Cảm nhận [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi

Hoai_Van

Gà tích cực
Tham gia
17/7/14
Bài viết
248
Gạo
40,0
BÀI DỰ THI "VIẾT CẢM NHẬN - SỐ 1/2015: TÔI ĐỌC - TÔI THAY ĐỔI"

BiaTruongDaiHoc.jpg

(Trường đại học của tôi)
Những ngày đầu huấn luyện tại trung tâm tôi sinh hoạt như một cỗ máy, làm việc theo sự hướng dẫn của mọi người mà không rõ tương lai mình sẽ ra sao, công việc sẽ như thế nào, dù các thầy cô, các anh chị kể nhiều mà tôi vẫn không hình dung ra nổi. Bơ vơ, lạc lõng, mất phương hướng... là những gì tôi cảm nhận được về tôi lúc đó.
Một ngày kia tôi chán nản nên quyết định lên thư viện xem có truyện nào hay hay đọc giết thời gian, để rồi, phải nhăn nhó với một đống sách pháp luật với lịch sử đầy rẫy trên kệ, thấy tôi đứng hồi lâu chị thủ thư ra hỏi:
- Em chưa chọn được sách à? Chị chọn giúp em nhé, em thích thể loại sách gì? - Chị tươi cười với tôi.
- Ở đây có truyện gì hay hay không chị? Viết về ngành thì càng tốt, em muốn tìm hiểu thêm về công việc tương lai của mình. - Tôi rụt rè hỏi.
- À! Truyện à, thế em qua đây để chị xem nào. - Vừa nói chị vừa bước lại mấy kệ sách phía trong.
- Đây, quyển này chắc chắn sẽ hợp với em. - Chị tươi cười đưa quyển sách ra trước mặt tôi.
- "Trường đại học của tôi" nghe tên hay nhỉ, nội dung như nào vậy chị. - Tôi tò mò hỏi.
- Em hãy tự tìm hiểu, nó sẽ giúp em thêm yêu nghề đó. - Chị nháy mắt với tôi và đi về chỗ.

Tối hôm đó tôi chẳng lên tầng trên chơi cờ, cũng chẳng xuống canteen trà đá chém gió cùng mấy thằng bạn, càng không mò lên sân thượng mà hướng về phía quê nhà để nhớ, mà nằm bò trên giường đọc cuốn truyện này một cách đầy say mê và háo hức.

***​

"Trường đại học của tôi" không phải viết về một ngôi trường kinh tế, văn hóa hay tài chính gì đó mà viết về "nhà tù - ngôi trường đời với những người lầm lỗi".

Mở đầu câu chuyện là cảnh Nô bị bắt sau bốn năm chui lủi khắp nơi trốn lệnh truy nã, Nô bị bắt khi đang làm ở một xưởng cơ khí ở Đà Nẵng, trong suốt bốn năm đó những tưởng đã trốn tránh được quá khứ vui vẻ với những người bạn ở nơi làm việc mới, với người vợ hờ đang mang thai... nào ngờ "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt" cuối cùng Nô cũng phải đền tội. Bị dẫn độ ra Huế - quê hương của Nô, bị Toà kết tội ba năm tù giam vì chém người gây thương tích. Qua các trại giam, trại tỉnh, trại cải tạo của Cục V26(1), Nô mang trong mình bao lo lắng hoang mang, thất vọng... cùng với hy vọng và chất thiện còn ẩn chứa trong mình, Nô đã miệt mài, gian khổ đấu tranh tư tưởng dữ dội; cuối cùng cái thiện chiến thắng Nô đứng lên cật lực lao động, cải tạo tích cực trong trại giam để được giảm án sớm ngày ra tù chuộc lỗi với người thân, bạn bè... Nguyễn Nguyên An với vốn sống phong phú trong thời gian làm báo và nhiếp ảnh của mình đã dựng lên một cách đầy sinh động hình ảnh nhà tù mà ở đó dưới sự kèm cặp nghiêm khắc nhưng đầy bao dung của những "thầy giáo bất đắc dĩ” - cảnh sát trại giam" Nô đã "trở dạ, khai sinh một nhân cách mới" (lời Nxb) được đặc xá, trở về với gia đình, với cộng đồng và thành đạt trong việc làm ăn với vai trò một chủ xưởng nhỏ gồm toàn những người trước đây anh đã gặp, đã ở cùng trong thời gian ở trại, đó là những con người tù tội, lầm lỗi, hư hỏng... nhưng trong họ vẫn còn sự lương thiện, cũng như Nô họ đã làm lại cuộc đời, giúp ích cho xã hội, hàm ơn sự giáo dục của nhà tù chế độ họ công nhận nơi đó là "trường đại học" của họ.

***​

Viết về một chủ đề rất khó, rất ít người dám thử sức ở đề tài này, Nguyễn Nguyên An đã dồn hết trí lực khắc họa lên cho chúng ta một câu chuyện đầy sinh động. Các nhân vật trong truyện mỗi người một nét điển hình với dấu ấn không thể nào lẫn đã được ngòi bút Nguyễn Nguyên An vẽ lên khá rõ, đạt độ chân thực sinh động một cách bất ngờ. Những chương đầu tiên theo dòng hồi ức của Nô tác giả kể chi tiết cho chúng ta hoàn cảnh gia đình của Nô nơi anh sinh ra và lớn lên, rồi phạm tội. Ba mẹ bỏ nhau khi “tôi” lên tám, chị gái lên mười, hai em còn nhỏ. Ba chị em ở lại với ba, còn mẹ dẫn theo thằng út mới mười mấy tháng tuổi bỏ đi. Nhưng cũng chỉ mấy tháng sau ba lại phải lên tàu vô Hội An đón thằng út về bởi mẹ Nô không chăm bẵm gì cho nó cả. Thằng em út đau ốm bụng ỏng da chì, xổ ra đúng một rổ 39 con giun đũa. Xổ xong nó cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, ngồi đâu là ngồi đù một cục. Ở cái gia đình đó mẹ của Nô là một người đàn bà chơi bời hoang tàng, trang sức màu mè, ăn nói lấc cấc, uống rượu hút thuốc liên miên để nội phải nói: "Đồ đàn bà đoản hậu, chỉ một đứa con nuôi cũng không nổi", cha của Nô có lẽ được lấy từ nguyên mẫu của tác giả - một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi chụp ảnh mưu sinh, ông nội quý cậu mà ghét ba, ghét cả mấy anh em Nô cứ làm gì sai là bị đánh đập, ngày ngày cứ đợi ba Nô ló mặt về là chửi. Chính vì thế mà Nô tự nhận "Tôi thường bỏ học, cầm đầu tụi bạn cùng lứa lang thang ngoài đường, ngoài công viên, mười tuổi đã biết ăn hiếp, trấn lột bạn; mười ba tuổi học lớp 8 đã nổi tiếng là “đầu gấu” ở sân trường". Sống thiếu tình thương của cha mẹ, lại bị ông nội ghét bỏ chính vì vậy mà Nô đã sa ngã để sau này trong một lần nóng nảy mà cậu mới chém người bị thương nặng ở lưng và sau bốn năm lẩn trốn bị bắt về quy án. Chuyển qua lần lượt các nhà tạm giam, tạm giữ, rồi trại giam, trải nghiệm cuộc sống của những tù nhân, những câu chuyện của những người bạn tù, những buổi lao động vất vả, những lời khuyên của cán bộ mỗi khi tiếp xúc nói chuyện, mỗi lần gia đình lên thăm gặp... tất cả đã khiến Nô trằn trọc suốt bao đêm để cuối cùng tích cực cải tạo làm lại một cuộc đời mới.

Ở đây ta còn phải kể đến mẹ kế của Nô - Dì Hạnh: "Rồi dì Hạnh nhảy vào lấy ba khi dì đã băm chín tuổi, cái tuổi mà thời gian đã gọt giũa đến nguội lạnh háo hức khát khao của người phụ nữ, nhưng dì - mẹ - cám cảnh gà trống nuôi con của ba, cảnh chúng tôi đầu xanh không có sự chăm sóc của bàn tay người mẹ. Có lần, hai mẹ chúng tôi gặp nhau, một bên là nhà giáo chịu thương chịu khó, một bên là người đàn bà chơi bời hoang tàng, trang sức màu mè, ăn nói lấc cấc, uống rượu hút thuốc liên miên, đến nỗi không nhận ra mặt tôi nữa..." Khi mới về nhà cha con Nô, Hạnh gây cho mọi người một cảm giác khó chịu: người cao to, đi đứng hậm hụi nhưng ăn mặc thì chải chuốt, làm đẹp bằng kính trắng, lắc, nhẫn, dây chuyền... những "phụ tùng" ấy không giúp cho Hạnh bớt thô, trái lại làm giảm phần trí thức của một cô giáo. Nhưng rồi sau đó, Hạnh đã bán dần cho đến hết để lo cho gia đình và thăm nuôi Nô với tình cảm không khác gì Nô do mình rứt ruột đẻ ra. Sau mười mấy năm, Hạnh có từ gia đình Nô là vóc dáng gầy gò, tóc ngày càng bạc vì quần quật việc nhà việc trường, đêm lại bận bịu với giáo án với các em Nô. Sao mẹ Hạnh cam tâm làm vợ ba, làm mẹ chúng tôi cho khổ vậy? Có phải đó là đức tính nhân hậu, đảm đang của một phụ nữ Huế? Nô tự thấy vô cùng có lỗi với mẹ Hạnh vì ba lần trách cứ mẹ Hạnh đưa lên trại đồ thăm nuôi ít, rồi lại hối hận tự xỉ vả mình hư hỏng, đòi hỏi gia đình này nọ. Biết làm sao xin lỗi mẹ Hạnh đây? Nô chỉ biết nguyện cầu đất trời phù hộ cho mẹ Hạnh và hứa tự mình không làm điều gì để mẹ Hạnh và gia đình phiền lòng nữa... Chính gì hạnh là nhân tố lớn nhất thúc đẩy sự phục thiện trong con người Nô

- Hoàn cảnh của Nô không phải là cá biệt mà hiện nay đầy rẫy trong xã hội, đọc đến đây ta giật mình mà xót xa, cũng may Nô còn có người cha biết suy nghĩ và dì Hạnh đầy quan tâm ân cần để vực lại "mầm sống" của Nô... Qua đây ta như thấy được lời nhắn nhủ của tác giả, hy vọng về một xã hội tốt đẹp hơn

Nhân vật công an, cảnh sát trong cuốn sách, có lẽ là điều người đọc (đặc biệt là tôi) quan tâm nhất. Thượng tá Khá, thiếu uý Hiệu rồi các cảnh sát trại giam,... được Nguyễn Nguyên An miêu tả trung thực và công bằng... không ngợi ca quá hào nhoáng, cũng không phiến diện như nhiều người kể một cách đầy tiêu cực. Nguyễn Nguyên An cho chúng ta thấy rằng: vì nhiệm vụ, vì bản chất nhân văn; các anh công an, cảnh sát trại giam không chỉ chịu trận với cái xã hội đầy thói hư tật xấu do những người tù mang lại mà còn chịu cảnh năm này qua năm khác chung thân với núi rừng hiu quạnh, xa rời sự êm ấm yêu thương của gia đình nơi phố phường rực rỡ, tiện nghi thoải mái. Họ chấp nhận ở những vùng núi rừng heo hút hiu quạnh đó, đóng vai những người "thầy giáo bất đắc dĩ" để dạy dỗ những "học trò đặc biệt" mà xã hội đã gần như "từ bỏ" trong "ngôi trường đại học" của họ.

***​

Đọc câu chuyện không ít lần tôi đã khóc cùng Nô những khi anh hối lỗi, nhận ra sai lầm của mình. Và tôi đã biết sau này mình sẽ phải làm gì, tôi sẽ như thượng tá Khá, thiếu úy Hiệu và bao chiến sĩ khác giúp đỡ những con người lầm lỗi đó tốt nghiệp "Trường đại học" để trở lại làm lại cuộc đời.

Link đọc truyện: http://vietart.free.fr/index3.641.html
(1) Cục V26 nay là Tổng cục VIII Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi
Nghe em kể hấp dẫn thế. Chị chưa đọc truyện này. Phải tìm ngay mới được. :)
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
1.000,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi
Phần nhiều bài cảm nhận của bạn là đang kể lại Trường đại học của tôi. Phần ít còn lại là những cảm xúc chân thật, với tư cách là một người gần như trong cuộc. Mình thích mở bài của bạn. Mình cũng thích bạn đã chú ý đến chủ đề của cuộc thi. Chưa nhiều, nhưng mình biết được rằng bạn đã thay đổi gì khi đọc cuốn sách. Giá như bạn nói nhiều thêm một tí, nhiều hơn đôi dòng như trong bài hiện tại. Rất hy vọng những thay đổi kia không chỉ tồn tại trong suy nghĩ và nhận thức mà còn được hành động hóa và thực tế hóa.

Dù sao thì bài của bạn cũng là một trong số ít hiếm hoi những bài dự thi đá động đến chủ đề Tôi đọc - Tôi thay đổi.

Chim Cụt - thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
 
Tham gia
8/2/15
Bài viết
22
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi
"Qua đây ta như thấy được lời nhắn nhủ của tác giả, hy vọng về một xã hội tốt đẹp hơn " :) thật sự rất mang tính tuyên giáo.
Giám khảo số 1 - Thành viên Ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
 
Tham gia
9/2/15
Bài viết
21
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi
Em chia sẻ cảm xúc rất thật và sự thay đổi của em từ tác phẩm, chị rất thích điều này.
Có thể do em muốn người đọc hiểu hết được những gì em được trải nghiệm qua tác phẩm mà em đầu tư khá nhiều vào phân tích tác phẩm mất rồi.
Bài văn vẫn có một chút "sạn" do mắc lỗi chính tả. :P

Giám khảo số 4 - Thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi".
 
Tham gia
8/2/15
Bài viết
22
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Trường đại học của tôi
Bài viết thừa tóm tắt. Thiếu cảm nhận. Sách có tính giáo dục.
Giám khảo số 2 - Thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi".
 
Bên trên