Vũ khí huyền thoại - Cập nhật - kietvan

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
VŨ KHÍ HUYỀN THOẠI
Tác giả: kietvan
Tình trạng: Đang viết
Lịch đăng: Sẽ cố gắng một tuần đăng một chương, bí ý tưởng thì có thể cao su thêm vài ngày mới có
Thể loại: Huyền ảo, lịch sử, khoa học khảo cổ
Độ dài: Do đang sáng tác nên không chắc là bao nhiêu chương
Giới hạn độ tuổi: 13+
Cảnh báo nội dung: Hơi có tí bạo lực

Giới thiệu:
Thời xa xưa, nước Âu Lạc đã được các vị thần giúp đỡ họ xây nên một tòa thành kiên cố với tên gọi Cổ Loa, không bao giờ sụp đổ, có thể phòng thủ trước bất kì kẻ thù nào. Chẳng những thế, họ còn được trao cho một thứ vũ khí phòng vệ huyền thoại của các vị thần, Nỏ Liên Châu. Vì thế, suốt nhiều năm liền, họ đã liên tục đẩy lui mọi cuộc xâm lược của kẻ thù dù cho quân số của chúng đông hơn cả quân số của nuốc Âu Lạc.
Tuy nhiên, chính vì quá chủ quan vào thứ vũ khí ấy, nhà vua đã trở nên tự cao, ông chỉ nghe theo lời nịnh hót của các nịnh thần mà bỏ qua lời cảnh báo của những trung thần. Và cuối cùng, nhà vua mắc bẫy của kẻ địch, tòa thành bất khả xâm phạm đó cuối cùng đã thất thủ.
Nhiều thiên niên kỉ sau, một nhóm khảo cổ vô danh do tiến sĩ Vĩ dẫn dắt đã tìm ra vết tích ghi chép lại lịch sử của tòa thành và những nguyên nhân khiến nó sụp đổ. Chẳng những thế, ông còn tìm ra các bản vẽ chi tiết liên quan đến thứ vũ khí huyền thoại trong những câu chuyện cổ. Tiến sĩ Vĩ chắc rằng rồi đây ông cùng với nhóm khai quật của mình sẽ được nổi tiếng và vinh danh vì phát hiện này.
Nhưng thứ gì cũng có cái giá của nó. Các tai nạn dần xuất hiện chung quanh họ, chúng giống như một lời cảnh báo đến cả nhóm: Ngừng việc khai quật hoặc chết.
Mục lục:
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Chương 1
“KHAI NỎ!”

Chỉ huy đội nỏ thủ trên bức tường thành cao nhất tay phải cầm loa đồng gầm lên, cùng lúc dứt khoát hạ tay kia xuống. Hàng trăm mũi tên đồng liền lao ra khỏi cỗ máy nỏ, phóng qua vùng không gian giữa tòa thành và đội quân xâm lược phía trước.

Đội bộ binh mở đường của kẻ địch cầm vẫn không chùn bước, chúng hò hét to hết cỡ để tạo uy thế, các hàng quân của chúng cầm khiên nhẹ đưa lên trước mặt và đồng loạt lao thẳng về tòa thành. Sự liều mạng đó khiến chúng lãnh hậu quả ngay tức thì. Những mũi tên đồng và các tấm khiên va chạm vào nhau. Với điểm tập trung áp lực cực lớn trên đầu bọc đồng, các mũi tên xuyên thủng qua tấm khiên, xé rách phần áo vải và cắt sâu vào da thịt kẻ địch.

Những tiếng la hét kinh khủng bắt đầu vang lên, kẻ địch ở những hàng đầu tiên thi nhau gục ngã. Những tấm khiên tròn quá nhỏ và yếu, những bộ áo vải không đủ chắc để giữ lại mạng cho chúng trước những mũi tên đồng. Chỉ khoảng một nửa số quân là còn có thể tiếp tục mở đường ra phía trước.

Người chỉ huy đội nỏ thủ trên tường thành không bận tâm đến việc có bao nhiêu kẻ địch vừa bị hạ gục, ông ta ra lệnh qua cái loa đồng trên tay:

“ĐỘI HAI: KHAI NỎ. ĐỘI BA: CHUẨN BỊ!”

Chỉ huy ở các bức tường thành kế bên cũng ra lệnh tương tự. Các mũi tên đồng tiếp tục bay ra như mưa về phía kẻ địch.

Những cỗ máy bắn nỏ phức tạp to lớn trên thành được làm từ đồng và gỗ. Trên máy có tới ba lẫy nỏ uốn cong có độ dài tăng dần lên, nối với nhau ở hai đầu. Cả ba lẫy nỏ đều làm bằng gỗ dẻo dai, đệm thêm bởi một lớp đồng ở bên ngoài và được tán chặt vào bằng đinh ốc. Ba lẫy nỏ này không thể nào kéo nổi bằng tay người bình thường mà phải kéo xuống bằng tay quay ở phía cuối hai bên cỗ máy. Sau đó chỉ việc kéo thanh chốt ở đuôi cỗ máy để bắn. Nỏ lớn đồng nghĩa mũi tên cũng phải lớn tương tự, thân tên làm từ gỗ có độ uốn vừa phải, dài một mét, đầu mũi tên được đúc từ đồng cứng và chia làm ba cạnh. Một cỗ máy nỏ có thể nạp được sáu mũi tên như thế và bắn chúng ra cùng lúc với lực mạnh tương đương nhau.

Cơ cấu hoạt động của cỗ máy phức tạp đến nỗi cần tới ba người để vận hành. Một người làm nhiệm vụ quan sát thước ngắm trên cùng cỗ máy, tính toán sao cho nỏ ngắm bắn trúng kẻ địch, hai người còn lại chỉnh khớp quay dưới chân cả dàn máy theo lệnh của người ngắm và nạp tên, bắn theo lệnh của chỉ huy.

Vị chỉ huy nỏ thủ đi qua đi lại, nheo mắt quan sát một lượt những cỗ máy và những người lính đang vận hành nó. Ông hít thở từng hơi gấp gáp rồi phóng tầm nhìn ra xa, nơi kẻ địch đang càn quét đến gần. Ông để tóc dài che cả mang tai, mớ tóc được cột gọn gàng thành một chùm phía sau. Trên đầu, ông đội một cái nón ống được tô điểm bằng các hoa văn màu xanh lá. Ở giữa nón đính một mảnh đồng nhỏ chỉ xéo qua một bên, kí hiệu chỉ huy đội nỏ thủ.

Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, một cỗ máy bắn nỏ bỗng bị trục trặc, tay quay ở bên hông máy bị kẹt khiến cho hai người lính ở đó không quay mũi nỏ hướng lên được. Chỉ huy bỏ cái loa xuống, nhanh chóng chạy đến bên cỗ máy gào lên:

- KHÓA CHỐT BẮN RỒI TRA DẦU VÀO MAU LÊN!

Thậm chí, ông xắn tay vào múc dầu ở cái thùng bên cạnh, tra vào khe hở trên gờ hai bên cỗ máy trong lúc hai người lính khóa lại các chốt an toàn trên máy. Động tác của ông nhanh đến nỗi người ta dễ dàng lầm tưởng ông là một người lính chứ không phải là một vị chỉ huy của cả một đại đội nỏ thủ trên thành.

Người lính thước ngắm la lên:

- Đội trưởng, chúng vào tầm ngắm rồi!

Vị chỉ huy ngước đầu nhìn ra ngoài chiến trường, kẻ địch đúng là đã vào tầm ngắm. Không còn thời gian để mà nhặt cái loa lên nữa, ông lấy hơi vào lồng ngực gầm lên:

“ĐỘI BA: KHAI NỎ. ĐỘI MỘT: CHUẨN BỊ!”

Ra lệnh xong, ông gấp gáp xoay nhanh cần quay để kiểm tra, cỗ máy đã hoạt động trơn tru trở lại. Ông ra lệnh:

“Mở chốt và chỉnh lại tầm ngắm mau lên!”

Hai người lính mở chốt và xoay cần lên theo hướng dẫn của người ngắm. Cả cỗ máy kêu cạch cạch và nâng dần lên, chĩa về phía kẻ địch.

“ĐỘI MỘT: BẮN!”

Sáu mũi tên đồng từ cỗ máy nỏ trục trặc ra trận vừa kịp lúc cùng với những mũi tên khác.

Xa xa phía sau tầng tầng lớp lớp hàng ngũ quân địch, những lá cờ hiệu cùng cờ xí bay phần phật không ngừng. Nổi bật nhất trong đó là lá cờ vàng thêu hình đầu rồng đang há mồm nhe nanh một cách dữ dằn. Và nơi tập trung cờ cũng là nơi tập trung hầu hết tướng lĩnh của kẻ địch, mỗi lần cần ra lệnh, các lá cờ hiệu mang hàm lệnh tương đương sẽ được phất lên.

Một lá cờ đỏ với rằn đen quanh viền được phất lên từ phía sau, đó là lệnh tấn công. Mặc cho phe mình đã chết vô số người vì những mũi tên đồng khủng khiếp của đối phương, tên tướng lĩnh không những không cho lui quân mà còn ra hiệu tiếp tục tiến lên. Nhưng lần này là tệnh tổng tấn công, bộ binh nhẹ, lính mở đường, kị binh…

Tất cả kẻ địch dồn toàn bộ quân lực tiến thẳng về phía thành, khoảng cách giữa chúng và tường thành càng lúc càng rút ngắn.

Người chỉ huy điều đội nỏ binh ra sát tường thành, đứng xen kẽ với những cỗ máy bắn nỏ với khoảng cách đều nhau.

Nỏ binh sử dụng những chiếc nỏ đồng cầm tay nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng hơn so với những chiếc nỏ máy to lớn gắn cố định trên tường thành, chỉ cần kéo ngược dây nỏ, đặt mũi tên vào rồi ngắm bắn. Nhưng loại nỏ cầm tay này chỉ có thể bắn các mục tiêu ở cự li tầm trung – gần và chỉ có thể bắn một mũi tên mỗi lần bắn so với nỏ máy.

Chỉ huy di chuyển gấp dọc tường thành, quan sát trận địa của kẻ địch bên dưới rồi thét lên:

“ĐỘI NỎ BINH. NGẮM!”

Và ra lệnh:

“BẮN!”

Những mũi tên đồng giờ đây nhiều hơn cả trước đó, chúng lao vun vút cùng với nhau. Cứ một mũi tên lớn bắn ra từ nỏ máy thì kèm theo ba mũi tên nhỏ từ nỏ binh. Các mũi tên lớn bay được xa hơn nên thường đáp xuống các mục tiêu nằm ở khu vực trung tâm đội hình quân địch. Chúng mạnh đến nỗi đủ sức hạ gục được cả kị binh, đơn vị cơ động và khó bị bắn trúng tên nhất. Những mũi tên đâm thẳng vào thân ngựa, khiến cho chúng hoảng loạn, hất ngã chủ của mình và quay ra đạp bừa vào những kẻ gần đó.

Ở khu vực tiền tuyến, vô số kẻ địch bị hạ gục bởi lực lượng nỏ binh. Nhưng số không bị trúng tên còn đông hơn thế gấp nhiều lần và chúng đang dần áp sát tường thành.

Vị chỉ huy mất bình tĩnh, gào lên:

“TẤT CẢ: BẮN TỰ DO!”

Và những mũi tên không còn bắn ra theo từng đợt nữa mà bắn ra liên tục không ngừng, tự do phóng ra ngoài thành. Một cơn mưa tên thực sự.

Chỉ huy đội nỏ binh ra lệnh đánh trống, báo hiệu cho đội bộ binh trong thành chuẩn bị giáp chiến. Ông tóm lấy một cái nỏ, lôi xềnh xệch một bao tên ra sát tường thành, trực tiếp tham chiến cùng mọi người.

Nhưng cơn mưa đó chẳng là gì so một biển kẻ địch đông đúc, hung hãn. Giống như một cơn mưa trên đất liền bị bão biển ập vào và nuốt chửng.

Bây giờ, người chỉ huy cùng với đội quân thủ thành của mình thậm chí không cần nhắm nữa. Kẻ địch đông tới mức bắn trật còn khó hơn cả bắn trúng. Ông nheo một mắt lại nhắm, hai tay liên tục nạp, bắn tên không ngừng.

Hàng loạt tiếng cộp cộp phát ra ở dọc hai bên tường thành, kẻ địch đang dựng thang, tiến công theo chiều dọc lên thành.

Một cái thang cũng vừa được bắc vào tường thành ngay vị trí của vị chỉ huy nỏ binh. Kẻ địch nhanh chóng đóng cọc xuống đất, khóa chặt thang với những cây cọc để cố định nó.

Vị chỉ huy liền với tay vào bao tên, nhưng ông không với được thứ gì cả, ông liền hốt hoảng nhìn vào trong bao. Nó trống rỗng. Một tên địch nhanh chóng leo lên, hắn chỉ mặc quần áo bằng vải thô sơ, không mang giáp và xách theo một cây kiếm. Không chần chừ, vị chỉ huy ném ngay cây nỏ xuống đất, rút cây chủy thủ làm bằng đồng đỏ giắt sau lưng ra, cận chiến với hắn.

Thông thường, các nỏ binh thường vô cùng kém cỏi trong việc đánh nhau cận chiến. Họ được huấn luyện để sử dụng nỏ thuần thục, hạ gục nhanh nhiều kẻ địch từ xa chứ không phải sử dụng cơ bắp mà chơi trò cận chiến một chọi một.

Vì thế, đây có thể là một cuộc đọ sức khó khăn với một vị chỉ huy vốn quen với việc sử dụng nỏ.

Và cuộc xáp lá cà giữa chỉ huy đội nỏ binh và tên địch kết thúc chóng vánh chỉ trong một nhát đâm. Người sống sót chính là người chỉ huy, với một cú dịch người nhanh, ông đã đâm trúng ngay tim kẻ địch trước khi hắn kịp ra tay phản công.

Trong giây phút đó, cơn thịnh nộ của ông bùng nổ. Ông tóm lấy xác hắn, đứng lên tường thành, nâng cái xác lên cao, gầm lên và ném xuống cái thang lúc nhúc kẻ địch. Bất ngờ bị vật lạ ném trúng, cả tá tên mất thăng bằng, buông tay ra khỏi thang và rơi la liệt xuống đất.

Quân địch tràn lên tường thành liên tục, gây hỗn loạn và phá vỡ hoàn toàn đội vệ binh trên tường thành. Với cây chủy thủ trên tay, ông lăn xả vào bất kì kẻ nào không thuộc phe mình, chiến đấu bằng tất cả sức lực mà ông có.

“ĐÙNG!”

“RẦM!”

Vị chỉ huy nhìn quanh, mọi thứ đã quá muộn, cổng thành đã đổ. Quân địch đã bao vây toàn bộ tường thành và tràn vào con đường đất bên dưới. Đội thương binh của kẻ địch rầm rập tiến thẳng vào bên trong thành và đang nghiền nát đội quân thủ thành.

Khác hoàn toàn với đội bộ binh mở đường, thương binh là đơn vị quân được tuyển lựa vô cùng kĩ càng và khắt khe từ những người khỏe mạnh nhất. Chúng mặc trên người một bộ giáp đan sắt chắc chắn, có khôi giáp bảo vệ đầu và sử dụng một mũi thương dài, lớn làm vũ khí. Mỗi lần tấn công, cả đội quân sẽ đồng loạt chĩa mũi thương tới trước, hướng thẳng về phía mục tiêu mà đâm.

Những đội lính phòng vệ trong thành không hề có cơ may chiến thắng trước đội quân mình đồng da sắt này. Họ nhỏ con hơn, không có giáp sắt chắc chắn như chúng nên nhanh chóng bị tiêu diệt.

Đứng trên tường thành, ý chí của vị chỉ huy chùn xuống, từ bỏ mọi hi vọng. Trong cơn loạn chiến đó, ông cùng một tốp lính thân tín bước lên gờ tường thành và nhảy xuống.

Nhưng đó không phải là một cuộc tự sát tập thể. Họ tiếp đất an toàn và còn sống. Một người lính lấy ra một thứ đưa cho vị chỉ huy, thứ mà lẽ ra không nên tồn tại ở thời đại này, một chiếc máy liên lạc.

Vị chỉ huy cầm lấy chiếc máy và bấm nút báo ngay:

- Thành thất thủ rồi!

Giọng nói từ chiếc máy ra lệnh:

- Mau chóng rút toàn bộ người của ta ra khỏi thành đi!

- Rõ rồi!

Tại một khu vực nằm ở hướng đông nam, cách nơi xảy ra chiến sự khá xa, có một đội quân nhỏ đang đóng quân ở đó. Hơn chục lán trại nhỏ được dựng lên tại khu đất trống trong rừng, tách biệt với mọi thứ xung quanh.

Xung quanh khu trại tập trung khoảng hơn trăm người. Kẻ thì đứng dưới gốc cây, người thì ngồi trên cành cây cao chót vót, vài tên khác tụ tập trò chuyện trước mấy căn lều.

Khác hẳn với hai đội quân đang giao tranh trong thành, đội quân tách biệt này có cả nam lẫn nữ. Bọn họ đều mặc giáp chia lớp, làm bằng kim loại mỏng và nhẹ, ốp vào từng phần trên người để cử động dễ dàng. Trên vai giáp của họ đều có kí hiệu ba dấu vạch xéo khắc chìm vào trong, vạch giữa nhích lên cao hơn hai vạch còn lại. Giáp phục của họ giống nhau cứ như một đội quân chính quy thật thụ.

Tuy nhiên vũ khí của đám người này lại không ai giống ai. Kẻ thì giắt kiếm bên hông, kẻ thì xách theo một cây giáo ngắn… Dường như vũ khí của họ được sử dụng tùy theo sở thích cá nhân. Nhưng chúng đều có một điểm chung là đều rất mới, sáng bóng và được chạm trổ cực kì tinh xảo.

Rõ ràng đây là một tốp quân được tổ chức, huấn luyện bài bản, trang bị hiện đại hơn. Thậm chí khả năng chế tạo vũ khí và công nghệ cũng đi trước cả thời đại, nếu đem ra so sánh với những thứ được sử dụng trong cuộc loạn chiến tại thành.

Chính giữa khu trại được đặt một tháp thu phát sóng di động cỡ nhỏ, có thể tháo lắp được. Một nhóm năm người đang tụ tập quanh đó, gồm một người đàn ông trung niên, bốn người kia trẻ tuổi hơn gồm hai nam hai nữ, dưới nền đất đặt một tấm bản đồ lớn.

Người đàn ông trung niên không mang giáp như những người kia mà mặc một bộ áo màu xanh da trời nhạt và áo khoác ngoài màu đen. Ông ta đặt cái máy liên lạc xuống, lắc đầu và thở dài:

- Cuối cùng thì chuyện này cũng tới.

Ông ta khẽ nhổm người lên, mắt nhìn vào tấm bản đồ:

- Con người. Khi đã nắm quyền lực trong tay thì luôn kiêu căng và cao ngạo!

Người thanh niên ngồi cạnh ông chống tay lên thanh kiếm của mình, phì cười:

- Thì chúng đều là con người thôi mà!

Nói xong, ông nhìn xuống tấm bản đồ, lướt tay mình nhẹ nhàng trên đó như thể đó là một thứ rất đáng quý với ông. Ông nhìn chầm chậm từng nơi trên bản đồ bằng khuôn mặt mơ màng, đầy cảm xúc, không để ý gì đến mọi thứ xung quanh.

Tất cả đều im lặng, không ai nói gì cả.

Ngoại trừ cô gái trẻ tuổi nhất trong nhóm, cô dường như chẳng quan tâm lắm đến việc đó. Cô lôi cây dao ra lau lại rồi soi mặt mình trong đó, con dao hắt sáng lên khi cô đưa nó ra ánh mặt trời.

Sau một hồi mân mê với con dao, cô lên tiếng:

- Vậy chúng ta làm gì đây?

Người đàn ông chợt tỉnh lại, ông rời mắt khỏi bản đồ, nhìn mọi người và bảo:

- Thông báo cho tất cả đi. Tối nay chúng sẽ đột kích vào thành!


Nửa đêm, tiếng bước chân của các tốp lính đi tuần vang lên khắp nơi trong thành. Chúng lùng sục từng con hẻm một, tìm xem liệu có còn người sống sót trốn ở đây không.

Kể từ khi được xây dựng xong, ngôi thành này chưa từng thất thủ lần nào do thành được xây trên mô đất cao, xung quanh được bao che bởi rừng cây rộng lớn, nhiều con kênh rộng và các hào sâu. Chẳng những có địa hình hiểm trở bảo vệ mà thành còn sở hữu một hệ thống nỏ phòng thủ liên hoàn, có thể tiêu diệt được kẻ địch từ xa.

Nhưng giờ đây, nơi này như biến thành một pháo đài ma, xác người chết ở khắp nơi. Nhà cửa ở ven thành bị đốt trụi, thắp sáng lên nhằm dập tắt hi vọng của những kẻ cố trốn ra khỏi thành.

Tuy nhiên, lại có những kẻ kì lạ thay vì phải tránh xa nơi nguy hiểm này thì chúng lại chui đầu vào. Bốn bóng đen men theo những cành cây trên cao, leo trèo qua các vách tường và tụ tập lại tại khu vực đông nam trong thành.

Ở đó, một nhóm người nhỏ đang đứng chờ, người dẫn đầu chính là vị chỉ huy đội nỏ binh thủ thành. Ông ta cùng các thân tín của mình mặc một bộ đồ giống hệt những kẻ đột nhập. Một bộ giáp chia lớp gọn gàng, chắc chắn và kí hiệu ba vạch xéo khắc chìm trên vai.

Bốn bóng đen đó tập họp tại chỗ vị chỉ huy. Đầu tiên là hai cậu thanh niên, người lớn tuổi nhất, già dặn nhất trong đám đeo một cây kiếm ở sau lưng, cậu kia thì chẳng mang thứ gì theo cả ngoại trừ cặp giáp bảo vệ cánh tay. Theo sau là hai cô gái, một người ra dáng chị cả, cô ta vác một cây nỏ và một hộp mũi tên, cô gái nhỏ nhắn hơn chỉ xách theo một con dao nhỏ giắt trên cổ tay.

Ông ta hỏi ngay:

- Các người lấy được bản thiết kế đó về chưa?

Người thanh niên dẫn đầu đáp:

- Lấy được rồi. Chúng tôi cũng tiêu hủy hết cả những bản sao chép của chúng!

- Còn những kẻ biết về bản thiết kế đó?

Cô gái đeo nỏ lấy một mũi tên ra, lăn nó trong lòng bàn tay và trả lời:

- Cũng đã xử lí xong rồi!

Vị chỉ huy liếm môi chua chát:

- Bao nhiêu ơn nghĩa…

Giọng ông đứt đoạn.

- Trả như thế đã là quá đủ rồi. Đây sẽ là lần cuối cùng chúng ta giúp họ.

Đưa tay lên nhúc nhích bên vai đang đeo kiếm của mình, người thanh niên bảo:

- Như vậy thì những người này sẽ thua chắc. Bọn địch đang dẫn theo đội viện binh lớn hơn đến đây đấy!

Vị chỉ huy liếc qua bên kia con hẻm, ông thấy mấy ánh đuốc của lính đi tuần ở phía xa, có lẽ chúng đang đến gần đây. Ông nói:

- Họ phải tự lo thôi!

Ánh đuốc đến gần hơn, con đường chính ở trước mặt họ cũng bắt đầu có ánh đuốc xuất hiện.

Vị chỉ huy bắt đầu phân công, đầu tiên là kẻ mang kiếm:

- Anh dẫn mọi người đi đánh sập toàn bộ các lò rèn trong thành. Nhớ cẩn thận một chút, hiện giờ chúng đang trông giữ xưởng rèn rất cẩn thận.

Ông hất đầu với những thuộc hạ:

- Họ sẽ dẫn đường!

Ánh lửa hiện ra, cả hai tốp lính ở hai đầu đường đều phát hiện ra họ, mỗi tốp gồm mười người với tám thương binh mang giáp bảo vệ, cầm thương dài trên tay, hai kiếm binh cầm theo lồng đèn đi trước và kiếm nhẹ. Lũ kiếm binh liền hô hoán lên khi phát hiện ra một đám người dám ngang nhiên tụ tập trong thành. Chúng đồng loạt xông thẳng đến mục tiêu.

Tuy nhiên, việc đó dường như không ảnh hưởng nhiều lắm đến cuộc họp riêng của những người này. Tên sát thủ đeo kiếm nhảy lên trên nóc nhà cùng với thuộc hạ của vị chỉ huy và đi mất.

Chỉ huy nhìn sang cô gái đeo nỏ, nói chuyện một cách bình thường:

- Cô theo tôi đi xử lí mấy cái máy.

Cuối cùng ông hất đầu về phía đám lính canh đang hung hăng xông đến đây, ra lệnh cho hai người còn lại:

- Còn hai người: Thu dọn chỗ này. Sau đó theo đội trưởng thu dọn xưởng rèn. Chỗ đó tốn khá nhiều thời gian đó.

Sau đó, vị chỉ huy bỏ đi cùng với cô gái đeo nỏ, để hai người kia ở lại. Đám quân tuần tra hung hăng lao tới gần hơn cùng với mấy tiếng gầm thét không ngừng.

Cả hai người nhìn nhau và cùng nhoẻn miệng cười. Họ tỏ vẻ khinh thường đám quân đông đúc kia, như thể đám lính này là quá tầm thường so với khả năng của họ. Cô gái rút con dao trên cổ tay ra, thứ mà cô đã dùng để soi mặt vào sáng nay. Còn chàng trai kia đập vào cái chốt nhỏ trên giáp bảo vệ ở hai cổ tay, hai lưỡi dao tuốt ra.

Họ đưa vũ khí lên, chuẩn bị cho trận tử chiến với đám lính tuần tra. Lưỡi dao của họ phản chiếu ánh đuốc bập bùng, theo sau là lũ thương binh ở rầm rập lao tới, cùng chĩa mũi thương đen xỉn, mờ đục về phía họ.

Tại xưởng rèn, những tên lính gác không tập trung vào nhiệm vụ canh gác của mình, chúng trò chuyện rôm rả về chiến thắng ngày hôm nay. Vài tên cầm vũ khí múa may, phô diễn khả năng của mình. Chúng không biết rằng có những bóng đen đang âm thầm tiến đến gần mình từ các nóc nhà ở gần đó.

Ngay trước cửa xưởng rèn có hai tên lính đang đứng gác, chúng trở thành mục tiêu đầu tiên. Hai sát thủ rón rén tiến đến gần từ trên nóc xưởng rèn, một tên đưa ba ngón tay lên và đếm ngược bằng cách rút dần từng ngón vào rồi cả hai cùng lao xuống. Lưỡi kiếm dài vung ra, một tên lính bị đâm xuyên qua lưng. Tên đứng cạnh bị hai bàn tay thò ra từ phía sau lưng chộp lấy đầu, bẻ cổ. Trong một thoáng chốc khựng lại vì ngỡ ngàng, lũ lính canh lúc này mới hốt hoảng cầm lấy vũ khí để tự vệ, đồng thời hét lớn lên, báo động cho năm tốp lính canh đang đi tuần ở gần đó đến tiếp cứu. Nhưng chúng không biết rằng những kẻ chúng đang đối đầu không phải là những tên sát thủ thông thường.

Bốn sát thủ nữa ập xuống từ trên cành cây, trong đó có hai cô gái, nhập bọn hỗ trợ với đồng bọn của mình.

Và sáu tên sát thủ đối đầu với cả đội quân gần sáu mươi người. Một chọi mười, cuộc chiến không công cân sức.

Lũ thương binh dốc thương lao về phía lũ xác thủ, lũ kiếm binh bao vây bọc lót từ phía sau. Còn những tên cầm khiên vây chặt hai bên chặn mọi lối thoát của đám sát thủ liều mạng này.

Một cô gái trong đội sát thủ mở màn tấn công bằng việc nhảy vào tên lính nằm ở ngay chính giữa đội thương binh. Cô trèo lên ngồi ngay sau lưng, kẹp chặt chân vào người hắn, xọc hai dao vào ngay cổ và thoát hiểm bằng cách vươn hai tay sang ngang, đạp vào người hắn, bung mình một vòng trên không trở ngược ra. Mọi việc xảy ra trong chớp nhoáng, chỉ khoảng trong vòng vài giây.

Tên lính đổ gục xuống chết, máu me bê bết trên nền đất. Đứng giữa vòng vây của kẻ địch, cô gái giơ hai cây dao lên, cười mỉm. Nụ cười đó gieo nỗi sợ và sự hoang mang ngay tức thì. Lũ lính chần chừ nhìn nhau, không ai dám đến gần. Và đó là thời điểm, đội sát thủ bắt đầu màn trình diễn khả năng giết chóc của mình.

Kết quả kẻ chiến thắng cuối cùng cũng là lũ sát thủ. Bọn lính nằm chết la liệt khắp nơi, không một ai còn sống. Còn đội sát thủ thì vẫn còn đủ người, không ai thiệt mạng.

Đội trưởng của đám sát thủ cất cây kiếm ra sau lưng, quơ tay hướng thẳng vào lối đi xuống dưới xưởng rèn. Hàng chục tên sát thủ khác lũ lượt xuất hiện từ những nơi ẩn nấp gần đó, chúng tiến thẳng vào xưởng rèn với cây đèn pin gắn trên vai phải và đeo theo một cái túi to ở sau lưng.

Lối vào dẫn sâu xuống lòng đất, dần mở rộng ra thành một cái hang ngầm rộng lớn với nhiều cột đá tự nhiên lẫn nhân tạo mọc lên cao tới trần nhà. Cái hang đã được cải tạo thành một xưởng rèn với vô số lò luyện kim, búa, kềm... Các xe đẩy chất đầy quặng kim loại nằm ngay bên dưới những giếng trời lớn, với những sợi dây thừng thòng xuống từ trên cao. Sâu hơn bên trong là các lò rèn với nhiều khuôn đúc và vô số các hầm chứa các đầu mũi tên bằng đồng.

Những cột đá mọc từ đáy lên cao là thứ giữ cho nơi nơi này còn nguyên vẹn và không sụp xuống. Đám sát thủ chia ra từng nơi, lấy ra hàng đống những thiết bị máy móc và các cuộn dây điện. Họ đặt những cục thuốc nổ nhỏ, đặt lên những cột đá, nối dây từ các khối thuốc nổ đó vào một thiệt bị hẹn giờ hình tròn. Sau khi nối dây xong, sáu cái đèn nhỏ trên đó bắt đầu chớp tắt liên tục, họ tiếp tục nối dây từ các thiết bị đó vào nhau. Cứ như thế, cả núi thuốc nổ và thiết bị hẹn giờ được cài trong khắp hang cùn ngõ hẹp trong cả cái xưởng rèn dưới đất này.

Trong lúc đó, trên tường thành phía đông của thành, đám sát thủ cũng vừa xử lí xong lũ lính canh, xác chúng nằm rải rác trên tường thành. Chỉ huy nỏ binh nhìn xuống dưới tường thành, điềm tĩnh bảo:

- Một tên chạy thoát kìa!

Một tên lính kịp chạy thoát, hắn vứt bỏ vũ khí lẫn nón bảo vệ cho nhẹ người, tháo thân chạy thẳng theo đường mòn vào trong thành. Hai tên sát thủ trên thành lập tức nhảy xuống đuổi theo. Cô gái đứng cạnh chỉ huy nỏ binh lắc đầu cười:

- Lũ nghiệp dư!

Cô lôi cái nỏ ra phía trước, kéo cả ba cánh cung thép về sau, đặt mũi tên vào và nhắm về phía tên lính. Thay vì nhắm thẳng về phía tên lính, cô hướng mũi nỏ lên, qua khỏi đầu mục tiêu chút xíu và bắn.

Mũi tên cắm phập ra sau gáy tên lính, ngay trước khi lưỡi dao và mũi giáo găm vào. Hai tên sát thủ giật mình quay lại nhìn. Cô gái mỉm cười:

- Nhặt giùm mũi tên nhé!

Và cô quay trở vào trong tường thành, cầm cây đèn pin lên chĩa ra bìa rừng ngoài thành, bấm đèn chớp tắt vài cái. Lập tức cả chục người ào ào băng qua rừng, họ đeo theo một cái túi lớn, nhảy lên tường thành. Họ chia ra đi dọc theo tường thành, mỗi người tiếp cận một cái máy bắn nỏ và bắt đầu công việc “sửa chữa” nó.

Bọn họ lôi ra hai hũ chất lỏng, cột nó lên cái máy bắn nỏ, gắn chúng với nhau bằng các ống tiếp nối và trang trí thêm bằng một bộ điều khiển ở trên cùng. Sau đó, họ bắt đầu nối chúng lại với nhau bằng dây điện.

Vị chỉ huy đi qua từng cỗ máy để kiểm tra, ông nhắc nhở họ liên tục:

- Nối dây vào mấy bình cẩn thận. Thứ này mà phát nổ là không ai chạy kịp đâu.

Ông chỉ tay lên trên cùng mấy cái nỏ máy khổng lồ:

- Coi chừng bộ điều khiển, kiểm tra kĩ các mối nối thêm một lần sau khi hoàn tất.

Cô gái đi theo sau lưng chỉ huy hỏi:

- Trước sau gì chúng ta cũng đi. Vậy cần gì phải tốn sức hủy hết mấy thứ này. Chúng chỉ là những thứ vũ khí thô sơ thôi mà.

Vị chỉ huy bảo:

- Thô sơ với chúng ta thôi. Nhưng với lũ con người thì chúng là thứ vũ khí tân tiến đấy. Nếu lũ giặc dã kia mà sửa được thứ này, gắn thêm bánh xe vào là thứ này sẽ trở thành vũ khí tấn công cơ động tầm xa. Không còn là vũ khí phòng thủ nữa đâu.

Ông dẫm qua xác một tên lính, đạp cây kiếm gãy của hắn qua một bên:

- Lúc đấy, chúng mà thôn tính hết các nước, hợp nhất loài người lại thành một thì sớm hay muộn gì… Chúng cũng sẽ tìm ra và tiêu diệt cả chúng ta.

Cô gái kéo chốt khóa bên dưới nỏ, các cánh nỏ tự động gấp lại, trập sát vào thân, cô bật cười:

- Ngài lo xa quá đấy!

Người đàn ông trừng mắt với cô gái:

- Cứ cho ta là người thích lo xa đi. Thà tiêu diệt mầm họa ngay trước khi nó hình thành còn hơn là để sau này tốn công tốn sức thu dọn một mớ hổ lốn.

Cô gái không nói gì, nhíu mày suy nghĩ và cất cái nỏ của mình ra sau lưng.

Sau khi đặt thuốc nổ xong, cả hai nhóm sát thủ tiến về phía hoàng cung. Hầu hết lính canh đều đã được lệnh tả ra khắp nơi trong thành để truy quét những người còn sống sót trong thành, chỉ còn một số ít ở lại canh gác hoàng cung.

Bên ngoài cung điện, từng tốp lính canh bị hạ gục trong im lặng. Thậm chí, những kẻ phát hiện ra, muốn đánh trống báo động cũng nhanh chóng bị hạ gục.

Giữa cuộc tàn sát im lặng, vị chỉ huy nỏ binh bỗng phát hiện một lá cờ lạ trên nóc tháp canh cao nhất của hoàng cung. Ông nghiến răng tức giận ngay khi ra đó là lá cờ vàng thêu hình đầu rồng đang há miệng nhe răng. Không chần chờ, ông leo ngay lên đỉnh tháp, tuốt dao trên giáp tay ra chém gãy lá cờ xuống. Ông cầm theo lá cờ, gầm lên:

- Tiến vào đại sảnh!

Hàng chục cây đuốc cùng những chảo lửa đang cháy không lên không ngừng trong đại sảnh hoàng cung, thắp sáng nơi này. Ánh sáng đó rọi rõ từng chi tiết hoa văn trên tường, những con cò, chim cỏ lau, hình người đang giã gạo… Có cả những vị thần mà họ từng thờ phụng, những hình người cách điệu đang cầm những thứ vũ khí khác lạ, giúp họ đánh lại kẻ thù.

Trong căn phòng rộng thênh thang, tên tướng giặc ngồi vắt vẻo trên ngai bằng đá thạch anh xanh, lũ thuộc cấp thì cụng li chúc mừng hắn không ngớt lời về chiến công hôm nay. Cả lũ giặc dã đang mở tiệc linh đình ăn mừng trong đó mà không biết rằng tử thần đang tìm đến chúng.

Giữa lúc chè chén hăng say, cả đám tướng tá bỗng khựng lại khi thấy một đám sát thủ hừng hực sát khí tiến vào trong đại sảnh. Vũ khí trên tay họ phản chiếu màu kim loại bạc và loang đỏ sáng loáng.

Tên tướng giặc ngồi trên ngai nhìn quanh với bộ mặt nửa say, nửa tỉnh. Cả cửa chính và cửa phụ hai bên đều bị hàng chục… mà không phải, hàng trăm tên sát thủ mặc giáp chiến cùng hàng tá thứ vũ khí bao vây.

Đám thuộc hạ nhanh chóng cầm vũ khí lên, đứng túm tụm quanh tên tướng giặc để bảo vệ hắn. Nhưng tên nào tên nấy đều run bần bật, đứng nép sát vào ngai. Trông chúng như đang chờ mong tên tướng đứng ra bảo vệ mình thì đúng hơn.

Vị chỉ huy nỏ binh đi tới trước, quẳng lá cờ xuống đất trước mặt lũ tướng địch. Tên tướng giặc bừng tỉnh khỏi cơn say rượu, đôi mắt hắn hết nhìn những hình vẽ trên tường rồi nhìn vị chỉ huy nỏ binh. Vị thần trên tường mặc một bộ giáp lạ với ba đường xéo trên vai và vũ khí là một con dao ẩn dưới lớp giáp cổ tay. Vị chỉ huy nỏ binh cũng mặc một bộ giáp gần giống hình trên tường, vai giáp cũng khắc ba đường xéo chìm vào trong và tay phải ông đeo giáp bảo vệ với một con dao ngầm thò ra từ bên trong.

Và tên tướng giặc đã nhận ra điều đó quá muộn.


Khoảng nửa tiếng sau, tất cả bọn họ đều rời khỏi thành, quay về khu rừng ở phía đông nam. Bọn họ đồng bộ hóa toàn bộ thiết bị kích nổ trong thành cùng với hệ thống điều khiển trong trại và kết nối chúng qua tháp phát sóng.

Trên đồi, người đàn ông mặc áo khoác đen nắm chặt tấm bản đồ trên tay, tiếc nuối nhìn về phía tòa thành. Ông ta bảo:

- Đưa công tắc đây!

Một người cầm một bộ điều khiển với cọng dây nối dài thòng tới đưa cho người đàn ông. Vị chỉ huy nỏ binh chắp tay lại, nói:

- Ông có chắc là mình muốn đích thân làm chứ?

Chỉ huy nhìn vào tấm bản đồ trên tay người đàn ông mặc áo khoác, nhắc nhở:

- Không tiếc à?

Người đàn ông mặc áo khoác nhìn tấm bản đồ, cười gượng:

- Không tiếc ư? Tôi đã vẽ từng đường nét một, thiết kế từng chiến hào, từng nơi đặt bẫy. Tất cả chỉ để tạo nên một tòa thành không thể bị xâm lược cho họ.

Vị chỉ huy mỉa mai nói:

- Quá nhiều hi vọng cho một cái vỏ ốc rỗng nhỉ?

Người đàn ông mặc áo khoác phì cười:

- Đúng thế!

Ông ta cầm cái công tắc lên, ngón tay cái rung rung trên nút công tắc, chần chừ không dám bấm. Ông liếc nhìn toàn cảnh tòa thành lần cuối và nói dứt khoát:

- Kết thúc thôi!

Ông ta ấn nút công tắc, ngoảnh mặt đi, ném tấm bản đồ vào đống lửa trại. Cả đội quân sát thủ thu dọn mọi thứ, rời khỏi nơi này.

Các ánh đèn trên các thiết bị kích nổ trong xưởng rèn và trên tường thành chớp nhanh dần và cuối cùng sáng hẳn lên. Nhiều ánh lửa lóe lên lần lượt trong thành cùng với tiếng nổ tạo ra sóng xung kích lan rộng ra xung quanh.

Những cột đá khổng lồ chống đỡ xưởng rèn ngầm dưới đất bị các khối thuốc nổ bẻ gãy, tan nát thành nhiều mảnh vụn, kéo sập dần từng phần hang. Trên tường thành, những lọ chất nổ lỏng trên các máy nỏ trộn lẫn vào nhau, sủi bọt, phát nổ và phụt ra cả cỗ máy. Hỗn hợp đó tác động với nhau thành một nguồn nhiệt lớn, nấu chảy dần các máy nỏ, khiến các bộ phận bằng đồng của chúng nhão ra thành chất lỏng đỏ rực, dính vào nhau chặt đến mức không thể nhận ra được hình dạng.

Các vụ nổ khác trong thành kết hợp với nhau mạnh đến mức thổi tung cả tường thành xung quanh khiến cho đất đá, bụi mù, gạch ngói, gỗ vụn văng ra khắp nơi.

Một tấm đồng cũng bị thổi tung theo vụ nổ, bắn lên cao, xoay vèo vèo qua lớp bụi mù và cắm phập xuống đất.


Vào thời cổ đại, khi các quốc gia vẫn chưa phân định đường biên giới rõ ràng như ngày nay, các nước lớn vẫn thường xuyên mở rộng bờ cõi bằng cách xâm chiếm các nước nhỏ hơn. Những nước nhỏ hơn chỉ có hai lựa chọn, hoặc là chấp nhận đầu hàng, sáp nhập vào nước lớn, hoặc đánh trả lại bằng mọi giá.

Thành Cổ Loa cũng không ngoại lệ, bị xâm lược và lựa chọn đánh trả, nhưng đã thất bại. Người ta chỉ còn nhớ về nơi đó qua câu chuyện truyền miệng, những câu chuyện đó có rất nhiều phiên bản khác nhau: Thành Cổ Loa, Truyền Thuyết Nỏ Thần, Trọng Thủy – Mị Châu… Dù là phiên bản nào, câu chuyện cũng đều nhắc đến một thứ vũ khí huyền thoại, thứ vũ khí được các vị thần trao cho người dân để họ giữ thành trước những kẻ xâm lược.

Nỏ thần.

Như mọi câu chuyện khác, câu chuyện về nỏ thần cũng là một truyền thuyết, không ai biết liệu có bao nhiêu phần trăm là sự thật, bao nhiêu phần trăm là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Sự thật về truyền thuyết đó cũng như tòa thành này, bị chôn vùi dần và lãng quên dưới lớp bụi cát theo thời gian. Mọi thứ trên tòa thành thay đổi liên tục không ngừng, nhưng những thứ nằm dưới đó vẫn giữ nguyên như thế. Trong số đó có cả tấm miếng đồng văng ra từ vụ nổ, các lớp gỉ sét, sâu bọ, rễ cỏ dại bám đầy xung quanh nó.


Cho đến một ngày, những âm thanh đào bới vang lên trên mặt đất. Phía trên tấm bia, tiếng xúc đất to dần lên và đập trúng miếng đồng đó.

“KENG!”

Tiếng người vang lên phía trên:

- Hình như có cái gì ở dưới!

Một giọng nói khác ngăn lại:

- Khoan, đừng đào nữa. Lấy cái xẻng con lại đây!

Đất đá nhanh chóng được xúc ra, lần đầu tiên, mảnh đồng được rọi sáng trở lại dưới ánh mặt trời.

- Từ từ kéo lên!

Những bàn tay lùa đất cát ra xung quanh, không gian bên trên miếng đồng dần được nới rộng. Những bàn tay thò xuống dưới, nâng miếng đồng ra khỏi cái hố.

- Từ từ thôi!

Và mảnh đồng được hạ xuống đất, nơi được lót sẵn lớp bạt nhựa. Trong khi người phụ việc dùng cọ phủi sạch bề mặt miếng đồng, tiến sĩ Vĩ nhìn chằm chằm miếng đồng và ông nhận ra có cái gì đó không đúng. Ông bảo:

- Khoan đã, lật nó lại coi!

Miếng đồng không quá nặng, nhưng do nó đã bị chôn dưới đất quá lâu nên họ không dám đánh liều. Vì vậy, cả tiến sĩ Vĩ và người phụ việc cùng đỡ miếng đồng lên, lật qua mặt bên kia. Dưới ánh mặt trời trưa nóng ran, những văn tự cổ cùng với hình vẽ khắc trên tấm đồng dần hiện ra.

Người phụ việc lắp bắp:

- Thứ này… không lẽ…

Tiến sĩ Vĩ cố nén sự vui mừng sắp sửa trào ra trong lòng, long trọng xác nhận:

- Đúng thế! Thứ này sẽ cho ta biết liệu truyền thuyết đó có thật sự tồn tại hay không.

Những đường khắc dính đầy đất cát trên miếng đồng hiện ra thành hình một đầu mũi tên ba cạnh với hai mặt cắt ngang, dọc cùng với các ghi chú chi tiết bằng văn tự cổ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
5.000,0
Bạn ơi đăng cả văn bản luôn chứ đừng cho vào thu gọn, đọc giả khó theo dõi nha bạn. :)
 

Quỳnh Anh.

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/15
Bài viết
20
Gạo
0,0
Dạo quanh thấy có 2 truyện về lịch sử Âu Lạc và nhiều truyện viết về lịch sử VN làm mình cũng muốn viết quá. ^^
Bạn đừng nên viết hoa những câu ra lệnh ở đầu chương. Viết thường rồi thêm dấu chấm than ở sau là được. Với lại, trong cùng một truyện thì đánh dấu hội thoại bằng 1 trong 2 cách: gạch đầu dòng hoặc ngoặc kép. Mình thấy bạn dùng cả hai cách trong cùng 1 chương.

Chúc bạn viết tốt hơn nhé.

Thân
Quỳnh Anh.
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Bạn ơi đăng cả văn bản luôn chứ đừng cho vào thu gọn, đọc giả khó theo dõi nha bạn. :)
Ơ, mình thấy hướng dẫn post truyện bảo là nên thu gọn lại cho dễ nhìn nên làm vậy. Mà thật ra thì mình thấy thế cũng đúng, nhiều khi vừa nhìn vô thấy một đống chữ, muốn kéo xuống coi bình luận cũng hơi mệt nên mới thu gọn lại.
Dạo quanh thấy có 2 truyện về lịch sử Âu Lạc và nhiều truyện viết về lịch sử VN làm mình cũng muốn viết quá. ^^
Bạn đừng nên viết hoa những câu ra lệnh ở đầu chương. Viết thường rồi thêm dấu chấm than ở sau là được. Với lại, trong cùng một truyện thì đánh dấu hội thoại bằng 1 trong 2 cách: gạch đầu dòng hoặc ngoặc kép. Mình thấy bạn dùng cả hai cách trong cùng 1 chương.

Chúc bạn viết tốt hơn nhé.

Thân
Quỳnh Anh.
Cám ơn bạn. Do bỏ viết cũng lâu rồi nên không để ý lắm mấy chi tiết nhỏ đó.
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Chương 2
- My ơi, dậy đi con! Sáng rồi đó!

Mặc dù đã nghe thấy tiếng mẹ mình gọi nhưng con nhỏ vẫn chưa muốn dậy, nó cuộn mình nguyên con nằm núp trong chăn với cái gối đè lên tai mình. Con nhỏ nghe tiếng bước chân mẹ mình đi qua hành lang:

- Dậy đánh răng rửa mặt rồi phơi đồ dùm má một cái để má đi ra chợ nè!

My ló đầu ra khỏi chăn với mớ tóc rối tung như cái ổ quạ, rướn người ngồi dậy, mắt vẫn nhắm nghiền. Nó nói bằng giọng ngáy ngủ:

- Thì má đi chợ đi…

Nó ngáp một cái rõ dài và tiếp tục:

- … lát con phơi cho!

Mấy cọng tóc của My dính vào miệng nên nó lè lưỡi liếm liếm, cố hất chúng ra. Nó hé hé mắt nhìn quanh rồi nhắm trở lại, vừa định rúc đầu vào chăn trở lại thì sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó nhìn đồng hồ rồi mừng rỡ tỉnh dậy, nhảy xuống giường và bắt đầu một ngày mới.

My nhanh chóng đánh răng, rửa mặt và quan trọng hơn hết là chải chuốt lại mái tóc của mình. My nhìn vào gương và thấy con nhỏ trong đó xứng đáng nhận danh hiệu “Người có bộ tóc xấu nhất sáng nay”. Mỗi sáng thức dậy là tóc nó lại như thế, do lúc ngủ nó cứ trùm nguyên tấm chăn lên đầu rồi lăn qua lăn lại mà không hay.

Chải đầu, cột lại gọn gàng xong, My ăn sáng và làm hết sạch mấy việc mà mẹ con nhỏ giao cho. Nào là phơi quần áo, tưới mấy luống rau ngoài ban công, đổ rác… và còn thừa vừa đủ thời gian để nó gói ghém đồ đạc vào trong ba lô.

Mẹ My vừa vào trong nhà thì thấy con nhỏ ngoan ngoãn đứng chờ ngay cửa, hí hửng:

- Dạ, con làm xong hết rồi!

Thấy dáng bộ nhấp nhổm của My, mẹ con nhỏ lườm và hỏi ngay:

- Sao? Bây giờ muốn gì hả bà tướng?

My không chịu đứng yên, đập hai tay vào đùi, cắn môi. Cuối cùng, nó lên tiếng hỏi bằng giọng lễ phép hết mức:

- À… Má cho con ra thăm ba được không ạ?

Mẹ con nhỏ lắc đầu, thở dài và bảo:

- Ừ! Đi đi cô nương!

Mắt My mở to, con nhỏ hỏi lại cho chắc:

- Thiệt hả má?

Ngược lại với vẻ mặt hăm hở của My, mẹ con nhỏ trả lời bằng giọng điệu chán ngắt:

- Không cho thì cô cũng lén đi à? Thôi thì đi đi, ít ra tui còn biết cô ở đâu!

My liền nhảy cỡn, la lên vì mừng húm:

- DẠ! CON CÁM ƠN MÁ!

Và nó chạy rầm rầm lên cầu thang, mẹ nhỏ la lên nhắc ngay tại chỗ:

- Con gái con đứa, lớn rồi đó! Đi đứng nhẹ nhàng thôi!

My đang nghỉ hè, đó điều duy nhất mà con nhỏ chờ đợi mỗi năm. Những người bạn đồng trang lứa của My đều có kế hoạch đi chơi chỗ này, chỗ kia. Thằng thì đi Mũi Né, đứa thì ra Nha Trang, người thì đi Hạ Long… và cũng có mấy đứa rủ rê nó đi theo.

Nhưng con nhỏ đều từ chối tất.

Con nhỏ từ chối với lí do là đã có kế hoạch vui chơi riêng cho mình. Gọi đó là kế hoạch vui chơi cũng không đúng lắm, đúng hơn nên gọi đó là thời gian vui chơi – thăm người thân – đào bới thì đúng hơn.

Ba mẹ của My đã li dị từ hồi con bé mới học tiểu học. Lí do là vì ba My, tiến sĩ Vĩ, theo nghề khảo cổ và mẹ My ghét cay ghét đắng cái công việc đó. Vì công việc của ông rất thất thường, không ổn định do phải thường xuyên đi xa nhà. Có khi ông phải đi xa gần một năm, để lại hai mẹ con My ở nhà. Mỗi khi về tới nhà, thay vì như những cặp vợ chồng khác, vui mừng ôm chầm lấy nhau sau một thời gian xa cách, ba mẹ My lại đoàn tụ bằng những cuộc cãi vã thậm tệ. Dĩ nhiên họ không xích mích ra mặt khi có mặt My. Nhưng mỗi khi My vào phòng, đóng cửa lại, con nhỏ lại nghe thấy tiếng cự cãi đến um trời ở dưới nhà.

“Ông yêu công việc đó còn hơn cả gia đình mình!”

Mẹ của My từng mắng ba My chính xác như thế. Và điều đó cũng chẳng hề sai, thậm chí chính bản thân tiến sĩ Vĩ cũng nhận ra điều đó. Chỉ có điều, ông quá cứng đầu để thừa nhận điều đó.

Và sau mỗi lần cãi nhau, ba My lại càng vắng nhà, đi lâu hơn. Cho đến một ngày, họ đi đến quyết định li dị.

Mặc dù vậy, họ vẫn cố giữ cho My một gia đình trọn vẹn. Ba của My vẫn về thăm nhà vào mỗi dịp hè, dẫn con nhỏ đi chơi, cho nó coi mấy tấm hình mà ông chụp mỗi khi đi đào bới. Ông cũng thường xuyên kể cho My nghe mấy câu chuyện này nọ về nguồn gốc của mấy thứ đồ ông đào được. Và con nhỏ rất khoái mấy câu chuyện đó, đến nỗi nó đòi đi theo ba nó để xem và đào mấy thứ cổ vật từ dưới đất lên.

Nhưng mẹ My thì lại vô cùng không thích con gái mình đam mê cái việc này, bà luôn cho rằng đây là việc tốn thời gian một cách vô ích nhất trên đời. Chồng bà đã theo cái nghiệp này rất lâu rồi nhưng cho đến nay, ông cũng chỉ đào được những thứ vặt vãnh. Chẳng có gì mang lại tiếng tăm cho ông cả. Cứ thử hỏi đại một người cùng làm ngành khảo cổ như ông xem, chẳng ai biết tiến sĩ Vĩ là ai cả. Thứ duy nhất mà ông có được, theo ý vợ ông, đó là mất đi thời gian ở cùng gia đình mình. Mẹ My không muốn cái nhà này có thêm một người đi theo ba mình làm cái việc vô bổ đó.

Nhưng rủi thay, càng lớn, My càng giống ba, thích cái việc xắn tay vô đào bới. Và một lần, tiến sĩ Vĩ quá bận việc, quên không về thăm con nhỏ trong dịp hè, My đã xin phép mẹ cho ra ngoài thăm ba nhưng không được. Vậy là con nhỏ liền lén trốn ra ngoài, một mình đi tàu ra tận ngoài bắc để thăm ba mình. Không để lại một lời nhắn, không một cú điện thoại về, mẹ con nhỏ gần như phát điên lên khi gọi điện khắp tất cả họ hàng, người quen, tìm đến những nơi con nhỏ hay tới nhưng vẫn không có tăm hơi gì của con nhỏ. Chỉ khi ba My gọi điện về, mẹ My mới trút được gánh nặng lo lắng suốt mấy ngày tìm kiếm nó.

Vì thế, mẹ My mới cho phép nó đi, ít ra như thế còn biết được nó ở đâu. Nhưng như vậy, không có nghĩa là bà ủng hộ việc đó. Bằng chứng là mỗi lần My xin phép đi như thế, bà lại thở dài thườn thượt.

Còn My thì ngược lại, con nhỏ thay đồ, xách cái ba lô chuẩn bị sẵn và phấn khích đến nỗi chạy ầm ầm từ trên phòng mình trở xuống tiếp.

- My!

Mẹ con nhỏ kêu nó lại trong lúc đang dọn mấy thứ trong giỏ đi chợ ra. Con nhỏ chững lại và đi vô bếp, lo rằng không biết có phải mẹ nó đổi ý hay không.

My nắm chặt hai quai đeo, làm bộ ngây thơ hỏi:

- Dạ! Má gọi con có gì hả?

Mẹ My sắp xếp mấy thứ rau củ qua một cái thau, bà hỏi con nhỏ:

- Lần này sao đi sớm vậy, bà tướng? Mọi khi ổng gọi điện xong là phải mấy ngày sau bà mới đi mà?

Con nhỏ suy nghĩ một chút và nói:

- Dạ, ba nói là ba mới đào được một thứ quý lắm. Ba kêu con lên càng sớm càng tốt, ba nói là phải tận mắt thấy mới hay!

Mẹ My bật cười:

- Trời, ổng làm cái việc đào bới mấy chục năm nay rồi mà có thấy cái gì hay đâu. Lần nào cũng nói hay…

Đang cười, bà bỗng đanh giọng lại:

- ... hay đến độ con gái dám cãi lời mẹ, lén gói ghém bỏ nhà đi bụi mấy ngày liền.

My ỉu xìu nói:

- Con đi thăm ba thôi mà… Có đi bụi hồi nào đâu!

Mẹ My bỏ liền ba quả trứng vịt vào tô nước cùng một con dao lên thớt, thở dài:

- Con gái gì đâu càng lớn càng cứng đầu giống ổng. Cái trò đào bới đó có cái gì hay ho mà hai cha con bay cứ thích đâm đầu vào vậy không biết.

My không dám chắc liệu mẹ mình có đổi ý hay không vì nghe giọng bà có phần cáu giận khi nhắc lại vụ bỏ nhà đi lần trước. Con nhỏ đứng tồng ngồng tại chỗ, đoán chắc là mình sắp phải chuẩn bị quay đầu trở lên phòng.

Mẹ My bỏ hết đồ đạc trên tay xuống, quay lại nhìn con nhỏ bằng ánh mắt dịu dàng. Bà vuốt mớ tóc rối trên trán My, chỉnh cổ áo sơ mi ngay ngắn và gài nút lại, dặn dò:

- Đi đứng cho ra dáng con gái một chút. Ra đó nhớ coi chừng chuyện ăn uống của ba. Ba con tối ngày lo làm việc nên ăn uống qua loa lắm. Già rồi mà lúc nào cũng cứ luộm thuộm, không để ý đến sức khỏe của mình, tưởng đâu mình còn trẻ lắm.

Nhìn mặt mẹ mình, My biết mẹ vẫn còn quan tâm đến ba nên con nhỏ cũng mừng thầm trong bụng. Và nó khẳng định điều đó hơn khi mà mẹ lấy trong tủ ra hộp bánh đậu xanh:

- Xách cái này ra đưa cho ba. Nhớ cầm cẩn thận, đừng có để rơi rớt đó!

Vậy ra ngày hôm qua mẹ dành thời gian làm bánh đậu xanh là vì lí do này. Vừa cầm hộp bánh xong, con nhỏ lúc này chợt cười lém lỉnh và nói:

- Dạ, vậy con đi nha!

Con nhỏ vừa ra tới ngưỡng cửa, mẹ nó liền dặn với ra thêm:

- Ra tới rồi nhớ gọi điện về cho má biết nghe chưa?

My hí hoáy mang giày vào và đáp trả:

- Dạ, con nhớ rồi!

Ngay khi đóng cửa nhà lại, chắc rằng mẹ không nhìn thấy mình nữa, My liền nhảy cẫng lên vui sướng, phóng như bay đến trạm xe buýt gần đó. Việc đó chắc chắn không có tí gì là nữ tính cả, My dám chắc rằng mẹ mình sẽ phát hoảng lên nếu như bà thấy.
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Chương 3

Câu chuyện Nỏ thần

Ngồi trong văn phòng của mình, tiến sĩ Vĩ vẫn mày mò nghiên cứu miếng đồng mà mình đào được tháng trước. Một tay ông chống trán, một tay ghi chép lên cuốn sổ, chốc chốc ông lại so sánh với với dữ liệu trên màn hình laptop, hình chụp một miếng đồng cổ với độ phân giải cao nhất. Đột nhiên, ông cảm thấy hoa mắt và hơi choáng, liếc nhìn đồng hồ trên bàn, ông nhận ra đã hơn 11 giờ đêm. Không thể nào trễ hơn.

Tiến sĩ Vĩ tháo mắt kính ra, để nó lên bàn làm việc, đưa tay lên day day trán. Trên bàn làm việc của ông bày bừa đủ thứ: bút viết, nửa ổ bánh mì đăn dở, cái usb do lũ học trò để quên, cái laptop to cộ choán ngay giữa bàn và cả đống giấy nháp bị ghi chép đầy nhóc trên đó.

Tiến sĩ Vĩ đã làm việc trễ như thế này mấy đêm liên tiếp, thực ra trước đó ông cũng từng thức khuya để làm việc. Nhưng thức khuya liên tục như vậy thì chưa từng có, ông chưa bao giờ bỏ nhiều thời gian đến như vậy.

“Khặc… Khụ khụ…” Tiến sĩ Vĩ ôm ngực ho sặc sụa mấy tiếng.

Và bỏ cả sức khỏe nữa, mấy đêm liền thức trắng khiến cho ông bị nhiễm lạnh. Nhất là vào thời điểm này, khi mà mùa mưa bão đang kéo tới. Nhưng ông vẫn chưa có ý định nghỉ khi mà vẫn chưa giải mã được hết những thông tin còn ẩn giấu trên tấm đồng ra.

Tất cả những hoa văn, cổ tự và hình vẽ khắc trên miếng đồng đều rất đặc biệt. Đây là không chỉ là thứ lớn nhất mà ông từng đào được từ trước đến nay mà còn là một thứ có hình vẽ, chữ viết vô cùng chi tiết. Thứ duy nhất mà ông biết có những hình khắc chi tiết như thế là trống đồng.

Miếng đồng mà tiến sĩ Vĩ đào được còn đặc biệt hơn thế. Nó độc nhất và duy nhất, trên miếng đồng khắc bản vẽ của một mũi tên ba cạnh cùng các ghi chú, có lẽ là kích cỡ, chiều dài của mũi tên hoàn chỉnh. Trong số tất cả những thứ đồ đồng được đào lên từ trước cho đến nay, chưa từng có ai đào được một thứ như thế này.

Nếu như công bố hiện vật này, tiến sĩ Vĩ biết chắc là tên tuổi của mình sẽ được mọi người biết đến. Nhưng công bố việc mình tìm thấy mảnh đồng cũng đồng nghĩa với việc công bố luôn cả nơi ông đã tìm thấy nó. Như thế sẽ có hàng đống nhóm khai quật khác mò đến, với mục đích chia chác danh tiếng nhiều hơn là muốn nghiên cứu.

Chưa kể những kẻ tham lam sẽ đến đào xới tan nát cả khu đất lên hòng tìm ra những thứ tương tự như thế để bán cho lũ nhà giàu thích sưu tầm đồ cổ. Tiến sĩ Vĩ cũng từng trải qua một lần nhớ đời như vậy hồi mấy năm trước, ông và nhóm của mình đào được một kho đồ gốm cổ, gần như còn nguyên vẹn gần mé sông. Nhưng sau khi ông vừa công bố phát hiện đó, qua một đêm, cả khu vực bị lũ trộm cắp cày hết cả lên, làm vỡ hết cả những chiếc bình gốm còn nguyên vẹn.

Không, chuyện như thế sẽ không xảy ra thêm một lần nào nữa. Sẽ không có việc một đám người chạy xồng xộc vào khu đào xới của ông và phá nát những thứ cổ vật vô giá này thêm một lần nào nữa.

Vì thế, ông đã kìm ham muốn đó lại, tự nhủ rằng mình phải tìm hiểu thật kĩ càng về thứ này, xác nhận xem liệu giả thuyết của mình có đúng không. Đội đào bới của ông cũng đều có chung suy nghĩ như thế, họ đinh ninh rằng đây chính là bản thiết kế gốc mũi tên đồng của người Việt cổ.

Tiến sĩ Vĩ đã mày mò trên mạng, tìm hết trong tất cả tư liệu mà mình có thể tìm, những câu chuyện liên quan đến thứ vũ khí huyền thoại của người Việt cổ, nỏ thần. Với tư cách là một người nghiên cứu lịch sử bằng khoa học, ông biết rất rõ rằng đó chỉ là những câu chuyện có độ chính xác thấp. Chúng được truyền miệng qua nhiều thiên niên kỉ, được thêm thắt vô số các chi tiết tưởng tượng để cho câu chuyện thêm phong phú hơn. Nhưng ông vẫn tin chắc rằng thứ vũ khí được lưu truyền qua các câu chuyện đó là có thật.

Bằng chứng là người ta đã đào được vô số các đầu mũi tên đồng tại di chỉ thành Cổ Loa và họ cũng đã thử phục chế lại thứ vũ khí này dựa trên nỏ săn bắn của những dân tộc thiểu số. Tiến sĩ Vĩ cũng xem qua hết những đoạn clip bắn thử loại nỏ phục chế đó.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Với tiến sĩ Vĩ, nỏ thần trong truyền thuyết phải là một thứ vũ khí có thể hoạt động được, có độ chính xác cao, đủ khả năng tiêu diệt được kẻ địch ở phạm vi xa, gây nên sát thương đáng kể, đủ sức để uy hiếp tinh thần của kẻ địch.

Loại nỏ phục chế mà ông xem trên mạng có độ chính xác quá kém, phạm vi bắn thấp. Trên hết, toàn bộ vật liệu chế tạo nỏ đều được làm từ gỗ và tre nứa trong khi một số bộ phận mà người ta khai quật lại làm từ đồng. Đây là điều bất hợp lí.

Tiến sĩ Vĩ ghi ngay vào cuốn sổ các nghi vấn của mình. Ông lầm bầm và ghi:

“Độ chính xác: cao… Phải có các chi tiết kim loại làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng… Kích thước?”

Ông kết thúc bằng dấu hỏi. Nếu thật sự có một loại nỏ đồng bắn được nhiều mũi tên tồn tại, vậy thì kích thước của nó khá là lớn, chí ít là phải đủ lớn để tạo ra lực bắn được những mũi tên đó đi xa. Vậy thì tại sao trước giờ chưa ai tìm được thứ đó?

Tiến sĩ Vĩ chợt nghĩ đến các đầu mũi tên ba cạnh. Người ta tìm ra vô số đầu mũi tên còn nguyên vẹn nhưng chưa bao giờ tìm thấy một chiếc nỏ còn nguyên vẹn, chỉ có những bộ phận nhỏ được tìm thấy. Không lẽ người ta tháo rời nguyên cái nỏ ra?

Ông lại bóp trán suy nghĩ, vật lộn với mớ câu hỏi trong đầu mình. Phải giải mã và tìm cho ra đầu mối từ tấm đồng này. Ông nhìn vào đồng hồ và tự nhủ như thế.

Bất chợt, tiến sĩ Vĩ gập người ho sặc sụa. Khi cơn ho đã qua đi, ông nhận ra thời tuổi trẻ của mình đã qua rồi. Giờ đây ông không còn đủ sức khỏe để mà thức khuya, dậy sớm để làm việc tăng ca như trước được nữa. Ông đành ăn nốt nửa còn lại của ổ bánh mì, miễn cưỡng tắt laptop và đứng dậy khỏi ghế ngồi.

Vô tình lướt mắt qua cuốn lịch treo tường còn mới nguyên, tiến sĩ Vĩ mới nhớ ra là trong phòng mình có tồn tại một thứ như thế. Cuốn lịch này được thằng Biên, thằng học trò của ông tặng cho hồi hai năm trước. Nó bảo tại thấy trên tường còn trống nên tặng cuốn lịch đó và treo lên giùm ông. Thằng Biên hiện giờ cũng đang theo ông làm cái việc tìm kiếm, đào xới cổ vật. Nó cũng là người cuốc trúng và tìm ra miếng đồng vào ngày hôm đó.

Ông phì cười khi tưởng tượng ra bộ mặt khó coi của thằng Biên sẽ như thế nào nếu như phát hiện ra ông thầy yêu quý của mình thậm chí còn chẳng đụng lấy một ngón tay vào cuốn lịch đó.

Nhìn cuốn lịch, ông nhận ra mình còn bỏ quên rất nhiều thứ khác trong đời: gia đình, tuổi trẻ, tự do.

Tiến sĩ Vĩ đã bỏ hầu hết thời gian trong đời để đi theo cái việc đào xới cổ vật này từ rất lâu rồi. Ông muốn đào được thứ gì đó to tát, để đời, người ta biết đến tên tuổi của ông. Nhưng những thứ ông tìm được chỉ toàn là mấy thứ vụn vặt chẳng đáng để mà nêu danh. Việc đó làm ông nản chí, cộng thêm việc ông còn cãi nhau với vợ mỗi khi về nhà khiến cho ông luôn có tâm trạng khó chịu, tức giận trong người.

Hậu quả là ông đã li dị. Nhưng ông không chịu nhận sai, cứ đâm đầu tiếp vào công việc đào xới cổ vật, với hi vọng rằng sẽ đào được thứ gì đó có thể giúp mình nổi tiếng và chứng minh với bà vợ đã li dị của mình rằng công việc này không vô ích và tốn thời gian.

Và, như một canh bạc gần như thua trắng tay, vèo một cái, mười mấy năm đã trôi qua vô ích. Ông không tìm ra cái gì có thể mang lại vinh quang hay tên tuổi cho ông cả. Ông cay đắng mà nhận ra rằng vợ mình đã nói đúng, ông đã bỏ quá nhiều thời gian vào công việc này, quên cả gia đình mình.

Đến phút cuối cùng, đùng một cái, miếng đồng cổ này ngoi từ dưới đất lên cứ như muốn trêu ngươi ông.

Tiến sĩ Vĩ không còn đủ sức để mà làm nhiều việc cùng một lúc như hồi trẻ nữa, nhưng từ khi tìm ra miếng đồng này, nhiệt huyết của ông lại sôi sục lên. Ông chẳng còn ham muốn gì với danh tiếng nữa mà thay vào đó, ông chỉ muốn khám phá cho được những thứ chưa được hé lộ bên trong miếng đồng. Vì thế, ông quyết tâm giải mã bí mật này trước khi từ bỏ cái việc đào xới của mình.

Ông dậm nắm đấm xuống bàn một cách chắc chắn và tắt điện khóa cửa, ra về.

Trừ cuốn sổ ra, tiến sĩ Vĩ để lại mọi thứ trong phòng làm việc riêng của mình. Cho nên căn phòng của ông gần như y nguyên như lúc ban đầu, trừ việc nó tối thui do không có ánh đèn.

Bỗng nhiên, màn hình laptop bỗng sáng đèn và nó tự động bật lên. Trong vài giây, những thông tin và hình chụp liên quan đến miếng đồng có ở trong máy được sao chép đi một nơi nào đó. Xong việc, cái laptop tắt ngúm, trở lại như cũ.
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Ờ, nhưng do hồi đó mới tập tành viết nên truyện vẫn chưa ra sao. Chưa kể câu truyện đầu tay đó có nội dung khá lớn nhưng khả năng viết của mình còn giới hạn nên mình tạm dẹp nó sang một bên. Khi nào rảnh sẽ bắt đầu sửa lại toàn bộ truyện rồi mới post.
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Chương 4
Vừa xuống khỏi xe buýt, My liền thử lắc lắc cái hộp bánh, kiểm tra xem chúng còn nguyên hay là nát bấy ra hết rồi. Dù cái hộp hơi móp nhưng con nhỏ nghe thấy tiếng lụp cụp ở bên trong nên chắc là hộp bánh còn nguyên. Chuyến xe buýt vừa rồi chạy qua mấy con đường có cả đống ổ gà, khiến cho My vô tình đè luôn cùi chỏ lên hộp bánh trên đùi.

Dù đã ăn nguyên một cú cùi chỏ của My, nhưng may mắn thay là cái hộp bằng bìa giấy đã làm tốt nhiệm vụ của mình là bảo vệ mấy cái bánh ở bên trong. Nên tin tốt là mấy cái bánh vẫn còn nguyên, còn tin xấu là:

- Cái gì đây My? Giận cá rồi chém thớt hả con?

Tiến sĩ Vĩ hết nhìn hộp bánh móp méo rồi nhìn con gái mình. Ông biết tính con gái mình hay hấp tấp và không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Nhưng mà nhanh nhẩu đoảng tới mức đập cho hộp bánh bị móp đến cỡ này thì đúng là hậu đậu hết chỗ nói.

My đưa tay láu táu nói:

- Con đâu có cố ý đâu. Hồi nãy ngồi xe buýt, cái xe vấp trúng ổ gà nên con lỡ tay đập vô.

Tiến sĩ Vĩ chỉ vô giữa cái hộp:

- Lỡ tay thì hộp móp một bên thôi chứ sao bị ngay giữa.

My đan hai bàn tay lại, xoay xoay hai ngón cái và rút trở ra, chỉ vô cùi chỏ tay phải:

- Con lỡ đè cùi chỏ lên!

Con nhỏ mỉm cười, mỗi lần nó làm sai cái gì đó là hay cười làm nũng như thế. Tiến sĩ Vĩ cầm hộp bánh đặt lên bàn, chán nản nhận xét:

- Sao mà hai đứa bay giống nhau quá!

My lon ton đi vô theo ba, nhíu mày hỏi:

- Ba nói ai nữa vậy ba?

Tiến sĩ Vĩ cầm ly cà phê lên, quậy quậy muỗng cho tan bớt lớp đường chìm dưới đáy ly, hớp một hơi và phì cười:

- Thằng Lành chứ ai! Vừa nhiều chuyện vừa đểnh đoảng tay chân!

My cũng bật cười khi nghe ba nhắc đến tên Lành. Con nhỏ quăng ba lô xuống nền nhà, nhảy phóc lên cái ghế gần đó, hí hửng ra mặt:

- Sao ba? Ba mới đào được cái gì đâu?

Liếc nhìn con gái bằng ánh mắt không vừa lòng, tiến sĩ Vĩ bảo:

- Ba còn để ngoài chỗ đào bới đó. Chứ đem về đây làm gì.

Ông nối tiếp ngay bằng bài dạy dỗ con cái:

- Còn nữa, con gái thì đi đứng ngồi cho đàng hoàng, đừng có mà phóng lên ghế như con khỉ vậy. Cài cổ áo lại, đừng có ăn mặc luộm thuộm như con trai nữa. Má con mà ở đây là bả làm um sùm lên liền!

My bật cười tinh quái:

- Con gái ba đẹp vậy mà ba nói con giống khỉ. Con giống con khỉ hồi nào đâu!

Con nhỏ nói ngay những suy nghĩ đang chạy qua đầu mình:

- Sao ba nói giống má quá à. Hôm bữa lúc con đi má cũng nói y chang như ba vậy.

Tiến sĩ Vĩ chỉ nhắc nhở My cho có lệ thôi, chứ ông biết cái tính con bé mà, tuổi mới lớn thì ai chẳng vậy, thích thể hiện mình. Vì vậy, ông không nói gì, giở tờ báo vừa mua hôm nay ra xem.

Việc đọc báo đối với ông cũng như việc uống cà phê vào buổi sáng vậy, một loại thói quen thường nhật. Chủ yếu ông làm việc này để biết được mọi chuyện gì đang diễn ra xung quanh, ngoài cái việc đào bới mà ông hay làm. Ông thường dành thời gian nửa tiếng để đọc báo trước khi đi đến viện bảo tàng làm việc.

Tin tức mấy ngày nay trên báo chủ yếu xoay quanh hai chủ đề. Một là vụ án mạng chấn động trên khu bảo tồn Hoàng Liên Sơn, hai là việc mưa bão lớn, gây sạt lở và ngập lụt. Mưa bão thì năm nào mà chẳng có, xem riết rồi những thông tin đó trở nên nhàm chán một cách vô vị. Ngược lại, thông tin về vụ án mạng lại nóng hổi đến mức được đưa lên đầu trang báo với tiêu đề:

“CON NGƯỜI HAY MA QUỶ?”

- Ủa, ba có cái này hồi nào vậy?

My nghịch ngợm đưa cái huy chương lên xem, con nhỏ lục được cái huy chương bị kẹt cứng ở phía dưới cùng chồng hồ sơ cũ trong hộc bàn. Do đây là nhà ba mình nên My cứ thế mà táy máy vào mọi thứ, miễn là thứ đó không quá quan trọng hay là thứ bị cấm đụng tới.

Tiến sĩ Vĩ nhìn cái huy chương đó trong thoáng chốc, thở dài và thẳng thừng bảo:

- Bỏ nó vào thùng rác đi!

- Nó đẹp mà ba.

Cầm cái huy chương trên tay, My cảm thấy dường như đây là một trong những thứ hiếm hoi ghi nhận công lao làm việc suốt chục năm qua của ba mình. Nhưng nghe giọng ba mình, con nhỏ đoán chắc phải có chuyện gì không hay ho lắm liên quan tới cái huy chương này.

Con nhỏ ngồi xuống ghế, đưa cái huy chương ra trước mặt ba mình hỏi:

- Sao phải bỏ đi vậy ba? Bộ nó làm bằng vàng giả hả?

Tiến sĩ Vĩ nhìn con gái mình cùng với cái huy chương rồi bật cười:

- Đồ thiệt đó cô. Ở đó mà đồ giả.

Trông cái huy chương chẳng khác gì mấy mấy thứ đồ cổ mà tiến sĩ Vĩ hay đào dưới đất lên, ẩm mốc, dính đầy bụi, mùn cưa và cả nỗi thất vọng của ông. Thấy con nhỏ ngồi chầu chực đợi, không còn cách nào khác, ông đành lên tiếng trả lời:

- Còn nhớ cái lần con bỏ nhà đi bụi không?

My rên la ngay tức thì:

- Con bỏ nhà đi bụi hồi nào đâu mà ba má cứ nói con đi bụi hoài. Con lên đây thăm ba chứ bộ!

Tiến sĩ Vĩ đành ậm ờ đồng ý:

- Ừ, thì lên thăm ba. Đó, cái lần đó đó. Ba đào được một kho đồ gốm ở chỗ bờ sông rồi bị lũ đạo chích lại quật tan nát chỉ qua có một đêm đó.

- À, con nhớ rồi.

- Lúc đó ba tưởng là mọi thứ bể hết rồi. Nhưng mà khi tìm kĩ lại thì vẫn còn một chỗ ba đang đào dở, ấm sứ, chén trong đó vẫn còn nguyên. Lúc đầu ba cứ tưởng là chuyện may mắn, ai ngờ là chuyện xui. Tự nhiên một thằng cha giáo sư không biết từ đâu chui ra, đuổi hết mọi người đi, quây rào hết nguyên khu đất lại. Cuối cùng, ba chỉ nhận được cái thứ này.

Lặng lẽ giơ cái huy chương lên, tiến sĩ Vĩ đanh mặt lại:

- Cùng với bức thư ghi câu “Cám ơn sự đóng góp của anh cho nghành khảo cổ Việt Nam”.

Ông hậm hực:

- Trong khi tên giáo sư đó đường hoàng bước lên lễ đài, được người ta thăm hỏi khen ngợi hết lời vì những công lao to lớn không phải của mình.

Và cơn tức giận của ông bắt đầu bùng lên:

- Công lao với công cán! Thậm chí tay thằng đó còn chẳng có lấy một vết trầy hay một vết bùn nào cả. Còn ba với mọi người thì đào đến trầy cả tay, người dính đầy bùn sình suốt mấy tháng trời.

Tiến sĩ Vĩ quẳng bụp cái huy chương lên bàn kiểu như nó là một cái nắp chai nước ngọt vừa khui ra xong và không còn cần đến nữa. Ông lấy hơi và thở chậm lại, cố quên đi cơn cáu gắt bất thường của mình.

My nhặt lại cái huy chương và hỏi:

- Vậy ba cho con nha!

Tiến sĩ Vĩ gục gặc đầu với vẻ cứng ngắc:

- Ừ!

Rồi ông trở lại với việc đọc báo bị ngắt quãng giữa chừng. Trong khi đó, My nhanh nhảu xách cái huy chương vào phòng tắm, chùi rửa cho nó mới lại và đem treo lên một chỗ trong phòng.

Con nhỏ nói:

- Con để đây nha! Chừng nào ba kiếm được cái gì hay hơn để thay thế thì bỏ cái này đi cũng đâu có sao!

Tiến sĩ Vĩ cười thầm trong bụng, đúng là tuổi trẻ, lúc nào cũng lạc quan. Ông bỏ tờ báo xuống, đứng dậy bảo:

- Thứ mà ba sắp cho con xem còn có giá trị hơn cái thứ bỏ đi này gấp cả trăm lần đó!

- Giờ mình đi hả ba? – My hí hửng đeo ba lô lên.

- Ừ!

Tiến sĩ Vĩ đưa tay lên xem giờ, như thường lệ, khoảng tám giờ sáng. Ông vừa xách hộp bánh lên thì sực nhớ ra một chuyện, ông đi lại chỗ để điện thoại bàn, bỏ hộp bánh xuống và bấm nút gọi. Trong lúc chờ, ông nhìn vào cái hộp bánh móp méo và tặc lưỡi.

Nhác thấy ba mình liếc chằm chằm vào hộp bánh, tay lại cầm điện thoại, My đi lại gần hỏi:

- Ủa, ba gọi điện cho ai vậy?

- Má con chứ ai. Báo cho bả biết là con gái yêu dấu của bả lên đây rồi. Không là má con lại quýnh quáng lên nữa.

My nhún hai vai lên rồi thả trở xuống, thở phào nhẹ nhõm:

- Con tưởng ba định méc má là con làm móp cái hộp bánh nữa chứ!

Tiến sĩ Vĩ vẫn giữ điện thoại trên tay, nhếch một bên môi lên:

- Cô nói tôi mới nhớ đó. Lát nữa tôi méc luôn cả vụ đó cho má cô!

My giãy nảy kêu:

- Ba!

- Bà hả?

Tiến sĩ Vĩ bắt đầu nói chuyện với cái điện thoại. Ông hài hước:

- Ờ, con gái bà lên đây an toàn rồi, không có mất mát cái gì hết.

Và cái gì tới cuối cùng cũng sẽ tới, My lo sốt vó cả lên khi ba mình bắt đầu kể tội của mình cho mẹ nghe:

- Nhưng mà cái hộp bánh đậu xanh mà con gái bà đem lên thì còn có nửa cái mạng thôi đó. Con gái bà không biết tức tối cái gì mà cho hộp bánh ăn nguyên cái cùi chỏ của nó.

Một tay cầm điện thoại, tay kia hất mép túi ni lông qua một bên, giở nắp hộp bánh ra kiểm tra lại, ông xác nhận:

- Bởi vậy cái hộp bị móp ở giữa rồi. Bánh thì còn nguyên, còn ăn được hay không là còn tùy coi bà có bỏ cái gì vô để hại tui không.

Ngay tức thì, cả tiến sĩ Vĩ lẫn My nghe thấy giọng mắng quang quác qua điện thoại. My phải công nhận là mẹ mình có nội lực thâm hậu. Trước đó My chẳng nghe thấy gì ngoài lời độc thoại của ba mình với cái điện thoại, còn bây giờ My nghe thấy luôn cả giọng của mẹ:

- ĂN ĐƯỢC HAY KHÔNG LÀ CHUYỆN CỦA ÔNG! CÒN BÀ KIA, NHẮN VỚI BÀ LÀ LÚC VỀ COI CHỪNG TUI ĐÓ. TRƯỚC KHI ĐI ĐÃ DẶN BÀ ĐI ĐỨNG CHO ĐÀNG HOÀNG RỒI MÀ KHÔNG NGHE.

Tiến sĩ Vĩ trông chẳng có vẻ gì là lo lắng cả, ông ngoái đầu nhìn My và cười:

- Chắc tui không cần nhắn đâu. Nó đứng bên cạnh tui nè. Bà nói lớn như vậy chắc là nó nghe hết rồi.

Mẹ My thì ngược lại, giọng cứng rắn, chẳng có vẻ gì là muốn đùa cợt:

- Nghe hết rồi thì tốt. Về đây đi rồi bà biết tay tui.

- Hết rồi phải không? Vậy tui cúp máy đó.

Tiến sĩ Vĩ cúp máy xuống, cười xuề xòa sau khi chọc cho bà vợ đã li dị của mình, ông quên luôn cả cơn tức giận vừa bùng nổ trước đó mấy phút. Ông dọa My:

- Đó, lúc về nhớ coi chừng má đó biết chưa!

Con nhỏ kéo lại quai ba lô cho ngay ngắn, nó lạc quan bảo:

- Má nói vậy thôi chứ về má cũng mắng con mấy câu rồi thôi à.

Tiến sĩ Vĩ lắc đầu cười:

- Ba biết mà. Má con lúc nào cũng vậy!
 

kietvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/8/14
Bài viết
20
Gạo
0,0
Chương 5
Vừa đi đến trước cổng viện bảo tàng, tiến sĩ Vĩ đã thấy đám học trò của mình đứng ngồi chầu chực ở đó. Xe của tụi nó để sát tường, cả đám chui rúc dưới gốc cây sấu để tránh nắng, ngồi tụm lại nói chuyện um sùm.

Tụi nó gồm cả thảy bốn đứa, ba trai một gái, My chỉ cần nhìn lướt qua là đủ nhận ra từng người một. Đứa con trai to lớn, hai tay cứng cáp đang ngồi một mình cạnh một cây xẻng cắm bên trong bồn cây, thỉnh thoảng mới nói vài câu xen vô là Hào. Thằng con trai với bộ tóc chẻ hai mái, có bản mặt hơi dài là thằng Nguyên, cứ chốc chốc nó lại phải hất tóc mình ra hai bên. Đứa con gái tóc nâu hơi cháy nắng được cột đuôi gà xéo qua một bên, khuôn mặt lai nửa tây nửa ta, vừa bấm bấm cái điện thoại chơi, vừa nói chuyện với cả đám là Jenny.

Và đứa còn cuối cùng trong nhóm là thằng con trai đeo cái ba lô ngược trước bụng, đeo mắt kính và cũng là đứa nói nhiều nhất trong nhóm. Vừa nhác thấy bóng tiến sĩ Vĩ đi tới, nó te te ôm cái ba lô chạy lại gần lễ phép:

- Dạ, em chào thầy!

Lễ phép xong, thằng đó liền tinh quái bắt lỗi:

- Hôm nay thầy tới trễ hơn hôm qua mười phút đó nha!

Tiến sĩ Vĩ chán ngán:

- Ờ, chào em! Tui biết lỗi của tui rồi, tui xin lỗi em. Được chưa?

Thằng đó dẻo miệng đáp:

- Dạ, em hổng dám!

Tiến sĩ Vĩ nhìn một lượt cả đám hỏi:

- Thằng Biên đâu rồi mấy em?

Thằng học trò đeo ba lô ngược liền lẻo mép:

- Dạ, bạn đó ra chỗ đào ve chai trước rồi. Bạn Biên nói là ngồi đây chờ thầy lâu quá nên ngứa tay ngứa chân chịu không nổi!

Cả đám ở phía sau xù xì cười, nói nhỏ với nhau chuyện gì đó không nghe rõ. Nhưng thằng ba lô ngược lại nghe thấy được, nó liền nói:

- Cám ơn mấy bạn đã nhắc!

Và nó thuật lại:

- Dạ, thưa thầy. Mấy bạn ấy nói là cũng may em chưa nói đến ngứa mông. Cho nên em mới nhớ hồi nãy bạn Biên có gãi mông mấy cái rồi mới đi!

Cả đám học trò và My đều phá lên cười vì chịu không nổi. Duy chỉ có tiến sĩ Vĩ là vẫn giữ y nguyên sắc mặt của mình, ông nhìn một lượt lũ học trò và lắc đầu bó tay với chúng nó. Ông bắt đầu lục tìm chùm chìa khóa để mở cửa. Lẽ ra ông cũng bật cười theo, nhưng bản tính suốt mấy chục năm làm người giảng dạy đã kiềm chế việc đó lại, để mà làm gương cho đám học trò choai choai quậy phá của mình.

Trong lúc đó, My với thằng đeo ba lô ngược nắm tay nhau, nhảy cẫng lên, hớn hở nói:

- Trời ơi, một năm rồi mà thấy ông vẫn còn lành lặn y như cũ nha!

Thằng con trai khoái chí trả lời:

- Ừ, thì tui tên Lành mà nên đâu có sứt mẻ gì nổi! Lâu rồi không gặp bà, giờ ôm tui cái coi!

Và hai đứa nó ôm nhau, kẹp cái ba lô của thằng Lành ở giữa đến ngộp thở, hôn gió mấy cái chụt chụt rồi mới thả ra.

Tiến sĩ Vĩ không cần quay người lại cũng dư biết chúng nó lại đang làm cái màn chào hỏi lố lăng như mọi khi. Cũng may là chúng nó chỉ gặp nhau mỗi dịp hè. Chứ ngày nào chúng cũng gặp nhau chắc là ông chịu không nổi mấy trò quậy phá không giống ai của chúng. Vừa mở cổng ngoài ra xong, ông đẩy cửa đi vào ngay để khỏi phải nghe mấy màn nói chuyện bất bình thường của chúng.

Thằng Lành đeo cái ba lô ở trước ngực mình, chắc nó làm vậy để tiện gục đầu xuống ngủ mỗi khi ngồi trên xe buýt. Người nó hơi gầy, da trắng hơn so với hầu hết đám con trai cùng tuổi và mặt cũng tương đối đẹp trai, kiểu như một diễn viên hay một ca sĩ mới nổi vậy. Nhưng tính cách lại dở dở ương ương giống như My, khá là con nít.

- Hình như bà mới cao thêm một xăng ti mét đó nha!

Lành giơ tay lên đo chiều cao giữa nó với My, mà thật ra hai đứa nó cũng cao ngang nhau.

My cũng chẳng kém cạnh, nó đáp lại:

- Ông cũng vậy đó, tui thấy ông cao hơn hai xăng ti mét!

- Quá khen, ngày nào Lành cũng uống sữa nên mỗi ngày Lành cao thêm một tí. Đó là chuyện bình thường!

Rồi nó đưa tay lên coi và suýt xoa:

- Chết chết chết, đứng ngoài đây lâu quá sẽ làm đen da Lành hết. Thôi mình đi vô!

My cười tinh quái và nạt lại:

- Thôi đi má! Mới có sáng sớm à, làm gì mà đen da nổi!

Một đứa khác trong nhóm hỏi bằng giọng khàn khàn:

- Sao? Lần này có xin phép má hông, hay là lại bỏ nhà đi bụi nữa?

- Ờ, đúng rồi đó! Tui cũng đang thắc mắc vụ đó đây nè! – Thằng Nguyên chống cằm hỏi.

My nhìn qua vai thằng Lành và thấy Hào đang ngồi cạnh gốc cây chò, chống cây xẻng xuống đất với vẻ mặt nghiêm chỉnh. Hào là một trong mấy đứa lớn tuổi nhất đám, khoảng 25 tuổi. Lúc nào cậu ta cũng nghiêm túc, ít khi nào đùa giỡn và làm mấy trò nhăng nhít như thằng Lành, vì thế Hào luôn được ba My giao cho mấy việc quan trọng như trông coi chỗ mình đào bới hay làm mấy cái giấy tờ có liên quan đến mấy thứ đồ đào được. Mặc dù không ai nói nhưng cả đám luôn mặc định ngầm Hào là đại ca đứng đầu nhất nhóm khai quật này.

Nhưng cũng vì cái vẻ mặt nghiêm túc quá cỡ của Hào cho nên hầu như ai cũng giữ khoảng cách với cậu ta, kể cả My:

- Đâu có đâu, lần này em xin phép má em rồi!

Con nhỏ Jenny tắt điện thoại, đứng dậy và xua tay với hai thằng con trai:

- Người ta có xin phép rồi mà, con trai gì nhiều chuyện quá!

Jenny khác với mấy đứa trong nhóm, nó chẳng phải là sinh viên đang theo học chuyên khoa khảo cổ như mấy đứa kia, cũng chẳng có niềm đam mê đào bới như My. Con nhỏ đến đây chỉ đơn giản là vì những tin tức hay, nó đang cố gắng trở thành một phóng viên. Nó có hẳn một trang web cá nhân để đăng mấy cái tin tức mà mình cóp nhặt được. Bây giờ con nhỏ đang cố gắng thêm vài tin tức liên quan đến khảo cổ vào trong đó kiểu như cho thêm phần phong phú và lên tay nghề một chút.

Tiến sĩ cũng Vĩ đồng ý cho Jenny thu thập tin tức về mấy vụ đào bới của ông với điều kiện là không làm lộ chỗ đào bới của ông. Vì vậy, nếu tiến sĩ Vĩ đào được cái gì đó mới thì đó sẽ là tin độc quyền của con nhỏ.

My nhanh chóng tíu tít hỏi ngay:

- Sao rồi, gần đây bà có làm phi vụ động trời gì nữa với ông Tuân không?

- Có! Hơi bị nhiều là khác nữa đó. Từ từ rồi tui kể cho nghe vụ tui với ông nội Tuân thoát chết trong cái hầm cho mà nghe!

Thằng Lành chỉ chờ có thế, hớn hở nói với giọng cao trào:

- Trời ơi, để tui nói cho mà nghe. Đó là một cuộc thoát chết li kì ngoạn mờ - ục (Ý Lành là “ngoạn mục” nhưng nó lại cố tình chia chữ “mục” ra làm hai), xứng đáng được dựng thành một bộ phim tình cảm lãng mạn. Hai con người, một trai một gái bị kẹt trong đường hầm bịt kín. Đến giây phút cuối cùng, khi hi vọng gần như mất hết, cái chết cận kờ - kề, sắp sửa trút hơi thở cuối cùng, họ mới thổ lộ tình yêu của mình cho nhau và trao nhau một nụ hôn nồng thắm… ắm…!

Và cả đám liền cười phá lên cười. My tò mò:

- Ủa, thiệt vậy hả?

Jenny cắt ngang ngay tại chỗ trước khi mọi chuyện đi quá đà:

- Làm gì có! - Rồi con nhỏ quay sang thằng Lành – Thôi đi ba ơi, sến súa quá à ba. Làm gì mà có “thổ lộ tình yêu” rồi hun hít gì vô đây!

Mặc dù cũng rất muốn đứng tám với cả bọn, nhưng thấy tiến sĩ Vĩ đã mở cửa xong, Nguyên đứng dậy lùa cả đám:

- Mấy ba mấy má nhiều chuyện quá. Thầy mở cửa rồi kìa, đi vô đi!

Thằng Lành hất mỏ về phía Nguyên:

- Vô duyên. Nguyên làm Lành mất hứng quá!

Rồi nó ôm cái ba lô trước ngực, hất mặt lên trời mà tiến vô trong bảo tàng. Thay vì cứ nhấc chân lên đi bình thường, nó lê đôi dép lẹt xẹt vào trong, kiểu như muốn hành hạ đôi dép cho bỏ ghét vậy.

Cả đám liền dắt xe đi vào bên trong bảo tang. Trong lúc đang đi vào My chợt liếc nhìn cái xẻng để trên yên xe của Hào và hỏi:

- Ủa, sao anh xách cái xẻng theo vậy?

Hào trả lời lại bằng một câu hỏi khác:

- Đi đào đất lên không xài xẻng thì xài cái gì?

- Ý em là sao anh không để cái xẻng ở chỗ đào bới luôn?

Hào chỉ vào cây xẻng nói:

- Nó bị gãy cán nên phải đem đi thay cán mới!

Lành lúc nào cũng thế, không nể mặt ai trong nhóm, ngay cả tiến sĩ Vĩ nó còn dám bắt bẻ nữa nên Hào dường như chẳng phải là trở ngại gì lớn lắm trong việc đem ra làm trò đùa cho cả bọn. Vì vậy, nó ngoảnh đầu lại, láu táu thêm vô:

- Ủa, chớ hổng phải lo ngắm gái nên làm rớt cái xẻng xuống đất rồi bị gãy hả!

Cả đám cố nhịn cười để khỏi phải chọc tức Hào, bản thân Hào thì không thấy gì tức cười cho lắm. Cậu lầm bầm bảo:

- Vui lắm đó!


Ăn sáng muộn là thói quen của nhiều người khi mà họ quá bận rộn đến nỗi quên ăn sáng. Nhưng với My, đó lại là cái cớ để trò chuyện cùng với đám bạn của mình. Jenny nhớ ra là nó cần mua thêm vài thứ nên sẽ tới chỗ ăn sáng sau.

Tụi nó quyết định đến một cái quán phở mới khai trương gần đây trên phố. Nơi này bày biện bàn ăn từ bên trong quán cho tới ngoài lề đường. Những bàn ngoài lề đường được che mát bởi những cái dù rộng có màu vàng trắng xen nhau. Chúng có phần thân được uốn cong cổ vịt ở bên dưới để người ta có thể ngồi thoải mái quanh bàn mà không bị khó chịu bởi cái thân dù choán ở giữa.

Và khi bọn nó đến nơi thì hầu như bàn nào cũng có người xí trước, cả đám liền nhanh chóng lựa một cái bàn ở bên ngoài quán, ổn định chỗ ngồi và gọi đồ ăn. Trong lúc chờ, bọn nó bắt đầu nói chuyện, My hỏi trước:

- Sao, vụ Bảo tàng online tới đâu rồi?

Bảo tàng online là dự án do tiến sĩ Vĩ khởi xướng khoảng một năm trước, với ý định đưa tất cả hiện vật, đồ cổ lên mạng cho mọi người biết đến. Họ đã thử làm và thất bại. Vì nếu chỉ tạo ra một trang web rồi liệt kê một danh sách dài dằng dặc các món đồ trên đó thì cái trang đó trông chẳng khác nào một cái shop bán hàng trên mạng cả. Chẳng có ai hứng thú mà vô coi một thứ nhàm chán như thế cả.

Nhưng rồi mọi thứ đã thay đổi khi mà năm ngoái, thằng Nguyên đang ngồi chơi cái trò web game trên mạng thì thằng Lành đang cầm bịch sữa mút rột rột đi tới. Thấy thằng Nguyên đang chơi game thay vì chỉnh sửa lại trang web, nó la to:

- Thầy ơi, bạn Nguyên đang ngồi chơi game!

Tiến sĩ Vĩ đang ngồi kiểm kê lại mớ đinh ốc bằng đồng cùng vài mảnh gốm vỡ mà mình vừa đào được, ông bảo:

- Đang nghỉ trưa mà Lành, thì để nó chơi đi!

- Đó, thầy nói đang nghỉ trưa mà! – Thằng Nguyên ung dung đáp.

Dù vậy, Lành vẫn nhìn chòng chọc vô cái màn hình laptop của Nguyên mà phán:

- Lại là game 2D cùi bắp nữa chứ. Thời này người ta 3D hết mọi thứ rồi, đâu có ai chơi cái thứ 2D này nữa đâu! Người gì đâu mà cổ lỗ sĩ!

Thằng Nguyên vặc lại:

- Tui cổ lỗ thì kệ tui!

Trong lúc chúng nó đang đốp chát cãi nhau, một ý tưởng lóe lên trong đầu tiến sĩ Vĩ, ông quyết định tạo ra một cái bảo tàng 3D trên mạng, từ đồ vật trưng bày cho đến đường đi trong bảo tàng. Nhưng điều đó nghĩa là công việc sẽ đội lên thêm rất nhiều và tiến sĩ Vĩ cần một chuyên gia đồ họa.

Cuối cùng họ tìm được thầy Tráng. Nhưng thầy Tráng chỉ rảnh vào mỗi chủ nhật và buổi tối, vì vậy thầy quyết định vừa làm việc vừa hướng dẫn luôn cả lũ học trò của tiến sĩ Vĩ để đẩy nhanh tiến độ công việc.

- Xong được 70% rồi! – Nguyên ước chừng.

Lành cởi cái ba lô trước ngực ra, bỏ xuống dưới chân mình:

- Ừ, nói chung trừ vài thứ cổ vật ra thì toàn bộ bảo tàng đã được Lành 3D hóa lên. Nhưng bảo tàng còn thiếu một phòng trong bảo tàng nữa, Lành nói hoài mà thầy Tráng hổng chịu vẽ thêm vô. My có biết đó là chỗ nào hông?

My nhíu mày lại nghĩ nát óc không ra. Không lẽ cái phòng đó có để cái gì ghê rợn kiểu như xác ướp chăng. Nhưng con nhỏ nhớ rõ là trong bảo tàng đâu có trưng cái xác ướp nào đâu. Chưa kể cái bảo tàng tự nhiên Âu Lạc cũng bé tí như cái lỗ mũi, có bao nhiêu phòng đâu. Phòng đồ đồng, phòng đồ gốm, phòng sưu tầm họa tiết, phòng bố trí sơ đồ toàn cõi Âu Lạc ở dạng mô hình thu nhỏ… Chỗ nào cũng quan trọng cả, thầy Tráng bỏ phòng nào được nhỉ.

Và con nhỏ ngơ ngác hỏi:

- Vậy thầy Tráng bỏ phòng nào vậy?

Nguyên lúc này chợt cười hinh hích, điệu bộ của nó làm cho My thấy nghi ngờ. Rồi nó và thằng Lành chợt đồng thanh:

- Cái toa lét đó!

Cả đám bật cười và dừng lại kịp lúc khi thằng con trai đang ngồi ăn ở bàn bên trong quay người lại lườm cả lũ tụi nó. Thằng Lành nói tiếp:

- Nói chung á là khoảng hai ba tháng nữa có thể up bản cờ - lâu – bê – ta (close beta) lên mạng cho bàn dân thiên hạ cùng nhau thưởng thức!

Nó đưa tay lên chỉnh lại mắt kính cho ngay ngắn và hỉnh mũi lên tự khen mình:

- Ôi, Lành giỏi quá! Vậy là đứa con tinh thần của Lành sắp sửa ra đời rồi!

Nguyên chịu không nổi liền bảo:

- Thôi đi ông, làm như có một mình ông làm vậy đó. Tui cũng có phần nè, sao không nói đi!

- Vô duyên, làm người ta cụt hứng!

Cũng may là đồ ăn kịp ra tới trước khi tụi nó làm loạn xì ngầu cái quán lên. Trong lúc đó, bàn bên cạnh vừa ăn xong và nhân viên trong quán mang ra thêm bốn uống cốc cà phê mà tiệm khuyến mãi thêm.

Thằng Lành đang xếp đôi đũa của mình cho ngay ngắn lại, nó chợt la lên:

- Chết bà! Lành lỡ kêu bà Jenny đi mua dùm mấy li trà trân châu rồi!

My khoát tay bảo:

- Thì có sao đâu! Để đó xách theo từ từ uống, có ai bắt ông uống hết luôn đâu!

- Ờ há, lúc này Lành lú lẫn quá!

Thằng Nguyên thọc đôi đũa và muỗng vào tô phở của mình rồi chọc:

- Bớt nói nhiều đi là hết lú lẫn à!

Không chịu thua, Lành cáu kỉnh:

- Có ai nói với Nguyên là Nguyên vô duyên lắm chưa vậy!

- Có, nãy Lành vừa mới nói xong đó! – My nhắc nó.

- Chết chết, hổng lẽ trí nhớ của tui kém dữ vậy trời! Thôi, lo ăn vậy. Lành cần phải bổ sung lại vi – ta – min với khoáng chất để hồi phục lại các tế bào não… ão…

Cái giọng nhão nhoẹt của nó khiến cho Nguyên phải ngậm chặt mỏ lại mà cười để khỏi phải ói hết cái mớ đồ ăn đang trong mồm ra.

Thằng con trai ở bàn bên cạnh, đứa vừa lườm qua cái bàn My khi nãy, chỉ dùng ba ngón tay quắp chặt cái cốc cà phê lên. Bên trong cốc cà phê được trộn thêm sữa, vẽ thành những hình thù bắt mắt. Nhưng nó ngắm cái cốc bằng bộ mặt chán ngắt, kiểu như đây cũng chỉ là một cốc nước lã thông thường.

Lành chụm đầu vô sát bàn, nói nhỏ:

- Nhìn thằng đó, Lành thấy nó giống giống anh Hào!

My cười rúc rích:

- Ừ, thanh niên nghiêm túc của năm!

- Phiên bản “Hào em” đó nha Lành! – Nguyên chú thích giùm cả đám.

Ngồi chung bàn với thằng “Hào em” còn có một thằng con trai và hai đứa con gái. Thằng con trai ở bên phải có bộ tóc chẻ ra hai mái như thằng Nguyên nhưng được cắt ngắn gọn hơn, nó đang nhe răng cười, khoái chí uống cốc cà phê từng chút một. Con nhỏ ngồi bên trái đội nón lưỡi trai thì ngược lại, hai tay cầm cốc cà phê uống trong im lặng, chẳng muốn thể hiện mình. Cuối cùng, đối diện là cô gái có khuôn mặt sáng sủa, tóc được chải hết hẳn qua bên phải một cách gọn gàng và cột lại ở phía sau.

- Ê, con nhỏ kia đẹp quá ha! Nãy giờ Lành mới để ý thấy đó!

Thằng Lành lén chỉ về phía cô gái ngồi đối diện với thằng “Hào em”. Nó nhận xét:

- Nhìn con nhỏ đó đẹp như… Nói sao ta? Để từ từ Lành nghĩ cái!

My một tay cầm đũa, một tay cầm muỗng, vẫn làm bộ như mình đang ăn, nó lén nhìn qua bàn bên đó. Đúng là như lời thằng Lành nói, con nhỏ ngồi ở bàn bên đó đẹp nhưng rất khó tả là đẹp theo kiểu gì. Nhìn một hồi, My mới nhận ra và bảo:

- Hình như con nhỏ đó không có trang điểm gì hết thì phải?

- Ừ ừ, đúng rồi. Ý Lành là như vậy đó! – Lành gật đầu lia lịa đồng ý.

Thằng Nguyên cũng tò mò nhìn qua và hỏi:

- Người ta không trang điểm thì có gì lạ đâu?

- Trời ơi, Nguyên chậm hiểu quá à. Ý Lành là con nhỏ đó đẹp tự nhiên đó!

- Sao nghe giống mấy cái quảng cáo trên ti vi quá vậy má! – Nguyên toét miệng cười.

Đám ngồi bàn đó hình như là dân du lịch bụi, đứa nào đứa nấy xách theo một cái ba lô to tướng và có đai nẹp bên ngoài cứng cáp hơn loại thường. Tụi nó cũng chẳng hơn đám bạn của My là bao, khoảng mười tám hay mười chín gì đó.

Mọi chuyện sau đó còn buồn cười hơn khi thằng “Hào em” nhìn cốc cà phê, buông ra lời nhận xét sắc đá:

- Trang trí vẽ vời!

Cô gái ngồi phía đối diện uống nốt cốc cà phê của mình, thích thú bảo:

- Mình thấy mấy hình vẽ này cũng đẹp mà!

- Cái này người ta gọi là nghệ thuật đó!

Thằng con trai ngồi giữa hai đứa đó bảo. Cô gái mỉm cười, gật đầu đồng ý và nhấm nháp tiếp ly cà phê của mình. Thằng đó cố tình đưa cốc lên trước mặt thằng bạn khó chịu của mình, châm chọc bằng cách lặp lại câu nói thêm một lần nữa:

- Nghệ thuật đó nha Mạnh!

- Nghệ thuật cái quái gì. Trước sau gì cũng vô bụng mà thôi.

Nói xong, thằng “Hào em” uống cạn cốc cà phê rồi chổng ngược cái cốc, đậy nó xuống đĩa cái cụp. Khi nhân viên của quán tới thu tiền, thằng bạn ngồi cạnh nó lên tiếng:

- Mạnh, bao cả đám bữa nay đi!

Thằng “Hào em” lạnh lùng bảo:

- Tiền ai nấy trả, thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ!

Cả đám không giấu nổi vẻ tức cười của mình khi nghe thấy một câu trả lời không thể nào vô tình hơn thế. Ở bàn mình, My, Nguyên và Lành nhìn nhau, cố nín cười. Thằng Lành chịu không nổi liền phun luôn một cọng phở ra khỏi miệng. Nó cười hinh hích và gật gù bảo:

- Câu này chí lý. Lành đồng ý với câu danh ngôn này!

Thằng con trai kia bảo với hai nhỏ bạn:

- Đó, hai bạn thấy nó keo cỡ nào chưa?

Nhỏ con gái nở nụ cười tươi tắn:

- Thôi Đức, đừng có chọc Mạnh nữa. Mình trả bữa này cho!

- Nói trước tui không có trả lại tiền đâu đó! – Thằng “Hào em” cảnh báo.

Dù vậy, con nhỏ đó chỉ đáp trả lại bằng cái liếc mắt dễ thương rồi thanh toán tiền giùm cả nhóm. Thằng Nguyên lúc này cúi đầu nói nhỏ:

- Người đẹp, tính cũng đẹp nha!

Lành gật gù lia lịa đồng ý:

- Ừa! Ai như cái thằng kia, con trai con đứa gì đâu mà vừa khó chịu, vừa kẹo kéo!

Nói xong, nó rút kinh nghiệm, ngậm chặt miệng lại để khỏi phải phun thứ gì ra. My ngồi cười rúc rích khi thấy thế.

- Rồi, đi!

Thằng Hào em chống tay xuống bàn, xách ba lô rồi đứng dậy. Vừa ra ngoài nắng, nó chợt nhắm nghiền mắt một cách khó chịu. Cô bạn liền nhặt ba lô của mình lên, lại gần hỏi:

- Bạn có sao không?

- Mắt hơi khó chịu, chắc là tại chưa quen thôi! – Mạnh chớp mắt vài cái và đưa tay lên dụi.

Con nhỏ đội nón ngồi im nãy giờ phát hiện ra cô bạn của mình để quên cái nón lưỡi trai xám, liền nhặt lên và kêu:

- Băng, bạn để quên này!

- Cám ơn nha Tinh!

Cô gái tên Băng đội cái nón lên đầu với phần lưỡi nón nhỉnh cao lên. Cô ta cởi mở hơn so với Tinh, người cứ giấu mặt mình sùm sụp dưới cái nón.

Thằng Lành lén nói:

- Vậy mà Lành còn tưởng con nhỏ kia bị câm chứ!

My nghiêm mặt bảo nó:

- Thôi ông, nói xấu người khác vừa phải…

Đúng lúc đó, My khựng lại khi thấy Mạnh đi tới. Thằng đó đi chậm lại khi qua bàn tụi nó, liếc một lượt cả đám, ánh mắt của nó giống như muốn ăn tươi nuốt sống cả ba đứa. Thằng Lành hết hồn, nuốt luôn cục thịt đang nhai dở trong miệng, khiến nó bị nghẹn ngay cổ họng. Duy chỉ có thằng Nguyên là do ngồi quay lưng lại nên chẳng biết gì cả, cứ thế mà ung dung ăn thoải mái. Đến khi thấy hai đứa bạn mình như đứng hình lại, nó liền liếc nhìn ra sau thì thấy cái thằng bị nó đặt cho biệt danh “Hào em” đang trừng mắt nhìn cả bọn. Thằng đó đang vác cái ba lô trên vai phải, mặc cái áo xám đen có in hình nguyên một bộ xương khủng long trắng.

Nhỏ bạn gái của thằng đó đi qua, nhắc:

- Mạnh, đi thôi!

Khi cả đám dân du lịch bụi đó đi hẳn qua bên kia đường, thằng Lành liền ho sù sụ, ráng nuốt cục thịt đang nghẹn trong họng xuống. My vỗ vỗ vào lưng nó, bảo:

- Có sao hông?

Thằng Lành chỉ chờ có vậy, quang quác lên tại chỗ:

- Trời ơi, cái thằng đó muốn giết Lành mà. Nó ghen ăn tức ở, nó giận cá chém thớt, nó đổ dầu vào lửa. Nó không muốn Lành sống yên.

- Ai kêu ông nói xấu người ta làm chi. Báo hại nguyên đám bị vạ lây. Thằng ông nội đó nhìn nguyên đám ghê chết mồ, y như là muốn đánh lộn tới nơi vậy! – Thằng Nguyên trách.

- Lành nói có nói gì xấu đâu. Thấy sao nói vậy thôi, vậy mà nó dám nhìn Lành bằng cái con mắt hình viên đạn hỏa tiễn. Báo hại Lành suýt nữa là nghẹn cổ chết rồi!

Đúng lúc đó, nhỏ Jenny về tới với bốn ly trà trân châu, nó nhìn cả đám thắc mắc:

- Ai nhìn ông với ánh mắt hình viên đạn vậy?

Rồi cả đám ăn cho hết bữa sáng rồi mới kể lại cho Jenny nghe chuyện khi nãy, tụi nó vừa kể vừa cười không ngừng. Thằng Lành chép miệng và chặc lưỡi chần chậc:

- Lành không hiểu sao con nhỏ đó lại thích cái thằng vô duyên mất nết đó. Người đẹp, dáng đẹp mà lại đi chung với một thằng người xấu, dáng xấu. Tối thiểu cũng phải kiếm một người có độ đẹp trai toàn diện, học giỏi thông minh.

Nó dừng lại, suy nghĩ và chỉ tay vô mình:

- Đẹp nết nữa. Như Lành vậy đó!

Cả đám chẳng phì cười khi nghe vậy. My kéo tay nó xuống, bảo:

- Má tự tin vừa phải thôi má!

Nguyên gật đầu bảo:

- Mà phải công nhận nhỏ đó đẹp theo kiểu riêng của con nhỏ đó. Nó đẹp làm sao ta? Lành còn nhớ hông?

Được hỏi ngay câu tủ của mình, chỉ chực chờ mỗi một việc là trả lời, thằng Lành liến thoắng ngay:

- Vẻ đẹp tự nhiên. Không cần son phấn. Không cần dao kéo. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thùng, trời long đất lở, gió lượn mây bay, rồng bay phượng múa. – Và nó nhìn trên trần nhà – Còn từ gì Lành chưa dùng hông ta?

Cả đám phá đập bàn lên cười, tụi nó chỉ dừng lại khi mà nhân viên của quán bưng mấy cốc cà phê vẽ hình khuyến mãi ra mời tụi nó.

Nhỏ Jenny bảo:

- Chắc phải có lí do gì đó thì người ta mới thích nhau chứ!

- Nhưng mà Lành thấy tụi nó hổng có đẹp đôi. – Lành chỉ ngón tay nhận xét. – Đúng là người đẹp và quái vật!

Cả đám nhìn nhau cười ngặt nghẽo, đúng là chẳng còn lời nhận xét nào chính xác hơn. Chưa hết, đến lúc tính tiền, thằng Lành ụp ngược cái cốc xuống đĩa, nói:

- Thôi! Tiền ai nấy trả, thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ nha mấy bạn!

Thằng Lành khiến cho chị nhân viên đang tính tiền ở bàn tụi nó phải cố hết sức nín cười để khỏi phải đếm tiền lộn.
 
Bên trên