Tản văn Cảm nhận về bài ca dao châm biếm (còn châm biếm hơn)

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Đây là bài văn được tui viết cách đây khá lâu, nên... Thôi đọc đê!
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ngoài những thể loại như ca dao về tình yêu quê hương đất nước, ca dao than thân,... thì ca dao châm biếm, trào phúng cũng là một loại ca dao không thể thiếu. Và bài ca dao sau đây là một ví dụ điển hình:
"Bà già đi chợ cầu Đông
Gieo một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn."
Khi đọc xong bài ca dao này, chắc ai cũng sẽ thấy buồn cười. "Cười" ở đây là cười bà lão đã già mà vẫn ế (như ai đó đang giật mình khi đọc những dòng này), vẫn chưa trót đời. Đã thế, bà lại còn mặt dày đến xin thầy bói gieo cho một quẻ và nhận được câu trả lời không thể phũ hơn. "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn", ông thầy bói đã sử dụng một cách xuất sắc biện pháp chơi chữ để ẩn dụ cho bà già kia: "Già rồi đừng có hám trai, đợi đến khi răng rụng hết thì có zai đẹp là vừa!".
Qua câu ca dao này, thầy bói cũng như tác giả dân gian muốn gửi tiếng cười nhẹ nhàng, chỉ trích đến những bà già ế và những ai đang ngồi hoặc đứng để đọc những dòng trên: Những việc làm thế sẽ luôn là một xì - căng - đan hót hòn họt ở khắp mọi nơi, và đừng có xem bói ở nơi công cộng.
 

blankboy2002

Gà cận
Tham gia
15/9/17
Bài viết
355
Gạo
6,0
Re: Cảm nhận về bài ca dao châm biếm (còn châm biếm hơn)
Đây là bài văn được tui viết cách đây khá lâu, nên... Thôi đọc đê!
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ngoài những thể loại như ca dao về tình yêu quê hương đất nước, ca dao than thân,... thì ca dao châm biếm, trào phúng cũng là một loại ca dao không thể thiếu. Và bài ca dao sau đây là một ví dụ điển hình:
"Bà già đi chợ cầu Đông
Gieo một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn."
Khi đọc xong bài ca dao này, chắc ai cũng sẽ thấy buồn cười. "Cười" ở đây là cười bà lão đã già mà vẫn ế (như ai đó đang giật mình khi đọc những dòng này), vẫn chưa trót đời. Đã thế, bà lại còn mặt dày đến xin thầy bói gieo cho một quẻ và nhận được câu trả lời không thể phũ hơn. "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn", ông thầy bói đã sử dụng một cách xuất sắc biện pháp chơi chữ để ẩn dụ cho bà già kia: "Già rồi đừng có hám trai, đợi đến khi răng rụng hết thì có zai đẹp là vừa!".
Qua câu ca dao này, thầy bói cũng như tác giả dân gian muốn gửi tiếng cười nhẹ nhàng, chỉ trích đến những bà già ế và những ai đang ngồi hoặc đứng để đọc những dòng trên: Những việc làm thế sẽ luôn là một xì - căng - đan hót hòn họt ở khắp mọi nơi, và đừng có xem bói ở nơi công cộng.

Tôi có ý kiến không đồng tình.
Trước hết, dù là một bài ca dao mang tính châm biếm, tuy nhiên tôi không thấy việc làm của nhân vật bà lão có gì đáng gây cười. Việc mưu cầu hạnh phúc, không phân biệt già trẻ, gái trai, lại trở thành thứ hài hước khi đặt vào ngữ cảnh một người phụ nữ có tuổi. Liên hệ thực tế: Hình ảnh các cô chú đáng tuổi phụ huynh hoặc ông bà chúng ta, khi đăng lên cộng đồng của họ bị những người đang tuổi thanh niên đem đi khắp nơi làm trò, gán ghép linh tinh.

Thứ hai, ế không phải một cái tội (dù nghe câu này tưởng như tôi vẫn ế nên tôi đang muốn bào chữa, nhưng cho đến thời gian gần đây thì tôi không ế =))).

Thứ ba, xin trích nguyên văn:

Già rồi đừng có hám trai, đợi đến khi răng rụng hết thì có zai đẹp là vừa!

Xin dùng từ paraphrase để nói về câu này. Rất sáng tạo. Hảo =))

Tuy nhiên đây cũng chỉ là ý kiến chủ quan của tôi. Văn chương, ta có thể phân tích nó tùy theo từng góc độ, nhưng sau cùng, tôi nghĩ về bản chất của tiếng cười trào phúng này. Nó sẽ biến mất và xuất hiện trong xã hội khi có những điều kiện phù hợp. Còn ai muốn cười thì cứ cười, ai muốn tiếc thương cho thân phận người đàn bà không răng, không chồng và mê tín thì cứ tiếc, ai muốn ghép cặp bà già với ông thầy bói thì ghép =))

Xin lỗi nếu tôi vô duyên, nhưng bài học duy nhất tôi rút ra được là đừng nên xem bói ở nơi công cộng. Xin cảm ơn.
 
Bên trên