Tôi bất chợt giật mình tỉnh dậy nhưng trí óc vẫn còn lơ mơ giữa ranh giới thực và mê.
Người tôi vã đầy mồ hôi bởi cơn nóng như thiêu đốt từ lồng ngực, đôi tay tôi quờ quạng, miệng lảm nhảm nói trong vô thức:
Là mơ! Chỉ là cơn mơ! … Chỉ là cơn mơ!
Ngữ điệu lời nói của tôi từ nặng nề sợ hãi đến thở phào nhẹ nhỏm nhưng cuối cùng đọng lại là chấp nhận, nuối tiếc, bất lực và xót xa:
Không! Là thực!
Phải là thực! Là thực rồi! Em… Em thực sự đã không còn là của tôi, không còn là thứ tôi sở hữu trong trí tưởng tượng mơ mộng! Em đã lấy chồng! Lấy chồng thật rồi!
Tôi ngước mắt nhìn ra khung cửa sổ, cái khung cửa hướng về phía nhà em, phía tây bắc mà tôi vẫn luôn mở, ngoài kia, trời đã chuyển từ đen sang xanh thẩm nhưng vẫn còn lấm tấm những ngôi sao.
Tôi khẽ nhắm mắt lại tận hưởng một vùng tối yên ả, dịu hiền mà lạnh lẽo bao bọc trí óc tôi để những giấc mơ xưa cũ lại tìm về. Trong giấc mơ đó, nơi căn gác thượng cô liêu, vòng tay tôi siết chặt chiếc eo em thon, cánh tay tôi nâng cánh tay em chỉ lên những đốm sáng lấp lánh của đêm hè mà hát ru mộng tưởng:
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng
Sáng chiếu muôn ánh vàng…
Lời tôi sẽ thì thầm bên tai em để đôi môi mền ấm của tôi lướt dọc trên cổ, phả hơi vào gáy và chạm nhẹ vào vành tai. Cái mũi tôi sẽ nhấn vào rồi rời ra cứ thế nhịp nhàng cảm nhận vô vàng sợi tóc mượt đen như đêm ba mươi và hít lấy từng ngụm hương em nồng nàng. Em sẽ tan vào tôi bằng vô vàng đợt sóng mát lạnh chìu chuộng. Và cứ thế em cùng bóng tối nuốt chửng lấy tôi như một kẻ thả mình chìm giữa biển đêm,
Kí ức tôi chập chờn… mờ… tỏ…
Sáng hôm qua, mạ đi chợ về, vừa đặt cái giỏ xuống, một tay lau mồ hôi nhễ nhãi, một tay quai chiếc nón quạt mát cùng lời nói theo từng nhịp thở gấp vì mạ sợ quên hay do nỗi khó hiểu bức bối cần được giải bày:
Mi đã nghe chuyện chi chưa?
“Chuyện chi mạ?” Tôi hỏi.
Con Nơ nó cưới chồng rồi!
Nơ mô?
Thì con Nơ con ông Thành ở đầu xóm chứ con Nơ mô nữa?
“Mạ nói răng?”. Tôi tê dại đôi chân, lồng ngực như bất chợt xuất hiện một lổ đen hút hết mọi cái vào hư vô kể cả hơi thở gây nên một cảm giác nghèn nghẹn, tức giận và hơn hết là đau.
“Người thành phố, hắn hay hi?”. Mạ chép miệng, lắc đầu, biểu cảm gương mặt nửa khó hiểu, nửa như chế diễu. “Cưới hỏi mà khôn có mời hàng xóm láng giềng, cũng khôn báo cho ai một tiếng chi hết? Sáng ni tau đi chợ nghe chợ nói ầm lên mới biết chơ mô!”.
“Làm răng họ dám mời?”. Tôi nghĩ. “Họ sợ! Họ sợ cái thằng tôi! Cái thằng im ỉm ít nói mà tình cảm đậm sâu với con gái họ, khi nghe tin sẽ không kiềm được mình mà phá tan cái ngày vui của họ. Họ sợ mình sẽ xấu mặt! Thà chẳng mời ai còn hơn là thành chuyện để người ta buôn, người ta bàn dù cái chuyện đó cũng chẳng có gì nhưng ai mà biết nó có thể ảnh hưởng đến con gái họ thế nào? Bên nhà chồng sẽ nghĩ gì về nó? Thôi chi chơ phải chắc cái đã!”. Tôi mỉn cười chua chát khi tự đặt mình vào vị trí của họ, ba mạ em.
“Hay nó cưới chạy bầu?” Tiếng mạ làm tan những mông lung trong trí óc tôi, tôi ngước lên thấy đôi mày mạ còn nhíu.
Dạ! Có lẻ rứa mà ai biết được!
Đoạn tôi cầm chiếc giỏ chạy xuống bể nước sau nhà để nhanh kết thúc câu chuyện bởi tôi sợ cái xúc động chực chờ bộc phát và rồi lở may mạ biết… Không! Tôi không thể để chuyện đó xảy ra!
“Mi làm chi mà gấp gáp rứa?”. Tiếng mạ loáng thoáng sau tôi. “Thì con cứ đem xuống đây đã! Chút nữa mạ làm!”. Tôi nói cho qua chuyện.
Sân sau, cái vòi vặn chưa kĩ nhả những giọt nước rơi vào bể kêu lên dãi tiếng tong tóc, tôi đưa tay ra chạm vào chúng. “Mát!”. Nước bị ngăn lại đủ đầy tràn qua kẻ tay tôi để lại rơi vào nước kêu lên những tiếng to hơn.
“Giá mà chừ trời mưa!”. Tôi nói mà không hiểu vì sao mình lại nói như vậy. Và rồi như một sự tự nhiên tôi nghĩ đến mưa, những cơn mưa dông bất chợt của mùa hè hay những cơn mưa đều đặn vào mỗi chiều cuối tháng tư mà mọi người vẫn gọi là mưa làm nấm vì sau mỗi trận mưa ấy thì loại nấm màu nâu có vị đăng đắng mà người ta hay dùng hầm hoặc xào với thịt và rau muống lại mọc đầy ở các vạc rừng tràm và bạc hà. Song tôi nhớ hơn hết là những cơn mưa triền miên của mùa đông, những cơn mưa vừa lạnh vừa dài lê thê có khi đến cả tháng liền. Mưa nhỏ như bụi, mưa vừa tí tách, mưa lớn bồm bộp, có khi mưa chỉ mưa, có khi mưa kèm theo gió lại quất thành từng đợt từng đợt như tiếng kêu gào như ngán ngẩm như chứng tỏ. Dưới cơn mưa, tôi lại nhớ những ngày thơ, hồn nhiên tắm táp, cười đùa, nhớ thuở thiếu thời ngày mưa đến với nỗi nhớ quay quắt mà phóng chiếc xe đạp cà tàng thả mình trong cơn mưa lạnh để đưa mặt đón từng hạt mưa vỡ tung trên da, để cho cái lạnh đau đến rát thấm dần qua từng lổ chân lông. “Em ở đâu?”. Phải! Tôi gào lên hỏi mình khi đang tận hưởng nó, tận hưởng cảm giác trôi giữa chơi vơi. Con xe đưa tôi qua những ngày mưa đến những ngày nắng, tròn bánh lăn trên từng đoạn đường Huế để tôi mãi trượt dài với xúc cảm riêng tôi. Đường Lê Huân, đường Đinh Công Tráng, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Trãi,… những con đường trong thành nội, đường Phan Châu Trinh dọc bờ sông An Cựu, rồi đến đoạn đường phượng bay trong bài hát mưa hồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là đoạn đường Lê Duẫn từ chân cầu Phú Xuân đến ngã tư cầu Dã Viên. Tôi lướt mình giữa những hàng cây phượng, muối, bằng lăng cao lớn xum xuê rì rào trong gió, tơi tả trong mưa, hay như reo ca dưới nền nã nắng vàng mây trắng trời xanh.
Trời im nắng cho mưa hồng…
“Cơn mưa trong bài hát mưa hồng là cơn mưa như thế nào nhỉ?”. Có lần, tôi đã từng hỏi. “ mưa như thế nào mới gọi là mưa hồng trong khi trời im nắng? Bởi mây có thể hồng còn mưa thì làm răng mà hồng? Thậm chí mây cũng không đích xác là mây hồng mà chỉ có thể mây cam hay đỏ vì những sắc màu như thế là do ánh mặt trời chiếu vào lúc hoàng hôn hoặc bình mình. Nhưng đây lại là trời im nắng, mà trời im nắng là vào lúc nào? Là lúc mây xám phủ cả bầu trời, lúc trời chưa nắng hay tắt nắng hay đã vào đêm khi bóng tối biến lớp lớp mây đen ánh hồng?”
…Mưa qua mau em nghiêng sầu…
Mà có thể không phải vì cơn mưa hồng ấy chỉ là cơn mưa giông, “mưa qua mau” mà. Mưa qua mau để làm gì? Để cho em nghiên sầu ư? Hay để giọt sầu nơi mắt em chao nghiên cả thế gian này?
Tôi hít một hơi thở dài, cái lành lạnh vô cớ tuôn theo, da tôi nổi lên từng đám gai ốc. Từ bể nước, tôi ngước mắt, ánh nắng vàng rộm trãi lên bức tường cao phía trước, tỏa xuống cái chói chang. Tôi đưa bàn tay lên và lại thấy mình thuở nào còn ngồi ở hàng cà phê đường Nguyễn Trường Tộ, con đường râm mát rợm bóng hàng cây long não, với những thân gỗ tròn nâu xù xì và tán lá cành hợp thành vòm xanh xao màu diệp lục. Tôi nhấp một ngụm cà phê đắng ngấm, rít một hơi thuốc rồi ngã mình tựa cổ vào ghế, phả khói. Chờ đợi! Tôi đợi làn khói tan vào màu diệp lục, tan vào vệt nắng lấp lánh, tan vào những khoảng trời xanh và tôi đợi em. “Em là ai?”. Tôi không nhớ rõ, gương mặt em mơ hồ như phủ một màn sương tỏa để rồi khi có một cô gái nào thoáng tôi lại giật mình ngỡ đó là em. Dáng hình em, thậm chí hương thơm nơi da thịt em, cái mùi hương trinh nguyên ngọt ngào hay ma mị khao khát hòa lẫn vào con phố, hàng cây, dòng sông, và lời em là bài hát đâu đó tôi nghe nơi một tiệm một quán xa gần. Tất cả, tất cả lắng thành nỗi nhớ, nỗi ám ảnh, nỗi cô đơn vĩnh viễn không được thỏa lòng. Nhưng thôi tôi không cần! Hãy cứ thế đi! Cứ thế cho tôi được lắng vào lòng em mộng tưởng, vào trong mắt em nền thu trong vắt tận cùng, trong cơn gió dịu dàng, trong miên man khát vọng.
Nắng luồn qua kẻ tay , rơi lên mí mắt tôi nặng nề cụp lại thành cái khép hờ để cho tôi thấy hình như là nắng đã kéo dệt thành muôn ngàn sợi tơ, tơ trời. Tơ lóa ra ánh ngũ sắc rung rinh bởi những chú sâu ngọ ngậy. Hoa rơi!
Độ từ giữa tháng tư, thành phố khoát lên màu vàng tươi của phương vàng, tím của bằng lăng, đỏ của phượng hồng, dưới cái rực rỡ của trưa hè, sương mờ lạnh ban sớm, hay hiu hắt ánh đèn con phố khuya, hoa rơi. Cánh hoa cuốn theo gió, thả mình lớp lớp, đợt đợt, hay có khi chỉ lặng thầm rơi không ồn ào mà yên tĩnh đến đơn độc. Mặt đường, vỉa hè hoa trãi thành thảm, hoa nổi lên nguyên vẹn, hoa chìm xuống bẹp dúm.
Rồi tôi nhìn thấy em. Lúc nào ấy nhỉ? Em cúi người nhặt cánh hoa, màu tươi của hoa bừng nơi da thịt em trắng lóa nhập nhòa, cái thứ da thịt tôi chưa lần đụng đến, và tôi đã sung sướng đến vội vàng mà há miệng như chú cá đớp lấy từng ngụm không khí nuôi dưỡng sự sống lúc nào không biết để nuốt lấy hương em, như tận hưởng hương thơm thanh mát từ gió sông thổi vào để thấm đẩm hồn tôi mùa khô hanh.
Tôi ham hố mở căng đôi mắt chiêm ngưỡng nhưng em đã biến mất, hoa vẫn rơi. Em đã tan vào đâu đó mất rồi. Hoàng hôn, vầng dương đã chìm vẽ nên sắc màu tráng lệ tàn dương. Bóng cây thành những vệt đen quệt quạt vào nền trời chuyển màu, lẫn vào tường thành cổ kính đầy những rêu phong xâm thực.
Dáng em mờ ảo tan thành cổ
Để mình lạc bước giữa hoàng hôn.
Phải tôi lạc bước! Tôi phải đi đâu khi cô đơn ngập tràn vây bủa? Khi khao khát mà đã tự biết rằng chẳng thể nào thỏa mản.
Em là ai? Có phải rằng em thực sự không hề hiện hữu mà chỉ là hình tượng hoàn mỹ do tôi tự khắc đục vẽ tô nên dạng để lấp vào mảnh ghép trống trãi nơi con tim?
Em ở đâu? Có phải là nơi đường chân trời vừa thực vừa hư, nơi chỉ có thể thấy nhưng vĩnh viễn không thể đến?
Một chiếc lá chầm chậm thả mình…
Người tôi vã đầy mồ hôi bởi cơn nóng như thiêu đốt từ lồng ngực, đôi tay tôi quờ quạng, miệng lảm nhảm nói trong vô thức:
Là mơ! Chỉ là cơn mơ! … Chỉ là cơn mơ!
Ngữ điệu lời nói của tôi từ nặng nề sợ hãi đến thở phào nhẹ nhỏm nhưng cuối cùng đọng lại là chấp nhận, nuối tiếc, bất lực và xót xa:
Không! Là thực!
Phải là thực! Là thực rồi! Em… Em thực sự đã không còn là của tôi, không còn là thứ tôi sở hữu trong trí tưởng tượng mơ mộng! Em đã lấy chồng! Lấy chồng thật rồi!
Tôi ngước mắt nhìn ra khung cửa sổ, cái khung cửa hướng về phía nhà em, phía tây bắc mà tôi vẫn luôn mở, ngoài kia, trời đã chuyển từ đen sang xanh thẩm nhưng vẫn còn lấm tấm những ngôi sao.
Tôi khẽ nhắm mắt lại tận hưởng một vùng tối yên ả, dịu hiền mà lạnh lẽo bao bọc trí óc tôi để những giấc mơ xưa cũ lại tìm về. Trong giấc mơ đó, nơi căn gác thượng cô liêu, vòng tay tôi siết chặt chiếc eo em thon, cánh tay tôi nâng cánh tay em chỉ lên những đốm sáng lấp lánh của đêm hè mà hát ru mộng tưởng:
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng
Sáng chiếu muôn ánh vàng…
Lời tôi sẽ thì thầm bên tai em để đôi môi mền ấm của tôi lướt dọc trên cổ, phả hơi vào gáy và chạm nhẹ vào vành tai. Cái mũi tôi sẽ nhấn vào rồi rời ra cứ thế nhịp nhàng cảm nhận vô vàng sợi tóc mượt đen như đêm ba mươi và hít lấy từng ngụm hương em nồng nàng. Em sẽ tan vào tôi bằng vô vàng đợt sóng mát lạnh chìu chuộng. Và cứ thế em cùng bóng tối nuốt chửng lấy tôi như một kẻ thả mình chìm giữa biển đêm,
Kí ức tôi chập chờn… mờ… tỏ…
Sáng hôm qua, mạ đi chợ về, vừa đặt cái giỏ xuống, một tay lau mồ hôi nhễ nhãi, một tay quai chiếc nón quạt mát cùng lời nói theo từng nhịp thở gấp vì mạ sợ quên hay do nỗi khó hiểu bức bối cần được giải bày:
Mi đã nghe chuyện chi chưa?
“Chuyện chi mạ?” Tôi hỏi.
Con Nơ nó cưới chồng rồi!
Nơ mô?
Thì con Nơ con ông Thành ở đầu xóm chứ con Nơ mô nữa?
“Mạ nói răng?”. Tôi tê dại đôi chân, lồng ngực như bất chợt xuất hiện một lổ đen hút hết mọi cái vào hư vô kể cả hơi thở gây nên một cảm giác nghèn nghẹn, tức giận và hơn hết là đau.
“Người thành phố, hắn hay hi?”. Mạ chép miệng, lắc đầu, biểu cảm gương mặt nửa khó hiểu, nửa như chế diễu. “Cưới hỏi mà khôn có mời hàng xóm láng giềng, cũng khôn báo cho ai một tiếng chi hết? Sáng ni tau đi chợ nghe chợ nói ầm lên mới biết chơ mô!”.
“Làm răng họ dám mời?”. Tôi nghĩ. “Họ sợ! Họ sợ cái thằng tôi! Cái thằng im ỉm ít nói mà tình cảm đậm sâu với con gái họ, khi nghe tin sẽ không kiềm được mình mà phá tan cái ngày vui của họ. Họ sợ mình sẽ xấu mặt! Thà chẳng mời ai còn hơn là thành chuyện để người ta buôn, người ta bàn dù cái chuyện đó cũng chẳng có gì nhưng ai mà biết nó có thể ảnh hưởng đến con gái họ thế nào? Bên nhà chồng sẽ nghĩ gì về nó? Thôi chi chơ phải chắc cái đã!”. Tôi mỉn cười chua chát khi tự đặt mình vào vị trí của họ, ba mạ em.
“Hay nó cưới chạy bầu?” Tiếng mạ làm tan những mông lung trong trí óc tôi, tôi ngước lên thấy đôi mày mạ còn nhíu.
Dạ! Có lẻ rứa mà ai biết được!
Đoạn tôi cầm chiếc giỏ chạy xuống bể nước sau nhà để nhanh kết thúc câu chuyện bởi tôi sợ cái xúc động chực chờ bộc phát và rồi lở may mạ biết… Không! Tôi không thể để chuyện đó xảy ra!
“Mi làm chi mà gấp gáp rứa?”. Tiếng mạ loáng thoáng sau tôi. “Thì con cứ đem xuống đây đã! Chút nữa mạ làm!”. Tôi nói cho qua chuyện.
Sân sau, cái vòi vặn chưa kĩ nhả những giọt nước rơi vào bể kêu lên dãi tiếng tong tóc, tôi đưa tay ra chạm vào chúng. “Mát!”. Nước bị ngăn lại đủ đầy tràn qua kẻ tay tôi để lại rơi vào nước kêu lên những tiếng to hơn.
“Giá mà chừ trời mưa!”. Tôi nói mà không hiểu vì sao mình lại nói như vậy. Và rồi như một sự tự nhiên tôi nghĩ đến mưa, những cơn mưa dông bất chợt của mùa hè hay những cơn mưa đều đặn vào mỗi chiều cuối tháng tư mà mọi người vẫn gọi là mưa làm nấm vì sau mỗi trận mưa ấy thì loại nấm màu nâu có vị đăng đắng mà người ta hay dùng hầm hoặc xào với thịt và rau muống lại mọc đầy ở các vạc rừng tràm và bạc hà. Song tôi nhớ hơn hết là những cơn mưa triền miên của mùa đông, những cơn mưa vừa lạnh vừa dài lê thê có khi đến cả tháng liền. Mưa nhỏ như bụi, mưa vừa tí tách, mưa lớn bồm bộp, có khi mưa chỉ mưa, có khi mưa kèm theo gió lại quất thành từng đợt từng đợt như tiếng kêu gào như ngán ngẩm như chứng tỏ. Dưới cơn mưa, tôi lại nhớ những ngày thơ, hồn nhiên tắm táp, cười đùa, nhớ thuở thiếu thời ngày mưa đến với nỗi nhớ quay quắt mà phóng chiếc xe đạp cà tàng thả mình trong cơn mưa lạnh để đưa mặt đón từng hạt mưa vỡ tung trên da, để cho cái lạnh đau đến rát thấm dần qua từng lổ chân lông. “Em ở đâu?”. Phải! Tôi gào lên hỏi mình khi đang tận hưởng nó, tận hưởng cảm giác trôi giữa chơi vơi. Con xe đưa tôi qua những ngày mưa đến những ngày nắng, tròn bánh lăn trên từng đoạn đường Huế để tôi mãi trượt dài với xúc cảm riêng tôi. Đường Lê Huân, đường Đinh Công Tráng, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Trãi,… những con đường trong thành nội, đường Phan Châu Trinh dọc bờ sông An Cựu, rồi đến đoạn đường phượng bay trong bài hát mưa hồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là đoạn đường Lê Duẫn từ chân cầu Phú Xuân đến ngã tư cầu Dã Viên. Tôi lướt mình giữa những hàng cây phượng, muối, bằng lăng cao lớn xum xuê rì rào trong gió, tơi tả trong mưa, hay như reo ca dưới nền nã nắng vàng mây trắng trời xanh.
Trời im nắng cho mưa hồng…
“Cơn mưa trong bài hát mưa hồng là cơn mưa như thế nào nhỉ?”. Có lần, tôi đã từng hỏi. “ mưa như thế nào mới gọi là mưa hồng trong khi trời im nắng? Bởi mây có thể hồng còn mưa thì làm răng mà hồng? Thậm chí mây cũng không đích xác là mây hồng mà chỉ có thể mây cam hay đỏ vì những sắc màu như thế là do ánh mặt trời chiếu vào lúc hoàng hôn hoặc bình mình. Nhưng đây lại là trời im nắng, mà trời im nắng là vào lúc nào? Là lúc mây xám phủ cả bầu trời, lúc trời chưa nắng hay tắt nắng hay đã vào đêm khi bóng tối biến lớp lớp mây đen ánh hồng?”
…Mưa qua mau em nghiêng sầu…
Mà có thể không phải vì cơn mưa hồng ấy chỉ là cơn mưa giông, “mưa qua mau” mà. Mưa qua mau để làm gì? Để cho em nghiên sầu ư? Hay để giọt sầu nơi mắt em chao nghiên cả thế gian này?
Tôi hít một hơi thở dài, cái lành lạnh vô cớ tuôn theo, da tôi nổi lên từng đám gai ốc. Từ bể nước, tôi ngước mắt, ánh nắng vàng rộm trãi lên bức tường cao phía trước, tỏa xuống cái chói chang. Tôi đưa bàn tay lên và lại thấy mình thuở nào còn ngồi ở hàng cà phê đường Nguyễn Trường Tộ, con đường râm mát rợm bóng hàng cây long não, với những thân gỗ tròn nâu xù xì và tán lá cành hợp thành vòm xanh xao màu diệp lục. Tôi nhấp một ngụm cà phê đắng ngấm, rít một hơi thuốc rồi ngã mình tựa cổ vào ghế, phả khói. Chờ đợi! Tôi đợi làn khói tan vào màu diệp lục, tan vào vệt nắng lấp lánh, tan vào những khoảng trời xanh và tôi đợi em. “Em là ai?”. Tôi không nhớ rõ, gương mặt em mơ hồ như phủ một màn sương tỏa để rồi khi có một cô gái nào thoáng tôi lại giật mình ngỡ đó là em. Dáng hình em, thậm chí hương thơm nơi da thịt em, cái mùi hương trinh nguyên ngọt ngào hay ma mị khao khát hòa lẫn vào con phố, hàng cây, dòng sông, và lời em là bài hát đâu đó tôi nghe nơi một tiệm một quán xa gần. Tất cả, tất cả lắng thành nỗi nhớ, nỗi ám ảnh, nỗi cô đơn vĩnh viễn không được thỏa lòng. Nhưng thôi tôi không cần! Hãy cứ thế đi! Cứ thế cho tôi được lắng vào lòng em mộng tưởng, vào trong mắt em nền thu trong vắt tận cùng, trong cơn gió dịu dàng, trong miên man khát vọng.
Nắng luồn qua kẻ tay , rơi lên mí mắt tôi nặng nề cụp lại thành cái khép hờ để cho tôi thấy hình như là nắng đã kéo dệt thành muôn ngàn sợi tơ, tơ trời. Tơ lóa ra ánh ngũ sắc rung rinh bởi những chú sâu ngọ ngậy. Hoa rơi!
Độ từ giữa tháng tư, thành phố khoát lên màu vàng tươi của phương vàng, tím của bằng lăng, đỏ của phượng hồng, dưới cái rực rỡ của trưa hè, sương mờ lạnh ban sớm, hay hiu hắt ánh đèn con phố khuya, hoa rơi. Cánh hoa cuốn theo gió, thả mình lớp lớp, đợt đợt, hay có khi chỉ lặng thầm rơi không ồn ào mà yên tĩnh đến đơn độc. Mặt đường, vỉa hè hoa trãi thành thảm, hoa nổi lên nguyên vẹn, hoa chìm xuống bẹp dúm.
Rồi tôi nhìn thấy em. Lúc nào ấy nhỉ? Em cúi người nhặt cánh hoa, màu tươi của hoa bừng nơi da thịt em trắng lóa nhập nhòa, cái thứ da thịt tôi chưa lần đụng đến, và tôi đã sung sướng đến vội vàng mà há miệng như chú cá đớp lấy từng ngụm không khí nuôi dưỡng sự sống lúc nào không biết để nuốt lấy hương em, như tận hưởng hương thơm thanh mát từ gió sông thổi vào để thấm đẩm hồn tôi mùa khô hanh.
Tôi ham hố mở căng đôi mắt chiêm ngưỡng nhưng em đã biến mất, hoa vẫn rơi. Em đã tan vào đâu đó mất rồi. Hoàng hôn, vầng dương đã chìm vẽ nên sắc màu tráng lệ tàn dương. Bóng cây thành những vệt đen quệt quạt vào nền trời chuyển màu, lẫn vào tường thành cổ kính đầy những rêu phong xâm thực.
Dáng em mờ ảo tan thành cổ
Để mình lạc bước giữa hoàng hôn.
Phải tôi lạc bước! Tôi phải đi đâu khi cô đơn ngập tràn vây bủa? Khi khao khát mà đã tự biết rằng chẳng thể nào thỏa mản.
Em là ai? Có phải rằng em thực sự không hề hiện hữu mà chỉ là hình tượng hoàn mỹ do tôi tự khắc đục vẽ tô nên dạng để lấp vào mảnh ghép trống trãi nơi con tim?
Em ở đâu? Có phải là nơi đường chân trời vừa thực vừa hư, nơi chỉ có thể thấy nhưng vĩnh viễn không thể đến?
Một chiếc lá chầm chậm thả mình…