Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Người viết: Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo.
Nguồn: triethocduongpho.com
Lưu ý: Bài viết đã được tác giả đồng ý cho phép đăng tại diễn đàn Gác sách.

***
48880702.jpg

Cần gì để viết? Câu trả lời chính xác nhưng có phần đơn giản và không kém phần lãng xẹt chính là:Cần giấy, bút và biết chữ. Nếu bạn không tìm được giấy và bút thì dùng tạm bàn phím cũng không sao, miễn sao ghi ra chữ là viết được rồi.

Thật ra điều đó đúng, mà chưa đủ. Vấn đề là bạn muốn viết về điều gì, trong bài viết của bạn có nội dung gì, lập luận ra sao, dẫn chứng thế nào và quan trọng nhất là mang đến giá trị gì cho người đọc. Điều này có thể rất khác nhau: Có thể là thơ, văn, kịch, tin tức, suy ngẫm, triết lý, vân vân và vân vân. Điều kiện đủ để có một bài viết hay một bài thơ, bài văn hoặc một quyển sách, theo tôi là giá trị cốt lõi bên trong của nó. Nghĩa là chỉ cần bạn có một giá trị nào đó muốn nói, muốn truyền đạt thông qua những con chữ của mình thì bạn có thể viết.

“Người khôn nói vì họ có điều muốn nói; Kẻ dại nói vì họ cần phải nói điều gì đó.” – Plato

Để viết văn, ngay cả học giả Nguyễn Hiến Lê viết cuốn “Luyện văn” cũng phải chia làm 3 tập, mỗi tập dày mấy trăm trang! Tôi viết bài này không phải để bàn về cách viết một bài luận, bài thơ hay bài văn, vì tôi thấy mình chưa có gì để nói trong lĩnh vực này. Tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người câu chuyện viết lách của bản thân tôi, và qua đó là một vài ý kiến về những điều cần thiết cho một người muốn bắt đầu viết nhưng vẫn chưa thật sự cầm bút hay đặt tay lên bàn phím.

Tôi viết…
Hồi tiểu học, khi được chọn đi thi học sinh giỏi hai môn văn và toán, cha tôi bảo tôi đừng thi văn, con trai phải học toán, phải học các môn tự nhiên thì mới là con trai. Trong suốt mấy năm trung học cơ sở, tôi được nghe thêm rằng “sau này làm gì thì làm, đừng làm nhà văn hay nhà báo”, thế nên càng ngày tôi càng xa lánh môn văn. Thế nhưng thành tích môn văn và anh văn của tôi cũng rất khá, do tôi có hứng thú tự nhiên với hai môn này.

Mỗi đầu năm học, khi vừa mua bộ sách giáo khoa mới là tôi đọc trong mấy ngày cho xong hết từ đầu đến cuối các quyển sách: Sử, địa, giáo dục công dân và đặc biệt là sách văn và anh văn. Cứ sách nào có nhiều chữ là tôi đọc hết. Lúc đó thì chả có gì chơi, với lại ham cái mới, muốn xem mình sẽ học những gì trong năm thôi chứ tôi không cho rằng mình có khái niệm “ham đọc sách” hay gì cả. Nhưng thực tế thì việc đọc này giúp tôi học tốt và dễ dàng hơn rất nhiều!

Về chuyện làm “tập làm văn” làm bài viết hay là những bài luận sau này trên đại học của tôi, tôi đềulàm theo hướng dẫn hết! Nghĩa là phải cảm thấy căm hờn khi đọc một bài dịch, cảm thấy đau khổ trước cảnh nghèo, chua xót cho thân phận con người trong xã hội… Đối với các bài luận thì đỡ hơn, nhưng họ cũng chỉ đưa ra chủ đề có sẵn và tôi cứ việc chọn một bên mà ủng hộ, đưa ra lý lẽ và dẫn chứng là xong. Điểm các bài luận của tôi khá cao vì đơn giản là tôi áp dụng đầy đủ những gì giáo viên dạy.

Nói tóm lại là sau hai mươi năm đi học từ nhỏ đến lớn điều tôi học được chính là: Viết văn cần phải có chủ đề, phải có mở bài, thân bài và kết bài, phải có dẫn chứng, lý lẽ hỗ trợ cho ý mình muốn nói và phải nêu được quan điểm cá nhân mình trong bài viết. Mấy điều này tôi nghĩ ai cũng được học hết.

Tôi biết đọc sách có lẽ là từ năm 22 tuổi, đến nay được 6 năm, tôi có nhiều thời gian rảnh lắm nên tôi đọc đủ thứ: Từ tiểu thuyết tình cảm, kiếm hiệp, dã sử, sách dạy kinh doanh, nghệ thuật sống, truyện trinh thám, sách tâm lý, tôn giáo, triết học hoặc những cuốn trộn lẫn tất cả những điều kể trên. Mấy năm đầu là khoảng thời gian tôi chán đời, ghét đời lắm, cho nên tôi đọc đủ thứ, tìm cái mình thấy hay trong đó và liên hệ với những gì đã biết, suy nghĩ thêm về nó nhưng không tin một chút gì trong sách cả. Quá trình này đã hình thành nên một cái gì đó trong tôi.

Rồi tôi bắt đầu “viết” bằng cách viết những dòng status trên facebook. Ban đầu tôi chỉ đưa mấy câu trích dẫn mà mình thấy hay, rồi nêu vài ý nghĩ của bản thân mình hay diễn giải, minh họa thêm chút ít. Rồi dần dần tôi chỉ viết những ý nghĩ của mình là chính. Chỉ là vài ba câu ngắn thôi (vì thật ra trên facebook mà viết dài cũng không ai đọc – ít ra trong danh sách bạn bè của tôi lúc đó là như thế).

Việc “tỏ ra triết lý” và “dạy đời” thì tất nhiên là nhận được vô số chỉ trích, góp ý này kia rồi, có một số bạn khá thân bắt đầu “lơ” đi.. Nhưng tôi cũng nhận được không ít lời động viên, khích lệ từ những người bạn chưa bao giờ gặp mặt. Điều này cũng làm tôi nhận thức sâu hơn về chuyện hợp tan, yêu ghét trên đời… Và tôi vẫn cứ viết.

Rồi đến ngày 16/2/2014, vì thực hiện lời hứa với một người bạn mà tôi gửi một cái “status” hơi nhiều chữ của mình lên Triết Học Đường Phố. Lúc gửi, tôi nghĩ: “Ừ thì mình thực hiện lời hứa rồi, đã gửi, còn được đăng hay không thì không phải do mình.” Và hôm sau, tôi thấy bài viết đầu tiên của mình – một cái status nhiều chữ về hình xăm xuất hiện trên trang chủ của Triết Học Đường Phố, thế là tôi lại gửi thêm một bài khác, thử xem được đăng không. Đó là bài “Ta chạy vì điều gì?”, bài này không ngờ được hơn 500 likes và xếp vào mục “bài nổi bật”. Thế là tôi bắt đầu viết. Các bài viết của tôi nói về đủ thứ chủ đề: Tình yêu, cuộc sống, thành công, đam mê, sợ hãi… Cứ mỗi ngày một bài khoảng hơn 1000 từ, đến nay đã được 26 bài liên tục.

Khi tôi viết liên tục với tốc độ 1 bài/ngày, thái độ của bạn bè tôi với việc này rất khác nhau. Có người ủng hộ, có người ngạc nhiên, có người nghi ngờ và có người dè bỉu. Có người khuyên tôi nên viết chậm lại, cứ viết ào ào như vậy thì làm sao mà có “chất” được. Nhiều lý do đến nỗi tôi cũng đâm ra nghi ngờ và tự hỏi: “Ngày mai liệu mình có thể viết một bài gì đó nữa hay không?” Nhưng rồi tôi vẫn viết tiếp mỗi ngày mà chẳng thấy gì khó khăn hay khó chịu, vì tôi có những yếu tố sau đây.

Những yếu tố cần có để viết
  1. Hiểu và biết cách vận dụng ngôn ngữ. Điều đầu tiên mà ta cần để viết là ngôn ngữ, viết cho đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đôi khi dùng các biện pháp so sánh và những điển tích nhất định. Quan trọng nhất là khả năng diễn đạt đúng những gì mình muốn nói thành chữ, thành câu. Muốn có điều này cần phải đọc, phải học và phải để tâm vào việc đọc, việc học đó.
  2. Có phương pháp. Điều này tùy vào việc bạn viết văn, thơ, tiểu thuyết hay nghiên cứu khoa học mà dùng phương pháp khác nhau. Dù là công việc sáng tạo cỡ nào cũng cần có phương pháp của nó, nếu bạn muốn “think outside the box” cũng tốt thôi, nhưng bạn phải biết “the box” là cái gì trước. Ví dụ như các bài viết của tôi thường bắt đầu bằng một đoạn dẫn, sau đó là giới thiệu chủ đề muốn nói, triển khai các ý rồi kết luận (đơn giản kiểu tập làm văn ấy mà, nhưng đó cũng là phương pháp).
  3. Có đủ kiến thức nền tảng. Bạn không cần phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, nhưng ít nhất cần phải hiểu rõ điều bạn đang muốn nói đến trong bài viết. Nếu sử dụng một chi tiết mơ hồ trong bài viết thì phải sử dụng với ý tứ trào phúng hoặc dùng nó để minh họa hay hướng đến vấn đề chính của bài viết.
  4. Có nội dung. Viết hay, viết dở, viết đúng, viết sai… để đó tính sau. Trước hết là khi đọc một bài viết cần phải biết bạn đang muốn nói về điều gì. Ý bạn là gì khi viết bài này? Tránh kiểu nói nước đôi “cái này cũng đúng mà cái kia cũng không sai”. Có thể là vậy thật, nhưng theo bạn thì bạn ủng hộ cái nào?!
  5. Có giá trị cốt lõi. Điều này khó có thể thấy qua một bài viết mà phải thông qua nhiều bài viết. Ví dụ như giá trị cốt lõi của đạo Phật là: Vô ngã, nhân quả, vô thường, từ bi. Nghĩa là dù tồn tại ở dạng kinh văn hay pháp thoại thì những gì đạo Phật nói ra đều phải xoay quanh những cái lõi nói trên. Điều này rất quan trọng, bạn phải xác định giá trị cốt lõi của mình là gì, nó sẽ giúp bạn nhìn mọi vấn đề một cách có hệ thống, một cách nhất quán.
  6. Có lòng tin. Nếu không có lòng tin chắc tôi đã bỏ cái “thói” viết status triết lý dạy đời, cũng không bao giờ dám viết lên mấy bài viết kiểu “Sống sao không uổng kiếp phù du” hay là “Đam mê là gì, làm sao để giữ lửa đam mê?”. Hãy giữ vững lòng tin và làm điều bạn cho rằng có ý nghĩa, miễn là nó không tổn hại lợi ích của ai! Nếu cứ quan tâm tới thị phi thì bạn chẳng bước đi nổi đâu. Và đã không quan tâm đến khen chê của thiên hạ thì bạn cũng đừng bao giờ tự chế diễu bản thân mình kiểu “mình làm sao mà viết được, bày đặt viết này kia người ta cười cho.” Tự tin lên nhé!
  7. Có một khởi đầu. Hãy đặt bút xuống và viết, hãy đặt tay lên bàn phím và gõ những ký tự đầu tiên. Nếu bạn đã có đủ những yếu tố trên thì bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình làm được. Việc có đủ hay chưa chẳng thể nào xác định được khi bạn chưa thật sự viết. Nếu bạn thích, hãy viết bài viết đầu tiên của bạn ngay đi.
“Bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể làm được gì đến khi bạn thật sự làm điều đó!” - Nhất Bảo

“Hãy viết thứ mà bạn muốn đọc!” - Nhất Bảo

Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã ủng hộ tôi và tất cả những người để tâm đến những gì tôi viết, dù ghét hay thương. Những người thương thì cảm ơn nhiều hơn nhé!

Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

15/3/2014
 

thao1011

Vô cùng dễ thương
Tham gia
9/12/13
Bài viết
4.178
Gạo
2.196,0
Re: Cần gì để viết?
Những yếu tố cần có để viết
  1. Hiểu và biết cách vận dụng ngôn ngữ. Điều đầu tiên mà ta cần để viết là ngôn ngữ, viết cho đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đôi khi dùng các biện pháp so sánh và những điển tích nhất định. Quan trọng nhất là khả năng diễn đạt đúng những gì mình muốn nói thành chữ, thành câu. Muốn có điều này cần phải đọc, phải học và phải để tâm vào việc đọc, việc học đó.
  2. Có phương pháp. Điều này tùy vào việc bạn viết văn, thơ, tiểu thuyết hay nghiên cứu khoa học mà dùng phương pháp khác nhau. Dù là công việc sáng tạo cỡ nào cũng cần có phương pháp của nó, nếu bạn muốn “think outside the box” cũng tốt thôi, nhưng bạn phải biết “the box” là cái gì trước. Ví dụ như các bài viết của tôi thường bắt đầu bằng một đoạn dẫn, sau đó là giới thiệu chủ đề muốn nói, triển khai các ý rồi kết luận (đơn giản kiểu tập làm văn ấy mà, nhưng đó cũng là phương pháp).
  3. Có đủ kiến thức nền tảng. Bạn không cần phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, nhưng ít nhất cần phải hiểu rõ điều bạn đang muốn nói đến trong bài viết. Nếu sử dụng một chi tiết mơ hồ trong bài viết thì phải sử dụng với ý tứ trào phúng hoặc dùng nó để minh họa hay hướng đến vấn đề chính của bài viết.
  4. Có nội dung. Viết hay, viết dở, viết đúng, viết sai… để đó tính sau. Trước hết là khi đọc một bài viết cần phải biết bạn đang muốn nói về điều gì. Ý bạn là gì khi viết bài này? Tránh kiểu nói nước đôi “cái này cũng đúng mà cái kia cũng không sai”. Có thể là vậy thật, nhưng theo bạn thì bạn ủng hộ cái nào?!
  5. Có giá trị cốt lõi. Điều này khó có thể thấy qua một bài viết mà phải thông qua nhiều bài viết. Ví dụ như giá trị cốt lõi của đạo Phật là: Vô ngã, nhân quả, vô thường, từ bi. Nghĩa là dù tồn tại ở dạng kinh văn hay pháp thoại thì những gì đạo Phật nói ra đều phải xoay quanh những cái lõi nói trên. Điều này rất quan trọng, bạn phải xác định giá trị cốt lõi của mình là gì, nó sẽ giúp bạn nhìn mọi vấn đề một cách có hệ thống, một cách nhất quán.
  6. Có lòng tin. Nếu không có lòng tin chắc tôi đã bỏ cái “thói” viết status triết lý dạy đời, cũng không bao giờ dám viết lên mấy bài viết kiểu “Sống sao không uổng kiếp phù du” hay là “Đam mê là gì, làm sao để giữ lửa đam mê?”. Hãy giữ vững lòng tin và làm điều bạn cho rằng có ý nghĩa, miễn là nó không tổn hại lợi ích của ai! Nếu cứ quan tâm tới thị phi thì bạn chẳng bước đi nổi đâu. Và đã không quan tâm đến khen chê của thiên hạ thì bạn cũng đừng bao giờ tự chế diễu bản thân mình kiểu “mình làm sao mà viết được, bày đặt viết này kia người ta cười cho.” Tự tin lên nhé!
  7. Có một khởi đầu. Hãy đặt bút xuống và viết, hãy đặt tay lên bàn phím và gõ những ký tự đầu tiên. Nếu bạn đã có đủ những yếu tố trên thì bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình làm được. Việc có đủ hay chưa chẳng thể nào xác định được khi bạn chưa thật sự viết. Nếu bạn thích, hãy viết bài viết đầu tiên của bạn ngay đi.

Và bạn Thảo không có cái nào hết. =))
 

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Cần gì để viết?

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: Cần gì để viết?
Mình biết tất cả điều này nhưng mà mình lười phát khiếp sau 5 năm bỏ viết! ;;)
 

Tiết Vịnh Vy

Gà tích cực
Tham gia
25/12/13
Bài viết
97
Gạo
124,0
Re: Cần gì để viết?
Cho em góp ý thêm là cần tâm trạng để viết nữa. Nếu không có tâm trạng không cảm xúc thì sao mà viết hả các chị??
 

Độc Cô Hề

Gà tích cực
Tham gia
29/5/14
Bài viết
80
Gạo
0,0
Re: Cần gì để viết?
Em tự nhận rằng mình có khả năng ngôn ngữ rất khá, nhưng lại thiếu sáng tạo, vậy thỉ phải làm sao?

Hơn nữa bản thân em thích những câu chuyện nhẹ nhàng dễ thương, nhưng những truyện em đã viết đều cực kì lạnh lùng (về giọng văn), bi kịch (về nội dung) hoặc kinh dị (về thể loại).
 

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Cần gì để viết?
Em tự nhận rằng mình có khả năng ngôn ngữ rất khá, nhưng lại thiếu sáng tạo, vậy thỉ phải làm sao?

Hơn nữa bản thân em thích những câu chuyện nhẹ nhàng dễ thương, nhưng những truyện em đã viết đều cực kì lạnh lùng (về giọng văn), bi kịch (về nội dung) hoặc kinh dị (về thể loại).
Bạn có thể ra ngoài tiếp xúc nhiều hơn, từ những thứ đơn giản bạn có thể nghĩ ra được cả một câu chuyện. Sau đó, bạn lên mạng đọc nhiều thông tin hơn để bổ sung cho bài viết. Như vậy là được á. :-*
 

linhcint

Gà con
Tham gia
28/6/14
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Cần gì để viết?
Thật ra mình lúc nào cũng có rất nhiều ý tưởng, nhưng mỗi khi ngồi vào máy tính, mở word ra, mình lại không diễn đạt được những ý tưởng đó ra, dần dà như thế, suốt rất nhiều lần mở word ra mình đều kết thúc bằng phím Backspace và chẳng viết được gì cả. Điều đó thực sự khiến mình rất bối rối. Suốt 3 năm nay, hầu như mình chẳng viết được gì cả mặc dù mình bắt đầu viết từ năm lớp 11, qua nhận xét của nhiều người thì giọng văn của mình có tiến bộ lên nhưng hiện tại thì nó đang dần bị thui chột thì phải.
 

Duy Ly

Gà con
Tham gia
23/5/14
Bài viết
19
Gạo
0,0
Re: Cần gì để viết?
Văn chương cần phải có cảm hứng nữa. Có khi cả tháng ngồi vò đầu bứt tai chả viết được dòng nào. Nhưng đôi lúc hứng thú có thể viết một lèo vài ba truyện.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nhật Hy

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
21/5/14
Bài viết
1.610
Gạo
23,8
Re: Cần gì để viết?
Mình viết hay thiếu liên kết, với lại khi kết thúc một chương thì không biết nên bắt đầu chương mới như thế nào? Làm sao khắc phục chỉ cho mình đi.[-(
 
Bên trên