BÀI DỰ THI "VIẾT CẢM NHẬN - SỐ 1/2015: TÔI ĐỌC - TÔI THAY ĐỔI"
Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh
Có lẽ đối với mỗi người đọc sách, ai cũng có riêng cho mình một cuốn sách gắn liền từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Và với tôi, cuốn “Còn chút gì để nhớ” đi qua cuộc đời như một định mệnh và nó đã trở thành một người bạn trong suốt quãng đời học sinh của tôi.
Một cuốn sách ngay từ cái tên đã khiến người đọc phải ngậm ngùi, bang khuâng. Nó là một trong số ít tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đủ khiến người đọc bật khóc khi đọc đến những chữ cuối cùng. Để khi đi qua tất cả, những gì còn sót lại trong tâm trí mỗi người là sự tiếc thương vô hạn và nỗi buồn vời vợi xâm chiếm nơi tâm hồn ta.
Cuốn sách kể về câu chuyện tình cảm của Chương và Quỳnh bắt đầu ngay từ những ngày đầu Chương bước chân vào Sài Gòn khi là cậu sinh viên năm nhất. Tất cả đều quá mới mẻ với Chương, nhưng rồi số phận run rủi cho anh gặp Quỳnh-một cô gái dễ thương, trong trẻo và ngây thơ. Ngày qua ngày, những trò đùa của Chương, những cử chỉ quan tâm dù là thầm kín nhất của anh dành cho Quỳnh cũng đã khiến trái tim bé nhỏ của cô phải rung động. Hai con người tưởng chừng xa lạ, nay lại hóa thân quen như một chất kết dính lại với nhau, mặc dù cho cả hai chẳng ai hề nói ra thứ tình cảm vụng dại ấy. Cái thứ tình cảm dịu dàng, trong sáng và ngọt ngào của Quỳnh khiến Chương thấy ấm áp giữa Sài Gòn mênh mông rộng lớn. Tình cảm ấy giống như một mầm cây, được nuôi dưỡng và lớn lên hàng ngày bằng những kỉ niệm ngọt ngào, bằng chùm hoa sứ tinh khiết.
Nhắc đến đây, tôi ngẫm ra: Mỗi chúng ta đều có riêng cho mình những góc nhỏ trong tim, mà nơi ấy chứa đựng bao tình cảm của một thời nông nổi và bồng bột. Mà mỗi khi nhắc lại, ta đều bồi hồi: có thể là luyến tiếc, có thể hạnh phúc,… Mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau. Vì thế, khi còn ở tuổi thanh xuân, hãy sống hết mình, hãy yêu hết mình để sau này có hoài niệm lại cũng còn một chút gì để nhớ. Đừng tự nhốt mình vào cái lồng của sự cô đơn và đơn độc, lấy bóng đêm làm bạn và sự im lặng làm người tình. Cuộc đời còn có những điều tốt đẹp ngoài kia, cớ sao lại hững hờ. Tuổi thanh xuân chỉ có một, sao chúng ta không để trái tim thử một lần được lạc nhịp. Chỉ là một cơn say nắng vì một ánh mắt trong veo, một nụ cười tỏa nắng hay một nắm tay thoáng qua. Tuổi học trò luôn là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, khi ấy con người có thể tự do tắm mình vào dòng suối của mộng mơ, của những rung động đầu đời, của những xúc cảm tinh khôi. Những mối tình đan xen, vụng dại của cái tuổi 16, 17 đủ làm ta nhớ hoài và mỗi khi nghĩ lại ta lại tự cười thầm một mình.
Mối tình đầu có bao giờ thành hẹn ước? Tôi cứ ngỡ tình yêu của hai người sẽ đơm hoa kết trái và họ sẽ thành một đôi son sắc. Nhưng rồi, cuộc đời có biết đâu chữ ngờ, tôi hụt hẫng khi biết rằng mối tình ấy sẽ không bao giờ thành. Quan niệm về chính trị, về chiến tranh của gia đình Quỳnh đã khiến cho Chương không thể đến được với cô. Phải chăng, đó là số mệnh đã sắp đặt. Một cuộc tan vỡ trong im lặng. Trong bao nhiêu thắc mắc của Chương. Vì lí do gì mà Quỳnh không dám phản kháng để phản đối quyết định ấy.Tôi trách Quỳnh vì quá nhu nhược, hời hợt và hèn nhát không dám đứng lên khẳng định cho tình yêu của mình mà chỉ biết xuôi theo quyết định của người khác để rồi tình yêu của mình cũng không giữ nổi. Tình yêu có thể vội đến và vội đi, cái quan trọng là biết cách giữ gìn nó. Yêu nhau, tin tưởng nhau nhưng lại không dám đấu tranh vì tình yêu đó thì rốt cuộc chỉ là tình yêu suông. Người hèn nhát liệu nắm trong tay tình yêu thì họ có giữ mãi được không? Chắc chắn là không! Duyên là do trời sắp đặt còn đến được với nhau hay không là do chính con người quyết định. Hãy can đảm mà nắm lấy cơ hội và đừng bao giờ hối tiếc vì mình đã không dũng cảm sống vì nó!
Trong nửa cuối tác phẩm, nỗi đau Chương ngày càng chống chất thêm. Từ nỗi đau mất đi tình yêu của đời mình đến mất đi người mà anh hằng yêu mến và tin cậy, là Trâm. Chương đau đáu, khổ sở khi nhận tin Trâm đã hi sinh ngay chiến trường. Cô gái dễ mến, nhanh nhẹn, hoạt bát, nói chuyện thông minh, có duyên, mà lại sống cực kỳ có trách nhiệm với bản thân, sống hết mình cho tuổi trẻ ngày nào mà giờ đây chỉ còn trong tâm trí của anh. Chính tôi cũng đã rơi nước mắt vì sự ra đi của Trâm, một nhân vật đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Thương quá, Trâm ơi! Chiến tranh luôn tước đi của con người những điều quý giá nhất, sự chìa lìa đau xót. Đã biết nhiêu con người phải than khóc khi chiến tranh đã để lại qua nhiều đau khổ. Mẹ mất con, vợ mất chồng, anh em lạc mất nhau. Đằng sau sự tranh giành quyền lực, lãnh thổ, của cải là những số phận đau thương còn đó. Liệu những người đứng đầu ấy có nghĩ đến những con người nhỏ bé ấy không? Chiến tranh là tên gọi gián tiếp cho hành động con người sát hại lẫn nhau.
Con người luôn bỏ qua những hạnh phúc bên cạnh mình. Là những con người bình thường luôn quan tâm, dõi theo ta mà ta thường lãng quên. Để đến lúc mất đi mới cảm thấy nuối tiếc, ân hận.
Câu chuyện là một cái nhìn đầy nhân văn về tình trạng chiến tranh và sự sống con người. Tác giả muốn lên tiếng để hi vọng một ngày nào đó hòa bình được lặp lại và con người sẽ không còn cảnh mất mát ấy nữa.
Cuối cùng, xuyên suốt tác phẩm là những thông điệp về tình yêu mà nhà văn gửi gắm đến cho những người trẻ đã, đang và sẽ yêu. Con người ta chẳng tiếc khi yêu mà không được đáp lại, mà chỉ tiếc khi đã không yêu người thật lòng.
Còn chút gì để nhớ - Nguyễn Nhật Ánh
Có lẽ đối với mỗi người đọc sách, ai cũng có riêng cho mình một cuốn sách gắn liền từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Và với tôi, cuốn “Còn chút gì để nhớ” đi qua cuộc đời như một định mệnh và nó đã trở thành một người bạn trong suốt quãng đời học sinh của tôi.
Một cuốn sách ngay từ cái tên đã khiến người đọc phải ngậm ngùi, bang khuâng. Nó là một trong số ít tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đủ khiến người đọc bật khóc khi đọc đến những chữ cuối cùng. Để khi đi qua tất cả, những gì còn sót lại trong tâm trí mỗi người là sự tiếc thương vô hạn và nỗi buồn vời vợi xâm chiếm nơi tâm hồn ta.
Cuốn sách kể về câu chuyện tình cảm của Chương và Quỳnh bắt đầu ngay từ những ngày đầu Chương bước chân vào Sài Gòn khi là cậu sinh viên năm nhất. Tất cả đều quá mới mẻ với Chương, nhưng rồi số phận run rủi cho anh gặp Quỳnh-một cô gái dễ thương, trong trẻo và ngây thơ. Ngày qua ngày, những trò đùa của Chương, những cử chỉ quan tâm dù là thầm kín nhất của anh dành cho Quỳnh cũng đã khiến trái tim bé nhỏ của cô phải rung động. Hai con người tưởng chừng xa lạ, nay lại hóa thân quen như một chất kết dính lại với nhau, mặc dù cho cả hai chẳng ai hề nói ra thứ tình cảm vụng dại ấy. Cái thứ tình cảm dịu dàng, trong sáng và ngọt ngào của Quỳnh khiến Chương thấy ấm áp giữa Sài Gòn mênh mông rộng lớn. Tình cảm ấy giống như một mầm cây, được nuôi dưỡng và lớn lên hàng ngày bằng những kỉ niệm ngọt ngào, bằng chùm hoa sứ tinh khiết.
Nhắc đến đây, tôi ngẫm ra: Mỗi chúng ta đều có riêng cho mình những góc nhỏ trong tim, mà nơi ấy chứa đựng bao tình cảm của một thời nông nổi và bồng bột. Mà mỗi khi nhắc lại, ta đều bồi hồi: có thể là luyến tiếc, có thể hạnh phúc,… Mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau. Vì thế, khi còn ở tuổi thanh xuân, hãy sống hết mình, hãy yêu hết mình để sau này có hoài niệm lại cũng còn một chút gì để nhớ. Đừng tự nhốt mình vào cái lồng của sự cô đơn và đơn độc, lấy bóng đêm làm bạn và sự im lặng làm người tình. Cuộc đời còn có những điều tốt đẹp ngoài kia, cớ sao lại hững hờ. Tuổi thanh xuân chỉ có một, sao chúng ta không để trái tim thử một lần được lạc nhịp. Chỉ là một cơn say nắng vì một ánh mắt trong veo, một nụ cười tỏa nắng hay một nắm tay thoáng qua. Tuổi học trò luôn là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, khi ấy con người có thể tự do tắm mình vào dòng suối của mộng mơ, của những rung động đầu đời, của những xúc cảm tinh khôi. Những mối tình đan xen, vụng dại của cái tuổi 16, 17 đủ làm ta nhớ hoài và mỗi khi nghĩ lại ta lại tự cười thầm một mình.
Mối tình đầu có bao giờ thành hẹn ước? Tôi cứ ngỡ tình yêu của hai người sẽ đơm hoa kết trái và họ sẽ thành một đôi son sắc. Nhưng rồi, cuộc đời có biết đâu chữ ngờ, tôi hụt hẫng khi biết rằng mối tình ấy sẽ không bao giờ thành. Quan niệm về chính trị, về chiến tranh của gia đình Quỳnh đã khiến cho Chương không thể đến được với cô. Phải chăng, đó là số mệnh đã sắp đặt. Một cuộc tan vỡ trong im lặng. Trong bao nhiêu thắc mắc của Chương. Vì lí do gì mà Quỳnh không dám phản kháng để phản đối quyết định ấy.Tôi trách Quỳnh vì quá nhu nhược, hời hợt và hèn nhát không dám đứng lên khẳng định cho tình yêu của mình mà chỉ biết xuôi theo quyết định của người khác để rồi tình yêu của mình cũng không giữ nổi. Tình yêu có thể vội đến và vội đi, cái quan trọng là biết cách giữ gìn nó. Yêu nhau, tin tưởng nhau nhưng lại không dám đấu tranh vì tình yêu đó thì rốt cuộc chỉ là tình yêu suông. Người hèn nhát liệu nắm trong tay tình yêu thì họ có giữ mãi được không? Chắc chắn là không! Duyên là do trời sắp đặt còn đến được với nhau hay không là do chính con người quyết định. Hãy can đảm mà nắm lấy cơ hội và đừng bao giờ hối tiếc vì mình đã không dũng cảm sống vì nó!
Trong nửa cuối tác phẩm, nỗi đau Chương ngày càng chống chất thêm. Từ nỗi đau mất đi tình yêu của đời mình đến mất đi người mà anh hằng yêu mến và tin cậy, là Trâm. Chương đau đáu, khổ sở khi nhận tin Trâm đã hi sinh ngay chiến trường. Cô gái dễ mến, nhanh nhẹn, hoạt bát, nói chuyện thông minh, có duyên, mà lại sống cực kỳ có trách nhiệm với bản thân, sống hết mình cho tuổi trẻ ngày nào mà giờ đây chỉ còn trong tâm trí của anh. Chính tôi cũng đã rơi nước mắt vì sự ra đi của Trâm, một nhân vật đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Thương quá, Trâm ơi! Chiến tranh luôn tước đi của con người những điều quý giá nhất, sự chìa lìa đau xót. Đã biết nhiêu con người phải than khóc khi chiến tranh đã để lại qua nhiều đau khổ. Mẹ mất con, vợ mất chồng, anh em lạc mất nhau. Đằng sau sự tranh giành quyền lực, lãnh thổ, của cải là những số phận đau thương còn đó. Liệu những người đứng đầu ấy có nghĩ đến những con người nhỏ bé ấy không? Chiến tranh là tên gọi gián tiếp cho hành động con người sát hại lẫn nhau.
Con người luôn bỏ qua những hạnh phúc bên cạnh mình. Là những con người bình thường luôn quan tâm, dõi theo ta mà ta thường lãng quên. Để đến lúc mất đi mới cảm thấy nuối tiếc, ân hận.
Câu chuyện là một cái nhìn đầy nhân văn về tình trạng chiến tranh và sự sống con người. Tác giả muốn lên tiếng để hi vọng một ngày nào đó hòa bình được lặp lại và con người sẽ không còn cảnh mất mát ấy nữa.
Cuối cùng, xuyên suốt tác phẩm là những thông điệp về tình yêu mà nhà văn gửi gắm đến cho những người trẻ đã, đang và sẽ yêu. Con người ta chẳng tiếc khi yêu mà không được đáp lại, mà chỉ tiếc khi đã không yêu người thật lòng.