Tác phẩm: Yêu muộn - Pavilion of Women
Tác giả: Pearl.S.Buck
Người dịch: Văn Hòa & Thiên Long
Nhà xuất bản: Phụ nữ - Năm 1989.
Sáng nay tôi đã cảm thấy cái lạnh ùa đầy trong căn phòng bếp, một mùa đông nữa lại đến, trên bàn dưới ánh đèn vàng nhạt ly cà phê đang nhỏ từng giọt chầm chậm thơm lừng quyến rũ. Tôi còn rất nhiều việc cần làm trong ngày hôm nay nhưng hương cà phê, ánh đèn với cái gió lạnh đầu ngày khiến tôi trở nên lười biếng, mở máy để cái thứ réo rắt mê đắm của tiếng đàn Yiruma nhẹ nhàng lướt qua, đành lỗi hẹn với công việc tôi lại cho phép mình một ngày nữa đọc tiếp cuốn “Yêu muộn” của nhà văn Pearl.S.Buck.
Pearl.S.Buck sinh năm 1892 mất đầu năm 1973 tại Hoa Kỳ, cha của bà là mục sư Tin lành qua truyền đạo tại Trung Hoa, ngay từ nhỏ bà đã theo cha qua Trung Hoa và sinh sống tại đây bốn chục năm ròng.
Bà nói rành tiếng Trung, Pearl.S.Buck đã bỏ dày công tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục tập quán Trung Hoa và những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà là những tiểu thuyết nói về phong tục tập quán của đất nước này.
Những tác phẩm của P.B là cầu nối văn hóa giữa phương Đông và phương Tây thập niên 30, những tác phẩm ấy góp tiếng nói đấu tranh bình đẳng dân chủ cho phái nữ, khi mà phụ nữ còn bị khinh thường, còn bị xã hội trọng nam khinh nữ, còn bị ràng buộc bởi những luật lệ. Bà Vũ trong “Yêu muộn” dưới ngòi bút của tác giả là một phụ nữ có tư tưởng mới lạ, mà chắc chắn những con người ở thời điểm ấy cho là quá táo bạo, ngông cuồng.
Đọc Yêu muộn, tôi hình dung đến phụ nữ Việt, cũng vào thời điểm đó có nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Loan đã mạnh dạn đấu tranh cho quyền tự do của mình và Dũng người đàn ông vì tình yêu cũng tháo bỏ hết những định kiến để yêu Loan. Các quan niệm phụ nữ chỉ được phép ở nhà sau, không được phát biểu, không được học hành của xã hội cũ đã hạn chế biết bao những người tài hoa như bà Vũ trong Yêu muộn, của Loan trong Đoạn tuyệt.
Cái cách mà những người phụ nữ thời ấy vùng vẫy tự mình tháo bỏ sợi dây trói định kiến, dám đối diện với thị phi, dám mạnh dạn đấu tranh cho tình yêu tôi nghĩ họ thật dũng cảm. Loan trong Đoạn tuyệt khi đứng trước quan tòa, đối diện với tội giết chồng nét mặt Loan lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng. Mọi người ngạc nhiên khi thấy Loan trả lời quan tòa bằng thứ tiếng Pháp điềm đạm dõng dạc, thì bà Vũ lại là người ở vào cái tuổi 40 mới tìm học thứ tiếng nước ngoài và trong những lần đàm đạo với Andre bà Vũ đã nảy sinh tình yêu với vị giáo sĩ này. Và cái cách bà Vũ yêu dưới ngòi bút của P.B quả thật là một bức phá táo bạo, luôn làm cho độc giả ở trong trạng thái phân vân, lúc đồng tình lúc chê trách bà Vũ.
Phụ nữ trong các tác phẩm của P.B luôn là những người đàn bà đẹp và quý phái, trong “Yêu muộn” bà Vũ lấy chồng 24 năm có 7 người con, còn sống bốn cậu con trai mất hai trai và một gái. Đến ngày sinh nhật 40 tuổi mà sắc đẹp của bà vẫn như ở tuổi 25, bà Vũ có một gia đình gia thế, có hai con dâu. Theo phong tục Trung Hoa thì lúc này bà có thể giao công việc quản lý gia đình cho con dâu, nhưng với sự tinh tế khác thường bà chưa vội bàn giao. Chính trong ngày sinh nhật này bà Vũ kể cho người bạn thân của mình là bà Khương biết mình muốn lấy vợ lẽ cho chồng và mình sẽ rút lui về sau nhà, chuyên tâm học hỏi về đạo của người ngoại quốc và tiếng Anh.
Trong những ngày học hỏi và tiếp cận phong tục tập quán của một quốc gia khác, bà Vũ từ ngưỡng mộ kiến thức uyên thâm của thầy dạy, dẫn đến một tình yêu đôi lứa mà ở độ tuổi này được coi như là sai trái và muộn màng. Bà Vũ là đại diện cho lớp phụ nữ lấy chồng sinh con đều do quan niệm xã hội, môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt để. Ở với nhau vì nghĩa vụ nhiều hơn là vì tình yêu. Đến khi yêu thì trái tim dù ở độ tuổi nào cũng đập loạn nhịp khác thường. Cái cách yêu của bà Vũ như thế nào các bạn phải tìm đọc để cảm nhận. Riêng tôi, tôi thầm chấp nhận và vun vén cho mối tình này của bà Vũ, dù cho bị coi thường nhưng thôi thì ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc vậy tại sao phải đắn đo nhiều làm gì khi trái tim biết đập nhịp yêu.
“Bà đứng bên ngưỡng cửa, một bên là vườn, một bên là thư phòng. Phút chốc, bà có cảm tưởng như mình đang ở giữa hai thế giới.”
Đúng vậy Yêu muộn là hai thế giới nội tâm của nhân vật. Sự cô đơn khi yêu và trách nhiệm của cuộc sống đã khiến bà Vũ tự mình sa vào cái vòng luẩn quẩn. Yêu muộn diễn tả mối tình của bà Vũ với vị giáo sĩ ngoại quốc mà bà thuê dạy con trai thứ ba học. Đừng tưởng rằng khi các cô thiếu nữ yêu thì có những cách bày tỏ khờ khạo nhé, bà Vũ yêu cũng thế thôi, nhưng nhờ sự trưởng thành từng trải do tuổi đời đem lại, nên cái cách đối diện với tình yêu của bà Vũ có điềm tĩnh hơn một chút. Mối tình trong Yêu muộn trở nên trong suốt như pha lê, tinh khôi như lòng con trẻ.
Trong Yêu muộn chúng ta còn bắt gặp nhiều tình yêu muộn khác, cũng éo le ngang trái, cũng phi thường bi đát. Tất cả được tả lại với lối viết cổ điển vẽ lên bức tranh yêu phong phú và tuyệt vời. P.B rất cảm thông với các mối tình này, những cuộc tình nở muộn dù không có kết quả gì nhưng nó cũng có nét đẹp riêng và đáng trân trọng, nó nhận được những chia sẻ rất tích cực từ người đọc, đại diện là những suy nghĩ của bạn bè bà Vũ trong Yêu muộn.
Đọc Yêu muộn, chúng ta sẽ được du ngoạn các căn phòng cổ kính, gặp gỡ các nền văn hóa đa dạng, gặp những tục lệ cổ của người Trung Hoa, hiểu được một thế giới mới và đặc biệt chúng ta cũng sẽ hiểu được mọi ngóc ngách của tâm hồn người Á đông trong buổi giao thoa văn hóa các vùng miền khác nhau trên thế giới… qua những buổi học của bà Vũ.
Thế rồi chính những lần gặp gỡ vị giáo sĩ, cũng chính nhờ cô vợ lẽ mà bà Vũ cưới cho chồng, ông Vũ nhận ra ông yêu vợ của mình sâu sắc, vâng Yêu muộn là tình yêu của hai ông bà Vũ đến khi có nhân vật thứ ba xen vào mà họ đã nhận ra tình yêu của họ có trong nhau.
Trong bài viết này tôi không dành viết phân tích các nhân vật, tôi chỉ muốn nói đến cảm nhận của tôi về toàn bộ cuốn sách. - P.B đã lột tả quá sâu sắc, có khi nói rằng đó chính là câu giải thích cho những phút xao lòng giữa các quan hệ của hai giới đàn ông và đàn bà. Phân bua cho những nhịp đập khác thường của trái tim.
Yêu muộn mở ra nhiều suy nghĩ rộng lượng giữa con người với nhau, vậy bạn chần chờ gì mà không tìm đọc, riêng tôi cái cách kết thúc câu chuyện của bà Vũ - P.B đã làm tôi mãn nguyện, vâng! Cuộc sống của chúng ta vui buồn đều do chính chúng ta tạo ra, đừng nên đỗ lỗi cho bất cứ vì nguyên nhân gì. Hãy trân trọng tình yêu đừng vội đánh giá nó, dù tình yêu đó có dành cho gió bay.
K. 11-12-2014
Tác giả: Pearl.S.Buck
Người dịch: Văn Hòa & Thiên Long
Nhà xuất bản: Phụ nữ - Năm 1989.
Sáng nay tôi đã cảm thấy cái lạnh ùa đầy trong căn phòng bếp, một mùa đông nữa lại đến, trên bàn dưới ánh đèn vàng nhạt ly cà phê đang nhỏ từng giọt chầm chậm thơm lừng quyến rũ. Tôi còn rất nhiều việc cần làm trong ngày hôm nay nhưng hương cà phê, ánh đèn với cái gió lạnh đầu ngày khiến tôi trở nên lười biếng, mở máy để cái thứ réo rắt mê đắm của tiếng đàn Yiruma nhẹ nhàng lướt qua, đành lỗi hẹn với công việc tôi lại cho phép mình một ngày nữa đọc tiếp cuốn “Yêu muộn” của nhà văn Pearl.S.Buck.
Pearl.S.Buck sinh năm 1892 mất đầu năm 1973 tại Hoa Kỳ, cha của bà là mục sư Tin lành qua truyền đạo tại Trung Hoa, ngay từ nhỏ bà đã theo cha qua Trung Hoa và sinh sống tại đây bốn chục năm ròng.
Bà nói rành tiếng Trung, Pearl.S.Buck đã bỏ dày công tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục tập quán Trung Hoa và những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà là những tiểu thuyết nói về phong tục tập quán của đất nước này.
Những tác phẩm của P.B là cầu nối văn hóa giữa phương Đông và phương Tây thập niên 30, những tác phẩm ấy góp tiếng nói đấu tranh bình đẳng dân chủ cho phái nữ, khi mà phụ nữ còn bị khinh thường, còn bị xã hội trọng nam khinh nữ, còn bị ràng buộc bởi những luật lệ. Bà Vũ trong “Yêu muộn” dưới ngòi bút của tác giả là một phụ nữ có tư tưởng mới lạ, mà chắc chắn những con người ở thời điểm ấy cho là quá táo bạo, ngông cuồng.
Đọc Yêu muộn, tôi hình dung đến phụ nữ Việt, cũng vào thời điểm đó có nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Loan đã mạnh dạn đấu tranh cho quyền tự do của mình và Dũng người đàn ông vì tình yêu cũng tháo bỏ hết những định kiến để yêu Loan. Các quan niệm phụ nữ chỉ được phép ở nhà sau, không được phát biểu, không được học hành của xã hội cũ đã hạn chế biết bao những người tài hoa như bà Vũ trong Yêu muộn, của Loan trong Đoạn tuyệt.
Cái cách mà những người phụ nữ thời ấy vùng vẫy tự mình tháo bỏ sợi dây trói định kiến, dám đối diện với thị phi, dám mạnh dạn đấu tranh cho tình yêu tôi nghĩ họ thật dũng cảm. Loan trong Đoạn tuyệt khi đứng trước quan tòa, đối diện với tội giết chồng nét mặt Loan lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng. Mọi người ngạc nhiên khi thấy Loan trả lời quan tòa bằng thứ tiếng Pháp điềm đạm dõng dạc, thì bà Vũ lại là người ở vào cái tuổi 40 mới tìm học thứ tiếng nước ngoài và trong những lần đàm đạo với Andre bà Vũ đã nảy sinh tình yêu với vị giáo sĩ này. Và cái cách bà Vũ yêu dưới ngòi bút của P.B quả thật là một bức phá táo bạo, luôn làm cho độc giả ở trong trạng thái phân vân, lúc đồng tình lúc chê trách bà Vũ.
Phụ nữ trong các tác phẩm của P.B luôn là những người đàn bà đẹp và quý phái, trong “Yêu muộn” bà Vũ lấy chồng 24 năm có 7 người con, còn sống bốn cậu con trai mất hai trai và một gái. Đến ngày sinh nhật 40 tuổi mà sắc đẹp của bà vẫn như ở tuổi 25, bà Vũ có một gia đình gia thế, có hai con dâu. Theo phong tục Trung Hoa thì lúc này bà có thể giao công việc quản lý gia đình cho con dâu, nhưng với sự tinh tế khác thường bà chưa vội bàn giao. Chính trong ngày sinh nhật này bà Vũ kể cho người bạn thân của mình là bà Khương biết mình muốn lấy vợ lẽ cho chồng và mình sẽ rút lui về sau nhà, chuyên tâm học hỏi về đạo của người ngoại quốc và tiếng Anh.
Trong những ngày học hỏi và tiếp cận phong tục tập quán của một quốc gia khác, bà Vũ từ ngưỡng mộ kiến thức uyên thâm của thầy dạy, dẫn đến một tình yêu đôi lứa mà ở độ tuổi này được coi như là sai trái và muộn màng. Bà Vũ là đại diện cho lớp phụ nữ lấy chồng sinh con đều do quan niệm xã hội, môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt để. Ở với nhau vì nghĩa vụ nhiều hơn là vì tình yêu. Đến khi yêu thì trái tim dù ở độ tuổi nào cũng đập loạn nhịp khác thường. Cái cách yêu của bà Vũ như thế nào các bạn phải tìm đọc để cảm nhận. Riêng tôi, tôi thầm chấp nhận và vun vén cho mối tình này của bà Vũ, dù cho bị coi thường nhưng thôi thì ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc vậy tại sao phải đắn đo nhiều làm gì khi trái tim biết đập nhịp yêu.
“Bà đứng bên ngưỡng cửa, một bên là vườn, một bên là thư phòng. Phút chốc, bà có cảm tưởng như mình đang ở giữa hai thế giới.”
Đúng vậy Yêu muộn là hai thế giới nội tâm của nhân vật. Sự cô đơn khi yêu và trách nhiệm của cuộc sống đã khiến bà Vũ tự mình sa vào cái vòng luẩn quẩn. Yêu muộn diễn tả mối tình của bà Vũ với vị giáo sĩ ngoại quốc mà bà thuê dạy con trai thứ ba học. Đừng tưởng rằng khi các cô thiếu nữ yêu thì có những cách bày tỏ khờ khạo nhé, bà Vũ yêu cũng thế thôi, nhưng nhờ sự trưởng thành từng trải do tuổi đời đem lại, nên cái cách đối diện với tình yêu của bà Vũ có điềm tĩnh hơn một chút. Mối tình trong Yêu muộn trở nên trong suốt như pha lê, tinh khôi như lòng con trẻ.
Trong Yêu muộn chúng ta còn bắt gặp nhiều tình yêu muộn khác, cũng éo le ngang trái, cũng phi thường bi đát. Tất cả được tả lại với lối viết cổ điển vẽ lên bức tranh yêu phong phú và tuyệt vời. P.B rất cảm thông với các mối tình này, những cuộc tình nở muộn dù không có kết quả gì nhưng nó cũng có nét đẹp riêng và đáng trân trọng, nó nhận được những chia sẻ rất tích cực từ người đọc, đại diện là những suy nghĩ của bạn bè bà Vũ trong Yêu muộn.
Đọc Yêu muộn, chúng ta sẽ được du ngoạn các căn phòng cổ kính, gặp gỡ các nền văn hóa đa dạng, gặp những tục lệ cổ của người Trung Hoa, hiểu được một thế giới mới và đặc biệt chúng ta cũng sẽ hiểu được mọi ngóc ngách của tâm hồn người Á đông trong buổi giao thoa văn hóa các vùng miền khác nhau trên thế giới… qua những buổi học của bà Vũ.
Thế rồi chính những lần gặp gỡ vị giáo sĩ, cũng chính nhờ cô vợ lẽ mà bà Vũ cưới cho chồng, ông Vũ nhận ra ông yêu vợ của mình sâu sắc, vâng Yêu muộn là tình yêu của hai ông bà Vũ đến khi có nhân vật thứ ba xen vào mà họ đã nhận ra tình yêu của họ có trong nhau.
Trong bài viết này tôi không dành viết phân tích các nhân vật, tôi chỉ muốn nói đến cảm nhận của tôi về toàn bộ cuốn sách. - P.B đã lột tả quá sâu sắc, có khi nói rằng đó chính là câu giải thích cho những phút xao lòng giữa các quan hệ của hai giới đàn ông và đàn bà. Phân bua cho những nhịp đập khác thường của trái tim.
Yêu muộn mở ra nhiều suy nghĩ rộng lượng giữa con người với nhau, vậy bạn chần chờ gì mà không tìm đọc, riêng tôi cái cách kết thúc câu chuyện của bà Vũ - P.B đã làm tôi mãn nguyện, vâng! Cuộc sống của chúng ta vui buồn đều do chính chúng ta tạo ra, đừng nên đỗ lỗi cho bất cứ vì nguyên nhân gì. Hãy trân trọng tình yêu đừng vội đánh giá nó, dù tình yêu đó có dành cho gió bay.
K. 11-12-2014
Chỉnh sửa lần cuối: