Chương 4: Hương vị cuộc sống.
Dù Bá Nhi là người thông minh đến thế nào nhưng cũng không thể thoát khỏi cái bóng của tuổi trẻ luôn mong muốn ngày ngày được chơi đùa thoả thích. Nay lại thấy thái tử có quá nhiều thứ để chơi, nhiều vật nuôi để nghịch thì thật cảm thấy trong lòng vô cùng hào hứng phấn khởi. Đặc biệt vừa được thưởng thức giọng nói của Tiểu Tuất, lần này theo thái tử ra hậu hoa viên mới nhận ra ngài có cả một con mèo đen độc đáo.
- Meo..., ngươi có nhớ ta không nà? – Thái tử bước đến gần vuốt ve thú cưng của mình.
- Meo... – Con mèo nằm ngửa cho Trần Khang xoa bụng, miệng kêu lên vài tiếng dễ thương.
- Ủa, tối qua thần có ghé nơi này một lúc sao lại không thấy nó nhỉ? – Bá Nhi ngạc nhiên hỏi.
- Ngươi làm sao mà nhìn thấy, sáng sớm ta vừa cho Tiểu Mun của ta ra hóng gió thôi. – Thái tử nói như vô cùng tự hào.
- Hoá ra nó tên Tiểu Mun. – Bá Nhi nói.
- Tất nhiên, mọi con vật của ta trong cung Ninh Thiên này đều được đặt tên cả. (Ninh Thiên cung – Cung của thái tử).
- Nhớ hồi trước nhà thần cũng từng nuôi một đàn cá chép.
- Cá chép của ngươi làm sao sánh được với con mèo này của ta. Nói cho ngươi biết, ta cũng có một hồ cá riêng cho mình.
Bá Nhi ngước nhìn xung quanh nơi mình đang đứng, chợt nhớ ra nơi mà tối qua mình đến ngồi là... chính là cột đình ở giữa hồ sen phía bên kia.
- Không lẽ hồ cá mà thái tử nói chính là đây. – Vương giáo đạo quay sang hỏi thái tử.
- Đây chỉ là hồ sen bình thường thôi. Có ngày ngươi sẽ thấy được nó. – Thái tử cười nói, tay chắp ra sau lưng.
Bá Nhi lúc này cũng chẳng thể nói gì, chỉ đành cười gượng cho qua chuyện, mong một ngày không xa giáo đạo trẻ tuổi sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của thần dân trong cung ngài.
Trần Khang tiếp tục rong chơi hết chỗ này chỗ nọ, cuối cùng cũng chẳng chịu yên phận trong một chỗ, rủ Bá Nhi cùng ra khỏi thành dạo chợ.
- Hoàng thượng nói ngài phải ở trong cung học hành cẩn thận. – Sau khi nghe lời mời gọi của thái tử, Vương công tử đây thích lắm nhưng phận làm giáo đạo của người ta lại đi hùa theo mà vui đùa hay sao, giả bộ ngạc nhiên mở to hai mắt của mình mà tỏ vẻ gương mẫu.
- Ngươi thật là, cuộc đời mỗi con người đâu có là bao, ta phải hưởng thụ hết quãng thời gian tuổi trẻ để sau này không phải hối hận, ngươi cũng tập theo ta ngay từ lúc này đi là vừa.
Bá Nhi đành nhắm mắt cho qua, lại cùng thái tử trốn cung đi dạo. Trước không ở trong cung, Bá Nhi có rất nhiều dịp đi chợ cùng mẫu thân, nay đã một thời gian không ngó tới nơi này, thật cảm thấy thương nhớ vô cùng. Gặp ngay cảnh đoàn xiếc biểu diễn giữa đường phố tấp nập, người người rủ nhau lại xem, đúng là đời người chưa từng thấy nơi nào vui như nơi này. Thoáng chốc nghe tiếng hò reo:
- Bánh bao đây, vào mua đi.
- Bánh tiêu đây, ai mua đi, thử một miếng, hương vị đậm sâu.
Vương giáo đạo cùng thái tử ghé vào một quán nhỏ ven đường để thưởng thức món khoái khẩu của mình.
- Hai vị quan khách này dùng gì?
- Cho ta một tô mì cay đại. – Hai người đồng thanh rồi trố mắt nhìn nhau.
Lúc này thái tử cười nói với Bá Nhi:
- Không ngờ ngươi cũng thích ăn món này mà còn gọi một bát lớn, ngươi có ăn hết không đấy?
- Ngài nghi ngờ khả năng ăn uống của thần là một sai lầm. Thần từ trước giờ luôn là người ăn nhiều nhất nhà có khi còn nhiều hơn phần cơm của phụ mẫu cộng lại.
Thật cũng không thể nào giống nhau đến mức độ như vậy, há chẳng phải là duyên trời định hay sao? Nhưng đây là thể loại gì, hai con người, phải nói là hai vị công tử lúc ăn thì miệng không thể ngớt nổi, thích thì thích thật nhưng giáo đạo vẫn là giáo đạo, trò vẫn là trò, đặc biệt là oan gia mãi cũng chỉ là oan gia mà thôi. Biết đâu một trong hai lại mang cái bản tính khác người, như lần trước thái tử suýt nữa thì mặt chạm mặt với Bá Nhi, gặp cảnh ấy thì ai đời người ta nghĩ cặp đôi này không có vấn đề, tất nhiên là tưởng tượng ra cảnh loạn giới rồi. Nay ghét nhau mà vui vẻ ngồi ăn cùng, quả là hiếm. Sau khi gọi món, thái tử còn nói nhỏ vào tai tiểu nhị đứng bên cạnh đang chờ vào mang thức ăn ra.
- Ngài nói gì với họ vậy? – Bá Nhi thắc mắc hỏi.
- Không có gì.
Biết thái tử sẽ không trả lời nên Bá Nhi im lặng. Một lúc sau thấy tiểu nhị mang ra hai tô lớn mì cay như đã gọi, lại thấy tô của thái tử đặc sắc hơn, Bá Nhi không khỏi lấy làm lạ:
- Tiểu nhị, sao bát của ta lại không giống bát của vị công tử kia?
- Vị kia vừa muốn cho thêm chút ớt cay nên mì có phần đậm màu hơn. – Tiểu nhị trả lời.
- Thì ra lúc nãy ngài ghé vào tai người ta chỉ để nói cho thêm ớt thôi sao? – Vương giáo đạo bớt phần tò mò, như hiểu ra quay sang nhìn thái tử, người đang ăn ngon lành.
Trong bụng Bá Nhi lúc này bắt đầu réo lên, quả là sau một buổi dạo chợ, người đã quá mệt mỏi và tất nhiên kèm theo đói. Nhìn tô mì không kìm nổi nước bọt nuốt ừng ực, Bá Nhi cầm ngay chiếc thìa húp miếng nước, đang định thốt lên: “ Quả là sơn hào hải vị cũng không bằng” như thường lệ thì tưởng chừng như nước mắt nước mũi trào ra đến nơi, cố nhịn đến cơ mặt co hết lại, biết ngay là mưu kế của Trần Khang nhưng cũng chỉ dám nghĩ trong lòng: “Thế đúng là thái tử quá tàn nhẫn rồi, trời đánh còn tránh miếng ăn cơ mà, đến một tô mì mà ngài cũng không tha cho hạ thần.” Thôi thì phận làm kẻ hèn mọn đành phải nhún nhường bề trên.
- Trông ngươi có vẻ không hài lòng. – Trần Khang vẻ mặt ngây thơ hỏi người đối diện.
- Thật cũng hơi chua nhưng không sao, vẫn còn ăn được. – Vương Bá Nhi nuốt nước bọt chua chát trong miệng mình nhiều lần rồi trả lời thái tử.
Giá như hôm nay Vương giáo đạo không đi cùng học trò của mình thì không đến nỗi phải khổ sở chịu đựng như bây giờ. Nhìn ngoài đường kia ai cũng vui vẻ miệng tươi cười không ngớt, thế mà trong tửu điếm này lại có người khó chịu mặt nhăn mày nhở cũng không được.
- Tự nhiên hôm nay thần cảm thấy hơi đầy bụng, ăn không nổi. – Bá Nhi ngậm ngùi nói.
- Sao, ngươi không khoẻ thì nên nói sớm để đỡ tốn tiền mua tô mì to như vậy chứ.
- Giờ thần mới cảm thấy khó chịu.
- Hay là ngươi khinh thường ta, không muốn ngồi ăn cùng ta?
- Không, là do thần hôm nay bụng không được tốt.
- Ngươi coi thường ta thì nói hẳn ra. Chứ ngươi vừa nói còn ăn gấp đôi phần phụ mẫu, cớ sao mà yếu bụng được. Ăn đi, lâu lâu mới được ngồi ăn với ta.
Bá Nhi chẳng biết phải nói gì thêm nữa, ai thấu được sự cay nghiệt trong lời nói của thái tử Khang, biết người chẳng có ý gì... tốt đẹp nhưng không ngờ người lại cho Bá Nhi lọt vào cảnh thê thảm như bây giờ, hỏi ai đã thử ăn món mì cay mà chua đắng hết phần, bảo sao mà tô của thái tử đậm màu hơn, là vì tô của Bá Nhi không có ớt.
- Chắc sau đợt này vị giác mình tê liệt. – Vương Bá Nhi lẩm bẩm.
Thái tử nghe không rõ câu liền mở to mắt hỏi lại:
- Ngươi vừa nói gì?
- Thần nói sẽ cố gắng ăn hết phần này.
- Ăn nhiều mới tốt cho sức khoẻ. – Trần Khang vừa nói vừa cười xong lại cắm cúi ăn tiếp.
Cuối cùng thời gian tra tấn cũng trôi qua mặc dù rất chậm chạp nhưng Bá Nhi vẫn cảm nhận được sự hạnh phúc sau khi thoát khỏi tô mì thần thánh ấy.
- Chúng ta về cung thôi. – Bá Nhi nói với thái tử.
- Ta vẫn muốn chơi tiếp.
- Thế là đủ rồi ngài. Hoàng thượng nói tối nay sẽ đến thăm.
- Thôi được rồi, chúng ta về.
Bước bộ về cung, chưa lúc nào công tử họ Vương lại thấy nhớ nhà như lúc này, dẫu sao ngài cũng chỉ là một tiểu nhóc 14 tuổi, cảm giác nhớ bữa cơm gia đình, nhớ chiếc giường thân thương của mình sao nó tha thiết, da diết đến thế. Thái tử thì lúc nào cũng luyến tiếc cuộc sống bên ngoài, chỉ muốn đời đời được vui chơi không phải về cung học lễ giáo. Nói đến lễ giáo, ngày đầu tiên Vương giáo đạo phải dạy cho học trò của mình đã trôi qua nhanh chóng bằng những trò lố lăng, còn đâu tâm trạng mà dạy tiếp.
- Ngươi là giáo đạo của ta mà ta chẳng thấy ngươi dạy ta gì cả.
- Thần áp dụng bài học của mình vào mọi tình huống trong cuộc sống, thế thái tử sẽ dễ tiếp thu hơn.
- Ngươi còn nói sẽ có quy tắc.
- Vâng, nhưng giờ cũng muộn rồi, thái tử nên nghỉ sớm.
- Đúng, ta nên nghỉ sớm, ngày mai còn rất nhiều việc phải làm.
Sáng dậy chẳng hiểu sao mọi người đã tất bật chuẩn bị mọi thứ để phục vụ yến tiệc, Bá Nhi cảm thấy bất ngờ trước những lễ vật mà các cung nữ mang tới cho thái tử, quả là quá cao sang, đến vật nhỏ bé nhất trong đó cũng là thứ mà Vương Bá Nhi có mơ cũng chẳng dám. Tiểu giáo đạo lay tay của một người cung nữ xinh đẹp hỏi:
- Tỉ tỉ, hôm nay có chuyện gì vậy?
- Ngài không biết sao, ngày mai là sinh thần của thái tử, chúng tôi phải chuẩn bị tất cả thật chu đáo để không làm thái tử mất hứng.
Nghe xong, Bá Nhi nhíu mày tự nghĩ về kí ức xa xôi, khi còn là một đứa trẻ chẳng hiểu biết gì, lúc bấy giờ, gia đình họ Vương còn ở dưới quê, thiếu thốn mọi thứ, sinh thần của một đứa trẻ không được coi là dịp quan trọng nhưng thân mẫu dù nghèo vẫn cố gắng sắm sửa cho đứa con bé bỏng của mình một ngày thật vui vẻ hạnh phúc, nghĩ đến đây chợt nhớ mẫu thân, người chắc nhiều đêm không ngủ vì lo con bên ngoài khó nhọc, thương thay cho phụ thân ngày ngày lo việc trong triều, chẳng mấy khi được thời gian thanh thản bên gia đình, giờ không lo ăn lo mặc nhưng cũng không thể vui vẻ được như xưa.
- Tại sao Vương giáo đạo lại có vẻ thẫn thờ như vậy?
- Thần chợt nhớ về thuở còn ở xứ nghèo, cuộc sống đâu có được sung sướng như thái tử bây giờ.
- Ngươi cũng chỉ mới có 14 tuổi, còn trẻ người non dạ, làm sao mà biết được cuộc sống của ta có vui sướng hay không?
- Thần đâu cần phải biết về điều đó, chỉ cần thấy bây giờ tiệc rượu linh đình sắp được mở là rõ hết cả rồi.
- Mai là sinh thần của ta.
- Biết bao người còn chẳng có lấy một ngày gọi là sinh thần, dân lầm than đói khổ mà nhìn vào yến tiệc của thái tử, dù chỉ mơ được bằng một phần cực nhỏ nhưng cả đời cố gắng cũng chẳng thể nào thành hiện thực. Theo thần ngài đừng nên sa hoa lãng phí quá.
Thái tử dừng lại một lúc, sau cũng nhìn Bá Nhi mà nói:
- Ngươi nói đúng, nếu là một vị thái tử cần phải biết lo cho dân, lấy việc nước làm trọng, có lẽ ta đã quá lãng phí. – Nói xong, ngài quay ra chỉ thị cho cung nữ thu dọn chỉ để cho yến tiệc trở thành đơn giản mà không mất đi hương vị của sự ấm cúng hạnh phúc.
Nghe câu nói câu Trần Khang, Vương Bá Nhi chợt nghĩ: “Thái tử hôm nay thật lạ, không giống như hôm qua, lại biết nghĩ cho vận mệnh của đất nước, biết nghĩ cho dân chúng đang lầm than.” Thôi cũng mở miệng khen học trò mình một câu:
- Thái tử làm thế là rất phải.
Một lúc sau thì Thiên Thi công chúa tới chúc mừng sớm, thấy thái tử đang nói chuyện với vị giáo đạo thiếu niên của mình cũng vui vẻ xen vào:
- Đây chẳng phải là giáo đạo của thái tử hay sao?
- Thần xin tiếp kiến công chúa.
- Hoàng tỉ đến đây sớm vậy? Chẳng hay muốn chúc mừng ta?
- Ta tới đây chúc sinh thần thái tử sớm, nhân thể dâng tặng ngài hai viên ngọc minh châu quý hiếm này.
- Lần trước hoàng tỷ vắng mặt trong sinh thần của ta, lần này cũng vậy, chẳng phải là coi ta không ra gì hay sao? – Thái tử bắt đầu giận dữ, tay hất đổ món quà đang dâng trên tay người cung nữ.
- Thái tử, người làm gì vậy? Công chúa đâu có nói mai sẽ không đến? – Vương Bá Nhi giật mình trước hành động của thái tử.
- Đến hôm nay chẳng phải là mai sẽ không đến nữa hay sao? – Thái tử không thềm liếc nhìn Bá Nhi, trả lời luôn.
- Thái tử, ta xin lỗi. Nhất định ngày mai ta sẽ tới. – Công chúa nhẹ nhàng đáp lời.
- Không cần. Tỷ đi về đi.
Thấy thái độ của thái tử vẫn chưa thể nào nguôi giận, Thiên Thi công chúa đành giã từ quay lưng bước về phủ mình. Vương Bá Nhi dõi theo, tai nghe loáng thoáng tiếng cung nữ bên cạnh công chúa nói:
- Công chúa, năm ngoái người bị nhiễm phong hàn, không ra khỏi giường được, thái tử không những không đến thăm mà còn trách cứ người, thật không công bằng chút nào. Nay tại sao người không nói mà phải nhường nhịn?
- Trần Khang đệ là thái tử, rất nhiều việc bận, làm gì có thời gian đến thăm ta, với lại chúng ta là phận nữ nhi, nên im lặng thì tốt hơn.
Chương 3 << >> Chương 5