[Truyện dài - Đăng ký quyền Tác giả] Thông báo tạm khóa chủ đề

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Sushii

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/9/14
Bài viết
45
Gạo
0,0
Bạn còn lỗi số 1 nhé. Lỗi số 7, bạn sửa xong mà không đoạn thoại đó có vấn đề à? Có phải là chúng ta cần quan tâm đến dấu ngoặc kép thừa và thiếu chỗ nào không à bạn?


* * *

Bạn sửa file lần nữa giúp mình.
Mình đã sửa xong rồi. :D
 

Đính kèm

  • Bản nhạc của ác quỷ - Sushii.docx
    17,2 KB · Xem: 34

La.Luna

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/7/14
Bài viết
106
Gạo
310,0
Mình đã sửa lại file theo góp ý của Chim Cụt , hy vọng lần này ổn. Cảm ơn bạn nhiều, chỉ có sửa file thôi mà mình học được nhiều điều mới mà mình cứ nghĩ là mình đúng rồi. :)
 

Đính kèm

  • Bí mật em yêu anh - La.Luna.docx
    26,1 KB · Xem: 33

Ánh Tuyết Triều Dương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/11/14
Bài viết
457
Gạo
63,0
Bạn chưa hiểu cái gì ạ?
Mình đăng ký truyện mới ở trang này cho truyện Bí danh, hình thức đăng ký mình đã làm theo như hướng dẫn ở phần #1. Vì bạn lại bảo mình xem lại chú ý nên mình chưa hiểu rõ lắm, chưa hiểu mình sai ở chỗ nào ấy, hi. Bạn vui lòng chỉ rõ hơn giúp mình với.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Vì bạn lại bảo mình xem lại chú ý nên mình chưa hiểu rõ lắm, chưa hiểu mình sai ở chỗ nào ấy, hi. Bạn vui lòng chỉ rõ hơn giúp mình với.
Thực sự thì mình đã nói qua rõ rồi ấy. Mình nhắc bạn đọc kỹ phần Chú ý ở #1. Nếu bạn đã đọc kỹ, bạn sẽ không hỏi lại thế này.
 

mèo ăn trộm

Gà con
Tham gia
4/10/14
Bài viết
14
Gạo
0,0
File của bạn có những lỗi sau:

1. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Cô giáo mới không biết có xinh không nhỉ ?

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

2. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
- Cô ơi cô có người yêu chưa vậy. thằng Tuấn Hà nhanh miệng hỏi.
À quên mình là con gái mà phải gọi là “Anh thư bàn phím mới đúng chứ”

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

3. Thiếu dấu câu phân biệt lời thoại và lời dẫn, ví dụ:
- Hôm nay gặp là biết thôi. Sun trả lời.

>>> Đối với những đoạn có lời thoại và lời dẫn đan xen:
- Nếu dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại thì chúng ta cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn hay lời giải thích.
- Nếu dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu câu để phân biệt lời thoại và lời dẫn.

SỬA: - Hôm nay gặp là biết thôi. - Sun trả lời.

4. Dùng chức năng Document Bullets để đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Ừ được rồi vào lớp đi kẻo muộn con.​

>>> Để đánh dấu lời thoại như thế này, chúng ta xuống dòng và dùng dấu gạch giữa là đẹp.

SỬA:
- Ừ được rồi vào lớp đi kẻo muộn con.

5. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 17 tuổi, cấp 3...

>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.

6. Viết tắt, ví dụ: 1m58, mt...

7. Lỗi đánh máy, ví dụ: đa có một đêm tưngbừng, cup, hang ngày, cảm giác nâng nâng, quyễn rũ...

8. Sai chính tả, ví dụ: quần jear, ngoắc miệng...

9. Không viết hoa tên riêng, ví dụ: face...

10. Viết hoa sau dấu ngoặc kép, ngoặc đơn, ví dụ: Và cứ thế hai chúng tôi suốt ngày lên face “ném gạch” Angel baby đúng là “Anh hùng bàn phím” mà.

>>> Trong dấu ngoặc kép (" ") và dấu ngoặc đơn ( ) nói chung không viết hoa. Trừ trường hợp mệnh đề trong dấu phải viết hoa vì một lý do khác, như: Sau dấu :) "); một câu trích dẫn; tên của một phong trào; tên của danh hiệu thi đua.

11. Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: xoã, oà...

>>> Bạn nên đọc lại Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.

12. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: Đương nhiên là không thể……………………… không được rồi haha.

>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.

13. Góp ý thêm:

a. Ví dụ: “Làng Ước – xã Mơ phải rồi đó là nơi bắt đầu cho cái ước mơ ngày hôm nay của mình”. Nghĩ tới đó lòng tôi lại nao nao bao kỉ niệm của một thời đã qua.

>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép. Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).

b. Ví dụ: Chương 2: Thần tượng.

>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối tên chương. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các tiêu đề đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.

c. Các từ như haha... bạn nên viết là ha ha...

* * *

Kết: Lỗi số 3 và 4 rất nhiều. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.

Tái bút: Bạn vui lòng viết đúng chính xác tên của bạn trong tên file.
Cám ơn chị nha.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Chị ơi chị có thể chỉ giùm em chữ họa ở đâu không ạ? Em tìm mãi cũng không thấy.
Còn lỗi số 9 em thấy thống nhất rồi mà chị.
Để tìm lỗi 5, bạn dùng Ctrl+F nhé. Bạn vẫn chưa đọc kỹ lỗi số 9 rồi. File của bạn còn lỗi số 5 và 9. Bạn sửa file lần nữa giúp mình.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: Luân hồi nghịch thế.
- Tác giả: bangtuyetmuahe
File của bạn có những lỗi sau:

1. Đầu câu không viết hoa, ví dụ: Mẹ, con không sao cả. một tháng qua con chẳng lẽ không yên phận hay sao?

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

2. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ:
“Nương nương, thật tốt quá, người cuối cùng cũng tỉnh lại. Phu nhân, người mau đến đây, nương nương đã tỉnh rồi ạ!”.
“Hồi bẩm Hoàng thượng, được hầu hạ người là phúc của nô tài, nô tài nào dám”.

>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.

SỬA:
“Nương nương, thật tốt quá, người cuối cùng cũng tỉnh lại. Phu nhân, người mau đến đây, nương nương đã tỉnh rồi ạ!”
“Hồi bẩm Hoàng thượng, được hầu hạ người là phúc của nô tài, nô tài nào dám.”

3. Trình bày thoại chưa đúng, ví dụ: Cô thì thào “Tôi muốn uống nước”.

>>> Trước các câu thoại trực tiếp đều cần có dấu hai chấm.

SỬA: Cô thì thào: “Tôi muốn uống nước.”

4. Góp ý thêm, ví dụ: Tác giả: Băng tuyết mùa hè.

>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối những câu như thế này. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các câu thế này chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.

* * *

Kết: Lỗi số 2 và 3 khá nhiều. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.

Tái bút: Bạn vui lòng viết truyện trong tên file bằng tiếng Việt có dấu.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Cảm ơn bạn, mình sẽ cố gắng.
Bạn còn lỗi số 2, 3 và 6 nhé.

Lỗi phát sinh:

10. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ: Anh nói: "Em phải tự chăm sóc mình đấy, gặp lại em sau”.

>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.

SỬA: Anh nói: "Em phải tự chăm sóc mình đấy, gặp lại em sau.”

* * *

Bạn sửa file lần nữa giúp mình.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Tên tác phẩm: Em là cánh hoa lưu ly
Tác giả: Bích Phương
File của bạn có những lỗi sau:

1. Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Mẹ… mẹ… mẹ về với con rồi đó ư?!
‘’Bé con, con không sao chứ?‘’


>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là dùng gạch đầu dòng. Không kết hợp cả hai.

Mình hiểu bạn dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại trong quá khứ. Nếu muốn bạn có thể giữ định dạng in nghiêng, nhưng vẫn phải dùng chung một cách, hoặc gạch đầu dòng, hoặc dùng ngoặc kép.

2. Thiếu dấu câu phân biệt lời thoại và lời dẫn, ví dụ: - Có chuyện gì nữa hả anh? thắc mắc nhìn sâu vào mắt anh.

>>> Đối với những đoạn có lời thoại và lời dẫn đan xen:
- Nếu dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại thì chúng ta cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn hay lời giải thích.
- Nếu dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu câu để phân biệt lời thoại và lời dẫn.

SỬA: - Có chuyện gì nữa hả anh? - Cô thắc mắc nhìn sâu vào mắt anh.

3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 15 tuổi...

>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.

4. Sai chính tả, ví dụ: dí mạnh xuống sàn, sán lại gần, cậy miếng gỗ dưới sàn nhà lên, từ dã...

5. Góp ý thêm, ví dụ: - Con bé chết tiệt này, mày có làm việc nhanh đi không thì bảo!

>>> Chúng ta đã dùng dấu gạch đầu dòng để đánh dấu thoại rồi nên không cần thiết in nghiêng nữa. Như vậy sẽ rất rối mắt.

* * *

Kết: Ngoại trừ lỗi số 3, các lỗi còn lại khá nhiều. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên