File của bạn có những lỗi sau:
1.
Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Cô giáo mới không biết có xinh không
nhỉ ?
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
2.
Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
- Cô ơi cô có người yêu chưa
vậy. thằng Tuấn Hà nhanh miệng hỏi.
À quên mình là con gái mà phải gọi là “Anh thư bàn phím mới đúng
chứ”
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
3.
Thiếu dấu câu phân biệt lời thoại và lời dẫn, ví dụ:
- Hôm nay gặp là biết
thôi. Sun trả lời.
>>> Đối với những đoạn có lời thoại và lời dẫn đan xen:
- Nếu dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại thì chúng ta cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn hay lời giải thích.
- Nếu dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu câu để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: - Hôm nay gặp là biết
thôi. - Sun trả lời.
4.
Dùng chức năng Document Bullets để đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Ừ được rồi vào lớp đi kẻo muộn con.
>>> Để đánh dấu lời thoại như thế này, chúng ta xuống dòng và dùng dấu gạch giữa là đẹp.
SỬA:
- Ừ được rồi vào lớp đi kẻo muộn con.
5.
Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 17 tuổi, cấp 3...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
6.
Viết tắt, ví dụ: 1m58, mt...
7.
Lỗi đánh máy, ví dụ: đa có một đêm tưngbừng, cup, hang ngày, cảm giác nâng nâng, quyễn rũ...
8.
Sai chính tả, ví dụ: quần jear, ngoắc miệng...
9.
Không viết hoa tên riêng, ví dụ: face...
10.
Viết hoa sau dấu ngoặc kép, ngoặc đơn, ví dụ: Và cứ thế hai chúng tôi suốt ngày lên face “ném gạch” Angel baby đúng
là “Anh hùng bàn phím” mà.
>>> Trong dấu ngoặc kép (" ") và dấu ngoặc đơn ( ) nói chung không viết hoa. Trừ trường hợp mệnh đề trong dấu phải viết hoa vì một lý do khác, như: Sau dấu

"); một câu trích dẫn; tên của một phong trào; tên của danh hiệu thi đua.
11.
Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: xoã, oà...
>>> Bạn nên đọc lại
Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần
Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.
12.
Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: Đương nhiên là không thể……………………… không được rồi haha.
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
13.
Góp ý thêm:
a. Ví dụ: “Làng Ước – xã Mơ phải rồi đó là nơi bắt đầu cho cái ước mơ ngày hôm nay của mình”. Nghĩ tới đó lòng tôi lại nao nao bao kỉ niệm của một thời đã qua.
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép. Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Ví dụ: Chương 2: Thần tượng.
>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối tên chương. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các tiêu đề đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.
c. Các từ như
haha... bạn nên viết là
ha ha...
* * *
Kết: Lỗi số 3 và 4 rất nhiều. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
Tái bút: Bạn vui lòng viết đúng chính xác tên của bạn trong tên file.