
Về ăn trái quýt đổ Sơn Bằng
Cơm chiều chưa ăn
Gối còn thêu dở
Đồng đội đang chờ em
Đũa găm mà cơm úp
Đồng đội khóc tên em
Cạn khô mà dòng lệ
Ở đâu em ơi... Về thôi Cúc ơi...
Nằm đâu em ơi... Về thôi Cúc ơi...
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: Vẻ đẹp của người Việt Nam trong kháng chiến
Đọc bài này của chị, tự nhiên em nhớ đến hai bài thơ "Quê hương" của Giang Nam và "Núi đôi" của Vũ Cao. Đó là hai bài thơ lồng tình yêu vào cuộc kháng chiến khiến cho em có cảm giác nó tình cảm thời đó đẹp đẽ và trong sáng làm sao.
Quê hương – Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…***

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…

***

Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa…
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi



Núi đôi
Vũ Cao

Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Ðoài Ðông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang.

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Ðôi ngọn nên làng gọi Núi Ðôi
Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế
Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Ðâu ngờ từ đó mất tin nhau.

Anh vào bộ đội lên Ðông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Ðôi chăng?

Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Ðồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Ðôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà thăm Núi Ðôi

Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa
Em sống trung thành, chết thuỷ chung

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng

Từ núi qua thôn đường nghẽn lối
Xuân Dục Ðoài Ðông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuấy dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Ðã chết vì dân giữa đất này?

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.


 
Bên trên