Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?

hi1103

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/5/16
Bài viết
36
Gạo
0,0
Chào các bạn, đầu tiên phải nói tớ từng là một đứa cực kỳ mê mẩn văn hóa Trung Quốc, từ việc đọc ngôn tình cho tới phim ảnh, lịch sử. Và tớ thần tượng rất nhiều nhân vật nổi tiếng bên đó, từ tác giả truyện, diễn viên cho đến ca sĩ.
Có lẽ mọi người đều đã biết câu chuyện về đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra đang nóng như thế nào trong thời gian gần đây, nhất là khi hàng loạt các nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến truyền thông của Trung Quốc đều lên tiếng bảo vệ cho thứ gọi là "lãnh hải" cướp đoạt được từ những nước nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam.
Tớ đã trăn trở rất lâu mới quyết định tạo một topic nói về vấn đề này ở đây - nơi mà chắc chắn cũng có rất nhiều người đã, đang, hoặc từng yêu thích văn hóa Trung Quốc như tớ.
Điều thứ nhất tớ muốn hỏi, rất nhiều người, và cả tớ trước đây đều có một quan niệm: Nghệ thuật và chính trị không liên quan đến nhau, chúng ta có quyền thưởng thức nghệ thuật và đấu tranh chính trị là một việc hoàn toàn khác.
Nhưng bây giờ, tớ cảm thấy quan niệm của mình là hoàn toàn sai lầm! Chính những người đại diện cho nghệ thuật mà chúng ta thần tượng đó, họ đang chà đạp lên chủ quyền của dân tộc ta!
Bạn biện hộ rằng họ làm vậy âu cũng là vì đất nước họ, bị chính quyền đe dọa bắt ép gì đó... Nhưng thiết nghĩ, chúng ta có cần phải quan tâm đến những lý do sâu xa, những nỗi khổ tâm của họ hay không khi Tổ quốc mình mới là mối quan tâm hàng đầu!
Nghệ thuật và chính trị không hề tách bạch với nhau, nghệ thuật là giá trị tinh thần, là sự nâng đỡ lẫn nhau. Một khi hai quốc gia đã không còn đứng trên một chiến tuyến, đã là kẻ thù và đang động chạm đến chủ quyền của nhau - thứ vô cùng thiêng liêng - thì nghệ thuật chẳng còn ý nghĩa gì nữa!
Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc của riêng mình, trước tình hình căng thẳng như thế này mà chúng ta vẫn cứ cổ súy cho văn hóa trung quốc, thần tượng chúng thì là có lỗi với quê cha đất mẹ.
Việc đọc truyện, xem phim Trung Quốc nó chỉ có giá trị về mặt tinh thần, chúng ta hoàn toàn có thể từ bỏ được bởi chúng không liên quan đến kinh tế, đến những thứ rau mơ rễ má phức tạp.
Chúng ta từ bỏ, thứ nhất là để tỏ rõ thái độ cho người Trung Quốc biết, chúng ta không ngu muội và không phụ thuộc vào văn hóa của họ.
Thứ hai, chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng một nền văn hóa của riêng mình! Truyện - chúng ta có đủ tác giả, có đủ nhân tài để viết! Nếu như tay bút còn non trẻ, các bạn độc giả đừng vội quay lưng với tác giả Việt mà hãy giúp họ nhận ra mình còn yếu ở chỗ nào, không có cái gì là không thể phát triển được.
Tớ đã từ bỏ ngôn tình - còn bạn?
Phim - chúng ta cũng có thể làm được dù phim Việt thật sự còn rất yếu kém, và chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các quốc gia khác - những người có thể làm bạn.
Đây không phải là một topic với mục đích kích động thù hằn, chúng ta chỉ từ bỏ những thứ mà chúng ta có thể từ bỏ được và nó không hề gây ra một hậu quả tiêu cực nào! Nó khác với việc hùa nhau đuổi đánh người Trung Quốc đang sống ở Việt Nam, khác với việc đập phá các doanh nghiệp Trung Quốc, càng khác với việc kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc (bởi vì sự thật là kinh tế chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế Trung Quốc).
Đây là topic kêu gọi chúng ta đừng phụ thuộc Trung Quốc về mặt tinh thần, văn hóa, nó thật sự rất nguy hiểm cho dù chúng ta có bản lĩnh, thông minh đến đâu! Cuộc chiến bằng bút viết bao giờ cũng là cuộc chiến kinh khủng, một lúc nào đó chúng ta hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của những âm mưu đầu độc thông qua những con chữ.
Tớ lấy một ví dụ rõ ràng nhất, chắc hẳn nhiều người ở đây đã từng đọc tác phẩm "Đạo mộ bút ký", hồi tác phẩm này được dựng thành phim đã từng gây rùm beng một phen vì bên trong có nhắc đến chi tiết Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ, mình cũng không rõ lắm vì mình không đọc truyện này, nhưng hẳn là các bạn fan của truyện sẽ biết.
Thế mà truyện vẫn có rất nhiều fan, tớ hoàn toàn không thể tin được việc này!
Tớ chỉ muốn nói vậy thôi, cá bạn cảm thấy không đồng ý với quan niệm của tớ thì tranh luận ở đây nhé.
 

Sea_Sand

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/5/14
Bài viết
572
Gạo
600,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Rất ủng hộ tinh thần yêu Tổ quốc của bà. Dù tui không thực sự từ bỏ ngôn tình nhưng bây giờ tui rất ít đọc nó, tui tải về rất nhiều truyện Việt để đọc. Khi đọc qua một vài tác phẩm của tác giả Việt, tui thấy dân mình không hề thua kém bất cứ cá nhân nào bên TQ. Tui hoàn toàn có thể tin tưởng vào tác giả Việt, tin rằng họ thực sự có tài và có khả năng viết ra những câu chuyện hay và có ích cho nền văn học VN. :-bd
 

Ry Hanna

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/8/14
Bài viết
445
Gạo
250,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Tớ hoàn toàn đồng ý với bạn và tớ tẩy chay những gì liên quan đến TQ.

Sáng nay thấy con em gái ngồi xem cái gì mấy sao bên đó chia sẻ hình lưỡi bò, con nhỏ cứ than ngắn thở dài, coi bộ đau lòng dữ lắm. Nhờ nó mình mới biết cái vụ này chứ không cũng chịu vì lười đọc tin tức. Mà nói đi cũng phải nói lại, sao hay thần tượng gì cũng là người nước nó, dù người ta biết rõ ràng nước mình sai đấy song cũng chẳng con ma nào dám đứng lên phản đối đâu.

Thế thôi dẹp, tớ là tớ ngán TQ từ lâu lắm rồi.
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
cá bạn cảm thấy không đồng ý với quan niệm của tớ thì tranh luận ở đây nhé.
Không đồng ý mới được tranh luận?
Thứ nhất, cần khẳng định lại rằng, nghệ thuật và đặc biệt là những nghệ sĩ, họ có tầm ảnh hưởng rất rộng. Chúng ta thường gọi họ bằng cái tên "người nổi tiếng". Việc một người nổi tiếng lên tiếng cho bất kì việc gì, nó cũng tạo nên một làn sóng. Bất kì việc gì liên quan đến người nổi tiếng, đều được công chúng quan tâm. Ví dụ như chuyện anh Trấn Thành - chị Hari Won - anh Tiến Đạt. Chuyện chả có gì nhưng công chúng vẫn dậy sóng, vô tình đưa tên tuổi họ cao ngất. Thế mới nói, sử dụng người nổi tiếng thật ra là công cụ đáng sợ nhất.
Ở Trung Quốc, người nổi tiếng lên tiếng khẳng định đường lưỡi bò là của họ. Hàng triệu, hàng triệu fan hâm mộ người Trung Quốc của những người đó hùa theo, dù không biết đúng sai. Chưa hết, không ít người hâm mộ Việt Nam cũng hùa theo, vì họ không biết. Họ không biết đường lưỡi bò là gì, họ không buồn tìm hiểu đường lưỡi bò có ý nghĩa gì. Họ chỉ quan tâm, idol của họ chia sẻ việc gì, họ sẽ ủng hộ. Đó là kiểu người mù vớ được cây gậy. Buồn một việc là họ dùng cây gậy đó để đi theo lối đường cho người mù, thay vì dùng cây gậy đập thật mạnh cho sáng mắt ra.
Đó là lí do tại sao các nhà kinh tế rất khôn ngoan trong việc sử dụng hình ảnh người nổi tiếng làm quảng cáo. Lời họ nói sẽ được tin tưởng dù có là lời dối trá. Đương nhiên các chính trị gia cũng không phải người ngu khi không nhận ra thế mạnh này. Bằng chứng là việc tại Mĩ, các chính trị gia sẽ góp mặt trong các show truyền hình, sẽ gặp gỡ với người nổi tiếng để được biết đến nhiều hơn, để họ gom góp, sử dụng cái đặc quyền của người nổi tiếng. Ví dụ gần nhất là việc các người nổi tiếng Trung Quốc lên tiếng về đường lưỡi bò.
Thứ hai, nhìn lại Việt Nam. Chưa bàn đến chuyện người hâm mộ, việc MC Phan Anh, cũng là một người nổi tiếng, lên tiếng, chia sẻ video cá chết trên mạng lại bị đem lên sóng truyền hình tố tụng. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy ở Việt Nam? Chưa hết, những người nổi tiếng ở Việt Nam góp lên tiếng nói lớn nhất có thể nhận thấy qua việc cùng trình bày một ca khúc chủ đề nào đó. Thời gian trước, khi phong trào Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam nổi lên, họ, những người nổi tiếng, chỉ cho ra một hai bài hát "cùng chung tiếng nói". Họ vốn không cùng đứng lên ủng hộ Việt Nam. Lí do? Sợ chính quyền.
Tạm gác lại chuyện người nổi tiếng ở Việt Nam, người hâm mộ Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, cực kì ngu xuẩn và bốc đồng trong suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tưởng tượng đến viễn cảnh giả dụ Trung Quốc bắt tay với Hàn Quốc đi xâm lược Việt Nam. Nhưng lực lượng của họ không phải những chiến binh mà là dàn diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ ăn mặc thời thượng, sành điệu như trên truyền hình, thì thử hỏi lớp trẻ có đủ dũng khí chống lại họ hay không? Thiết nghĩ tự mình hai mình trước khi họ kịp đụng tới ta. Fan của Kim Won Bin sẽ "đụng" tới những ai có ý định "đụng" anh này. Tương tự, fan của Lưu Diệc Phi cũng thế, cứ như vậy mà những người nổi tiếng kia chỉ việc show up (có mặt), việc còn lại người hâm mộ Việt Nam sẽ tự lo liệu với nhau. Buồn!
Hình ảnh, con chữ có tác động tới não người rất lớn. Lấy ví dụ cụ thể, hồi còn học tiểu học, tôi thấy bạn lấy hồ dán giấy đổ vào tay, thổi cho khô rồi bóc ra như lột da rất hay ho, thế là tôi cũng bắt chước. Không chỉ tôi mà những đứa bạn của tôi cũng làm như vậy. Những đứa bạn của những đứa bạn của tôi cũng thế, nhanh chóng, cả trường ai cũng làm như vậy. Và những đứa không làm là những đứa dở hơi. Từ trường tôi, cái phong trào này lan rộng ra các trường khác và nó cứ thế lan rộng ra. Để rồi một số lượng lớn hồ dán giấy bị phí phạm do không được sử dụng đúng mục đích. Tất nhiên việc một người tiêu một hộp hồ thì không là gì cả, họ có thể mua được một chục hộp như thế. Nhưng việc hàng trăm, hàng ngàn thậm chí hàng triệu người cũng như vậy thì thật đáng sợ. Tôi không có làm quá vấn đề lên. Mà ngược lại, tôi chỉ đang làm giảm nhẹ nó. Thử hỏi với chỉ việc sử dụng hồ dán giấy "vô hại" ấy đã tiêu phí khủng khiếp cỡ nào thì hằng ngày, lượng văn hóa từ nước bạn được đổ vào đầu hàng triệu người dân Việt Nam có độ ảnh hưởng ra sao. Ở cái xã hội mà số đông luôn đúng, nếu ai cũng khỏa thân thì người mặc quần áo mới là người khỏa thân.
Việc theo dõi, yêu thích văn hóa nước bạn không có gì sai. Nhưng xin làm ơn dùng đến não, dùng cái thứ mà nhân loại luôn tự hào chứng minh được rằng mình là loài tiến hóa nhất của Trái Đất để suy nghĩ, để chọn lọc, để tin tưởng. Một anh soái ca có thể làm bạn mất ăn mất ngủ = mất sức khỏe thì tôi không hiểu được lợi ích của việc mê anh ấy là gì.
Bên cạnh đó, trước nhất, tiên quyết, trước khi bạn yêu mến văn hóa nước người, bạn phải yêu mến văn hóa nước nhà. Nếu không, đó là sự tha hóa, sự mất gốc. Đáng sợ biết bao khi ăn, ngủ, làm việc, học tập trên đất Việt lại đi sùng bái nước bạn.
Lời kết: hãy dùng não để suy nghĩ, chọn lọc những thông tin bạn tiếp cận. Nếu không làm được như vậy, mặc định bạn không có não.
Hãy dùng trái tim của người Việt yêu lấy người Việt, đất nước Việt và dân tộc Việt. Điều nhỏ bé này hẳn ai cũng làm được, đúng không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tengicungduoc

Gà con
Tham gia
19/9/15
Bài viết
40
Gạo
0,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Mình nghĩ là cho dù thế nào thì chúng ta cũng không thể tránh được sự ảnh hưởng của văn hóa TQ. Thực tế là đã ảnh hưởng rồi và ảnh hưởng rất rõ nét rồi. Giữa sở thích và Tổ quốc ? Làm sao sở thích có thể dặt cạnh Tổ quốc để mà lựa chọn.
Yêu nước cũng cần phải có văn hóa. Đừng theo thói a dua, chạy đua.
Thực sự là mình rất nản Việt Nam luôn, ngại dính đến phiền phức, không dám phát biểu chính kiến của mình. Ok, ASEAN cũng vậy.
 

Tử Ngọc Lan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/6/16
Bài viết
280
Gạo
0,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
nhatlienhoan 1 like cho em. Chị xin được nhắc lại câu thơ của Hồ Chủ tịch:
"Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"​
Rất nhiều người trẻ thời nay mơ hồ về lịch sử, thậm chí hiểu sử Trung Quốc, sử nước ngoài, hay thậm chí là có thể dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để đọc một bài báo liên quan đến thần tượng của mình, tìm bằng được một món đồ có ảnh thần tượng, mà không dành nổi một tiếng đồng hồ để đọc sử Việt. Đây là một thực trạng rất đáng buồn. Họ thờ ơ với lịch sử, với văn hóa của nước mình để đi tôn sùng những văn hóa ngoại lai, đồng nghĩa với việc quay lưng lại với đất nước, với dân tộc mình.
 

Cát violet

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/7/16
Bài viết
11
Gạo
0,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Mình không hiểu lắm về câu nói của chủ pic "Tớ đã từ bỏ ngôn tình - còn bạn?"
Không biết mình có hiểu nhầm ý của chủ pic hay không. Nhưng mà, đâu phải Trung Quốc mới viết được Ngôn tình?
Tại sao chúng ta phải bỏ đi sở thích đọc Truyện ngôn tình cơ chứ?
Tác giả Việt viết ra một tác phẩm, thì nó không được gọi là Ngôn tình sao?
Chẳng qua cái quan điểm sai lầm của đa số người vì hay gọi là "Ngôn tình Trung Quốc" nên mới có suy nghĩ rằng "Chỉ có Trung Quốc mới có Ngôn tình."
Còn tớ, tớ vẫn sẽ viết Ngôn tình. Để đến một ngày nào đó, mọi người dẹp hẳn đi suy nghĩ "Ngôn tình Trung Quốc" lệch lạc ấy.
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Mình không thần tượng ai cả, thế nên thực sự không hiểu lắm cảm giác "đau lòng vì thần tượng" mà từ hôm qua đến hôm nay đầy rẫy trên facebook.
Tuy nhiên, quan điểm của mình là những thứ có giá trị thuộc về nghệ thuật - văn hóa - danh lam thắng cảnh v.v... nói chung, không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm, tranh chấp giữa các tín ngưỡng, quốc gia thì dù có là của Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác thì cũng đều là tài sản chung của cả nhân loại. Cái này không nói lên việc chúng ta nghèo nàn, phải phụ thuộc văn hóa nước ngoài, cổ súy này kia mà nó chỉ đơn giản là vấn đề thưởng thức thôi. Thưởng thức tinh hoa, thưởng thức cái đẹp là nhu cầu chính đáng của tâm linh. Miễn là đừng có mù quáng để bị dắt mũi.
Ví như cuốn Đạo mộ bút kí kia, mình cũng quyết định không đọc sau khi biết nó có dính dáng đến chủ quyền biển đảo.
Tác giả Việt viết ra một tác phẩm, thì nó không được gọi là Ngôn tình sao?
Không bạn ạ. "Ngôn tình" đúng là để là chỉ "truyện tình cảm của Trung Quốc". Từ này không có trong từ điển tiếng Việt. Giống như "manga" là "truyện tranh của Nhật Bản" vậy. Tác giả Việt vẽ truyện tranh thì gọi là "truyện tranh Việt Nam", chứ không thể gọi nó là "manga". Tương tự, tác giả Việt viết truyện tình cảm thì đơn giản gọi là truyện tình cảm, lãng mạn thôi, chứ không phải là "ngôn tình".
 

Sea_Sand

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/5/14
Bài viết
572
Gạo
600,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Không bạn ạ. "Ngôn tình" đúng là để là chỉ "truyện tình cảm của Trung Quốc". Từ này không có trong từ điển tiếng Việt. Giống như "manga" là "truyện tranh của Nhật Bản" vậy. Tác giả Việt vẽ truyện tranh thì gọi là "truyện tranh Việt Nam", chứ không thể gọi nó là "manga". Tương tự, tác giả Việt viết truyện tình cảm thì đơn giản gọi là truyện tình cảm, lãng mạn thôi, chứ không phải là "ngôn tình".
Em thấy phim "Người thừa kế" của Hàn Quốc nghe giới thiệu có nói một câu "đậm chất ngôn tình Hàn Quốc" nên cứ nghĩ là có ngôn tình Hàn Quốc, Việt Nam chứ ạ. Hay do người ta giới thiệu nhanh quá nên em nghe lầm Trung Quốc thành Hàn Quốc ta 3onion24.
 

christie_hoang

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/6/15
Bài viết
327
Gạo
400,0
Re: Bạn lựa chọn gì giữa sở thích với Tổ quốc?
Mình đồng ý với ý kiến của chủ thớt, yêu thích kẻ ủng hộ giặc cướp nước ư? Có quá mu muội hay không?
Mình cũng đồng ý với việc ngừng đọc những tác phẩm của Trung Quốc, nó rất nguy hại. Bọn họ (ý mình chỉ chính quyền Trung Quốc) đã rất thành công tẩy não dân chúng của mình. Còn chúng ta thì sao? Có phải cũng đang là nạn nhân của sự đầu độc văn hóa này hay không?
Mình từng có một thời gian đọc rất nhiều ngôn tình Trung Quốc, mê mẩn những chàng soái ca chung tình, có tiền có quyền và không tỳ vết. Hoàn toàn chìm đắm vào mộng tưởng cá nhân, tự yêu chính cái hoang tưởng, ảo ảnh mà các tác giả đã vẽ ra. Thậm chí còn thụt lùi đến mức nghĩ đạo văn (chi tiết thường xuyên xuất hiện trong văn xuyên không) là bình thường. Phụ nữ không cần làm gì chỉ cần ngồi đó và có người đến chiều chuộng (các nữ chính cũng chẳng phải như vậy sao?), yêu mình hơn chính họ. Nghĩ lại thì thấy thật ngu quá. Lúc đó đã hoàn toàn không biết bản thân đã lãng phí bao nhiêu thời gian để mơ mộng, trí óc không hề vận động mà ỳ trệ mơ tưởng. Không làm được một việc gì có ích. Đến cả đạo đức cũng có xu hướng bị suy thoái. Nghĩ lại thật thấy lạnh người.
 
Bên trên