Hoàn thành Bỏ học - Hoàn thành - Nguyễn Văn Phong

Nguyễn Văn Phong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/4/14
Bài viết
9
Gạo
0,0
Chương I

"Đi dép đứt quai lấm đất cạnh nếp quần sang trọng không là nặng nề đến phải hoang mang. Không tiền tài danh vọng cũng không đến mức phải hoảng sợ nghĩ quẫn"- Những suy nghĩ đã làm tôi bỏ học. Bỏ học đồng nghĩa với không yêu mến màu áo quân đội, tương lai đã rơi tuột khỏi tầm tay. Những ngón tay sẽ cử động ra sao khi mở mắt ra đã cần đến tiền. Về quê, hy vọng về đại học bị tôi làm cho trống rỗng.
Chưa có một sự kiện khủng khiếp nào thực sự đến ngay, một khoảng thời gian trì hoãn buộc tôi không thể nằm yên một chỗ. Trong câu chuyện về người đốt cầu, mọi khả năng quay đầu đều vô nghĩa. Tôi nghĩ bỏ học cũng giống như một cây cầu đã bị đốt đi để sự lựa chọn không còn ngây thơ như trò đùa.

Hơi thở thi cử, từng nhóm học sinh được phụ huynh thuê thầy về dạy. Đó là những phụ huynh có tham vọng. Cơn sốt Đại học không ngừng tăng nhiệt, trong khi các bậc phụ huynh không thể giảng toán cấp 3 cho con cái.

Kiếm mấy cuốn sách ôn kỳ thi năm sau, ngôi nhà - nơi hai năm chờ đợi của bố làm ông khóc thút thít như một đứa trẻ. Buổi tối, tôi sang đèn sách cùng đứa con của người bán rau. Người đầu tiên mà bả giới thiệu để tôi làm gia sư là một người đàn bà bán gạch ngói ở quốc lộ. Hai người vốn xuất thân từ một ngôi làng trên bãi bồi. Tôi được nhận 30 000- tương đương một cuốn sách - cho mỗi buổi dạy. Dù vậy luôn có một cái gì đó không ổn trong những giờ dạy học. Cố gắng uốn nắn một bài học nào đó cho một đứa trẻ trong khi mình lại đau đầu loay hoay với bài toán cuộc đời.

Tôi có một lầm lỗi nữa là không xem thầy cô giáo ra gì. Cô chủ nhiệm dạy Hóa, quan tâm những đứa hoàn cảnh khó khăn. Cổ cho mượn sách. Một lần tôi run run khi cổ ban cái phước đó vì tôi cũng chỉ hạng trung trong lớp. Mà theo cô ngày xưa cổ cũng là một học sinh nghèo đã vươn lên để được học bổng và tấm bằng khá. Con ốc sên trốn tránh thế giới bên ngoài đã giẫy như đỉa phải vôi mà trả lời rằng:" Thưa cô, em học đều 3 môn để thi Đại học chứ không có ý định thi Học sinh giỏi".

Đứa học trò của tôi nói về cổ như một thế lực. Không thể mời cổ đến dạy vì đơn giản là cổ không làm cái việc ngớ ngẩn như tôi đang làm, xin vào nhóm của cổ thì phụ huynh- họ không chịu. Còn xin vào lớp lại khó ở chỗ cổ dạy lớp chọn. Giải pháp tình thế là mượn một người đã từng thi đậu đại học về kèm cặp, và cái người đó là tôi.

Lúc đó tôi rất ngạo mạn, có người nói tôi không chào hỏi người lớn khi vác mặt đến dạy học. Hết giờ là tôi tìm cách lủi, không bận tâm nói vài lời xã giao với chủ nhà. Tôi ra khỏi trường quân sự không phải để nghe người đời chất vấn "tại sao mày bỏ học?" Tôi bỏ môi trường nề nếp không phải để ổn định với công việc gì đó an toàn; trái lại, bất ổn và thử thách gợi cho tôi về sự rộng lớn của cuộc đời dù đầy hư vô hay ngắn ngủi

Bạn bè cùng trang lứa đã trên đường đua đến tương lai. Mà nếu đã lỡ đứng ra lề cuộc chơi, tôi nhận ra rõ hơn sự cặm cụi của những chú ngựa nòi. Sự thật mà nói tôi còn ngờ ngợ rằng đàn ngựa sẽ phải chạy thêm một hành trình nữa khi đã trở thành nhân tài ở nơi một thành phố nào đó để đến được với sự nghiệp, ở cái thị trấn nhỏ này dường như đã bão hòa.

Tôi cũng nghĩ mình sẽ không ở lại đây lâu. Và tôi đang làm đúng những gì phải làm. Không làm điều gì sai trái. Nếu đốt đi một cây cầu nữa thì tương lai sẽ lại ở phía trước mà thôi. Tôi sống chậm lại, không cắm đầu chạy nữa vì dù sao tôi cũng ra đi.

Chương II

Một số đứa đòi mẹ đến nhờ tôi dạy để được biết thế nào là gia sư. Tôi mới hay mình từng bỏ lỡ những năm học sinh cho khắc khổ. Những cô gái tuổi hoa mang tươi mới cho cái nhìn về cuộc sống. Tôi không việc gì phải giẫy nẩy khi một cô bé cầm lấy bàn tay tôi. Điều đó minh chứng cho niềm yêu mến. Và nếu như tôi được một học trò mến yêu thì điều mà tôi lo sợ nhất là làm thế nào để mãi luôn được ngồi bên em.

Nếu quân đội là nơi muốn bỏ là bỏ thì ai sẽ là người cầm súng bảo vệ đất nước trước âm mưa kẻ thù. Vậy tốt hơn hết là tôi hãy trở thành một con bệnh tâm thần.

Các y bác sỹ, họ tiêm loại thuốc khiến tôi ngủ li bì ngày nọ sang ngày kia. Trong một buổi chiều không ngủ, tôi chờ thời gian trôi và lắng nghe tuổi đời nhích qua từng ngày. Nhớ đến bệnh xá tiểu đoàn kề đốc bên sân bóng chuyền. Buổi chiều chủ nhật sẽ bắt đầu sớm khi nóng lòng muốn chơi một trận bóng. Cạ với tôi là một thằng lùn tịt, bụng béo úc ích. Nó đánh dở và không ngần ngại xung trận với tôi biết chơi chưa lâu.

Ngắm cây hồng xiêm trước sân, sân bóng không người là những phút yên tĩnh hiếm hoi. Được hòa vào cảnh vật tĩnh lặng là một sự tự nhiên không làm nên tội tình khi đồng đội đang luyện tập.

Tôi không bao giờ được gặp lại những người đã làm nên tôi 2 năm quân ngũ. Hoặc là trong đời tôi đã biết tình cảm chân thành giữa những người đàn ông, hoặc là luôn có một mục đích cao cả để hướng tới. Sau tất cả những nhược điểm của nhau, ngày chia tay là ấm cúng bao trùm, mỗi người đều hát tặng người ra đi. Trái với những buổi tập trung như thường ngày, một chút e ngại trên khuôn mặt tất cả mọi người ám thị một mất mát. Và dù biết sẽ có lúc ân hận, quyết định của tôi được thừa nhận hoàn toàn.

Câu chuyện bỏ học sỹ quan lắng xuống. Không ai biết về kết quả xét nghiệm của bệnh viện tâm thần. Trung úy tuyển quân huyện đội khuyên tôi tham gia dân quân tự vệ. Những ngày điều trị để hoàn tất thủ tục ra quân không liên quan gì đến thời gian sau đó tôi từng làm gia sư.

Tất nhiên tôi không thể suốt đời đi làm gia sư nên khả năng sẽ lại thi đại học ở một trường dân sự. Và đến đây thì một giả thiết được đặt ra là nếu vì một lý do- ví như trượt vỏ chuối - làm tôi tiếp tục ở lại với nơi này - Mà vì đây là câu chuyện của tôi nên tôi sẽ chọn giả thiết ấy - thì liệu sẽ có một sự khủng khiếp thực sự, nó ập xuống cuộc đời hay không?

Trưởng công an xã lúc bấy giờ đang lấy bằng tại chức, ông chia sẻ quan điểm rằng dù sớm hay muộn thì nhất định phải lấy cho được tấm bằng đại học khi thấy tôi vẫn lẩn khuất dạy kèm. Vẻ mặt quan trọng của ông cứ như thể tôi đang ngồi ở một chức vụ nào đó. Nhưng có lẽ trách nhiệm của công an xã phải bao quát nhân khẩu.

Chương III

Tôi dành hàng giờ để nghĩ lại về những ngày được sống trong niềm tin lớn. Khi đó tôi là người nhút nhát nhất, mà môi trường lại đặc biết tối kỵ với hèn nhát.- theo cách phê bình của trung đội trưởng là "không thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo"- Người vui tính nhất - có biệt hiệu J.T - không hề đếm xỉa đến nhược điểm ấy. J.T luôn làm những việc ngược đời để gây hiệu ứng ngạc nhiên. Nếu ủ dột, hắn cho tôi nghe những lời tục tĩu một cách điềm đạm. Ví như ngón trỏ xiên qua hai ngón còng keo nghĩa là "giao cấu" . Hay bộ mặt nghiêm túc thì hiển nhiên phải bình luận về giao cấu.

Không thể nói rằng ngồi ôn lại kỷ niệm đã làm tôi mạnh mẽ hơn lên. Nhưng luôn có một sự chuyển biến âm thầm nào đó từ chỗ tôi thiếu tự tin dưới màu áo đặc công đến cơ hội làm rõ nét hơn thái độ sống. Cũng như tôi từng khinh J.T không có một lòng tự trọng sâu sắc, bởi những câu khiếm nhã chỉ như đang cù nôn. Tôi buộc phải bật cười vì bị ngoáy vào nách. Và người có chung tầm nhìn với tôi phải là một người ít nói, biết nuôi dưỡng một đích đến đầy vinh quang. Không thể ngưỡng mộ một con người lẩn qua trực ban, nhảy rào chỉ để mua bánh rán chia cho cả những người đang tập trung ôn bài, làm những khuôn mặt ngiêm túc phải nhếch mép. Hắn làm mọi việc như để chả làm cái đếch gì cả.

Tiểu đội trưởng nói xấu J.T khi hắn đang ca gác, hắn cứ nhơn nhơn khi nhận lệnh và có kiểu nhả chữ thoạt nghe thì nghiêm túc nhưng đêm về suy nghĩ vẫn y nguyên cái vẻ nhơn nhơn đang mỉa mai. J.T rất được các sỹ quan tin cẩn.

*

Ấn tượng của tôi khi đã được gặp lại bạn cũ là một bức tranh lan man, như kiểu “cần phải tập trung bạn bè ở một quán xá nhậu nhẹt thì các mối quan hệ sau ngày ra trường sẽ triển vọng. Hay mình thích người con gái nọ mà nó không nhận lời thì dù nó lấy anh thằng bạn cấp 2 thì tương lai vẫn nhờ cậy được. Rồi phải chơi với thằng vất vưởng nào đó để khi bị chặn xe còn có nơi gọi cầu cứu, chứ trong lòng cũng chả mến gì cái thứ dặt dẹo đó.v.v”. Tôi bắt đầu hoa cả mắt. Nó không êm đềm như tôi mơ tưởng, nó mang lại cảm giác lãng phí cuộc đời.

Thằng bạn khen tôi mạnh khỏe, hắn kịp đưa về trong đầu những xuất cơm bụi và trận nhậu sinh viên. Ngày xưa đi học, tôi là số kiếp bói cũng không thấy nét mãn nguyện trên khuôn mặt. Được nó bố thí đôi lời tâm sự nhẹ nhàng. Nó nghĩ tôi giờ đây cũng đáng thương hại, đã đứt gánh giữa đường. Hắn bắt đầu dỗ dành, góp ý để mang hy vọng đến cho cuộc đời tôi. Nhưng hắn tỏ ra ngượng ngùng khi bị tôi gạn hỏi về anh trai mình - năm lần bảy lượt ảnh trượt Đại học An ninh. Thời điểm ấy ảnh đã là phó Trưởng công an xã. Tôi không biết gì nhiều về anh cho đến một ngày anh chân xiêu chân nao ập vào bưu điện xã. Anh rộng lớn về hai phía những nẻo đường hòng hăm dọa chỉ vì tôi phản ánh cái tủ sách trống trơn; anh xoa ngay khi trích gia phả để tôi họ hàng xa với ả nhân viên bưu điện. Anh chết khi đang khà khật ở một huyện kết nghĩa cho vụ tai nạn. Anh ơi, sao lại phải làm những việc chỉ để hoang mang để rồi đoản mệnh.- Nhưng trong bộ dạng thiền, tôi không nói những lời ấy cho bạn. Thà cứ ngồi im cho hắn thương hại, khoe khoang về những gì đã học được ở trường đời. Tôi xin phép thắp một nén nhang.

Không mấy người trong số làm ruộng và thợ mộc, học sinh và đàn bà đọc cái gì đó ở bưu điện. Mục “Ý kiến nhân dân” đồng nghĩa với nhà văn hay ăn mày, công chức hay người có đồng thuế vừa bị tham nhũng, tất thảy đều có thể gửi ý kiến, đăng hay không là quyền ban biên tập. Công khai là sức mạnh của tinh thần xã hội, bất mãn có lối thoát. Có người cha uống ruợu là bất lực trào ra dưới dạng bi ai của cảm nhận những đứa trẻ. Liều chết trước quân thù rồi xa rời tinh thần cộng hòa - Mà “cộng” là giá trị của chung nhiều người, còn “hòa” nghĩa là tỏa đều đến tất cả- Cái xấu thì được tưởng tượng dệt thành ác thú, trấn áp tinh thần khi đơn cô. Trao thưởng cho người nào làm dòng suối cộng hòa đến được với người cha của mọi đứa trẻ trên thế gian.

*

Cô giáo cũ dạy Lý kể cho tôi nghe về tin đồn có người mở lớp dạy 3 môn cả Toán, Lý, Hóa. Đó là một sự vô lý vì dạy khối A rất tốn calo. Vật lý là môn nghiên cứu những tác động đến con người vì cuộc sống luôn phản ứng với nắng, thời tiết và nhiều thứ khác. Vật lý cần toán và môn Toán học ra đời. Pin mặt trời được phát minh vì nắng thiết yếu cho sự sống chứ không đơn giản là kiếm tiền khi than đá cạn kiệt. Cô khinh tôi vì đã làm những việc không có tương lai, có lẽ cô đã nhìn thấy cái trò gia sư của tôi rồi cũng chết yểu. Nhưng ở tương lai tỷ năm mặt trời chết, há chăng ngày nắng hôm nay là vô nghĩa?

Về đêm, mỏm đồi sau nhà hiền hòa như tri kỷ, tôi khóc cho niềm hạnh phúc đang chết theo lụi tàn những ngày lưu luyến kỷ niệm. Không bao giờ còn nữa da thịt đầy lên cho mùa hạ.

Một ngày, tôi xách áo quần ra đi. Từ đó không bao giờ còn trở về nữa.

Sau này. Một số chuyện, xin được kể lại như sau:

Chương IV

Vị kem ngon nhất đời

Tôi cược rằng ông lão sẽ không kịp chuyển cốc kem đang múc dở cho hành khách đều đang rất căng thẳng hướng cái nhìn về cái kem đã thanh toán tiền của mình, bánh xe khách đã lăn rời từ biệt điểm dừng chân giữa cái oi trưa mùa hè đang đổ lửa. Nhiều người đã đứng hẳn dậy, nhoài đầu ra cửa kính để bày tỏ thái độ không hài lòng với cái vẻ thản thiên lúc này lại rất phản cảm mà người bán kem đang diễn lại có vẻ điêu luyện. Bộ mặt ông khắc khổ vì nắng và vì mưu sinh, cũng có thể vì cả cái sự gắn bó với kem.

Tôi đinh ninh mình mất toi tờ 50.000 rồi vì đã chót mua cái kem chỉ có 2.000 đồng. Cái ông bán kem có bộ mặt khắc khổ và bủn xỉn này sẽ múc thật chậm và chậm chạp cho kem vào bánh để ô tô chuyển bánh và thế là hợp lý cái sự ông không đưa kịp kem và tiền thừa cho khách.

“Mẹ kiếp, nắng trên đầu tao chết mất, phải cảm thông với cái phận khốn khổ này chứ”.

“Tuýt tuýt…” Tiếng còi xe inh ỏi, người cuối cùng đã lên xe. Kem chẳng được ăn thì làm sao mà lấy được lại tiền thừa.

Nhưng kìa, vẫn cái vẻ khoan thai và chỉ bằng hai bước chân, con người khốn khổ kia thoắt đến ô cửa xa nhất trao những cốc kem cho ba thượng đế nhí. Ông đến bên tôi đầy tự trọng và bằng giọng trầm ấm nhất trần đời.

- Mời đồng chí- cùng lúc tôi nhận được cốc kem và tiền thừa khi vụt nhanh xe ca lao vào đỉnh điểm nắng trưa.

Cột tiêu

Sang đêm thứ ba thì tôi nằm nghe tiếng dế. Ngỡ ngàng phát hiện ra gió lặng.

Dàn đồng ca chỉ gồm vài giai điệu phối hợp rất nhuần nhuyễn.

Ban mai lạnh, những hạt sương đêm trên mái hiên đọng lại thành hàng dài dấu vết trên nền đất. Tôi uể oải bắc nước. Ngồi cho hơi ấm xua tan cái lạnh đêm qua quờ quạng kéo chăn trên nan giường gãy. Chầm chậm bắt đầu một ngày mới bằng việc nắn đọt tiêu cột lại.

Song có những đọt quặp xuống, được nắn lên lại gãy rụng. Tôi đưa chúng qua một bên rồi mới ép vào cọc, thêm không gian cho… “tù nhân” thì lập tức chúng ngoan ngoãn nghe lời.

Con đường đất không bóng người qua, những ngôi nhà xây không trát, nhấp nhô là từng rẫy cà phê vuông vức, vườn tiêu lô nhô cọc.

Khi uể oải tan thì nắng đã đánh thức một ngày lao động bên hàng tiêu nhiều ngọn rơi gãy. Tôi dựng chúng dậy cho rễ bám vào cọc; hướng ngọn lên để xanh tốt. Đọt được cột sẽ không gẫy khi mưa đá rơi.

Như giấc chiêm bao

Tôi nhận ra đã lâu mình không cười. Nụ cười cố giấu mà khuôn mặt lại rạng ngời.

Nhưng phải nhìn vào làn môi trong đêm đầy lên trên gương mặt ấy bừng nở nét

rạng rỡ, thì tôi mới soi thấu được niềm hân hoan trong lòng mình.

Đoàn tàu lặng lẽ tiến vào màn đêm trên tuyến đường được lập trình sẵn. Đèn bật sáng khi tàu dừng bánh ở một nhà ga để mọi người biết mình đang về gần hơn bến đỗ bình yên.

Nó nhìn người đàn bà đến ngồi bên tôi khi làn môi đã thăn lại, đôi mắt nhìn qua cửa sổ. Nơi ánh đèn thuyền câu tựa muôn vì sao đã lùi xa vào chiêm bao.

Trong cơn mộng mị tôi tình cờ chạm nhẹ một bàn chân nhỏ, khẽ vang lên lời tự sự của người con gái. Câu chuyện kể rằng mình đã lớn!

Không thấy mặt trời

Sau bữa tối tôi quăng bước chân vào ánh đèn đường. Hít bầu không khí thoáng đãng nơi con hẻm xa lạ.

Ánh điện hắt ra từ gian bếp ấm cúng chào đóntôi bằng câu xã giao của người đàn bà lẳng lơ. Mà vốn nếu không có gã người làm mới để ả liếc mắt đưa tình thì ánh điện ấm áp này đã là của riêng tôi và ả.

Tôi thừa nhận với gã về sự chậm chạp của mình. Gã được bà chủ lựa chọn là người đưa hàng. Ả người làm rất hài lòng về chàng trai trẻ.

Ả khó chịu với mùi hôi nách của tôi. Chuyện tắm gội những ngày qua làm phiền ả lau chùi bếp núc.

Một buổi tối, tôi lang thang qua quán nhậu, trốn chạy khỏi không gian tình tứ ở gian bếp nhỏ là nơi ước mơ từng ngủ qua những ngày đầu êm đềm. Giờ đây chỉ còn tôi cùng nỗi bất an.

Khi tôi lê bước qua tia sáng khe cửa thì gian bếp đã vắng bóng hồng, ánh đèn nê ông hắt lên khuôn mặt bất ngờ trắng đẹp của gã thanh niên với làn môi tím đỏ, hương thơm và son phấn của nàng rơi rớt trên tấm chăn nệm .

Tôi cứ nằm cho trời sáng để được thấy nét khởi sắc nơi người đàn bà.

Ngày gió nổi

Con ngõ chung lối nhỏ, nằm mê man bên buổi chiều thênh thang gió. Nhơ nhớp một màu mặn mòi, phảng phất rêu phong. Những dấu chân qua im lìm, tô thêm nhợt nhạt từng màu ngói, con đường.

Người cha của những đứa con bỏ mạng ngoài biển cả hất vào người lạ bức tự họa của ngư nghiệp: “ Làm ruộng thì có chè, chứ nghề đi biển lấy đâu ra tiền mua chè uống”.

Khi nhá nhem nhường chỗ cho điện đèn, những bước chân đã thảnh thơi qua ngày chợ búa. Phó thác cho no đủ còn mong manh, bàn tay gầy nâng niu những lọn tóc.

Lồng ngực thôi đương đầu với biển, tan hoang trong khói thuốc và ánh đèn mờ. Đã thôi không còn ám ảnh bời cái chết. Có hay cơn hoang dại của những ngón tay xinh của người đàn bà an phận bên lồng ngực đã bớt hoang tàn.

Hơi thở mới bỡ ngỡ, bỏ lỡ làn môi mềm. Vợ của thợ đóng tàu chẳng thể thành góa bụa. Người đàn bà vẫn hạnh phuc cùng chồng để đôi chân không còn đi hoang dại. Say nắng có quật ngã một hơi thở mới chưa kịp tìm đến gió biển, đã ngẩn ngơ, nặng nề lê bước qua những ngày gió nổi.

Mưa phùn ở lò gạch

Lạnh lẽo tung manh áo, bước đến nhà xưởng đã ấm áp ùa về. Những tay đốt lò không biết đến đêm đông. Nếu khoác áo ấm qua nền sân mưa buốt, kéo được gạch xếp goòng đã nhớp nháp mồ hôi.

Lão già nhìn nước lạnh xối vào da thịt khi nặng nhọc đã lặn vào ban chiều. Củi nhiều từ mành nát, nhóm bếp lửa bên làn gió ngày tàn. Sao không hâm nước cho giọt mồ hôi bớt lạnh (?). Nước mắt dỗi hờn của quở trách - có nồi nước nóng cho quần Jean máy ủi và giám đốc khó tính - không hề tỏ ra phiền lòng.

Những đứa con đã lớn, lão già chờ đợi vầng hào quang không cưu mang giọt mồ hôi. Để không bị bỏ lại với tuổi đời dù kiêu hãnh khi bảo vệ là công việc nhàn hạ. Lão nghĩ gì khi bữa cơm đặt giọt mồ hôi cạnh môi hồng. Rồi dưới làn chăn ấm, lão đẩy ghen tỵ vào manh áo mỏng về tấm phản trơ trọi canh thâu.

Ánh điện ấm áp, cơ thể khoác áo dày. Chối từ điếu thuốc của đốt lò, ánh mắt kế toán chờ một tình cờ. Những câu bông đùa đàn bà, ái tình ở đâu khi những giọt mồ hôi rơi.

Nguyễn Văn Phong

Đường Cát - Hà Ninh - Hà Trung - Thanh Hóa
 

Mèo Lười

Mèo con ham chơi!
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
21/2/14
Bài viết
3.420
Gạo
4.743,0
Truyện này tới đây là hết rồi hả bạn?
 

Nguyễn Văn Phong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/4/14
Bài viết
9
Gạo
0,0
Nhưng tui viết theo kiểu của truyện vừa mà, có phải là truyện ngắn đâu chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
2.822,0
Đây có thể xem là hồi ký ngắn của t/g không?
Nội dung gần gũi, chân thật. Cách hành văn cũng mộc mạc theo kiểu ngày xưa, mình khá thích cách viết của bạn. Nhưng bạn nên để ý thêm về dấu câu, cả lỗi văn bản nữa nhé. Thứ hai, ý văn của bạn rất dầy, chỉ là mình vẫn cảm thấy có gì đó tù mù chưa rõ, kiểu như bạn chưa lột tả được hết hoặc không muốn phơi bày tất cả. Nó khiến mình hơi tiếc...

Hy vọng sẽ được đón đọc tác phẩm khác từ bạn!
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Có mấy chỗ đọc cứ như thơ ấy nhở. Bạn tác giả nhớ viết hoa đầu câu khi bình luận nhá!
 

Thảo Little

-Incredible-
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/4/14
Bài viết
1.571
Gạo
6.429,0
Mình nghĩ tittle chỉ nên đặt thế này: Bỏ học - Truyện vừa. Vậy thôi! Không cần chêm chữ "của Nguyễn Văn Phong" vào đâu mà! ^^
Trừ chỗ đó ra thì nội dung rất "ok" đó bạn! :D
Cách hành văn của bạn làm mình nhớ đến những tác phẩm thập niên 70 của thế kỉ trước. :) Rất mộc!
 

Ryan Nguyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/1/14
Bài viết
683
Gạo
198,0
Mình nghĩ tittle chỉ nên đặt thế này: Bỏ học - Truyện vừa. Vậy thôi! Không cần chêm chữ "của Nguyễn Văn Phong" vào đâu mà! ^^
Trừ chỗ đó ra thì nội dung rất "ok" đó bạn! :D
Cách hành văn của bạn làm mình nhớ đến những tác phẩm thập niên 70 của thế kỉ trước. :) Rất mộc!
Yêu cầu đặt tên tiêu đề của mục này là: Tên truyện - Tình trạng sáng tác - Tác giả.
Mà hình như đây là mục truyện dài thì phải, truyện của bạn có thể mang sang mục truyện ngắn có lẽ hợp hơn.
 

Thảo Little

-Incredible-
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/4/14
Bài viết
1.571
Gạo
6.429,0
Yêu cầu đặt tên tiêu đề của mục này là: Tên truyện - Tình trạng sáng tác - Tác giả.
Mà hình như đây là mục truyện dài thì phải, truyện của bạn có thể mang sang mục truyện ngắn có lẽ hợp hơn.
È hèm... Hình như người nên đánh dấu là Nguyễn Văn Phong mà?
Tuôi đánh dấu hộ luôn rồi nhazzzz!! Ryan Nguyễn :x
 

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Nếu bạn đã lôi truyện này lên thì nên sửa lại theo đúng quy định đăng truyện dài tại đây nhé. Mừng bạn quay lại với nhà Gác! :D
 
Bên trên