Tặng cho các sĩ tử chuẩn bị thi Tốt nghiệp đang "tẩu hỏa nhập ma" vì môn Văn!
Ngày xửa ngày xưa có một chú tiểu luôn một lòng hướng Phật, muốn tu thành chính quả. Chú ăn chay niệm Phật, diệt hết thất tình lục dục, không chơi bời lêu lổng, không chọc chó đánh mèo, không rượu chè cờ bạc, không tụ tập trai gái…Đến năm chú mười tám tuổi, Phật cũng thấu tỏ cho tấm lòng thành của chú, quyết định gọi chú lên và nói:
- Công đức bao năm của con ta đã hiểu rõ. Nhưng muốn thành chính quả con cần phải thấu cảm nỗi khổ của hồng trần.
Chú ngơ ngác không hiểu. Phật liền giảng giải:
- Bây giờ, ta sẽ con chọn nhập vào các kiếp luân hồi, khi nào cảm nhận được nỗi khổ cực lớn nhất của đời người thì tự khắc sẽ thành Phật.
Phật liền bày ra trước mắt chú tiểu bảy sự lựa chọn: một người nằm lê lết dưới đất, một người máu me đầm đìa, một người trông văn nhân nho nhã, một đàn ông khắc khổ, một anh chàng cúi đầu đang ngồi cạnh tảng đá, một người đàn bà rách rưới, một cậu học trò trông tươm tất, sạch sẽ. Chú tiểu liền quyết định chọn người lê lết dưới đất trước, vì chú nghĩ: chẳng gì khổ bằng tật nguyền.
Một khắc sau, chú đã ngồi trên một đỉnh núi cao heo hút trong thân xác của một người lính. Điều lạ là cái đầu trọc vẫn y nguyên mới chết chứ. Nhưng nhìn sang xung ai cũng vậy. Hỏi ra mới biết họ là một đoàn quân, vì không có nước tắm rửa, chấy rận đầy người nên quyết định xuống tóc cho nó…sạch. Chú liền cùng họ trèo đèo lội suối, muỗi đốt sưng người, sốt rét run cầm cập. Song có phải vậy thôi đâu, chú một lần bị thương, bị lạc mất đồng đội còn phải nằm trên chiến trường một mình, sợ ma gần chết. Hại chú cả đêm nằm lẩm bẩm một mình tụng kinh a di đà. Đâu đã đủ, chú còn bị kẻ địch bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, thảm không sao nói hết. Thế là chú chân thì lết, tay thì tật nguyền, đầu thì trọc, cố tìm đường trở vể. Lúc về chú được trao huân chương chiến sĩ hạng nhất. Đúng giây phút lên bục trao thưởng, chú lại ngất đi, tỉnh lại đã thấy Phật nhắm mắt ngồi bên cạnh. Chú khẩn khoản hỏi:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật không nói, chỉ lắc đầu.
Lần này, chú quyết định chọn anh chàng máu mê đầm đìa. Ngay lập tức chú thấy mình ngồi trên lưng ngựa trên thảo nguyên mênh mang với vầng trăng trên đầu, tay ôm đàn ghi ta hát nghêu ngao. Xung quanh vắng lặng, chẳng có một bóng người, chỉ có cây đàn làm bạn. Chú đang say sưa ca hát thì “Pằng”, một viên đạn đã xuyên tim chú. Áo choàng chú bê bết đỏ. Chú chỉ kịp hấp hối: “Hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”. Nhưng bọn mặt người dạ thú chết tiệt, đã giết người còn cuỗm luôn cây đàn, không ai chôn cất cây đàn cả. Chúng còn phải mang cây đàn ấy treo trong viện bảo tàng. Tiếc của, chú chết không nhắm mắt. Lúc mở mắt ra, chú lại khẩn khoản:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn không nói, chỉ lắc đầu.
Lần chuyển kiếp thứ tư, chú vơ đại phải nhà thơ nho nhã. Thế này thì có khổ bao giờ mà biết khổ. Quá đau lòng, chú đi lang bạt khắp nơi, hết lên Việt Bắc lại xuống chiến trường Bình Trị Thiên, nơi nào cũng lưu lại thơ. Ai ngờ, chú lại được phong là cánh chim đầu đàn của thơ ca, được nhận quyết định trao giải thưởng Nhà nước. MC trước khi trao giải liền yêu cầu chú đọc một bài. Nhưng khổ nỗi, chú đâu có thuộc. Lúc sáng tác thì cứ ào ạt tuôn trào, nghĩ là bắt bọn học trò nó thuộc chứ mình có phải học đâu, cứ tha hồ viết thôi. Thế là quần chúng vây xem phẫn nộ: đã không thuộc được thì viết dài làm gì? Rồi trong cơn phẫn nộ, họ quy kết chú nghi án đạo văn, rồi thì trứng thối, cà chua thối tới tấp đập vào mặt chú. Trong nỗi hàm oan ngút trời, chú đã ra đi không một lời trăng trối. Lần này mở mắt ra, chú háo hức hỏi:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn dạy: không thể nói và lắc đầu.
Lần chuyển kiếp thứ năm, chú quyết định chọn người đàn ông khắc khổ. Trông tay chân lêu nghêu như cây sào, tóc thì tổ quạ thế kia thì chắc chắn là khổ rồi. Nhắm mắt một cái chú đã khua mái chèo trên một con sông “như một hồ yên tĩnh”. Thì ra, nhờ lo lót cẩn thận, gia đình chú đã xin cho chú làm một công ty đa năng đường thủy. Công việc của chú chỉ là chèo đò trên sông và hò cho du khách nghe, học đòi thật giống Macao và Roma là được. Rủi thay, một hôm chú bị khàn giọng, hò tức như gà gáy, thế là bị điều lên vượt thác trên núi. Việc của chú là ngày nào cũng vượt đi vượt lại cho quần chúng xem, cho dễ bề phân tích. Mệt quá, chú lỡ chửi đổng có một câu thế là bị điều đi biển câu cá. Khổ cái, lần đầu tiên ra trận đã câu ngay được một nàng tiên cá. Mắt nàng long lang, giọng nàng cầu khẩn: hãy cho tôi được tan thành trăm con sóng nhỏ, để ngàn năm còn vỗ. Chú đành ngậm ngùi thả nàng xuống biển, giận mình bao năm tu hành vẫn bị mắc mỹ nhân kế. Lần thứ hai bỏ câu, chú câu được một con cá kiếm khổng lồ. Nhưng rút cuộc sau khi bắt được nó lại bị bọn cá mập ăn mất, còn mỗi bộ xương. Không có sản phẩm giao nộp, chú lại bị đày đến một chiếc thuyền ngoài khơi, phải nuôi một lũ con với một người đàn bà mặt rỗ (nghe nói là vợ chú). Đã thế mà vẫn bị mọi người chửi rủa, muốn bỏ tù. Căm phẫn, chú chỉ biết tích tụ nỗi khổ vào trong. Mà đã tích thì phải trút, nên chú đánh vợ như cơm bữa. Để chú không đánh vợ, chính phủ cấp cho chú một chiếc thuyền, chưa kip ra khơi lần nào thì bị hai đưa trẻ cầm ná thu bắn chìm luôn trên sông Định Thủy. Quá uất ức, chú lăn đùng ra chết. Lần này mở mắt ra, chú vội hỏi ngay:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn không nói mà chỉ lắc đầu.
Đau thương chồng chất, chú quyết định chọn người đàn ông tự kỷ ngồi bên tảng đá, mặt lúc nào cũng cúi, buồn rười rượi. Hỏi ra mới biết, anh ta bị cắm sừng, vợ bỏ nhà theo trai. Thế mà, cô vợ suốt ngày được ca ngợi, còn chú lại suốt ngày bị người ta lên án là độc ác, dã man. Quá đau khổ, chú mắc trứng trầm cảm, suốt ngày ngồi trong một căn nhà có cửa sổ bằng lỗ vuông bàn tay, ngồi đó trông ra cho đến chết thì thôi. Mở mắt, chú không còn dám hỏi Phật nữa, chỉ thấy Phật ngồi im bất động.
Lần chuyển kiếp thứ sáu, chú chọn luôn người đàn bà rách như tổ đỉa, mặt lấm lem nước dưa hấu, nhưng đôi mắt sáng ngời như ngôi sao sau trận mưa đêm. Chú phải tranh cướp mãi mới có được một cái bánh bao. Ai ngờ, vừa mở ra đã thấy phẩm màu đỏ lòm. Nhưng đói quá, chú đành nhắm mắt ăn. Song vừa bẻ một miếng đã thấy con gián chết. Chú biết ngay là bánh bao này là made in China rồi. Thôi đành phải đi cướp bánh đúc vậy, người Việt dùng hàng Việt vẫn hơn. Nhưng vừa ăn xong, chú đã phải theo người ta về, bị chỉ trỏ chê bai, bị bắt nuôi gà, rồi cuối cùng ăn cháo cám mà chết trong tức tưởi. Lần này, vừa tỉnh lại, chú đã quay sang, nhưng Phật vẫn im lìm như một pho tượng.
Lần chuyển kiếp cuối cùng, chú đã không còn hy vọng. Nhìn cậu học trò sạch sẽ, thư sinh thế kia thì sao biết khổ là gì. Nhưng đâm lao theo lao, còn nước còn tát vậy. Chú mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trên một cái giường la liệt sách: nào là Ngữ văn , Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử, Giáo dục…Để phòng ngừa không trượt tốt nghiệp, mẹ bắt chú đi học thêm tất. Sáng, mở mắt học chính. Chiều, học phụ đạo tại trường. Tối, học thêm hai ca. Đêm, làm bài tập các môn. Chú bị xoay như chong chóng, hết cải cách này, thử nghiệm kia, hết chiến lược này đến phương án nọ. Khổ không nói hết. Đâu chỉ thế, mẹ chú còn cho rằng cần phát triển hài hòa cả hồn lẫn xác nên bắt chú năm giờ sáng chạy bộ, về ăn cháo lòng, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi bồi bổ. Ăn nhiều quá, chú bị chứng sợ ăn, người tái nhợt, gầy như lá lúa, không có tí sức sống nào. Lay lắt lết qua kỳ thi, tưởng đã được giải phóng từ đây, thì bố chú đã vui mừng hớn hở xuất hiện: “Ta biết, ta đã sai trong một thời gian rất dài.” Chú xúc động: “ Bố mẹ nhận ra rồi sao?”. Bố nghiêm túc: “Ừ, đã sai thì phải sửa bằng mọi giá. Bao năm qua con phát triển chưa toàn diện. Vậy nên, hè này, chuẩn bị vào Đại học, ta quyết định cho con học thêm kỹ năng sống, giao tiếp Tiếng Anh, bơi lội, khiêu vũ, đánh đàn…”. Chưa nghe hết, chú đã ngã quỵ. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, chú chỉ thều thào: “có những cái sai không sửa được, càng sửa càng thêm sai mà thôi”.
Mở mắt ra, chú bỗng thấy đầu mình phát ra vầng sáng lung linh. Phật mỉm cười từ ái nói:
- Chúc mừng con, con đã tu thành chính quả!
The end
P/s1: Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:
P/s3: Chúc các sĩ tử lớp 12 tu thành chính quả, vượt qua cửa ải khổ cực lớn nhất của đời người.
Ngày xửa ngày xưa có một chú tiểu luôn một lòng hướng Phật, muốn tu thành chính quả. Chú ăn chay niệm Phật, diệt hết thất tình lục dục, không chơi bời lêu lổng, không chọc chó đánh mèo, không rượu chè cờ bạc, không tụ tập trai gái…Đến năm chú mười tám tuổi, Phật cũng thấu tỏ cho tấm lòng thành của chú, quyết định gọi chú lên và nói:
- Công đức bao năm của con ta đã hiểu rõ. Nhưng muốn thành chính quả con cần phải thấu cảm nỗi khổ của hồng trần.
Chú ngơ ngác không hiểu. Phật liền giảng giải:
- Bây giờ, ta sẽ con chọn nhập vào các kiếp luân hồi, khi nào cảm nhận được nỗi khổ cực lớn nhất của đời người thì tự khắc sẽ thành Phật.
Phật liền bày ra trước mắt chú tiểu bảy sự lựa chọn: một người nằm lê lết dưới đất, một người máu me đầm đìa, một người trông văn nhân nho nhã, một đàn ông khắc khổ, một anh chàng cúi đầu đang ngồi cạnh tảng đá, một người đàn bà rách rưới, một cậu học trò trông tươm tất, sạch sẽ. Chú tiểu liền quyết định chọn người lê lết dưới đất trước, vì chú nghĩ: chẳng gì khổ bằng tật nguyền.
Một khắc sau, chú đã ngồi trên một đỉnh núi cao heo hút trong thân xác của một người lính. Điều lạ là cái đầu trọc vẫn y nguyên mới chết chứ. Nhưng nhìn sang xung ai cũng vậy. Hỏi ra mới biết họ là một đoàn quân, vì không có nước tắm rửa, chấy rận đầy người nên quyết định xuống tóc cho nó…sạch. Chú liền cùng họ trèo đèo lội suối, muỗi đốt sưng người, sốt rét run cầm cập. Song có phải vậy thôi đâu, chú một lần bị thương, bị lạc mất đồng đội còn phải nằm trên chiến trường một mình, sợ ma gần chết. Hại chú cả đêm nằm lẩm bẩm một mình tụng kinh a di đà. Đâu đã đủ, chú còn bị kẻ địch bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, thảm không sao nói hết. Thế là chú chân thì lết, tay thì tật nguyền, đầu thì trọc, cố tìm đường trở vể. Lúc về chú được trao huân chương chiến sĩ hạng nhất. Đúng giây phút lên bục trao thưởng, chú lại ngất đi, tỉnh lại đã thấy Phật nhắm mắt ngồi bên cạnh. Chú khẩn khoản hỏi:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật không nói, chỉ lắc đầu.
Lần này, chú quyết định chọn anh chàng máu mê đầm đìa. Ngay lập tức chú thấy mình ngồi trên lưng ngựa trên thảo nguyên mênh mang với vầng trăng trên đầu, tay ôm đàn ghi ta hát nghêu ngao. Xung quanh vắng lặng, chẳng có một bóng người, chỉ có cây đàn làm bạn. Chú đang say sưa ca hát thì “Pằng”, một viên đạn đã xuyên tim chú. Áo choàng chú bê bết đỏ. Chú chỉ kịp hấp hối: “Hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”. Nhưng bọn mặt người dạ thú chết tiệt, đã giết người còn cuỗm luôn cây đàn, không ai chôn cất cây đàn cả. Chúng còn phải mang cây đàn ấy treo trong viện bảo tàng. Tiếc của, chú chết không nhắm mắt. Lúc mở mắt ra, chú lại khẩn khoản:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn không nói, chỉ lắc đầu.
Lần chuyển kiếp thứ tư, chú vơ đại phải nhà thơ nho nhã. Thế này thì có khổ bao giờ mà biết khổ. Quá đau lòng, chú đi lang bạt khắp nơi, hết lên Việt Bắc lại xuống chiến trường Bình Trị Thiên, nơi nào cũng lưu lại thơ. Ai ngờ, chú lại được phong là cánh chim đầu đàn của thơ ca, được nhận quyết định trao giải thưởng Nhà nước. MC trước khi trao giải liền yêu cầu chú đọc một bài. Nhưng khổ nỗi, chú đâu có thuộc. Lúc sáng tác thì cứ ào ạt tuôn trào, nghĩ là bắt bọn học trò nó thuộc chứ mình có phải học đâu, cứ tha hồ viết thôi. Thế là quần chúng vây xem phẫn nộ: đã không thuộc được thì viết dài làm gì? Rồi trong cơn phẫn nộ, họ quy kết chú nghi án đạo văn, rồi thì trứng thối, cà chua thối tới tấp đập vào mặt chú. Trong nỗi hàm oan ngút trời, chú đã ra đi không một lời trăng trối. Lần này mở mắt ra, chú háo hức hỏi:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn dạy: không thể nói và lắc đầu.
Lần chuyển kiếp thứ năm, chú quyết định chọn người đàn ông khắc khổ. Trông tay chân lêu nghêu như cây sào, tóc thì tổ quạ thế kia thì chắc chắn là khổ rồi. Nhắm mắt một cái chú đã khua mái chèo trên một con sông “như một hồ yên tĩnh”. Thì ra, nhờ lo lót cẩn thận, gia đình chú đã xin cho chú làm một công ty đa năng đường thủy. Công việc của chú chỉ là chèo đò trên sông và hò cho du khách nghe, học đòi thật giống Macao và Roma là được. Rủi thay, một hôm chú bị khàn giọng, hò tức như gà gáy, thế là bị điều lên vượt thác trên núi. Việc của chú là ngày nào cũng vượt đi vượt lại cho quần chúng xem, cho dễ bề phân tích. Mệt quá, chú lỡ chửi đổng có một câu thế là bị điều đi biển câu cá. Khổ cái, lần đầu tiên ra trận đã câu ngay được một nàng tiên cá. Mắt nàng long lang, giọng nàng cầu khẩn: hãy cho tôi được tan thành trăm con sóng nhỏ, để ngàn năm còn vỗ. Chú đành ngậm ngùi thả nàng xuống biển, giận mình bao năm tu hành vẫn bị mắc mỹ nhân kế. Lần thứ hai bỏ câu, chú câu được một con cá kiếm khổng lồ. Nhưng rút cuộc sau khi bắt được nó lại bị bọn cá mập ăn mất, còn mỗi bộ xương. Không có sản phẩm giao nộp, chú lại bị đày đến một chiếc thuyền ngoài khơi, phải nuôi một lũ con với một người đàn bà mặt rỗ (nghe nói là vợ chú). Đã thế mà vẫn bị mọi người chửi rủa, muốn bỏ tù. Căm phẫn, chú chỉ biết tích tụ nỗi khổ vào trong. Mà đã tích thì phải trút, nên chú đánh vợ như cơm bữa. Để chú không đánh vợ, chính phủ cấp cho chú một chiếc thuyền, chưa kip ra khơi lần nào thì bị hai đưa trẻ cầm ná thu bắn chìm luôn trên sông Định Thủy. Quá uất ức, chú lăn đùng ra chết. Lần này mở mắt ra, chú vội hỏi ngay:
- Dạ, thưa Phật, con đã thành chính quả chưa ạ?
Phật vẫn không nói mà chỉ lắc đầu.
Đau thương chồng chất, chú quyết định chọn người đàn ông tự kỷ ngồi bên tảng đá, mặt lúc nào cũng cúi, buồn rười rượi. Hỏi ra mới biết, anh ta bị cắm sừng, vợ bỏ nhà theo trai. Thế mà, cô vợ suốt ngày được ca ngợi, còn chú lại suốt ngày bị người ta lên án là độc ác, dã man. Quá đau khổ, chú mắc trứng trầm cảm, suốt ngày ngồi trong một căn nhà có cửa sổ bằng lỗ vuông bàn tay, ngồi đó trông ra cho đến chết thì thôi. Mở mắt, chú không còn dám hỏi Phật nữa, chỉ thấy Phật ngồi im bất động.
Lần chuyển kiếp thứ sáu, chú chọn luôn người đàn bà rách như tổ đỉa, mặt lấm lem nước dưa hấu, nhưng đôi mắt sáng ngời như ngôi sao sau trận mưa đêm. Chú phải tranh cướp mãi mới có được một cái bánh bao. Ai ngờ, vừa mở ra đã thấy phẩm màu đỏ lòm. Nhưng đói quá, chú đành nhắm mắt ăn. Song vừa bẻ một miếng đã thấy con gián chết. Chú biết ngay là bánh bao này là made in China rồi. Thôi đành phải đi cướp bánh đúc vậy, người Việt dùng hàng Việt vẫn hơn. Nhưng vừa ăn xong, chú đã phải theo người ta về, bị chỉ trỏ chê bai, bị bắt nuôi gà, rồi cuối cùng ăn cháo cám mà chết trong tức tưởi. Lần này, vừa tỉnh lại, chú đã quay sang, nhưng Phật vẫn im lìm như một pho tượng.
Lần chuyển kiếp cuối cùng, chú đã không còn hy vọng. Nhìn cậu học trò sạch sẽ, thư sinh thế kia thì sao biết khổ là gì. Nhưng đâm lao theo lao, còn nước còn tát vậy. Chú mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trên một cái giường la liệt sách: nào là Ngữ văn , Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử, Giáo dục…Để phòng ngừa không trượt tốt nghiệp, mẹ bắt chú đi học thêm tất. Sáng, mở mắt học chính. Chiều, học phụ đạo tại trường. Tối, học thêm hai ca. Đêm, làm bài tập các môn. Chú bị xoay như chong chóng, hết cải cách này, thử nghiệm kia, hết chiến lược này đến phương án nọ. Khổ không nói hết. Đâu chỉ thế, mẹ chú còn cho rằng cần phát triển hài hòa cả hồn lẫn xác nên bắt chú năm giờ sáng chạy bộ, về ăn cháo lòng, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi bồi bổ. Ăn nhiều quá, chú bị chứng sợ ăn, người tái nhợt, gầy như lá lúa, không có tí sức sống nào. Lay lắt lết qua kỳ thi, tưởng đã được giải phóng từ đây, thì bố chú đã vui mừng hớn hở xuất hiện: “Ta biết, ta đã sai trong một thời gian rất dài.” Chú xúc động: “ Bố mẹ nhận ra rồi sao?”. Bố nghiêm túc: “Ừ, đã sai thì phải sửa bằng mọi giá. Bao năm qua con phát triển chưa toàn diện. Vậy nên, hè này, chuẩn bị vào Đại học, ta quyết định cho con học thêm kỹ năng sống, giao tiếp Tiếng Anh, bơi lội, khiêu vũ, đánh đàn…”. Chưa nghe hết, chú đã ngã quỵ. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, chú chỉ thều thào: “có những cái sai không sửa được, càng sửa càng thêm sai mà thôi”.
Mở mắt ra, chú bỗng thấy đầu mình phát ra vầng sáng lung linh. Phật mỉm cười từ ái nói:
- Chúc mừng con, con đã tu thành chính quả!
The end
P/s1: Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:
- Phật thường dùng phương thức biểu đạt chính là gì?
- Văn bản trên sử dụng những tác phẩm văn học lớp 12 nào?
- Tác phẩm nào trong chương trình lớp 12 không được nhắc đến?
- Từ văn bản trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn 200 chữ, trình bày suy nghĩ về thông điệp sâu sắc nhất từ văn bản.
P/s3: Chúc các sĩ tử lớp 12 tu thành chính quả, vượt qua cửa ải khổ cực lớn nhất của đời người.