BÀI DỰ THI "VIẾT CẢM NHẬN - SỐ 1/2015: TÔI ĐỌC - TÔI THAY ĐỔI"
Tôi mơ khi tôi đang đọc dở quyển “Ba ơi, mình đi đâu?” vào giữa trưa, lúc con người ta dễ mơ màng nhất.
Tôi mơ về mới ngày hôm kia thôi, đứa cháu tôi vừa chào đời, thì tối hôm qua, dì tôi được báo rằng sẽ không qua khỏi.
Tôi mơ đến khi tôi trưởng thành, khi tôi được ôm vào lòng một thứ gì đó quý giá vô cùng để rồi khi tôi thức giác, nó sẽ biến mất.
Vì cuộc sống như thoi đưa, ta sẽ chẳng biết khi nào mình có được và khi nào mình mất đi.
Vì cuộc đời chẳng như những giấc mơ, nên chúng ta cứ phải kiếm tìm những điều kỳ diệu.
Tôi khóc, cho Mathieu, cho Thomas, cho người cha đáng thương, cho dì, cho chính tôi…
*
Bạn nghĩ sao khi có một đứa con tật nguyền? Hay tệ hơn thế, hai đứa con tật nguyền? Jean-Louis là một người cha như thế, và theo như cách ông thường nói, ông có những hai ngày tận thế.
Thế nhưng ông không giống những người khác. Ông có thể đau lòng, có thể cười cợt, cũng có thể tự sát hay giết những đứa trẻ. Nhưng không, ông dạy cho tôi cách chấp nhận sự thật – vì những điều hiển nhiên luôn xảy ra, và dạy tôi rằng thế giới này, mọi thứ từ nhỏ bé nhất cho đến lớn nhất, tất cả đều sẽ trở nên thật kỳ diệu nếu ta nhìn một cách khác đi…
“Ba ơi, mình đi đâu?”
“Ba cũng chẳng biết rõ chúng ta đi đâu, Thomas tội nghiệp của ba à.
… Một đứa con tật nguyền, rồi hai đứa. Tại sao không là ba…”
*
“Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kỳ diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời lại là một điều kỳ diệu ngược lại.”
Ai mà chẳng từng nghĩ: “Sự ra đời của mình có ý nghĩa gì?” Thế nhưng người ta cũng chỉ nghĩ, rồi thôi. Tuy rằng đôi lúc sẽ có người ước rằng mình “chết quách đi cho xong”, nhưng chỉ là trong thoáng chốc, rồi thôi, chẳng ai làm thế cả.
… Đó là chúng ta – những người bình thường, suy nghĩ và hành động như bao ai khác, vì chúng ta biết cuộc sống là vốn quý.
Ví như ở những đứa trẻ bình thường, ta sẽ khen nó xinh đẹp, khen nó trông thật thông minh, giống bố hoặc giống mẹ. Đó là một điều bình thường đến hiển nhiên. Đơn giản ta sẽ nghĩ mỗi sự ra đời đã là một điều kỳ diệu, ta thậm chí còn không thở phào khi thấy nó đủ năm ngón tay hoặc năm ngón chân.
Lại nói, chỉ mới hôm trước thôi, cháu tôi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, vậy mà hôm nay đã hấp háy con mắt ti hí, huơ huơ bàn tay nhỏ xíu. Kì diệu nhỉ, khi một sinh linh nữa lại hiện diện.
Nhưng còn Mathieu và Thomas? Người ta có trông chờ sự xuất hiện của chúng? Người ta có bao giờ khen chúng? Chúng nghĩ gì về đời mình? Chúng ta sẽ không bao giờ được biết.
*
“Thomas sinh sau Mathieu hai năm.
Mọi thứ lại về trật tự cũ, Thomas ngày càng giống Mathieu. Đó là ngày tận thế thứ hai của đời tôi.”
Như những đứa trẻ bình thường, lẽ ra chúng sẽ được ngắm các bức họa của Rembrandt, Monet, Turner,… Lẽ ra chúng sẽ nghe nhạc của Mozart, Beethoven, Bach,… Lẽ ra chúng sẽ đọc sách của Prévert, Marcel Aymé, Queneau, Ionesco,… Lẽ ra chúng sẽ xem phim của Chaplin, Eisenstein, Hitchcock, Buñuel,…
Nhưng chúng đã không. Chỉ vì chúng là “những đứa trẻ không như những người khác”.
“Thay vì yếu mềm trước khuyết tật của mình, nó lại lấy khuyết tật đó ra để vui… nó rất dạn dĩ, nó mỉa mai những con chim bay, những con chim bình thường. Như thể Thomas và Mathieu mỉa mai những đứa trẻ bình thường chúng gặp trên phố vậy.”
“Chúng đạt được những tiến bộ giật lùi.”
Jean-Louis đã dùng những câu như thế khi nói đến hai đứa con của ông. Ông so sánh con ông với những đứa trẻ khác, rồi lại trải lòng mình trong từng câu chữ, về những thứ được và mất. Ông không giấu giếm ai cả.
Tôi tự hỏi liệu ông có bao giờ cười khi viết?
Nghe có vẻ châm biếm, nhưng khi đọc xong ta mới thấy xót lòng. Cách ông tàn nhẫn với bản thân, với những đứa trẻ, có lẽ là mong giảm bớt được sự ăn năn? Cách ông tự mua vui bằng cách cười trên nỗi đau của chính mình phải chăng là để trốn tránh sự thương hại? Cách ông nghĩ, rồi lại không dám nói ra, vì dù nói, chúng cũng không hiểu.
“Thậm chí, chúng tôi không thể an ủi nó. Không thể nói với nó rằng chúng tôi yêu nó như những gì nó có, bởi người ta bảo chúng tôi rằng nó bị điếc.
Khi nghĩ rằng mình chính là tác giả những tháng ngày của nó, những tháng ngày kinh khủng mà nó phải trải qua trên Trái đất, rằng chính mình là kẻ khiến nó xuất hiện, tôi lại muốn xin nó tha thứ.”
*
Người cha ấy cũng có những ước mơ như bao người cha khác…
Mơ về đêm Noel ấm áp bên cây thông và nến thơm.
Mơ về những món quà khác nhau sẽ được trao đi, có thể là hộp đồ chơi lắp ráp, có thể là tấm xếp hình bản đồ.
Mơ về một lần được dắt con đi xem phim, một lần được xem triển lãm tranh, một lần được cùng các con nghe nhạc.
Mơ về những con điểm trong trường hợp, đến lúc chọn trường, chọn nghề…
Nhưng không thể, vì chúng sợ hỏa hoạn.
Cũng không thể, vì chúng chỉ biết chơi các khối hình lập thể.
Ồ, chúng sẽ không hiểu, Thomas sẽ luôn miệng hỏi: “Ba ơi, mình đi đâu?” còn Mathieu thì cứ “brừm–brừm”.
Và cuối cùng, hai đứa trẻ không đi học, không trường nào chịu nhận chúng cả…
Với nỗi mất mát quá lớn, ông ghen tị với cả thế giới, với những người bình thường. Ông tự lừa dối mình, thỉnh thoảng sẽ vờ như chúng bình thường, thỉnh thoảng sẽ trò chuyện với chúng như người cha với những đứa con khác.
Ông phô ra cho ta một con người không hoàn hảo nhưng chân thật và gần gũi. Ông cũng có những vọng tưởng, có những lúc vị kỉ, những thời khắc đen tối. Nhưng vì thế, ta lại càng hiểu ông hơn, hiểu về sự mất mát của ông.
“Với các con, cần phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần, mà ba thì không phải thiên thần.”
Jean-Louis không muốn sự thương hại, cái ông cần là sự sẻ chia.
“Để nói với các con rằng ba rất tiếc vì chúng ta đã không thể cùng nhau hạnh phúc, và có lẽ, cũng là để xin các con tha thứ vì ba đã làm hỏng các con.
… Các con từng khiến ba cười, và không phải lúc nào cũng là miễn cưỡng.”
*
Thế rồi tôi lại nghĩ, mình đã thật sự sống tốt hay chưa?
Có người rồi sẽ đến, sẽ đi, xuất hiện và biến mất luân phiên trong cuộc đời bạn. Thế nhưng năm dài tháng rộng, phải đợi đến bao lâu tôi mới biết được ai là người quan trọng với mình?
Một đứa trẻ ở thế kỉ XXI này, cái gì cũng có, thiếu mỗi một cái là tình gia đình. Chua chát thay!
Phải chăng, khi người ta mất đi thứ gì đó, người ta mới thấy nó quan trọng?
Phải chăng, khi người ta đọc “Ba ơi, mình đi đâu?”, người ta mới thấy cuộc sống thật kỳ diệu?
Tôi không biết, nhưng ít nhiều gì, suy nghĩ trong tôi đã thay đổi. Dù sao thì là một con người, ai cũng có quyền được nghĩ, được tin tưởng, và được ước mơ.
Tôi mơ rằng tôi sẽ tìm thấy thứ mà tôi cho là đáng giá.
Cũng như Jean-Louis khi ông mơ về những đứa con trai của ông, biết đâu chừng ở thế giới bên kia, chúng là “những đứa trẻ giống những người khác”. Và với ông, đó đã là một điều kỳ diệu lắm rồi…
Vì như hôm trước, tôi có đọc được một câu: “Đã mơ, cứ mơ cho tròn…*”
“Con trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương. Lúc nào thằng bé cũng cười, đôi mắt nó nhỏ, đen và sáng, như mắt chuột.
Tôi thường sợ mất nó. Nó cao hai centimet. Thế mà nó đã mười tuổi.
... Một ngày kia, chúng tôi mất nó.
Tôi thức thâu đêm lật từng chiếc lá rụng lên.
Đó là mùa thu.
Đó là một giấc mơ.”
* Nguồn: https://liarpapavet.wordpress.com/
Jean-Louis Fournier
Về những thứ rất kỳ diệu…
(Nguồn ảnh: Tiki)
Tôi đã có những giấc mơ…Về những thứ rất kỳ diệu…
(Nguồn ảnh: Tiki)
Tôi mơ khi tôi đang đọc dở quyển “Ba ơi, mình đi đâu?” vào giữa trưa, lúc con người ta dễ mơ màng nhất.
Tôi mơ về mới ngày hôm kia thôi, đứa cháu tôi vừa chào đời, thì tối hôm qua, dì tôi được báo rằng sẽ không qua khỏi.
Tôi mơ đến khi tôi trưởng thành, khi tôi được ôm vào lòng một thứ gì đó quý giá vô cùng để rồi khi tôi thức giác, nó sẽ biến mất.
Vì cuộc sống như thoi đưa, ta sẽ chẳng biết khi nào mình có được và khi nào mình mất đi.
Vì cuộc đời chẳng như những giấc mơ, nên chúng ta cứ phải kiếm tìm những điều kỳ diệu.
Tôi khóc, cho Mathieu, cho Thomas, cho người cha đáng thương, cho dì, cho chính tôi…
*
Bạn nghĩ sao khi có một đứa con tật nguyền? Hay tệ hơn thế, hai đứa con tật nguyền? Jean-Louis là một người cha như thế, và theo như cách ông thường nói, ông có những hai ngày tận thế.
Thế nhưng ông không giống những người khác. Ông có thể đau lòng, có thể cười cợt, cũng có thể tự sát hay giết những đứa trẻ. Nhưng không, ông dạy cho tôi cách chấp nhận sự thật – vì những điều hiển nhiên luôn xảy ra, và dạy tôi rằng thế giới này, mọi thứ từ nhỏ bé nhất cho đến lớn nhất, tất cả đều sẽ trở nên thật kỳ diệu nếu ta nhìn một cách khác đi…
“Ba ơi, mình đi đâu?”
“Ba cũng chẳng biết rõ chúng ta đi đâu, Thomas tội nghiệp của ba à.
… Một đứa con tật nguyền, rồi hai đứa. Tại sao không là ba…”
*
“Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kỳ diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời lại là một điều kỳ diệu ngược lại.”
Ai mà chẳng từng nghĩ: “Sự ra đời của mình có ý nghĩa gì?” Thế nhưng người ta cũng chỉ nghĩ, rồi thôi. Tuy rằng đôi lúc sẽ có người ước rằng mình “chết quách đi cho xong”, nhưng chỉ là trong thoáng chốc, rồi thôi, chẳng ai làm thế cả.
… Đó là chúng ta – những người bình thường, suy nghĩ và hành động như bao ai khác, vì chúng ta biết cuộc sống là vốn quý.
Ví như ở những đứa trẻ bình thường, ta sẽ khen nó xinh đẹp, khen nó trông thật thông minh, giống bố hoặc giống mẹ. Đó là một điều bình thường đến hiển nhiên. Đơn giản ta sẽ nghĩ mỗi sự ra đời đã là một điều kỳ diệu, ta thậm chí còn không thở phào khi thấy nó đủ năm ngón tay hoặc năm ngón chân.
Lại nói, chỉ mới hôm trước thôi, cháu tôi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, vậy mà hôm nay đã hấp háy con mắt ti hí, huơ huơ bàn tay nhỏ xíu. Kì diệu nhỉ, khi một sinh linh nữa lại hiện diện.
Nhưng còn Mathieu và Thomas? Người ta có trông chờ sự xuất hiện của chúng? Người ta có bao giờ khen chúng? Chúng nghĩ gì về đời mình? Chúng ta sẽ không bao giờ được biết.
*
“Thomas sinh sau Mathieu hai năm.
Mọi thứ lại về trật tự cũ, Thomas ngày càng giống Mathieu. Đó là ngày tận thế thứ hai của đời tôi.”
Như những đứa trẻ bình thường, lẽ ra chúng sẽ được ngắm các bức họa của Rembrandt, Monet, Turner,… Lẽ ra chúng sẽ nghe nhạc của Mozart, Beethoven, Bach,… Lẽ ra chúng sẽ đọc sách của Prévert, Marcel Aymé, Queneau, Ionesco,… Lẽ ra chúng sẽ xem phim của Chaplin, Eisenstein, Hitchcock, Buñuel,…
Nhưng chúng đã không. Chỉ vì chúng là “những đứa trẻ không như những người khác”.
“Thay vì yếu mềm trước khuyết tật của mình, nó lại lấy khuyết tật đó ra để vui… nó rất dạn dĩ, nó mỉa mai những con chim bay, những con chim bình thường. Như thể Thomas và Mathieu mỉa mai những đứa trẻ bình thường chúng gặp trên phố vậy.”
“Chúng đạt được những tiến bộ giật lùi.”
Jean-Louis đã dùng những câu như thế khi nói đến hai đứa con của ông. Ông so sánh con ông với những đứa trẻ khác, rồi lại trải lòng mình trong từng câu chữ, về những thứ được và mất. Ông không giấu giếm ai cả.
Tôi tự hỏi liệu ông có bao giờ cười khi viết?
Nghe có vẻ châm biếm, nhưng khi đọc xong ta mới thấy xót lòng. Cách ông tàn nhẫn với bản thân, với những đứa trẻ, có lẽ là mong giảm bớt được sự ăn năn? Cách ông tự mua vui bằng cách cười trên nỗi đau của chính mình phải chăng là để trốn tránh sự thương hại? Cách ông nghĩ, rồi lại không dám nói ra, vì dù nói, chúng cũng không hiểu.
“Thậm chí, chúng tôi không thể an ủi nó. Không thể nói với nó rằng chúng tôi yêu nó như những gì nó có, bởi người ta bảo chúng tôi rằng nó bị điếc.
Khi nghĩ rằng mình chính là tác giả những tháng ngày của nó, những tháng ngày kinh khủng mà nó phải trải qua trên Trái đất, rằng chính mình là kẻ khiến nó xuất hiện, tôi lại muốn xin nó tha thứ.”
*
Người cha ấy cũng có những ước mơ như bao người cha khác…
Mơ về đêm Noel ấm áp bên cây thông và nến thơm.
Mơ về những món quà khác nhau sẽ được trao đi, có thể là hộp đồ chơi lắp ráp, có thể là tấm xếp hình bản đồ.
Mơ về một lần được dắt con đi xem phim, một lần được xem triển lãm tranh, một lần được cùng các con nghe nhạc.
Mơ về những con điểm trong trường hợp, đến lúc chọn trường, chọn nghề…
Nhưng không thể, vì chúng sợ hỏa hoạn.
Cũng không thể, vì chúng chỉ biết chơi các khối hình lập thể.
Ồ, chúng sẽ không hiểu, Thomas sẽ luôn miệng hỏi: “Ba ơi, mình đi đâu?” còn Mathieu thì cứ “brừm–brừm”.
Và cuối cùng, hai đứa trẻ không đi học, không trường nào chịu nhận chúng cả…
Với nỗi mất mát quá lớn, ông ghen tị với cả thế giới, với những người bình thường. Ông tự lừa dối mình, thỉnh thoảng sẽ vờ như chúng bình thường, thỉnh thoảng sẽ trò chuyện với chúng như người cha với những đứa con khác.
Ông phô ra cho ta một con người không hoàn hảo nhưng chân thật và gần gũi. Ông cũng có những vọng tưởng, có những lúc vị kỉ, những thời khắc đen tối. Nhưng vì thế, ta lại càng hiểu ông hơn, hiểu về sự mất mát của ông.
“Với các con, cần phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần, mà ba thì không phải thiên thần.”
Jean-Louis không muốn sự thương hại, cái ông cần là sự sẻ chia.
“Để nói với các con rằng ba rất tiếc vì chúng ta đã không thể cùng nhau hạnh phúc, và có lẽ, cũng là để xin các con tha thứ vì ba đã làm hỏng các con.
… Các con từng khiến ba cười, và không phải lúc nào cũng là miễn cưỡng.”
*
Thế rồi tôi lại nghĩ, mình đã thật sự sống tốt hay chưa?
Có người rồi sẽ đến, sẽ đi, xuất hiện và biến mất luân phiên trong cuộc đời bạn. Thế nhưng năm dài tháng rộng, phải đợi đến bao lâu tôi mới biết được ai là người quan trọng với mình?
Một đứa trẻ ở thế kỉ XXI này, cái gì cũng có, thiếu mỗi một cái là tình gia đình. Chua chát thay!
Phải chăng, khi người ta mất đi thứ gì đó, người ta mới thấy nó quan trọng?
Phải chăng, khi người ta đọc “Ba ơi, mình đi đâu?”, người ta mới thấy cuộc sống thật kỳ diệu?
Tôi không biết, nhưng ít nhiều gì, suy nghĩ trong tôi đã thay đổi. Dù sao thì là một con người, ai cũng có quyền được nghĩ, được tin tưởng, và được ước mơ.
Tôi mơ rằng tôi sẽ tìm thấy thứ mà tôi cho là đáng giá.
Cũng như Jean-Louis khi ông mơ về những đứa con trai của ông, biết đâu chừng ở thế giới bên kia, chúng là “những đứa trẻ giống những người khác”. Và với ông, đó đã là một điều kỳ diệu lắm rồi…
Vì như hôm trước, tôi có đọc được một câu: “Đã mơ, cứ mơ cho tròn…*”
“Con trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương. Lúc nào thằng bé cũng cười, đôi mắt nó nhỏ, đen và sáng, như mắt chuột.
Tôi thường sợ mất nó. Nó cao hai centimet. Thế mà nó đã mười tuổi.
... Một ngày kia, chúng tôi mất nó.
Tôi thức thâu đêm lật từng chiếc lá rụng lên.
Đó là mùa thu.
Đó là một giấc mơ.”
Hết
* Nguồn: https://liarpapavet.wordpress.com/