Re:
Anh trai, em gái
No 13: Em không muốn ở nhà một mình.
Nhà chuyển lên thị trấn khi tôi mới năm tuổi. Bố đi làm xa, mẹ đi dạy, anh trai đi học nên tôi thường xuyên bị mẹ nhốt trong nhà một mình. Một phần vì tôi chưa có bạn mới, một phần vì sợ tôi chạy ra ngoài đường xe tông.
Tôi còn nhớ lúc đó mẹ và anh trai cùng phải tới trường vào buổi chiều nên gần như chiều nào tôi cũng bị nhốt. Tôi buồn lắm. Cả ngày tha thẩn đi từ trong nhà ra vườn, rồi lại đi từ vườn vào nhà. Đến bây giờ tôi còn nhớ, phòng khách có 230 viên gạch đá hoa, phòng ngủ bố mẹ có 140 viên, phòng của anh trai có 96 viên, phòng của tôi có 95 viên rưỡi. Vì phát hiện hơn thua này mà anh em tôi đánh nhau mấy lần vì đứa nào cũng muốn ở phòng... to hơn. Trẻ con mà, đứa nào chả thích tranh giành. Tường hoa sân sau nhà có 29 thanh chống, còn gạch nhà bếp là gạch đỏ, vì thấy xấu nên tôi chẳng đếm bao giờ.
Chuỗi ngày bị nhốt, đếm gạch và thanh chống của tôi chấm dứt khi mẹ nuôi thêm mười lăm con gà ở sân sau. Mẹ nói đó là giống gà Tam Hoàng (gà công nghiệp) và để tránh lũ gà này phá vườn, mẹ nhốt tất cả trong chuồng.
Những buổi chiều tiếp theo, cứ tỉnh ngủ trưa là tôi chạy ra chuồng gà ngồi nhìn đám gà con. Chúng rất đáng yêu, con nào con nấy lớn hơn cái bát ăn cơm, đa phần đều có lông vàng, nhưng vài con có điểm thêm mấy sợi lông xanh đỏ. Mỗi lần ngồi trước chuồng gà ngắm lũ gà con tôi lại thấy thương chúng lắm, chúng cũng bị nhốt giống như tôi vậy. Thế nên cứ nhìn chúng một lúc là tôi lại lấy then cài chuồng gà tháo ra, cho tụi gà chạy ra sân. Từ đó mỗi buổi chiều của tôi không còn tẻ ngắt, chúng trở nên sôi động hơn nhiều với những trò đuổi bắt của tôi với đàn gà, và quà kèm theo là… những trận đòn của ông anh trai tôi nữa.
Anh trai thường về nhà sớm hơn mẹ và lần nào ảnh cũng phải chứng kiến cảnh tôi và đàn gà làm cho cái sân sau nhà rối tinh lên. Mấy luống rau trong vườn bị đám gà rỉa cho tơi tả, và đám gà còn “nô đùa” từ sân vào bếp và từ bếp ra sân. May mà chưa vui tới mức, phòng ngủ với phòng khách cũng dẫn các bạn gà vào thăm.
Từ bé xíu anh em tôi không hợp tính nhau nhưng đã hình thành một liên minh ngầm là luôn che giấu tội lỗi cho nhau. Lí do thì là vì cái tính giận cá chém cả cá lẫn thớt của mẹ tôi. Anh trai gây chuyện, mẹ chắc thương tôi bé nên không phải lần nào cũng trị tội cả tôi, nhưng tôi mà mắc lỗi thì anh trai kiểu gì cũng ăn đòn theo. Thành ra nhìn “thảm họa” của tôi và đàn gà, anh trai tức tới nghiến răng nhưng cũng phải tìm thóc để nhử cho gà vào chuồng và quét sân, dọn bếp. Xong xuôi tất cả mới đè tôi ra giật tóc, tét mông.
Lần nào tôi cũng khóc thảm thiết, thề sống thề chết lần sau không thế nữa. Nhưng cứ đến chiều hôm sau nhìn đám gà tội nghiệp bị nhốt trong chuồng, tôi lại mủi lòng tháo then cửa cho bọn chúng. Kết quả đương nhiên là bị anh trai đánh và lần sau chắc chắn đánh đau hơn lần trước, thế mà tôi chẳng lần nào chừa cả. Cùng lắm bị đánh đau quá thì hôm sau không dám, nhưng hôm sau nữa lại dẫn gà đi “dạo”.
Có hôm anh trai dọn chưa xong thì mẹ đã về. Nhìn nhà cửa tanh bành bừa bãi, mẹ mắng cho hai anh em một trận nên thân. Anh trai tức lắm. Mẹ vừa xoay người đi ảnh đẩy tôi ngã sấp xuống đất. Sân nền xi măng, tôi lại ngã khá mạnh nên gốc hai bàn tay bị trầy xước chảy máu. Mẹ thấy vậy thì xót tôi, quất cho anh trai mười roi. Ảnh ấm ức cả buổi tối, nhưng đến lúc đi ngủ chạy tới đầu giường tôi hỏi:
- Tay còn đau không?
Tôi còn giận nên nằm im giả vờ ngủ. Anh trai bỏ về phòng, miệng còn lẩm bẩm mãi:
- Sao bị đánh đau thế mà mày vẫn không chừa?
Có một hôm anh trai được nghỉ, lúc mẹ đi dạy thì hai anh em chưa dậy nên mẹ khóa trái nhốt hai anh em trong nhà. Lúc ảnh dậy ra vườn đi tè thì thấy tôi đang táy máy cái then cửa chuồng gà, ảnh gầm lên:
- Con kia! Mày làm gì thế?
Tôi sợ rớt cả hồn. Đứng run bần bật ở trước chuồng gà. Ảnh chạy tới nhặt then cửa cài lại, quay sang quát tôi.
- Sao? Không nói tao đấm cho bây giờ.
Tôi sợ quá, vừa khóc vừa mếu máo khóc.
- Gà… gà... bị nhốt… tội nghiệp…
Mặt anh trai nhăn tít, ảnh đánh tôi suốt, nhưng rất ghét mỗi lần thấy tôi khóc. ảnh gắt:
- Gà thì phải nhốt chứ tội nghiệp gì?
Tôi càng mếu máo to.
- Anh… có bị nhốt đâu… mà… mà… anh biết. Em… em… ghét bị nhốt trong nhà… lắm… lắm…
Không biết ông anh trai tám tuổi của tôi hồi ấy cảm nhận được bao nhiêu từ thông điệp: Em không muốn ở nhà một mình của tôi. Nhưng sau đó ảnh lấy khăn chùi mặt cho tôi và không mắng tôi nữa. Tối hôm ấy, ảnh mách mẹ, rồi mẹ đổi then cài chuồng gà bằng đoạn thép uốn và tôi không có cách nào bẻ được thanh thép ấy vì thế chỉ có thể ngồi buồn thiu nhìn đám bạn gà bị nhốt trong chuồng.
Cuối tuần bố về, anh trai kể cho bố nghe chuyện tôi thả đám gà. Tôi sợ mình bị mắng nên trốn về phòng giả vờ ngủ sớm. Sang tuần bố trở về đơn vị công tác nhưng trước khi đi không quên dặn anh trai.
- Nhớ chơi với em đấy.
Tôi tưởng anh trai sẽ toét miệng cười rồi mặc kệ tôi như mọi khi, nhưng lần này ảnh không cười. Ảnh mím môi, gật đầu với bố.
Từ hôm đó mỗi buổi chiều đi học về, ảnh không chạy tót đi đá bóng mà ngồi đọc truyện tranh cho tôi một lúc. Ngày ấy một cuốn truyện tranh quý lắm, cả “gia tài” của anh trai có cả thảy hai cuốn Héc Man và bốn cuốn Bảy viên ngọc rồng. Đọc một tuần thì tôi đã thuộc lòng hết nên chán không muốn nghe tiếp. Anh trai lại nghĩ ra trò, chọn một số hình đẹp của những nhân vật trong truyện tranh rồi lấy kéo cắt chúng ra và đem dán hồ cho đám nhân vật ấy cho cứng cáp. Tôi tròn mắt nhìn anh trai, thật không dám nghĩ ảnh lại cắt đi “báu vật” của ảnh như vậy. Sau đó ảnh dùng đám nhân vật này để kể vô vàn những câu chuyện mà ảnh bịa ra cho tôi nghe. Những lúc đám bạn đá bóng gọi riết ngoài cửa, ảnh buông đám hình nhân vật truyện tranh ra và chạy đi chơi, nhưng lần nào cũng ngoái đầu lại dặn:
- Mai mà không kể được chuyện tao vừa kể thì tao đấm chết.
Tôi chẳng sợ ảnh đấm chết, vì ngày đó nói chuyện với tôi bao giờ ảnh chả thêm vài từ dọa nạt thế. Có điều tôi đã mê mẩn với những hình nhân vật cắt ra từ truyện tranh và những câu chuyện bốc phét của anh trai tới mức quên mất cả việc đám bạn gà của tôi vẫn bị nhốt.
---
Nhà chuyển lên thị trấn khi tôi mới năm tuổi. Bố đi làm xa, mẹ đi dạy, anh trai đi học nên tôi thường xuyên bị mẹ nhốt trong nhà một mình. Một phần vì tôi chưa có bạn mới, một phần vì sợ tôi chạy ra ngoài đường xe tông.
Tôi còn nhớ lúc đó mẹ và anh trai cùng phải tới trường vào buổi chiều nên gần như chiều nào tôi cũng bị nhốt. Tôi buồn lắm. Cả ngày tha thẩn đi từ trong nhà ra vườn, rồi lại đi từ vườn vào nhà. Đến bây giờ tôi còn nhớ, phòng khách có 230 viên gạch đá hoa, phòng ngủ bố mẹ có 140 viên, phòng của anh trai có 96 viên, phòng của tôi có 95 viên rưỡi. Vì phát hiện hơn thua này mà anh em tôi đánh nhau mấy lần vì đứa nào cũng muốn ở phòng... to hơn. Trẻ con mà, đứa nào chả thích tranh giành. Tường hoa sân sau nhà có 29 thanh chống, còn gạch nhà bếp là gạch đỏ, vì thấy xấu nên tôi chẳng đếm bao giờ.
Chuỗi ngày bị nhốt, đếm gạch và thanh chống của tôi chấm dứt khi mẹ nuôi thêm mười lăm con gà ở sân sau. Mẹ nói đó là giống gà Tam Hoàng (gà công nghiệp) và để tránh lũ gà này phá vườn, mẹ nhốt tất cả trong chuồng.
Những buổi chiều tiếp theo, cứ tỉnh ngủ trưa là tôi chạy ra chuồng gà ngồi nhìn đám gà con. Chúng rất đáng yêu, con nào con nấy lớn hơn cái bát ăn cơm, đa phần đều có lông vàng, nhưng vài con có điểm thêm mấy sợi lông xanh đỏ. Mỗi lần ngồi trước chuồng gà ngắm lũ gà con tôi lại thấy thương chúng lắm, chúng cũng bị nhốt giống như tôi vậy. Thế nên cứ nhìn chúng một lúc là tôi lại lấy then cài chuồng gà tháo ra, cho tụi gà chạy ra sân. Từ đó mỗi buổi chiều của tôi không còn tẻ ngắt, chúng trở nên sôi động hơn nhiều với những trò đuổi bắt của tôi với đàn gà, và quà kèm theo là… những trận đòn của ông anh trai tôi nữa.
Anh trai thường về nhà sớm hơn mẹ và lần nào ảnh cũng phải chứng kiến cảnh tôi và đàn gà làm cho cái sân sau nhà rối tinh lên. Mấy luống rau trong vườn bị đám gà rỉa cho tơi tả, và đám gà còn “nô đùa” từ sân vào bếp và từ bếp ra sân. May mà chưa vui tới mức, phòng ngủ với phòng khách cũng dẫn các bạn gà vào thăm.
Từ bé xíu anh em tôi không hợp tính nhau nhưng đã hình thành một liên minh ngầm là luôn che giấu tội lỗi cho nhau. Lí do thì là vì cái tính giận cá chém cả cá lẫn thớt của mẹ tôi. Anh trai gây chuyện, mẹ chắc thương tôi bé nên không phải lần nào cũng trị tội cả tôi, nhưng tôi mà mắc lỗi thì anh trai kiểu gì cũng ăn đòn theo. Thành ra nhìn “thảm họa” của tôi và đàn gà, anh trai tức tới nghiến răng nhưng cũng phải tìm thóc để nhử cho gà vào chuồng và quét sân, dọn bếp. Xong xuôi tất cả mới đè tôi ra giật tóc, tét mông.
Lần nào tôi cũng khóc thảm thiết, thề sống thề chết lần sau không thế nữa. Nhưng cứ đến chiều hôm sau nhìn đám gà tội nghiệp bị nhốt trong chuồng, tôi lại mủi lòng tháo then cửa cho bọn chúng. Kết quả đương nhiên là bị anh trai đánh và lần sau chắc chắn đánh đau hơn lần trước, thế mà tôi chẳng lần nào chừa cả. Cùng lắm bị đánh đau quá thì hôm sau không dám, nhưng hôm sau nữa lại dẫn gà đi “dạo”.
Có hôm anh trai dọn chưa xong thì mẹ đã về. Nhìn nhà cửa tanh bành bừa bãi, mẹ mắng cho hai anh em một trận nên thân. Anh trai tức lắm. Mẹ vừa xoay người đi ảnh đẩy tôi ngã sấp xuống đất. Sân nền xi măng, tôi lại ngã khá mạnh nên gốc hai bàn tay bị trầy xước chảy máu. Mẹ thấy vậy thì xót tôi, quất cho anh trai mười roi. Ảnh ấm ức cả buổi tối, nhưng đến lúc đi ngủ chạy tới đầu giường tôi hỏi:
- Tay còn đau không?
Tôi còn giận nên nằm im giả vờ ngủ. Anh trai bỏ về phòng, miệng còn lẩm bẩm mãi:
- Sao bị đánh đau thế mà mày vẫn không chừa?
Có một hôm anh trai được nghỉ, lúc mẹ đi dạy thì hai anh em chưa dậy nên mẹ khóa trái nhốt hai anh em trong nhà. Lúc ảnh dậy ra vườn đi tè thì thấy tôi đang táy máy cái then cửa chuồng gà, ảnh gầm lên:
- Con kia! Mày làm gì thế?
Tôi sợ rớt cả hồn. Đứng run bần bật ở trước chuồng gà. Ảnh chạy tới nhặt then cửa cài lại, quay sang quát tôi.
- Sao? Không nói tao đấm cho bây giờ.
Tôi sợ quá, vừa khóc vừa mếu máo khóc.
- Gà… gà... bị nhốt… tội nghiệp…
Mặt anh trai nhăn tít, ảnh đánh tôi suốt, nhưng rất ghét mỗi lần thấy tôi khóc. ảnh gắt:
- Gà thì phải nhốt chứ tội nghiệp gì?
Tôi càng mếu máo to.
- Anh… có bị nhốt đâu… mà… mà… anh biết. Em… em… ghét bị nhốt trong nhà… lắm… lắm…
Không biết ông anh trai tám tuổi của tôi hồi ấy cảm nhận được bao nhiêu từ thông điệp: Em không muốn ở nhà một mình của tôi. Nhưng sau đó ảnh lấy khăn chùi mặt cho tôi và không mắng tôi nữa. Tối hôm ấy, ảnh mách mẹ, rồi mẹ đổi then cài chuồng gà bằng đoạn thép uốn và tôi không có cách nào bẻ được thanh thép ấy vì thế chỉ có thể ngồi buồn thiu nhìn đám bạn gà bị nhốt trong chuồng.
Cuối tuần bố về, anh trai kể cho bố nghe chuyện tôi thả đám gà. Tôi sợ mình bị mắng nên trốn về phòng giả vờ ngủ sớm. Sang tuần bố trở về đơn vị công tác nhưng trước khi đi không quên dặn anh trai.
- Nhớ chơi với em đấy.
Tôi tưởng anh trai sẽ toét miệng cười rồi mặc kệ tôi như mọi khi, nhưng lần này ảnh không cười. Ảnh mím môi, gật đầu với bố.
Từ hôm đó mỗi buổi chiều đi học về, ảnh không chạy tót đi đá bóng mà ngồi đọc truyện tranh cho tôi một lúc. Ngày ấy một cuốn truyện tranh quý lắm, cả “gia tài” của anh trai có cả thảy hai cuốn Héc Man và bốn cuốn Bảy viên ngọc rồng. Đọc một tuần thì tôi đã thuộc lòng hết nên chán không muốn nghe tiếp. Anh trai lại nghĩ ra trò, chọn một số hình đẹp của những nhân vật trong truyện tranh rồi lấy kéo cắt chúng ra và đem dán hồ cho đám nhân vật ấy cho cứng cáp. Tôi tròn mắt nhìn anh trai, thật không dám nghĩ ảnh lại cắt đi “báu vật” của ảnh như vậy. Sau đó ảnh dùng đám nhân vật này để kể vô vàn những câu chuyện mà ảnh bịa ra cho tôi nghe. Những lúc đám bạn đá bóng gọi riết ngoài cửa, ảnh buông đám hình nhân vật truyện tranh ra và chạy đi chơi, nhưng lần nào cũng ngoái đầu lại dặn:
- Mai mà không kể được chuyện tao vừa kể thì tao đấm chết.
Tôi chẳng sợ ảnh đấm chết, vì ngày đó nói chuyện với tôi bao giờ ảnh chả thêm vài từ dọa nạt thế. Có điều tôi đã mê mẩn với những hình nhân vật cắt ra từ truyện tranh và những câu chuyện bốc phét của anh trai tới mức quên mất cả việc đám bạn gà của tôi vẫn bị nhốt.
---
Chỉnh sửa lần cuối: