Xuyên qua ngàn năm - Cập nhật - MNĐ

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Tên truyện: XUYÊN QUA NGÀN NĂM
Tác giả: MNĐ
Tình trạng sáng tác: Đang viết
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 3 tuần/chương
Thể loại: Xuyên không
Độ dài: Ước lượng khoảng trên 100.000 từ.
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Giới thiệu:
Là một người hiện đại, chỉ vì một lần đi du lịch biển không được thời tiết ưu ái mà cô bị xuyên qua thời không khác. Xuyên thì xuyên đi, nhưng duyên cớ gì đứa con trai cô sinh ra cũng xuyên.
Ừ thì, cuộc sống mà! Chuyện gì cũng có thể xảy ra, tạm chấp nhận được. Nhưng ít nhất, cũng đừng hành hạ tinh thần cô quá! Tổn thương trầm trọng khi biết thêm, là con trai cô xuyên khi tuổi đời già hơn cô, giỏi hơn cô, CEO một tập đoàn đa quốc gia.
Đứa con này rất hay chống đối, thường chê bai và dạy lại bà mẹ trẻ là cô đây, khiến cô đau răng mỗi ngày. Và thế là cuộc chiến mẹ con tưng bừng khói lửa.
Mục lục:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Chương 1: Ngọc Mai

"Baba ơi! Xong chưa, Baba?"

"Rồi, rồi, xong rồi con gái."

Khuôn mặt cô gái trên dưới hai mươi tuổi, đội nón kết trắng che đi đôi mắt to đang hấp hái sáng ngời ngời sức sống thanh xuân, cô không ngừng đưa tay đập thùm thụp phòng Baba. Trên người cô bận quần jen áo thun đơn giản, giày bata, nhưng cách phối màu và gu ăn mặc xắn lai áo, lai quần, đúng chuẩn teen ngầu nhìn hồi lâu sẽ lóe hết mắt, như đồng bọn trên mạng hay trêu cô.

Cô đang sở hữa kênh YouTube triệu view rất nổi tiếng, nói về các món ăn và cách dưỡng sinh nơi cô đang sống. Tuy không sở hữu nhan sắc được xem là đẹp xuất sắc, nhưng nhìn chung khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn, khi cười hiện hai má lúm đồng tiền với nước da trắng ngần đủ dễ thương. Lâu lâu cũng bắt trend diện nhiều bộ cánh đậm cá tính, và biết phối hợp với nhiều phong cách tươi trẻ trong các clip để kéo thêm view.

Về thân thế của cô chỉ gói gọn trong hai chữ đó là mù tịt. Cô là cô nhi, từ lúc một tuổi đã bị bỏ trước cửa chùa Vạn Phước, chùa trước đây chỉ là tịnh xá nghèo gồm một sư và vài ba chú tiểu nhỏ được sư nhặt về trên đường chu du từ miền núi đến đồng bằng xuống miền Tây, và dừng lại nơi vùng biển miền Tây nghèo này dựng tịnh xá.

Nghe nói trước đây sư ở ngôi chùa thuộc thành phố lớn, tốt nghiệp loại giỏi một trường Phật học nổi tiếng, và học thêm văn bằng ngành y học cổ truyền nhưng không ở lại đó mà tự thấy bản thân không hợp muốn giúp đời nên chu du khắp nơi.

Cuối cùng cái duyên đưa sư đến đây gom hết số tiền còn lại dựng tịnh xá bằng chòi lá, tượng thờ được làm bằng đất nung, giúp đỡ dân làng khám bệnh, cho toa thuốc để họ ra các tiệm thuốc đông y bốc thuốc.

Dân làng xung quanh mến đạo, luôn đóng góp lương thực cúng dường. Trải qua bao năm tháng, tịnh xá sơ sài ban đầu ngày càng được nhiều người biết đến và cúng dường nhiều hơn. Cũng đã thay đổi qua hai, ba thế hệ sư khác nhau, với cốt lỗi ban đầu của sư tổ là cứu người và giúp đời, dù trôi qua bao thế hệ vẫn được lưu truyền không thay đổi.

Nhờ sự nổi tiếng cứu người giúp đời tiếng lành đồn xa, phật tử khắp nơi đóng góp cúng dường tam bảo xây dựng thành ngôi chùa khang trang hơn. Nhờ đó mà các bà mẹ đau khổ khắp mọi nơi với ngàn không trăm lẻ một lý do abcd, không ngần ngại vất bỏ các bé lại trước cổng chùa với cái tên đã nói lên sự bác ái đủ để nuôi sống và cho các đứa trẻ ăn học đến lớn.

Hay cũng sẽ có những gia đình thiếu thốn tình thương, muốn tìm kiếm niềm an ủi và mong muốn được chia sẻ, họ sẽ tìm đến chùa để nhận nuôi các bé bị vất bỏ ấy. Chung quy cuộc sống đều có quy luật bù trừ mà chúng ta không thể biết trước được.

Khi tre già thì măng mọc, từ lớp này đến lớp khác. Khi khôn lớn các đứa trẻ ấy có sự nghiệp đều quay lại tu bổ, sửa chữa và tài trợ cho các em nhỏ hơn. Người thì ở lại làm sư thầy, sư cô, người thì bôn ba với đời, nhưng dù ở đâu hay làm gì đều sẽ nhớ đến mái ấm đặc biệt này. Lâu dần ngôi chùa giống như mái ấm tình thương, nơi cưu mang các em nhỏ cơ nhỡ không nơi nương tựa cho đến tận bây giờ.

Cô cũng là một trong các đứa trẻ cơ nhỡ đó. Mặc dù không cha, mẹ nhưng nhờ tình thương của các sư nuôi lớn, và mai mắn được ông Ba trong lần tình cờ về vùng này cứu trợ, thấy cô xinh xắn, lanh lợi, nhớ rõ tên các vị thuốc đông y ông bèn xin nhận về thành phố nuôi.

Không biết phước đức của ông hay bà, dòng họ nội hay ngoại chưa từng gặp, tức nhiên là không tính đến ba mẹ bỏ cô. Nhờ phước đó, nên mới được gặp ông Ba quới nhơn thương tình nhận về nuôi.

Từ nhỏ cô khá nghịch ngợm, tính cách lém lỉnh thường xuyên bị các sư phạt, mỗi lần bị phạt vì cảm thấy cần an ủi là cô sẽ chạy đến tiệm thuốc đầu ngõ của chùa, đó là tiệm thuốc của bạn ông Ba, cũng là nơi ông Ba ở lại khi đến cứu trợ.

Ngoài học trong chùa với các sư, thì tiệm thuốc nhỏ này là nơi để cô luyện tay nghề và biết thêm nhiều các vị thuốc, cô thường lẽo đẽo theo sau ông chủ tiệm học lõm, đôi khi tiệm thuốc đông khách cô kiêm luôn người sai vặt.

Trong cuộc sống quay cuồng với những bận rộn lo toang. Đôi khi khiến con người cảm thấy quá sức, và rất cần những yêu và thương để hổ trợ hoặc san sẻ bù trừ cho nhau, cùng tiếp thêm năng lượng để lại xông pha vào xã hội. Những yêu và thương ấy tồn tại rất nhiều trong cuộc sống, có thể chờ ta ở đâu đó, tồn tại vô hình khiến chúng ta không thấy được trước mắt, cũng không biết như thế nào để có thể đi tìm những lúc cần. Nên thường chúng ta sẽ bỏ lỡ qua rất nhiều mà không hề hay biết, âu cũng cần cái gọi là duyên phận.

Nhiều khi không cần tìm, duyên phận cũng sẽ tự đưa đến cho ta gặp. Có khi chờ cả đời cũng không biết đến, cũng có khi mai mắn gặp được nhưng chúng ta không biết giữ lại để mất. Đã là người thì tình thương biết sao là đủ, vẫn muốn tham lam sự yêu thương, tìm kiếm hạnh phúc, dù có được bao nhiêu thì cũng thấy thiếu.

Quanh năm cô đơn, không biết một gậy sáng suốt bất ngờ nào gõ trúng, ông Ba nghĩ thôi thì không vợ, không con, không có ai yêu, ai thương, thì tự tìm, mắc gì phải sống cô độc. Nhìn thấy cô bé, biết cô có hoàn cảnh đáng thương, cũng cô độc như ông nên ông nhận nuôi đứa trẻ này. Trong chùa đứa nhỏ chỉ có pháp danh do chùa đặt, ông Ba làm lại giấy khai sinh theo họ của ông lấy tên cho đứa nhỏ là Ngọc Mai. Hai cha con thiếu thốn tình thương từ đó nương tựa lẫn nhau mà sống.

>> Chương 2
 
Chỉnh sửa lần cuối:

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Chương 2: Ông Ba

Thấm thoát hai cha con cũng nương tựa cùng nhau hơn mười năm. Ông Ba năm nay vừa tròn năm mươi cái xuân vàng, là chủ tiệm thuốc lớn nhất khu phố thuốc đông y. Có phòng khám mát tay nhất nhì khu phố. Ông Ba không vợ, không con, vì nghe đâu ông bị lường gạt tình cảm nhiều quá nên hận đời hận luôn các chị gái nên quyết chí ở vậy trả thù đời, trả thù các chị gái.

Khi còn nhỏ Ngọc Mai cứ nghĩ chắc do vì Baba nhận nuôi thêm cô nên vướng bận, cứ canh cánh buồn trong lòng vì không ai chịu lấy ông là do mình. Đến khi lớn hơn cô được biết là Baba của mình là do bị ế quá, lo được lo mất. Cũng tìm hiểu vài người, vắt trên vai vài mối tình chớm nở đâu được vài tuần. Nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu, vì ông luôn gặp được người không thương ông chỉ thương tiệm thuốc của ông nên ông thù đời không tìm nữa, ở vậy chờ thời đợi gặp được đúng người thương ông. Thời chờ hoài không đến, ông chờ đến tóc không mọc nổi cọng nào mà thời của ông vẫn bặt tăm.

Ông Ba nói là cửa lòng đã khép, tuyên bố ở vậy đến già. Ừa thì cũng già rồi mà. Thường mọi người nghe xong, cũng chỉ biết buồn cho ông ở trong lòng. Tuy đường tình duyên ông Ba lận đận nhưng lại được ông thần tài và ông tổ thương, tiệm thuốc và tiếng tăm càng ngày càng có tiếng, làm ăn rất khấm khá, nói hổng phải quở mọi người bệnh, nhưng được cái ông Ba khám và bốc thuốc mát tay lắm, không nuôi bệnh nuôi thuốc.

Từ bé đến lớn Ngọc Mai đều gọi ông Ba là Baba. Ngọc Mai đang là sinh viên năm ba Trường Đại học Y Dược. Ngoài thời gian học, cô phụ giúp Baba trông coi cửa hàng thuốc đông y. Mấy năm gần đây, hiện tượng YouTube nổi lên khá nhiều, Ngọc Mai cũng ấp ủ muốn phát triển kênh riêng về niềm đam mê, nghiên cứu các món ăn ngon kết hợp thuốc đông y để chữa bệnh. Gom hết số tiền ít ỏi được Baba trả phí phụ giúp trông coi tiệm, cộng thêm tiền lì xì để dành Ngọc Mai mua các thiết bị secondhand ở chợ Nhật Tảo thế là hành nghề. Ngọc Mai thành công xúi giục ông Ba và các bác, các chú ở trong phố đông y khi khám bệnh thì cho cô quay lại. Tuy Ngọc Mai là ma mới nhưng lại nổi lên như hiện tượng mạng. Nội dung vlog mô tả sinh động về các cách bắt mạch trị bệnh, hay các dược thiện nâng cao thể trạng, phòng bệnh kết hợp ăn uống người thật việc thật, thế là nổi tiếng rần rần.

Nếu ai đó hỏi Ngọc Mai, Baba cô là người thế nào? Thì xin thưa, theo cảm nhận của Ngọc Mai thì tính tình Baba rất khó định hình. Với tính cách hiếm có khó tìm này thì thôi khỏi bàn, bàn mãi không kết được. Vì lúc hiền, lúc dữ, lúc cộc lốc, lúc dễ thương, lúc tốt tính, lúc xấu tính thay đổi theo cơn gió ngược xuôi suốt dòng đời của cô. Nói chung không ổn định. Càng lớn tuổi càng trẻ con. Hờn ngày ba bữa, không hờn đủ không ăn cơm, nhưng được cái bản lĩnh thì không tồi, các món ăn Ngọc Mai úp (upload) trên mạng ngoài thụ giáo ở trường ra thì phần nhiều là từ Baba dạy cô. Clip nào của cô cũng có Baba thò một ngón tay vào. Không chỉnh thì sửa, không sửa thì ý kiến, không vừa ý ông là ông không cho úp, trốn làm một mình là thấy cái cảnh hờn.

Từ lúc nổi tiếng trên mạng, có tiền quảng cáo thế là Ngọc Mai chia ba phần. Phần bỏ hòm công đức cho chùa nuôi cô từ nhỏ, phần cho Baba, phần giữ làm vốn mua đạo cụ cho cô tác nghiệp. Baba không lấy thì ngại gì, mua thuốc quẳng vào tiệm thế là xong, xử sao thì kệ cô không quan tâm.

Vì là người năng động, nên quỹ thời gian của Ngọc Mai lúc nào cũng được sử dụng tối đa. Cứ một năm hai lần, Ngọc Mai sẽ cố gắng sắp xếp trong quỹ thời gian eo hẹp của mình, để được đi cứu trợ với Baba và các chú bác trong khu phố.

Mọi người cũng không nhớ nỗi, bắt nguồn từ lúc nào, và do ai là người đầu tiên đứng ra khởi xướng. Cứ định kỳ mỗi năm hai lần, khu phố thuốc đông y được các ông chủ tiệm thuốc, và phòng khám lớn nhỏ, sẽ góp tiền cùng nhau đứng ra tổ chức thuê xe đi về trong ngày, nơi xa hơn thì vài ngày, thậm chí đến hơn cả tuần, để về các thôn xóm nghèo khắp đất nước, bốc thuốc chữa bệnh miễn phí.

Tuy đây không phải là lần đầu tiên Ngọc Mai đi cứu trợ, nhưng lần nào cũng như lần đầu, hồi hộp cả đêm không ngủ cứ lân lân thao thức sửa soạn đồ đạc, đem ra bỏ vào, kiểm tới kiểm lui, xem đủ không?

Tuy cứu trợ khá vất vả, nhưng đối với người ưa thích du lịch và đang làm vlog như Ngọc Mai thì khoái chí khỏi nói. Vì lần nào cứu trợ xong, cô cũng sẽ có thêm một vài clip xịn sò. Thậm chí, nếu đi cứu trợ chuyến dài ngày, thì thế nào cũng sẽ có thêm một, hoặc hai ngày được đi tham quan đây đó trước khi về.

Thường thì có kèo đi nào ông Ba cũng kéo Ngọc Mai đi cùng, từ nhỏ đến lớn đều thế, dù là sinh viên đang đi học, quỹ thời gian không có nhiều ông Ba vẫn hú về đi chung, chuyến dài quá bận học không đi được mới hủy.

Bây giờ đang hè, đúng dịp Ngọc Mai được Baba kéo đi. Hôm nay là ngày xả hơi, sau khi đã cứu trợ xong ở các xóm nghèo vùng biển Kiên Giang. Mọi người đang tập hợp cùng nhau, để tham quan quần đảo Bà Lụa trước khi quay về lại thành phố Sài Gòn.

Đây là thời khắc Ngọc Mai mong mỏi nhất, hỏi sao mà cô không sốt ruột chứ! Đã hẹn lúc tám giờ là tập hợp lên tàu đi ra đảo, chơi tầm đến ba hoặc bốn giờ chiều thì sẽ quay lại, ngủ thêm một đêm sáng hôm sau về Sài Gòn.

Sau khi ăn sáng xong, ông Ba nổi chứng! Chê nón hôm nay hơi rộng đòi quay về phòng đổi nón khác, Ngọc Mai đã bôi kem chống nắng, đi nhà vệ sinh đủ các kiểu, nhờ nhà hàng nấu dùm nước châm trà để bình giữ nhiệt cho ông, một bình cà phê sữa đá cho bản thân xong tám kiếp. Mọi thứ sẵn sàng rồi mà ông Ba vẫn chưa xuất hiện.

Ngọc Mai cảm thấy Baba mình có bệnh, bệnh đã vào giai đoạn thời kì cuối, bệnh đó gọi là bệnh điệu, ông Ba từng hùng hồn tuyên bố là vì bởi đầu không còn cọng tóc nào nên càng phải điệu. Ai cũng có quyền điệu, thế tại sao không để ông được điệu? Điệu có nhiều cách điệu, bản thân ông chỉ thích điệu với các loại nón, đầu không nón không được, giống như nấu cơm thiếu gạo, uống trà thiếu nước.

Ngọc Mai thấy Baba mình nói có lý quá, xin chịu! Nhưng ngặt nỗi ông Ba có mỗi một cái đầu nhưng lại có hơn trăm cái nón, nón đội theo mùa, nón đội theo xì tai (style), nón đội theo trang phục, phải hợp từng phong cách, từng đôi giày.

Đôi khi ông Ba cảm thấy rất buồn bực! Vì sao không ai chịu "nâng cấp" trình độ thời trang của bản thân, để có thể cảm thụ cùng điệu với ông nhỉ? Ông thấy thật lạc lỏng và bơ vơ quá!

Trong phòng ngủ của ông Ba, có lắp hẳn một kệ nón cao từ trên tầng nhà thiết kế dài xuống đất. Mỗi sáng ngủ dậy, việc đầu tiên trong ngày của ông là đến giá để nón. Nghĩ đến việc hôm nay mình sẽ mặc bộ cánh gì, rồi sau đó ướm thử đủ nón, ngó đủ vốn, cố gắng chọn cái hợp nhất mới chịu đội. Mặc dù ông Ba đã khống chế, nhưng thời gian chọn lựa nón lại rất hên xui. Muốn nhanh hay chậm đôi khi còn tùy thuộc vào trạng thái có thấy ổn hay không khi phối với vài bộ đồ.

Vì đều này mà hầu như Ngọc Mai lúc nào cũng nói: "Baba là điệu nhất, Baba mà đứng thứ nhì thì sẽ không có ai đứng thứ nhất." Thật là tổn thương tâm hồn yếu đuối của ông mà.

Ngọc Mai réo từ sáng đến giờ lần thứ tư mà Baba cô cứ hô là "xong rồi" mà vẫn chưa thấy người đâu. Ngọc Mai thấy nóng cả người, cô buồn bực xoay người bỏ đi luôn một hơi ra trước cửa khách sạn.

Chương 1 << >> Chương 3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Chương 3: Quay về quá khứ

Ánh nắng rực rỡ đang chiếu rọi khắp mọi nơi ở miền biển Kiên Giang. Chưa tám giờ sáng, mà cái nắng đã nóng hầm hập chói lòa nhìn lóa cả mắt, nắng biển mùa hè nóng muốn bỏng da. Mọi người trong đoàn đang lần lượt di chuyển từ khách sạn ra xe, cùng tập hợp lại để chuẩn bị xuất phát ra bến tàu.

Ông Sáu chung đoàn đi ngang qua Ngọc Mai, bất chợt quay lại cười khà khà nói lớn: "Ngọc Mai! Baba con vẫn chưa ưng ý được cái nón nào à? Nói ổng ở lại từ từ chọn, chọn không được nữa thì đợi chiều nay mọi người quay lại chọn dùm cho."

Nói xong, ông cùng mọi người cười ha hả. Ông Sáu là đối thủ bạn hàng chuyên bán phá giá thuốc một mất một còn với ông Ba, việc hai ông luôn cà khịa qua lại với nhau xảy ra như cơm bữa. Nghe ngữ khí trêu chọc của ông Sáu, Ngọc Mai chỉ mỉm cười nhàn nhạt im lặng. Chứ cô mà lên tiếng là mất công ăn mệt, vì cô là nhỏ tuổi nhất trong đoàn toàn người già này, dù cô có muốn nói đỡ cho Baba cũng không tìm được lý do, vì ông Sáu nói quá đúng mà. Ngọc Mai thở dài, có một Baba cuồng nón không biết nên vui hay buồn đây. Vui vì có tặng quà sẽ không cần suy nghĩ mất công chọn lựa, còn buồn thì thật ba chấm.

Mang tâm trạng "hoài nghi" cuộc đời, Ngọc Mai lấy điện thoại trong túi quần ra gọi cho Baba, vừa bấm mở máy thì thấy ông cuối cùng cũng chịu xuất hiện với hai cái nón, một cái đang đội và một cái cầm trên tay. Đang hấp ta hấp tấp chạy lại cười hề hề nói với cô: "A! con gái cưng, thật ngại quá, chưa trễ giờ đâu nhỉ?"

Ngọc Mai: "..."

Ông Ba cảm thấy thật oan uổng hết sức, đem theo có mười cái nón, đã tuyển lựa kĩ càng rồi nhưng đến đây mới nhớ là ngồi tàu. Muốn seo phi (selfie) với con gái thì ít nhất phải hèm hèm từ ba đến bốn cái nón thay đổi cho ngầu, nhưng lại quên mất là ngồi tàu thì sẽ có gió. Đội không cẩn thận, gió thổi bay mất bảo bối biết bắt đền ai. Lựa mãi, lựa mãi, chỉ có hai cái là đủ điều kiện, nhưng lại không hợp với bộ đồ đang mặc. Cực chẳng đã phải thay đồ khác, thay xong lại phải thay giày khác cho theo xì tai, haizz! Không ai chịu hiểu cho ông.

Để xoa dịu con gái, ông Ba lại cười hề hề với Ngọc Mai thêm cái nữa, phải cố gắng làm lành chứ nếu không con gái rượu của ông mà mất hứng thì sẽ không có trà để uống. Ngoài nón ra ông Ba còn có thêm một đam mê nữa đó là uống trà, mà hiện tại gói trà duy nhất của ông trong chuyến đi này con gái ông đang giữ, chọc giận ai cũng được nhưng nhất định không được chọc người đang nắm giữ sở thích của mình nha.

Ngọc Mai trừng mắt hung dữ với ông một cái cho bỏ tức, rồi vội vàng theo mọi người leo lên xe. Vừa ngồi ổn định, sư An trưởng đoàn liền đứng dậy kiểm tra hô lớn: "Đủ rồi, đi thôi bác tài"

Sau bốn ngày cứu trợ, chạy đôn chạy đáo làm cu li cho đoàn, cuối cùng Ngọc Mai cũng được đền bù một ngày vui chơi ra trò. Dù có chơi quên trời đất, thì cô cũng không quên lôi máy quay phim ra tác nghiệp mấy cảnh quay vui vẻ, quay thêm mấy đoạn clip nhỏ về các món ăn ở trên đảo hôm nay. Và tất nhiên, là không thể quên cùng Baba seo phi với hai cái nón ông ưng ý nhất. Trước khi lên tàu để quay về lại khách sạn, hai cha con còn nấn ná ăn một bụng hải sản no căng.

Tàu vừa khởi hành được tầm hai mươi phút hơn thì trời bắt đầu nổi gió, trời đang nắng gắt ấy thế mà thình lình đen sậm, gió thổi vù vù bốn phía. Mới đầu là gió mạnh, chưa được bao lâu sóng bắt đầu đập vào thân tàu, khiến thân tàu càng lênh đênh nhọc nhằn. Bầu trời bằng mắt thường cũng có thể thấy được từng đám mây đang dần dần chuyển màu đen kịt, Ngọc Mai cảm thấy hối hận vì sao lúc nãy lại ăn quá no khiến bây giờ bụng cô muốn nôn hết cả ra.

Xung quanh đều là biển bao la, con tàu cứ ngã nghiêng theo từng đợt sóng. Nhìn thấy tất cả mọi người trên tàu bị lắc lư sắp rớt luôn xuống biển, dấu hiệu không ổn. Ông Ba cất hết nón vào ba lô đeo lại trên vai, rút lấy thắt lưng quần ra, cầm tay của ông và Ngọc Mai lại, rồi lấy dây nịt quấn lại thật nhiều vòng cho vừa với lỗ bấm rồi cài lại, vừa vội vàng làm ông vừa lên tiếng nhắc nhở: "Không ổn rồi, Ngọc Mai con không biết bơi, lát nữa có việc gì cũng phải theo sát Baba, nếu chẳng mai rơi xuống biển con nhớ nín thở được bao lâu thì ráng nín bấy lâu nghe chưa?"

Nói xong không đợi Ngọc Mai trả lời, ông kéo tay ngó nghiêng con gái, thấy cái balo to đùng phía sau của con thì vội nói: "Con bỏ bớt đồ trong balo ra cho nhẹ, nếu rớt xuống biển cũng không bảo quản được đâu lại nặng thêm."

Ngọc Mai chưng hửng! Vội giơ tay lên nói: "Nhưng tay con bị buộc lại rồi sau bỏ balo ra được đây Baba."

Ông vừa định bảo con gái quay lưng lại để ông lấy đồ ra, nhưng chưa kịp mở miệng thì "đùng" một tiếng sét giáng xuống sát ngay thân tàu. Từng đợt gió gào thét, chiếc thuyền chòng chành như muốn hất văng mọi thứ, thuyền sắp không chống đỡ nổi. Cơn mưa bất ngờ như trút, nhìn không thấy trước mắt, chiếc thuyền được sóng nâng lên cao rồi thình lình đổ ầm xuống, chiếc thuyền không chịu nổi vỡ tan tành quăng luôn tất cả mọi người xuống biển.

Hai cha con chới với không kịp định thần, mọi việc xảy đến quá nhanh, chỉ trong tích tắc bị hất lên rồi rơi tõm luôn xuống biển một cách mạnh bạo.

Ngọc Mai cảm thấy mai mắn là Baba của mình lo trước buộc chung tay với ông, chứ không thôi hai cha con chắc chắn người đằng đông người đằng tây. Ngọc Mai không biết bơi, vừa đụng nước là cơ thể theo bản năng hoảng loạn mất bình tĩnh, không còn nhớ gì đến lời Baba dặn là nín thở.

Ngọc Mai không ngừng giãy giụa, cô không nghe được gì ngoài âm thanh ù ù. Cô không còn phân biệt được phương hướng. Đầu óc không còn minh mẫn khi nước cứ tràn vào cơ thể, cảm giác đau xót xông qua mũi buốt lên não. Tim như ngừng đập, ngạt thở quá! Hình như có sức kéo ở cánh tay nhưng toàn bộ giác quan và phản xạ của cô đều phản chủ, tai ù đặc, ngực đau lợi hại. Trước khi mất đi ý thức Ngọc Mai loáng thoáng như thấy một đốm sáng lập lòe chớp chớp ngay trước mắt, cô cố hết sức muốn nhìn rõ hơn nhưng lực bất tòng tâm.

Khi sự bất lực bủa vây và chờ đợi cái chết đang từ từ tiến đến, Ngọc Mai rất muốn chửi cuộc đời, tại sao chứ? Cha không thương, mẹ không yêu, tưởng được ông trời đền bù cho Baba đến cứu vớt đời cô, nhưng có lẻ cô quá hạnh phúc nên trái với lẻ thường khi mệnh số được sinh ra là phải bị đày đọa. Ông trời ngại cô quá hạnh phúc nên muốn dìm chết cô mà, chúc mừng ngài đã được như ý nguyện! Sống mới được hai mươi năm, còn nhiều thứ cô còn chưa được trải nghiệm, bị kết thúc bằng cái chết thật không cam tâm, thật sự là không cam tâm. Điều cô bận tâm nhất vẫn là Baba, tâm hồn mong manh dễ vỡ ấy sẽ chịu nổi sao? Và cái kênh triệu view vừa mới đổi mật khẩu mà chưa kịp báo cho Baba...

Khi ông Ba đang cố gắng những tàn hơi cuối cùng để ngoi lên mặt biển, thì bất thình lình có một luồng nước xoáy, hút mạnh hai cha con cuốn vào cơn lốc đang được vòng sáng rực rỡ bao phủ xung quanh. Cơn lốc quá sức con người có thể chịu được, ông Ba hoàn toàn mất luôn nhận thức.

Chương 2 << >> Chương 4
 
Chỉnh sửa lần cuối:

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Chương 4: Thoát chết

Không biết trải qua bao lâu khi ông Ba dần tỉnh lại, đầu óc căng cứng kêu ong ong từ từ được thả lỏng. Phóng tầm mắt, ông nhìn thấy biển xanh ngắt, phối với bầu trời xanh thẳm điểm xuyết nhiều đám mây trắng trước mắt, có một loại xúc động không nói nên lời. Tuyệt đẹp! Chưa bao giờ trong đời ông cảm thụ được một phong cảnh nào đẹp xao xuyến tâm hồn như thế. Kiên Giang có vùng biển còn giữ nguyên vẻ hoang sơ đẹp như thế này sao? Ông chưa từng nghe nói đến, chắc hẳn là chưa được ai khám phá. Ông Ba nghĩ: phải tranh thủ chụp thật nhiều tấm hình để đem về khoe với mọi người.

Cựa quậy thân thể, ông đang nằm trên bãi cát được bao quanh là ghềnh đá nhấp nhô. Ông Ba nhíu nhíu mày, hình như ông quên mất điều gì? Đúng rồi! là con gái, ông vậy mà lại quên mất luôn con gái rượu của mình. Giựt giựt tay trái cảm thấy nặng, ông quay đầu nhìn thấy con gái đang nằm kế bên. Ông Ba thở ra một hơi, cảm thấy thật mai mắn, tự cho bản thân hai trăm điểm thông minh, khi chợt nảy ra sáng kiến cột chung tay với con gái. Tuy đây chỉ là con gái nuôi, nhưng ở chung với con bé cũng hơn mười năm, ông xem con bé như con gái ruột, bình thường quen có con gái bầu bạn nếu con bé có mệnh hệ gì ông biết sống sao đây.

“Ngọc Mai, Ngọc Mai…” Ông Ba vừa gọi, vừa lấy tay lay chuyển thân thể Ngọc Mai, không phản ứng. Ông lại lấy tay vỗ vỗ mạnh hơn xuống má con gái, cũng không xi nhê gì. Ông Ba đã làm sơ cấp cứu, nước cũng nôn ra và cũng đã kiểm tra quần áo không thấy vết máu hay tét rách gì. Chỉ có cánh tay sau khi bỏ dây nịt ra, một vết lằn bầm đen trên cánh tay trắng nõn, đã vậy còn bị sưng to như đoàn bánh tét, ông đau lòng sắp hỏng mất. Kiểm tra lại mạch đập một lần nữa vẫn ổn, nhưng sau gọi mãi mà con bé vẫn chưa chịu tỉnh. Ông bậm môi, quyết định ra chiêu mạnh bạo hơn, ông lấy hai ngón tay kéo mạnh tóc mai con gái. Nhìn thấy mí mắt con gái giật giật, ông thở phào nhẹ nhõm.

Cảm giác toàn thân Ngọc Mai chỉ có một chữ: Đau…

Trong lúc mơ mơ màng màng, Ngọc Mai nghe như có tiếng Baba mình đang kêu, cảm giác thật hơn khi có ai đó vỗ má mình. Ý thức chưa kịp tụ lại thì một cơn đau rát quá sức chịu đựng, không còn hơi để hét, Ngọc Mai cố hết sức nhấc mí mắt lên, ánh sáng chói lòa lòa đau cả mắt. Thình lình xuất hiện một khuôn mặt đang giúp cô che bớt đi ánh sáng, Ngọc Mai híp híp mắt nhìn khuôn mặt tròn vo vượt qua chuẩn qui định của cái gọi là góc cạnh, nọng mắt đã xệ, không còn cái gọi là đôi mắt đào hoa, đuôi mắt hẹp dài bị sụp mất luôn cả mí mắt. Đây đích thị là khuôn mặt của Baba không sai được. Ngọc Mai chớp mắt, rồi lại chớp mắt, sau khi ho sù sụ cô cất giọng khàn khàn hỏi “Con chết rồi hay chưa vậy Baba?”

Ông Ba mừng rỡ lên tiếng: “Chưa sống đủ mà chết gì, ngồi dậy nào. Con thấy trong người sao rồi?”

“Toàn thân đều đau” vừa nói Ngọc Mai vừa nhích nhích thân người để ngồi dậy.

“Do cả người con vùng vẫy quá sức đó mà, con tạm thời sẽ thấy khó chịu. Nghỉ ngơi tốt sẽ không sao nữa, uống miếng trà nóng cho ấm người.” Ông đưa tay đỡ con gái dậy dựa vào vách đá, đưa bình giữ nhiệt còn tí xíu nước trà còn lại. Thường ngày nhìn thấy cô tung tăng bay nhảy, ít khi đau bệnh. Giờ thấy bộ dạng ốm yếu này ông đau lòng hết sức.

Ngồi nghỉ ngơi cả buổi, cơ thể cũng bớt đau nhức, cựa quậy chân tay Ngọc Mai đứng dậy dạng tay dạng chân hoạt động thân thể. Trời nắng gắt nhưng Ngọc Mai cảm thấy thật dễ chịu, gió thổi nhè nhẹ quần áo hầu như khô hẳn.

Nhìn con gái mới ỉu xìu đó giờ đã lấy lại được tinh thần, đang lượn qua lượn lại múa tay múa chân tập thể dục trước mặt, ông cực kỳ cao hứng. Ông quơ tay một vòng xung quanh nói với con gái: “Ba chưa từng thấy bãi biển nào đẹp như thế này, con xem!”

Dừng lại động tác, uống thêm ngụm nước như được chết đi sống lại, Ngọc Mai nhìn theo cánh tay của ông. Phía trước mặt là biển xanh ngắt không thấy điểm cuối, phía sau là từng bãi cát dài thoai thoải, từ bãi cát đi vào đất liền là cánh rừng xanh hút tầm mắt, xa thiệt xa là núi cao chót vót trùng trùng điệp điệp bao quanh. Cảnh đẹp tuyệt vời! ngắm đã Ngọc Mai thắc mắc: “Mọi người đâu Baba?”

“Không có một ai ngoài hai cha con chúng ta.” Vừa nói ông vừa đưa tay lấy nón trong balo ra đội lên đầu, nghĩ nghĩ cảm thấy không vừa ý ông lấy cái còn lại ra đội lên, nhét vội cái đang cầm trong tay vô balo kéo cái rẹt như chứng tỏ đã quyết tâm không thay đổi nữa. Ngọc Mai nhìn suýt bật cười, cái bệnh này thiệt cạn lời. Sửa soạn đâu đó xong xuôi, ông lên tiếng hối thúc: “Chúng ta ra khỏi đây, tìm hiểu xung quanh nào.”

“Chờ con một chút, xong ngay đây.” Bệnh nghề nghiệp, Ngọc Mai lấy máy ảnh trong túi chống ướt ra, chụp vài tấm ảnh bộ dạng thảm hại của hai cha con, để sau này đăng Facebook cho đám anh em thương cảm. Ông Ba lúc đầu còn hối thúc, đến lúc Ngọc Mai lấy máy ảnh ra ông lại là người chụp nhiều nhất.

Khi cất máy ảnh vào cô tiện tay lấy cái điện thoại ra nhìn nhìn, điện thoại đã 23 giờ cô cảm thấy lạ bật thốt: “Ban ngày nắng thế này sao điện thoại lại là 23 giờ nhỉ, lạ quá đi?” Ngọc Mai nhìn cột sóng điện thoại không có, tính hiệu gì cũng điều không có. Mạng quá kém! cô nhét trở vô bịch.

Ông Ba nhìn đồng hồ trên tay, đồng hồ đứng im. Ông lấy tay lắc lắc, rồi lại lắc lắc, đồng hồ nhích theo nhịp sống lại, nhưng nếu ông nhớ không lầm đây là thời gian ông xem lần cuối trước khi bị rơi xuống biển. Ông hoang mang nhìn con gái, thấy vậy Ngọc Mai hỏi thẳng: “Baba phát hiện gì lạ à?”

“Đồng hồ của Baba là thời gian khi chúng ta rơi xuống biển, điện thoại của con là thời gian múi giờ Việt Nam, có thể chúng ta bị sóng đánh trôi dạt đến nước nào khác nên bị lệch múi giờ.”


Ngọc Mai nhìn đồng hồ của Baba đang thể hiện 16 giờ 20 phút. Điện thoại của cô là 23 giờ. Theo lẽ thường thì giờ này trời phải tối khuya lơ khuya lắc, nhưng nhìn xung quanh nắng đang rực rỡ, nếu như lời phỏng đoán của Baba là đúng thì xem như cô được đi du lịch nước ngoài nha, chỉ là không biết bây giờ ở đây đang là mấy giờ? Nhưng nắng như vầy sao cô cảm thấy không rát hay nóng da gì cả. Muốn giải đáp thắc mắc thì cũng chỉ còn cách đi tìm. Mang tâm trạng hưng phấn, cô khoát tay Baba kéo ông đi, vừa đi vừa nói: “Chúng ta đi tìm hiểu thôi Baba.”

Chương 3 << >> Chương 5
 
Chỉnh sửa lần cuối:

maynhietdoi

Gà con
Tham gia
18/8/20
Bài viết
8
Gạo
0,0
Chương 5: Hải cảng nước Tây

Hai người đi ra khỏi khu ghềnh đá, bước thẳng đi về hướng khu đất liền. Nhưng không đi vào cánh rừng, mà chỉ đi dọc theo bờ biển. Cơ thể Ngọc Mai vẫn chưa khỏe hẳn, đi chút lại ngừng rồi lại đi. Nhưng cứ đi, đi, và đi không mục đích thế này bao nhiêu hứng thú của Ngọc Mai cũng dần phai.

Ngọc Mai cảm thấy quá nản! Đi mõi cả chân, muốn hết cả hơi, mà vẫn chưa thấy một mái nhà hay một sinh vật sống nào. Cô dừng lại, khom người chống hai tay lên đầu gối thở hổn hển, nhìn Baba đi phăm phăm phía trước thật ghen tị. Ngọc Mai lên tiếng thều thào: “Baba à, chúng ta đi đúng hướng không vậy a?”

Ông Ba với thân hình phóp pháp đang đổ mồ hôi nhễ nhãi, nhưng hơi thở không loạn, vẫn khỏe re lên tiếng: “Đi dọc theo bãi biển tốt hơn đi vào rừng cây. Cứ đi về phía trước đã, Baba có niềm tin là sắp tới nơi rồi.”

Gì cơ? Ngọc Mai bị dọa rồi: Baba đi nãy giờ bằng niềm tin á trời? Xốc lại tinh thần, Ngọc Mai mím môi thở cái khì, biết nói gì đây, đành đi tiếp.

Hai cha con vừa ôm cua vòng qua dãy hàng cây Bão táp* cao hơn ba mét, mọc rậm rạp cắt ngang. Nhìn về phía trước hai người cùng há hốc mồm vì kinh ngạc. Xa xa trước mắt có rất nhiều thuyền lớn nhỏ, từng nhóm người đông đúc đang di chuyển, hoặc túm tụm lại làm gì đó rất náo nhiệt. Hai cha con như được bơm thêm thuốc tăng lực, ba bước thành hai đi phăm phăm về phía trước.

Gần đến khu vực mọi người đang tụ tập, hai cha con có thể thấy rõ hơn công việc mọi người đang làm là chuyển cá từ tàu xuống. Người bưng, người chuyền, người xếp vào từng thúng lớn. Ngọc Mai thấy có cái gì đó không đúng lắm, tất cả mọi người ở đây điều bận cùng một kiểu quần áo, giống như bộ đồ bà ba Nam Bộ nhưng áo dài hơn chút và không có xẻ tà. Đàn ông hay đàn bà đều mặc giống nhau chỉ khác màu, tất cả đều đi chân trần. Điểm đặc biệt là họ ở miền biển nhưng nước da không đen cũng không ngâm, vóc dáng chuẩn người Việt Nam da vàng.

Ngọc Mai ghì tay kéo Baba đứng lại, cô nói: “Baba! Baba có thấy gì đó không thích hợp giống con không?”

“Ừ, đàn ông hay phụ nữ đều to, cao, đàn ông thì không nói nhưng phụ nữ gánh cá còn khỏe hơn lực sĩ.”

“Không lẻ ở Kiên giang còn ngôi làng nào đó đậm chất miền Tây tách biệt xã hội, nên cách ăn mặc giống y như cái khu du lịch chúng ta đi hồi đầu năm đó Baba.”

“Không đúng, áo bà ba chỗ đó xẻ tà, nhưng mấy bộ này không có xẻ, mà áo cũng dài hơn áo bà ba cả đoạn, áo này đàn ông mặc lại không có tay, đàn bà mặc thì có tay ngắn. Mà con đừng quên, chưa chắc chúng ta còn đang ở Việt Nam nha.”

Ông Ba lại ngước nhìn tất cả các loại thuyền ở phía trước. Dù to hay nhỏ đều có thêm nhà gỗ ở đuôi thuyền, thân tàu thiết kế hai bên hai dãy người ngồi chèo thuyền bằng tay. Thuyền nhỏ nhất thì từ bốn đến tám mái chèo. Thuyền lớn hơn thì từ mười đến hai mươi mái chèo, đây là chạy thuyền hoàn toàn bằng sức người. Còn có cả những chiếc thuyền buồm được gắn một hoăc hai cột trụ. Lá buồm đang được một số người kéo xuống thông qua ròng rọc, buộc chắc lại xung quanh cột buồm. Riêng ngôi nhà gỗ trên những chiếc thuyền buồm, được thiết kế giữa thân tàu nhìn rất chắc chắn. Những chiếc thuyền buồm này đều có gắn mái chèo, sử dụng cả hai loại năng lượng là sức người và sức gió.

Ông ba đưa tay lên, chỉ về phương hướng đối diện phía xa nói: “Con nhìn mấy cái thuyền đó, đa số đều là chèo bằng sức người, thuyền to, thuyền nhỏ gì cũng đều thiết kế mái chèo dùng cho tay hoặc chân. Còn người dân miền Tây bây giờ họ chuộng dùng mái dầm, nó ngắn, nhỏ vừa tay cầm. Mái dầm hay mái chèo gì thì cũng chỉ dùng cho ghe nhỏ, xuồng ba lá nhỏ thôi. Thậm chí có nhiều nhà ở miền Tây đến cả ghe nhỏ, xuồng ba lá nhỏ cũng gắn luôn động cơ máy nổ loại nhỏ hết rồi. Những loại thuyền ở nơi này mà đưa người miền Tây chèo, con nghĩ họ sẽ chèo à? Động cơ thuyền bây giờ cũng không có đắt. Đã vậy dân đi biển gì mà có làn da còn trắng trẻo hơn cả Baba, không ai đội nón mà vẫn trắng thế chứ.”

Ngọc Mai tiện tay lấy luôn cái nón trên đầu ông Ba xuống, cũng không kịp lên tiếng, ông Ba đã quay phắt người lại trừng mắt với Ngọc Mai, chưa gì đã trở mặt sửng cồ liền: “Con làm gì vậy?”

Cô đưa tay lên miệng suỵt một cái: “Chúng ta quá khác người, cái gì nổi bật quá thì tạm cất vô đi, Baba không thấy bọn họ đang nhìn chúng ta chầm chầm kia kìa.”

Ông Ba bực bội lấy tay xoa xoa cái đầu trọc lóc cảm thấy không quen. Đến đi ngủ mà cũng có mũ trùm đầu thì đúng là không quen thật.

Nghe Ngọc Mai nói xong, ông im lặng giựt nón lại, rồi nhét trở vô balo ôm khư khư trước ngực, sợ Ngoc Mai trở quẻ chút nữa lại lấy cái cớ nào khác nữa với cái nón của ông. Gì thì gì, chứ đụng đến nón của ông là ông không chịu nổi nha.

Ngọc Mai âm thầm lắc đầu, đã là tật thì không thể sửa được. Cô cuối người xuống tháo đôi giày đang mang ở chân ra, lấy giày đập đập lên chân ông: “Baba cởi giày ra, dẹp luôn đi.”

Ông Ba thấy mệt dùm cho Ngọc Mai: Nghĩ làm chi lắm thế? Nhìn thôi đã thấy khác rồi, rộn lên làm gì. Nhưng cho dù ông có bực bội kiểu gì thì ông vẫn phải làm theo lời Ngọc Mai. Vì sao à? Vì trong balo Ngọc Mai có trà của ông nha.

Và ông dám bảo đảm trà vẫn còn nguyên vẹn, không hư hao gì. Vì tính Ngọc Mai cẩn thận, đi đâu, làm gì cũng chu toàn trước sau, ông chưa bao giờ nghi ngờ về điều đó. Với lại ông đã từng thấy Ngọc Mai mở hộp trà mấy lần, hộp trà được bảo quản rất cẩn thận lớp trong hộp thiếc, lớp ngoài hợp sắt, thêm túi nhôm hai lớp.

Hai cha con sửa sang lại bộ dáng xong thì đi về phía trước. Tất cả mọi ánh mắt đều nhìn về hướng hai cha con đang đi đến gần, mọi người hầu như đều dừng tất cả công việc lại, chỉ đăm đăm nhìn như chờ hai cha con đến gần hơn.

Một chàng thanh niên tầm tuổi Ngọc Mai đứng gần họ nhất bước đến cất tiếng hỏi: “Hai người từ nước khác, bị sóng đánh dạt vào đây à?”

Nghe vậy hai cha con ông Ba sửng sốt, đoán hay quá vậy! Chàng thanh niên này hỏi rất trực tiếp, ông Ba như tìm được tri âm, khuôn mặt xúc động như muốn ôm luôn chàng, ông Ba gật mạnh đầu rồi nói: “Cậu này, sao cậu biết hay vậy? cậu làm ơn cho hai cha con tôi hỏi thăm, nơi đây là đâu? Và có tên gọi là gì thế?”

“Đây là hải cảng nước Tây, tôi và ông nội tôi cũng là từ nơi khác bị sóng đánh đến đây. Nơi này, họ rất chờ mong đón tiếp những người như chúng ta.”

Hai cha con còn chưa kịp hỏi thăm gì, lại có thêm mấy người khác đến góp giọng.

Người nữ: “Nhìn hai cha con không có thương tích gì thật tốt.”

Người nam: “Hai cha con có thấy cơ thể không thoải mái chỗ nào không? Cứ nói ra để chúng tôi giúp đỡ.”

Người già: “Hai cha con được Thần biển chọn đem đến đây, âu cũng là cái duyên, nếu đã đến đây thì ở lại nước Tây đi.”

Người trẻ: “Đến trạm đăng ký khai báo, đổi vài vật dụng của bản thân là có thể sinh sống ở đây được rồi.”

Người không già, không trẻ: “Muốn làm ăn buôn bán gì chỉ cần đăng ký sẽ được hổ trợ, còn không thích có thể tự ứng cử về sở trường bản thân, hoặc thi thố tài năng đều được, nếu thông qua sẽ có chức vụ và được phụ tá cho Vương.”

Mỗi người một câu, thái độ rất ôn hòa chào đón, không nghĩ đến người dân nơi này nhiệt tình đến thế. Hai cha con đứng hình á khẩu một chổ, đầu óc hiện tại không đủ dùng để tiêu hóa hết lượng thông tin quá lớn đột ngột này. Có thần biển, có Vương ư?

*Cây bão táp: Có tên là cây Hếp. Nó thường mọc tại những nơi thường xuyên chịu sóng gió mặn, và thường là những loại cây đầu tiên mọc trên các bãi và doi cát trên biển. Cây này ưa thích các vùng cát khô, chịu muối mặn rất tốt.
Đây là loài cây bụi to, có thể đạt đến chiều cao bốn mét, mọc gần biển, quen chịu nước mặn, thường mọc trên đất cát hay sỏi đá. Hoa và quả cây có màu trắng, ra quanh năm. Quả cây nổi được trên mặt nước, và được dòng chảy mang đi nên cây này thường là một trong các loại cây tiên phong ở các bãi cát hoang tại vùng nhiệt đới. Không những có tác dụng về sinh thái, dịch quả Hếp còn được dùng chữa bệnh mờ mắt, còn rễ và lá sắc uống chữa phù thũng, lá ăn cầm tiêu chảy. Trên quần đảo Trường Sa
, do cây chịu được gió mặn và sóng to nên quân lính ở đảo đã đặt cho Hếp tên gọi là "bão táp". Nguồn vi.wikipedia.org

Chương 4 << >> Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên