Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
14556232912_ddbabaeefc.jpg

(Ảnh: Phan Hải)

Trong kí ức khá nhạt nhòa về tuổi thơ của mình, tôi nhớ má đã từng viết cho anh trai tôi (khi đó đang du học ở Cộng hòa Séc) một lá thư, bên trong có một tờ giấy nhỏ với lời nhắn đại ý là: Con ơi, chữ cố gắng phải có G nha con. Không có G là gắn bó. Con nhớ lời má dạy. Đọc xong thư này con đốt nó đi.

Khi đó, tôi đã thắc mắc tại sao anh hai cứ sai hoài như vậy và tại sao má lại nghiêm trọng vấn đề như thế. Thắc mắc thì vẫn là thắc mắc, tôi không hỏi ai. Chỉ có điều tôi đã thấy, từ đó, anh hai không còn sai từ này nữa.

Rất nhiều thứ tình yêu cần được nuôi dưỡng từ khi lọt lòng.

Tôi yêu tiếng Việt từ đó - từ bé và từ má.

Tôi yêu tiếng Việt không có nghĩa là tôi không viết sai. Viết sai thì đã sao? Viết sai thì sửa.

Tôi đã từng sai từ độc giả, nhiều nhặn, choán hết.

Với từ độc giả, tôi cứ chắc mẩm đọc giả mới đúng. Tôi đã gặp nhiều lần chữ độc giả và tôi cũng chắc mẩm là họ sai. Cho đến khi tham gia diễn đàn Gác Sách, với ý thức cần làm gương cho mọi người, tôi tự hỏi có khi nào mình sai. Tôi đã tra và tôi đã thấy xấu hổ với sự tự tin của mình.

Tôi từng đinh ninh nhiều nhặng là chính xác. Tôi gần như không để ý từ này cho đến một lần chat trên Facebook với một cô bạn của chúng ta - thao1011. Tôi bắt lỗi từ nhiều nhặn của em nhưng chính em đã giúp tôi biết rằng nhiều nhặng của tôi chỉ làm người ta nghĩ đến ruồi nhặng là nhiều mà nghĩ về nhiều nhặn thì ít. Các bạn cứ cười đi ạ. Không sao cả. Tôi cũng mắc cười chính mình mà.

Gần đây nhất là trong một bài Tin tức của streetchick, tôi phán: "Em thiếu chữ G trong từ choán hết kìa." Rồi tôi đã choáng khi em Fuju nhắc ngắn gọn: "Choán đúng mà chị." Giờ thì các bạn đang ngoác miệng cười tôi chứ gì?

Không lâu trước đây, tôi còn mắc lỗi không có dấu cách sau dấu chấm lửng nữa kìa.

Đấy. Tôi cũng sai các bạn ạ. Tôi cũng thấy xấu hổ và mắc cỡ khi mình đi bắt lỗi lụi, hoặc sai một lỗi mà chả ai sai. Nhưng chỉ một chút thôi. Phần lớn cảm giác tôi thấy vui sướng vì từ nay mình sẽ không sai nữa. Tôi không làm màu, vì thế các bạn đừng nghĩ tôi nói dối làm gì cho mệt tâm.

Tôi thế đấy. Nhưng các bạn lại không thế.

Tôi đã gặp rất nhiều câu chữ sai chính tả, ngay trên diễn đàn của chúng ta. Như tôi đã nói, sai thì có sao, sai thì sửa. Vì thế với tôi, lỗi sai của các bạn không phải là vấn đề. Cái làm tôi suy nghĩ về các bạn (phần lớn là các bạn tham gia viết truyện trên Gác) là thái độ tiếp nhận sự việc.

Lần thứ nhất, các bạn có một chút vui vẻ khi được nhặt lỗi.

Lần thứ hai, các bạn hơi nhíu mày khi bị nhắc một lỗi khác.

Lần thứ ba, các bạn phản pháo lại khi ai đó manh nha ý định nhắc nhở.

Vâng. So với các bạn, tôi không biết viết. Thật sự. Nhưng tôi biết một điều, trước khi cầm bút thì chúng ta cần biết chữ. Và trước nội dung thì từng con chữ chính là cái đập vào mắt con người ta đầu tiên.

Các bạn rất giỏi khi sáng tác truyện. Tôi khen thật lòng. Khoan hãy nói gì đến nó Việt hay nó Tàu, khoan hãy nói đến nó hay dở thế nào, chỉ riêng việc có nội dung, có tình tiết, có phát triển, có kết thúc... đã là giỏi rồi.

Nhưng nhiều bạn lầm tưởng thế là đã biết viết, thậm chí là viết hay.

Sai.

Trước khi viết hay thì bạn cần viết đúng.

Nếu như nói, mỗi ngôi nhà chỉ với mái ngói và bốn vách ngăn không làm nên mái ấm thì ngược lại, mỗi một-bài-viết-nhiều-chữ chỉ với mở-thân-kết cũng không làm nên tác phẩm. Tức là, một ngôi nhà cần có hơi người và tình người mới làm nên mái ấm, ngược lại, một tác phẩm có hồn không thể ở trong một cái xác lổn-ngổn-những-lỗi.

Nói đến đây hẳn sẽ có bạn bảo rằng, chứ ban biên tập của nhà xuất bản để làm gì.

Tôi tạm dừng ở đây một chút để nói về một bài đăng trên fanpage Gác Sách mấy hôm trước.

Tôi vứt ra thì các bà mới có việc mà làm.

Kha khá bạn đã đoán chính xác hai đối tượng tôi - bà ở câu trên là ai. Đây là câu đáp trả của một người đi đường khi bị một cô lao công nhắc nhở về hành vi vứt rác bừa bãi. Một câu nói ra nghe mỉa mai thay nhưng ai có thể cãi, về mặt lí lẽ? Thiết nghĩ, nếu nơi nơi đều sạch sẽ, các cô lao công sẽ thất nghiệp? Thiết nghĩ, nếu không có những tôi kia, thì các quả thật... đến cả việc nhặt rác cũng không có mà làm?

Tôi xin phép không bàn đến khả năng có thể xảy ra: ai không làm gì thì ai không có gì để làm.

Tôi muốn nói đến ý thức. Các tôi nghĩ rằng việc dọn rác là của các nên là các tôi đang tạo công ăn việc làm cho các (?), mặc kệ các tôi đang tự biến mình thành rác rưởi?

Thật ra thì... đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, với những đối tượng thốt ra một câu tưởng chừng lịch sự ấy thì chúng ta cứ đốp chát lại theo kiểu: "Thế không có tụi tao thì mày có đem rác vứt vào thùng không hả?"

Gì chứ thói quen thì khó bỏ lắm ạ.

Chúng ta quay lại với bài viết thôi mọi người.

Tôi không biết chính xác công việc của ban biên tập bên nhà xuất bản là những gì. Tôi đoán là họ sẽ đọc lại bản thảo và nhặt lỗi còn sót lại, hoặc đọc những bản in và kiểm tra lại, gọi là hậu kiểm. Họ sẽ giúp tác phẩm của bạn hoàn thiện hơn về mặt trình bày.

Họ không viết lại tác phẩm của các bạn, hẳn là thế đi.

Có những bạn viết được kha khá bài và chuẩn bị xuất bản, chúng tôi đã nhắc các bạn tự chỉnh sửa lỗi chính tả của mình thì các bạn bảo rằng cái đó có người phụ trách rồi.

Đấy chính là cái có liên quan đến câu: "Tôi vứt ra thì các bà mới có việc mà làm."

Nực cười.

Cứ như thể, theo phong trào tí các bạn ạ: "Cậu cứ sáng tác đi, chính tả để tớ lo."

Có thể, bây giờ các bạn mới bắt đầu nuôi dưỡng kỹ năng chính tả của mình. Có thể, các bạn sẽ không có tình yêu với tiếng Việt, nhưng xin hãy tôn trọng nó, khi là một người cầm bút.
 

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Hôm nay, em có đọc một bài tham dự cuộc thi viết truyện ngắn.

Phải nói rằng, nội dung truyện rất hay nhưng lỗi chính tả thì sai nhiều vô kể. Lúc em góp ý với chị tác giả về những lỗi sai thì chị ấy nói với em như thế này:

Câu một: ''Lỗi đó không sao đâu em''.
Câu hai: ''Chị sẽ chú ý sau''.
Câu ba: ''Mà lẽ ra biên tập cũng nên soát lỗi''.

Trong khi chị tác giả này cũng từng được đăng kha khá truyện ở trên các báo, em nói thật, nghe xong ba câu mà em thất vọng hoàn toàn. Cảm giác giống như bị giội cả xô nước lên đầu ấy. :|
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Câu một: ''Lỗi đó không sao đâu em''.
Câu hai: ''Chị sẽ chú ý sau''.
Câu ba: ''Mà lẽ ra biên tập cũng nên soát lỗi''.
Câu một chứng tỏ là bạn cho rằng nội dung mới quan trọng.
Câu hai chứng tỏ là bạn không có ý định chú ý vào nó ở lần sau.
Câu ba chứng tỏ là bạn ấy đổ việc chính tả cho ban biên tập.

Thế đấy. :))

Diên Vĩ: Ví dụ của em, thế quái nào mà hợp với bài viết của chị thế kia. :x
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Biên tập: Việc của ai?
Đọc xong bài này choáng hết cả người. Đùa tí. :P Dạo này mình hay vào thảo luận trong Gác sách yêu tiếng Việt mới thấy, đến nhiều từ nhiều khi dùng quen tưởng đúng mà lại thành sai. Gì chứ sai chính tả nhiều khi tự thấy mình quê quê thế nào ấy. Còn mấy em thực tập sinh nộp đơn xin việc cho mình mà sai chính tả là mình cũng ném vào sọt rác luôn dù điểm số đại học có cao đến đâu. :v
 

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Câu một chứng tỏ là bạn cho rằng nội dung mới quan trọng.
Câu hai chứng tỏ là bạn không có ý định chú ý vào nó ở lần sau.
Câu ba chứng tỏ là bạn ấy đổ việc chính tả cho ban biên tập.

Thế đấy. :))

Diên Vĩ: Ví dụ của em, thế quái nào mà hợp với bài viết của chị thế kia. :x
Ít ra lúc sau chị ấy còn cảm ơn, nếu không chắc em thù lâu dài quá. :v
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
11.380,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Đọc xong bài, kéo xem nó thuộc mục nào rồi mới bình luận. Hồi chiều nay, lúc làm việc với BTV để chỉnh sửa bản thảo lần cuối, em mới biết mình sai nghiêm trọng những từ này.

1. "Bắt chéo" chân, em vẫn luôn luôn nghĩ là nó đúng, bởi vì dù là gu gồ thì cũng là bắt chéo, nhưng chuẩn mực lại là "bắt tréo" chân.

2. "Cà chớn", lại thêm một từ làm em đau buồn, chuẩn mực lại là "cà trớn".

Chỉ hai từ đơn giản vậy thôi, em mất 21 năm mới biết được, vậy mới nói, tiếng Việt phong phú gì đâu luôn, rồi còn phân ra từ địa phương, từ toàn dân, rồi phương ngữ, phổ thông... các loại, vậy mới biết, phổ thông chưa hẳn đã là toàn dân.
 

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Đọc xong bài, kéo xem nó thuộc mục nào rồi mới bình luận. Hồi chiều nay, lúc làm việc với BTV để chỉnh sửa bản thảo lần cuối, em mới biết mình sai nghiêm trọng những từ này.

1. "Bắt chéo" chân, em vẫn luôn luôn nghĩ là nó đúng, bởi vì dù là gu gồ thì cũng là bắt chéo, nhưng chuẩn mực lại là "bắt tréo" chân.

2. "Cà chớn", lại thêm một từ làm em đau buồn, chuẩn mực lại là "cà trớn".

Chỉ hai từ đơn giản vậy thôi, em mất 21 năm mới biết được, vậy mới nói, tiếng Việt phong phú gì đâu luôn, rồi còn phân ra từ địa phương, từ toàn dân, rồi phương ngữ, phổ thông... các loại, vậy mới biết, phổ thông chưa hẳn đã là toàn dân.
Trước giờ em tưởng ''vắt chéo''. :v Ối má, xí hổ quá!
 

Phi Yến Nhược Lam

Khủng long bạo chúa
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.220
Gạo
9.293,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Chị Chim nói đúng rồi. Sai thì sửa, sửa khi nào đúng thì thôi.
Hồi trước em là chúa viết tắt, giờ tham gia GS thói quen cũng đổi luôn. Rất hiếm khi em viết tắt, thậm chí còn tự hào vì mình sửa được thói quen.
Bài viết của chị Chim nói ra tâm trạng của rất nhiều người. :3
 

thao1011

Vô cùng dễ thương
Tham gia
9/12/13
Bài viết
4.175
Gạo
2.196,0
Re: Biên tập: Việc của ai?
Đọc xong bài, kéo xem nó thuộc mục nào rồi mới bình luận. Hồi chiều nay, lúc làm việc với BTV để chỉnh sửa bản thảo lần cuối, em mới biết mình sai nghiêm trọng những từ này.

1. "Bắt chéo" chân, em vẫn luôn luôn nghĩ là nó đúng, bởi vì dù là gu gồ thì cũng là bắt chéo, nhưng chuẩn mực lại là "bắt tréo" chân.

2. "Cà chớn", lại thêm một từ làm em đau buồn, chuẩn mực lại là "cà trớn".

Chỉ hai từ đơn giản vậy thôi, em mất 21 năm mới biết được, vậy mới nói, tiếng Việt phong phú gì đâu luôn, rồi còn phân ra từ địa phương, từ toàn dân, rồi phương ngữ, phổ thông... các loại, vậy mới biết, phổ thông chưa hẳn đã là toàn dân.

Bây giờ em mới biết 2 từ này. :eek:
 
Bên trên