Đề bài: Hình tượng "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Bài làm:
Xuân Quỳnh được biết đến là nhà thơ của hạnh phúc bình dị đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của hồn thơ luôn khao khát một tình yêu lí tưởng vừa hướng tới hạnh phúc đời thường. Tất cả những điều ấy được nhà thơ thể hiện qua bài thơ Sóng. Với hình tượng "sóng" và "em" bài thơ đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, mong muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điềm (Thái Bình). Tác phẩm được in trong tập" hoa dọc chiến hào". Bài thơ Sóng có hai hình tượng là "sóng" và "em". "Sóng" là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, sự hóa thân của cái tôi trữ tình. "em" hiện thân của cái tôi trữ tình. Hai "nhân vật" trữ tình này tuy hai mà một, có lúc phân tách để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa làm một cái tôi duy nhất vì thế sóng là em mà em là sóng.
Mở đầu bài thơ là trạng thía tâm lí đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương và đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Hình ảnh sóng có nhiều đối lập, giữa "dữ dội" với "dịu êm", "ồn ào" với "lặng lẽ". Đây là biểu hiện của con sóng ngoài biển khơi: lúc biển động phong ba sóng dữ dội, ồn áo, khi biển lặng sóng nhẹ nhàng lặng lẽ. Mượn hing ảnh sóng ngoài biển khơi XQ đã trân thành bộc lộ những trạng thái cảm xúc của người con gái kho yêu, lúc hờn gen khi dịu dàng sâu lắng. Giống như sóng tâm hồn người phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường chật hẹp. Khi " Sông không hiểu nổi mình" sóng sẵn sàng từ bỏ nơi nhỏ bé chật hẹp để đến với cái bao la khóang đạt. Khác với hình ảnh người phụ nữ truyền thống người phụ nữ hiện đại luôn tự tin chủ động vượt qua rào cản để tìm đến tình yêu của mình.
Nỗi khát vọng tình yêu luôn xôn xao rạo rực trong trái tim mỗi người. Và với XQ nỗi khát vọng tình yêu luôn trường tồn với thời gian.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Hành trình đi tìm và lí giải tình yêu của sóng cũng là hành trình tự nhận thức chính mình của em-nhận thức về giá trị của tình yêu. XQ đã có nhiều khám phá về sự vĩnh hằng của thời gian. Đứng trước biển nữ thi sĩ nhận thấy sự bất diệt của sóng, dù "ngày xưa"hay "ngày sau"sóng"vẫn thế. Đứng trước tình yêu nữ thi sĩ nhận thấy tình yêu luôn tồn tại thường trực trong trái tim mỗi người.
Nhận thấy khát vọng của tình yêu, XQ muốn lí giải nó nhưng tình yêu đâu thể lí giả bằng lời lẽ thông thường. Trước đó Xuân Diệu từng băn khoăn "Làm sao cắt nghĩa được chữ yêu?" thì nay XQ bộc bạch:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Mượn hình ảnh Sóng để cắt nghĩa tình yêu cũng chỉ có thể lí giải sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu không có câu trả lời và câu hởi "Khi nào ta yêu nhau" cũng không thể có câu trả lời. Với XQ tình yêu như sóng biển sao trời không sao hiểu hết, tình yêu đầy bí ẩn,bất ngờ,khó hiểu nhưng cũng đầy sức quyến rũ mời gọi.
Xuyên suốt bài thơ là nhịp sóng nhưng hăm hở, mánh liệt nhất là nhịp sóng ở đoạn thơ
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Hình tượng sóng và hình tượng em song hành bổ sung cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc nõi nhớ và lòng thủy chung vô hạn của trái tim rạo rực yêu thương.Nỗi nhớ của em được diễn tả qua con sóng. Nghệ thuật điệp từ"con sóng" ba lần như một giai diệu da diết của tình yêu và nỗi nhớ của em. điệp cấu trúc ngữ pháp dùng các từ ngữ "dưới", "trên" đẻ miêu tả vị trí của con sóng, nghệ thuật nhân hóa con sóng "nhớ bờ", "không ngủ được" cũng là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ của người con gái dang yêu. Viết về nỗi nhớ em đã tự tách mình khỏi sóng trực tiếp thổ lộ long em nhớ anh cả trong mơ còn thức. Nỗi nhơ bao chùm xâm chiếm cả tâm hồn con người trong tiềm thức lẫn vô thức. Nỗi nhớ cồn cào triền miên như sóng biển vô hồn. Tuy vậy em vẫn chủ động, trân thành, trung thực với chính mình. XQ đã chủ động nói lên tiếng nói của lòng mình, vượt qua rào cản lễ giáo phong kiến nặng nề. đây là điều hiếm thấy ở các sáng tác lúc bấy giờ.
XQ là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, có ý thức về thời gian nên thơ XQ luôn đi liền với lo âu và hạnh phúc hiện tại
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
XQ phát hiện cuộc đời là hữu hạn nhưng " năm", "tháng", "mây" là vô hạn. Giọng thơ khoáng đạt lại pha chút lo âu. Những hình ảnh thơ hiện lê sự hưa hẹn mong manh với cuộc đời của tác giả và vậy XQ đã lựa chon cách ứng xử vơi thời gian:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm cồn vỗ
Cái tôi trữ tình muốn được hóa thân thàn trăm con sóng nhỏ đẻ được bất diệt với thời gian. Đây là khao khát nhân văn giàu truyền thống của người phụ nữ việt nam.
Có thể nói hình tượng sóng - em là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của XQ. Bài thơ khép lại nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều khám phá khác nhau về tình yêu. Và cảm nhận sâu sắc về khao khát tình yêu đời thường của nữ thi sĩ.