Tản văn Bố thí?

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
La cà phố xá, lê la vỉa hè... mọi người hay bắt gặp hình ảnh những người, chúng ta gọi là "ăn xin". Đa phần họ, hoặc không là người già thì cũng là trẻ em, hoặc không là tật nguyền thì cũng... gần như thế với dáng vẻ vô cùng đáng thương. Không nói đến đó là sự đáng thương có được do một hoàn cảnh éo le có thật, hay chỉ là màn ngụy tạo của những kẻ khỏe mạnh dối trá, tôi chỉ nói đến cách mà những người xung quanh tôi đối xử với họ.

Có người làm ngơ cho đến khi họ nản và chuyển sang người kế bên.
Có người hậm hực vì bị làm phiền, và nếu họ không nhanh bước đi, rất có thể sẽ bị ăn chửi.
Có người, hoặc thành tâm hoặc chỉ là cách để đuổi khéo họ đi, tiện tay mò vào túi quần lấy vài đồng lẻ đưa một cách trân trọng hoặc lia nhanh lên bàn như thể muốn nói: Tự đi mà lấy!

Có người, họ không phải "ăn xin", họ đi làm hẳn hoi. Họ bán rong (không biết gọi chung là từ gì cho đúng)... Gọi là bán rong chứ... hàng hóa của họ... một tay vẫn cầm gọn... vì có mỗi vài thanh kẹo sing-gum hoặc vài xấp vé số... Đấy, họ đi bán, dù chỉ được vài chục đến vài trăm ngàn cho một ngày (có thể không đến hoặc có thể hơn, tôi không chắc) thì cũng là họ đang lao động. Nhưng có người thấy họ, hoặc không mua và tảng lờ như trên, hoặc mua cho một vỉ, một vé lấy lệ, hoặc là... đưa thẳng tiền cho nó nhanh vì không có nhu cầu mua mà cũng không muốn dây dưa.

Ngẫm: Cho dù họ ngửa tay xin tiền hay đường hoàng bán hàng thì cũng đừng dè bỉu họ. Biết đâu như thế thật. Bạn đắn đo mình đang tiếp tay cho những kẻ ăn bám xã hội? Tôi đọc được một bình luận trong một bài Note*. Nó chạm vào đáy lòng tôi. Trích lại cho các bạn cùng đọc:

Câu chuyện này* gợi em nhớ tới rất nhiều những người lang thang, ăn xin mà ta gặp hàng ngày. Mỗi khi trông thấy họ, nếu có thể, em luôn cố gắng chia sẻ một chút, rất nhỏ, cho họ. Mặc dù, có nhiều ý kiến nói họ chẳng nghèo khó thế, họ giả bộ thế... và cũng từng có nhiều bài báo ghi nhận những người ăn xin như cái "nghề", có người còn làm giàu. Em cũng có nghĩ tới việc ấy, nhưng mà lại nghĩ - họ cũng là con người như mình, có danh dự, sĩ diện... như mình; vậy mà phải sống lang thang, ngửa tay xin sự "bố thí" của thiên hạ, chịu sự hắt hủi của người ta - thì dù có là "làm giàu", đó cũng là cái nghiệp quá nặng của họ rồi. Vả chăng, 10 người, thì cũng có ít nhất 1 người hoàn cảnh "thật". Cái phần mình chia cho họ, thật ra không đáng bao nhiêu, nhưng ai biết được, nó góp được cho họ một tí teo hy vọng về một ngày không đói, không thì cũng là giũ bớt tí teo cái nghiệp của họ. Không cần thiết phải thờ ơ, lãnh đạm hay ác ý khi nhìn thấy họ trên đường...
(Trang Trần)

Dương Hài Côt - 01.jpg

Em bé này gần như tối nào cũng ngồi đây - gần khách sạn Novotel (Nha Trang),
vị trí nằm ngay trung tâm thành phố.
Có hôm cạnh em có thêm một em bé nhỏ hơn nữa, nằm lay lắt dưới đất.
Hôm đông vui nhất là ba em. Các em ở đây bán quạt.
Hằng ngày không biết có bao nhiêu lượt khách ngoại tỉnh
và ngoại quốc lướt ngang qua các em.
Liệu có bao nhiêu người thấy rằng các em cũng đang kiếm tiền
và bao nhiêu người cho rằng các em là "ăn xin"?
(Ảnh: Dương Hài Cốt)

Có người xin thì cũng có người cho. Nhưng có một cách cho, tôi cho là một hành động đẹp.

Có lần vào quán cơm chay, vào một ngày chả cần ăn chay, tôi thấy một ông cụ đi "xin". Ông cụ bước lại gần một cô đang ăn và đưa nón ra xin. Tôi thấy thế rồi lại cúi xuống ăn tiếp, gần đó bỗng vang lên một giọng nói:
- Ông ăn cơm trưa chưa? Con gọi cho ông dĩa cơm nghen?
- Ừ, ông chưa ăn. Ông cảm ơn.
Một lúc sau thì cô ấy ăn xong và đứng lên trả tiền, đi về. Ông cụ vẫn ngồi lại đấy, bỏ mũ, xắn tay áo, khuôn mặt cũng bớt khắc khổ đôi phần - vì quán mát hoặc vì có được bữa cơm trưa lót dạ.

Một lần khác, tôi băng qua đường đối diện nhà mua bánh mì thì sau đấy có ba cậu bé lượm ve chai cũng đến mua bánh mì. Mỗi đứa một cái bao to bằng cả thân hình chúng. Một thằng trong bọn lên tiếng:
- Bán con nửa ổ bánh mì.
- Tiền đây của con hả?
- Không phải của nó, của con. Con mua bánh mì. Nó không có tiền.
À thì ra có mỗi một đứa mua. Vậy hai đứa kia chắc cũng đói? Tôi nghĩ bụng vậy. Lúc ổ bánh mì của tôi xong xuôi, tôi đưa tiền gấp đôi:
- Cô Chín làm cho hai đứa nhỏ này một ổ rồi cắt đôi ra nghen cô. Con gửi tiền rồi đấy.

Tôi thường không cho tiền "ăn xin", nhưng khi băng lại qua đường, vào nhà, tôi thấy một niềm vui nhỏ đang nhảy nhót trong lòng.

Ngẫm: Tôi từng nghe một câu nói "Cho người ta cái cần câu chứ đừng cho con cá". Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ, không biết những hành động như trên có bị liệt vào ví dụ cho câu nói này hay không nữa. Chỉ biết rằng, tôi vui, dù chỉ là chứng kiến hay chính mình làm. Cảm giác đó không giống như tôi (cũng có lúc) cho tiền người "ăn xin" với một trong những lý do đã nêu ở đầu bài viết. Hai cảm giác hoàn toàn khác nhau. Nhưng tôi chắc, đó không phải bố thí.

Một trưa hè, nắng cháy đầu, trong một quán nước mía, hai vợ chồng trẻ cùng ông cụ bán vé số:
- Có số xyz không ông?
- Có đây con.
...
- Hầy... bán không được bao nhiêu mà cuối ngày lại đưa hết tiền cho người ta.
- Sao vậy ông?
- Ông bị lừa. Bữa, bán vé số cho tụi kia hai, ba thằng. Thằng lựa, thằng nói chuyện, thằng đưa tiền... loay hoay một hồi tự nhiên tụi nó vọt lên xe chạy hết trơn. Ai dè đâu... nhìn lại thì... xấp vé ông mới nhận mất tiêu.
...
- Cô ơi, cho con thêm ly nước mía.
...
- Ông uống đi cho mát.
- Cảm ơn con.
Ông cụ vừa nói vừa mở quyển sổ nhỏ ra xem xem lật lật.
- Hồi trước bán xong, tối còn có tiền ăn, đến tháng còn có tiền để dành. Giờ có đồng nào trả cho người ta hết.
- Chỗ vé số đó hết bao nhiêu ông?
- Bốn triệu... Đâu, để coi coi... Ba triệu tám...

Câu chuyện đại ý được như thế và số tiền phải trả là một con số có lẻ tính bằng hàng triệu... Đôi vợ chồng trẻ lên xe về, ông cụ với theo:
- Ly nước tính tiền rồi hả con?

__________
* Các bạn có thể xem bài viết đó theo link NÀY.
 

Hia.

Gà con
Tham gia
11/6/17
Bài viết
11
Gạo
0,0
Re: Bố thí?
Một câu truyện hay, Mong là gác có thêm nhiều câu truyện hay như vậy.
-Kẻ đọc chùa.-
 
Bên trên