Một ngày nào đó, tình cờ, bạn có thể bắt gặp một mẩu chuyện viết tay mộc mạc của mẹ bạn dành cho người cha quá cố của bà ấy, ông ngoại bạn… thì bạn mới có thể thật sự nhận ra rằng, ai cũng đã từng có một thời tuổi trẻ bên gia đình, có những ý niệm thương yêu, quý trọng hết sức thuần khiết dành cho cuộc sống này. Và phải chăng, một giây phút nào đó trong tương lai, con bạn sẽ là người đọc được những dòng mà bạn viết cho ông nó, bà nó bây giờ. Với những cảm xúc của thời-gian-dừng-lại như nhau cho cùng-một-độ-tuổi, nhưng chỉ khác ở thế hệ.
Vì sao người phụ nữ ấy luôn làm bạn mệt mỏi, bực mình, cáu kỉnh khi ở bên nhưng bạn lại chẳng bao giờ có thể cảm thấy oán ghét bà ấy?
Vì sao người phụ nữ ấy dù làm bất cứ điều gì gây tổn thương cho bạn, có đôi khi chỉ là một lời nói nhưng bạn lại luôn cảm thấy có lỗi, và day dứt?
.
Có một người phụ nữ như vậy thật sự đã tồn tại trong cuộc sống của tôi. Đó chính là mẹ.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường, mỏng manh, yếu đuối như bao nhiêu người phụ nữ khác. Đấy là người phụ nữ trước thiên nhiên, trước mọi “thiên biến vạn hóa” của cuộc sống này. Nhưng sẽ khác khi là mẹ chở che cho bọn tôi, gồng gánh gia đình, lo toan mọi việc từ trong ra ngoài, trang trải mọi thứ cho chúng tôi hằng ngày đến lớp... thì đó là người phụ nữ vĩ đại, mạnh mẽ, can trường.
Một dạo, mẹ tôi lên mạng, thấy một người bạn thuở xưa đăng ảnh được con trai dẫn đi Mỹ chơi, được ăn những món thật ngon, đến những nơi thật nổi tiếng, chụp ảnh với những người nước ngoài thân thiện… mẹ tôi thích lắm, mẹ coi đi coi lại. Mẹ cho tôi xem hình món tôm hùm bạn mẹ ăn, cho tôi xem tượng Nữ thần Tự do trên một đất nước hiện đại. Trái với mẹ, tôi không hứng thú lắm, tôi chưa được đến, nhưng tôi đã được xem nhiều trên đài, trên mạng, trên cả sách báo, việc người ta đi đi lại lại giữa các nước xem chừng cũng là chuyện thường thôi. Tôi chỉ ậm ừ, xem qua loa. Mà mẹ thì rất hồ hởi, mắt mẹ sáng lên sau cặp kính lão, ngón trỏ mẹ chạm chạm “thiếu chuyên nghiệp” trên màn hình điện thoại. Có điều, những hình ảnh đó, sau này chắc tôi cũng sẽ mãi không quên được.
Gần đây mẹ đi tái khám, bác sĩ bảo men gan mẹ tăng, bệnh mẹ có tiến triển tệ hơn trước. Tôi đã không ý thức được bệnh tình của mẹ nghiêm trọng đến mức nào. Tôi đã mải chăm chú vào game, vào bạn bè. Tôi cũng mải quan tâm đến cái môn học bị đánh rớt ở kì vừa rồi vì cúp học quá nhiều buổi, tôi đã dành thời gian để buồn cho chuyện đó nhiều hơn là để ý xem bệnh của mẹ đi đến đâu.
Cuộc sống đã rất thay đổi từ sau khi tôi học đại học, đó là cảm nhận của riêng tôi, tôi đã thấy ba mẹ già hơn xưa, tôi đã chứng kiến nhiều người đến rồi đi, đi đến nơi khác, hay là cũng ra đi mãi mãi, chỉ riêngở cái xóm nhà tôi, nơi tuổi thơ tôi đã được ươm mầm, và nảy nở bao lâu nay. Nhưng mạnh mẽ nhất, cái ý nghĩ ấy đã tác động đến tôi chính là lúc ông ngoại tôi mất, đấy là điểm mốc, là cú “hit” lớn vào tôi, và cả vào mẹ tôi.
Mỗi khi làm mẹ tôi buồn, tôi lại nghĩ đến cái cảnh đám tang ông, mẹ tôi khóc nhiều như thế nào, mẹ đã suy sụp ra sao, đã tự trách mình bao nhiêu vì chẳng thể chăm sóc cho ông tốt hơn, dù, hẳn mẹ đã cố mạnh mẽ lắm vào lúc đó rồi. Cứ mỗi lần nghĩ thế, nước mắt tôi lại rơi. Dù thật ích kỉ, nhưng, tôi sợ phải đối diện với cái khoảnh khắc ấy, cho chính mình ở tương lai.
Tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng, sẽ cố gắng làm việc thật tốt, kím thật nhiều tiền, tôi sẽ “tặng” ba mẹ một chuyến đi du lịch châu Âu hay Mỹ gì đó sớm nhất có thể, khi mà cả ba lẫn mẹ đều còn khỏe mạnh. Nhưng thể nào khi biết ý định đó rồi, mẹ cũng sẽ từ chối, mẹ cũng sẽ lấy lý do này nọ để không đi chỉ vì tiếc tiền cho tôi. Tôi thậm chí còn tưởng tượng ra được mẹ sẽ nói như thế nào nữa. Vậy đó, mẹ vẫn cứ mãi là mẹ của chúng tôi như vậy.
Hôm nay, tôi đã đọc được những đoạn tản văn giản dị của mẹ trên nền giấy tập đã ố vàng theo thời gian. Đó là đoạn viết của mẹ về ông. Mẹ đã cố muốn viết về ông, về gia đình mẹ, về những thứ xung quanh mẹ thật nhiều. Nhưng rồi chắc mẹ đã quên bẵng đi mất vì cơm-áo-gạo-tiền và vì cả chúng tôi. Những dòng cảm xúc đó của mẹ chắc cũng là thời bọn tôi chỉ mới được 3-4 tuổi, mười mấy, hai mươi năm về trước, cái thời mà ông vẫn còn đủ sức bồng bế đứa cháu ngoại hay quấy phá như tôi vào lòng. Thời đó, hẳn mẹ phải còn trẻ lắm, mà tôi cũng mãi chẳng thể nhớ được gương mặt trẻ trung của mẹ lúc đó nữa. Tôi chỉ ý thức được rằng, mẹ của tôi cũng đã từng là người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp chấp nhận vì chúng tôi mà hi sinh cả một đời, đến quên đi những ý muốn cá nhân của riêng mình.
Sau này, khi trở thành một người mẹ rồi, liệu tôi có phải cũng sẽ như mẹ, hi sinh tất cả cho con mình không, phải chăng bất kì một người mẹ nào cũng sẽ làm như vậy vì con mình? Câu chuyện về mẹ vẫn dài lắm, nếu kể hết thì hẳn là tôi sẽ nói về những việc y như những người phụ nữ khác trên đời này đã và đang làm vậy.
Những người phụ nữ, ở ngoài kia, ta có thể thấy họ là một người quét rác, một bạn hàng, hay một công nhân rất đỗi bình thường. Nhưng bên trong, họ là cả một bầu trời bao dung, là tượng đài nhân hậu với chính con cái mình, vì với tôi, tất cả họ đều trở nên vĩ đại và cao quý khi họ trở thành mẹ.
Vì sao người phụ nữ ấy luôn làm bạn mệt mỏi, bực mình, cáu kỉnh khi ở bên nhưng bạn lại chẳng bao giờ có thể cảm thấy oán ghét bà ấy?
Vì sao người phụ nữ ấy dù làm bất cứ điều gì gây tổn thương cho bạn, có đôi khi chỉ là một lời nói nhưng bạn lại luôn cảm thấy có lỗi, và day dứt?
.
Có một người phụ nữ như vậy thật sự đã tồn tại trong cuộc sống của tôi. Đó chính là mẹ.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường, mỏng manh, yếu đuối như bao nhiêu người phụ nữ khác. Đấy là người phụ nữ trước thiên nhiên, trước mọi “thiên biến vạn hóa” của cuộc sống này. Nhưng sẽ khác khi là mẹ chở che cho bọn tôi, gồng gánh gia đình, lo toan mọi việc từ trong ra ngoài, trang trải mọi thứ cho chúng tôi hằng ngày đến lớp... thì đó là người phụ nữ vĩ đại, mạnh mẽ, can trường.
Một dạo, mẹ tôi lên mạng, thấy một người bạn thuở xưa đăng ảnh được con trai dẫn đi Mỹ chơi, được ăn những món thật ngon, đến những nơi thật nổi tiếng, chụp ảnh với những người nước ngoài thân thiện… mẹ tôi thích lắm, mẹ coi đi coi lại. Mẹ cho tôi xem hình món tôm hùm bạn mẹ ăn, cho tôi xem tượng Nữ thần Tự do trên một đất nước hiện đại. Trái với mẹ, tôi không hứng thú lắm, tôi chưa được đến, nhưng tôi đã được xem nhiều trên đài, trên mạng, trên cả sách báo, việc người ta đi đi lại lại giữa các nước xem chừng cũng là chuyện thường thôi. Tôi chỉ ậm ừ, xem qua loa. Mà mẹ thì rất hồ hởi, mắt mẹ sáng lên sau cặp kính lão, ngón trỏ mẹ chạm chạm “thiếu chuyên nghiệp” trên màn hình điện thoại. Có điều, những hình ảnh đó, sau này chắc tôi cũng sẽ mãi không quên được.
Gần đây mẹ đi tái khám, bác sĩ bảo men gan mẹ tăng, bệnh mẹ có tiến triển tệ hơn trước. Tôi đã không ý thức được bệnh tình của mẹ nghiêm trọng đến mức nào. Tôi đã mải chăm chú vào game, vào bạn bè. Tôi cũng mải quan tâm đến cái môn học bị đánh rớt ở kì vừa rồi vì cúp học quá nhiều buổi, tôi đã dành thời gian để buồn cho chuyện đó nhiều hơn là để ý xem bệnh của mẹ đi đến đâu.
Cuộc sống đã rất thay đổi từ sau khi tôi học đại học, đó là cảm nhận của riêng tôi, tôi đã thấy ba mẹ già hơn xưa, tôi đã chứng kiến nhiều người đến rồi đi, đi đến nơi khác, hay là cũng ra đi mãi mãi, chỉ riêngở cái xóm nhà tôi, nơi tuổi thơ tôi đã được ươm mầm, và nảy nở bao lâu nay. Nhưng mạnh mẽ nhất, cái ý nghĩ ấy đã tác động đến tôi chính là lúc ông ngoại tôi mất, đấy là điểm mốc, là cú “hit” lớn vào tôi, và cả vào mẹ tôi.
Mỗi khi làm mẹ tôi buồn, tôi lại nghĩ đến cái cảnh đám tang ông, mẹ tôi khóc nhiều như thế nào, mẹ đã suy sụp ra sao, đã tự trách mình bao nhiêu vì chẳng thể chăm sóc cho ông tốt hơn, dù, hẳn mẹ đã cố mạnh mẽ lắm vào lúc đó rồi. Cứ mỗi lần nghĩ thế, nước mắt tôi lại rơi. Dù thật ích kỉ, nhưng, tôi sợ phải đối diện với cái khoảnh khắc ấy, cho chính mình ở tương lai.
Tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng, sẽ cố gắng làm việc thật tốt, kím thật nhiều tiền, tôi sẽ “tặng” ba mẹ một chuyến đi du lịch châu Âu hay Mỹ gì đó sớm nhất có thể, khi mà cả ba lẫn mẹ đều còn khỏe mạnh. Nhưng thể nào khi biết ý định đó rồi, mẹ cũng sẽ từ chối, mẹ cũng sẽ lấy lý do này nọ để không đi chỉ vì tiếc tiền cho tôi. Tôi thậm chí còn tưởng tượng ra được mẹ sẽ nói như thế nào nữa. Vậy đó, mẹ vẫn cứ mãi là mẹ của chúng tôi như vậy.
Hôm nay, tôi đã đọc được những đoạn tản văn giản dị của mẹ trên nền giấy tập đã ố vàng theo thời gian. Đó là đoạn viết của mẹ về ông. Mẹ đã cố muốn viết về ông, về gia đình mẹ, về những thứ xung quanh mẹ thật nhiều. Nhưng rồi chắc mẹ đã quên bẵng đi mất vì cơm-áo-gạo-tiền và vì cả chúng tôi. Những dòng cảm xúc đó của mẹ chắc cũng là thời bọn tôi chỉ mới được 3-4 tuổi, mười mấy, hai mươi năm về trước, cái thời mà ông vẫn còn đủ sức bồng bế đứa cháu ngoại hay quấy phá như tôi vào lòng. Thời đó, hẳn mẹ phải còn trẻ lắm, mà tôi cũng mãi chẳng thể nhớ được gương mặt trẻ trung của mẹ lúc đó nữa. Tôi chỉ ý thức được rằng, mẹ của tôi cũng đã từng là người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp chấp nhận vì chúng tôi mà hi sinh cả một đời, đến quên đi những ý muốn cá nhân của riêng mình.
Sau này, khi trở thành một người mẹ rồi, liệu tôi có phải cũng sẽ như mẹ, hi sinh tất cả cho con mình không, phải chăng bất kì một người mẹ nào cũng sẽ làm như vậy vì con mình? Câu chuyện về mẹ vẫn dài lắm, nếu kể hết thì hẳn là tôi sẽ nói về những việc y như những người phụ nữ khác trên đời này đã và đang làm vậy.
Những người phụ nữ, ở ngoài kia, ta có thể thấy họ là một người quét rác, một bạn hàng, hay một công nhân rất đỗi bình thường. Nhưng bên trong, họ là cả một bầu trời bao dung, là tượng đài nhân hậu với chính con cái mình, vì với tôi, tất cả họ đều trở nên vĩ đại và cao quý khi họ trở thành mẹ.