Thông tin sách:
Tên sách: Vương Phi Thần Trộm.
Tác giả: An Dĩ Mạch.
Công ty xuất bản|NXB: Sách Việt|Văn Học.
Khổ: 16x24 cm, 560 trang.
Giá bìa: 140.000 đồng.
Tên sách: Vương Phi Thần Trộm.
Tác giả: An Dĩ Mạch.
Công ty xuất bản|NXB: Sách Việt|Văn Học.
Khổ: 16x24 cm, 560 trang.
Giá bìa: 140.000 đồng.
Nói thực là truyện đập tan phác hoạ ban đầu của mình về nội dung. Mình cứ tưởng truyện thuộc thể loại cưới trước yêu sau, quậy phá tưng bừng cơ. Hóa ra thuộc cung đấu.
Đọc truyện thì cũng được, kết thúc cũng HE, cơ mà truyện không thỏa mãn được mình. Vì tình tiết hơi bị rời rạc.
Đầu tiên là gương Âm Dương, cả quyển xuất hiện có 3 lần. Về cuối biệt tăm. Nếu như cho nữ chính học được cách điều khiển gương thì đây có lẽ là đồ vật gắn liền với diễn biến truyện rồi. Tác giả khai thác quá ít về chi tiết này.
Thứ hai là địa cung dưới lòng Thành Trường An. Tại sao một nơi hay ho như vậy chỉ xuất hiện 3 lần và về cuối cũng biệt tăm hả? Sao An Dĩ Mạch không tưởng tượng phong phú hơn, như là bao vây, tập kích tại địa cung, làm cho Tinh Thích thất thủ tại chính địa bàn của hắn có phải vui không.
Thứ ba là Tuyết Thần, dù sao cũng ở bên cạnh Nha đầu một năm, kể cả không yêu cũng phải còn tình huynh muội chứ, chưa kể ơn cứu mạng, tại sao không thấy mối quan hệ gì giữa hai người này? An Dĩ Mạch xây dựng vòng liên kết chưa đủ sâu sắc.
Thứ tư là Tô Dung, mẹ của Diệu. Có hai điểm không hợp lý, điểm thứ nhất, bà yêu Thừa Tướng nhưng về cuối, ông ta bị tống vào ngục, bà thì hàng ngày chơi cờ đấu khẩu với Nam Cung Hạo. Đùa à, quá mâu thuẫn rồi. Điểm thứ hai là đất diễn cho bà quá ít, bà từng hãm hại mẹ của Diệp, suýt nữa giết chết Ngọc Phiến Nhi, sao về cuối tự nhiên hiền lành dữ, bỏ người yêu (Thừa Tướng) và con trai từ bỏ ngôi vị cũng không thấy phản ứng.
Thứ năm, là về phía nước chư hầu Nam Chiếu. Trong thời gian 6 tháng Tinh Thích lên làm Nhiếp Chính Vương của Đại Kỳ, tại sao Nam Chiếu không có phản ứng? Nếu chỉ vì Nguyệt Minh Châu thì tác giả quá ngây thơ rồi. Dù gì thì đây là vấn đề lãnh thổ cơ mà, hơn nữa Nam Chiếu tốn nhiều công sức đầu tư cho Tinh Thích như vậy, tui không tin là chỉ vì Công chúa Truy Nguyệt và Nguyệt Minh châu.
Thứ sáu, diễn biến tình tiết hơi bị lung tung xoè. Này nhé, Ngọc gia bị bắt lại, không rõ số phận. Nam Cung Diệu từ thê, Hoàng Phủ tướng quân xót con gái dẫn quân làm loạn? Đùa, ông ta mặc dù cầm đại binh nhưng cũng phải biết thời thế. Dù có làm loạn vì con gái nhưng ông ta vẫn là phía vô lý, thân làm thần, dẫn quân làm phản. Muốn thắng hơi bị khó. Mà cả nhà Hoàng Phủ, đều không rõ kết cục. Đây là sơ sót của An Dĩ Mạch hay là chủ ý muốn phát triển trí tưởng tượng của độc giả của chị Mạch?
Thứ bảy là bố cục. Nói thật chứ mình thấy đoạn Nam Cung Diệu lấy Hoàng Phủ Tuyết Nhi rồi ả có bầu cứ hư cấu thế nào ấy.
Rồi Ngọc Phiến Nhi cứ nhất quyết ở lại Trường An? Đấy là tự ngược chứ yêu đương cái khỉ gì, thân làm thần trộm chẳng nhẽ chị không thể nửa đêm đột nhập, nói xong lời cần nói rồi biến đi ngao du như dự định ban đầu à? Cảm tưởng chị Mạch nhét đoạn ngược tâm ngược thân này vào nhằm tăng phần bi cho truyện, mặc dù là không phù hợp.
Tóm lại là truyện này tình tiết lung tung, vòng quan hệ chưa chặt chẽ, tâm lý nhân vật chưa đủ sâu sắc.
Chắc là An Dĩ Mạch viết chủ đề cổ đại quá non tay.
Cơ mà, ta vẫn nói, cuốn này đọc cũng được. Địa cung là một chi tiết đáng khen mỗi tội chẳng được khai thác triệt để gì cả.
Nhiều người cứ nói đọc truyện hoang mang vì không biết chị Phiến chọn ai. Còn mình dám chắc ngay từ đầu chị Mạch đã định cặp Diệu - Phiến rồi. Ngọc Phiến Nhi ở bên cạnh Diệp vẫn thường nhớ tới Diệu mà đau lòng, trong khi nếu ở cạnh anh Diệu mà thấy đau lòng vì anh Diệp thì chỉ có thể là anh Diệp gặp chuyện.
Hờ hờ. Xem ra dạo này xem nhiều truyện cung đấu rắc rối quá, đọc truyện đơn giản không chịu được.
Tháng 6 năm 2014
[Phương Hoàng]
[Phương Hoàng]
Chỉnh sửa lần cuối: