Hoàn thành Cha con lão đồ tể - Hoàn - Giản

Giản

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/15
Bài viết
15
Gạo
0,0
Chương 6

Kể từ hôm ấy, Khôi trở nên lầm lì, ít nói đến mức bà Hiền cũng phải ngạc nhiên. Bà hỏi cậu đã xảy ra chuyện gì, nhưng Khôi không nói một lời. Tùng thì vẫn vậy, thỉnh thoảng mới về nhà. Ba anh ta thì ngày càng trở nên cáu bẳn, thỉnh thoảng lại gắt gỏng vô lý. Bà Hiền với ông ta vài ba ngày lại to tiếng với nhau một lần vì những chuyện không đâu. Khôi buồn bực nhưng cũng không làm gì được, cũng không muốn để tâm đến. Những lần đó, cậu chỉ khuyên mẹ nên nhịn ông ta một chút cho yên ổn.

Có một buổi tối, sau khi học bài xong phải khó khăn lắm Khôi mới chợp mắt được một chút. Tiếng muỗi vo ve bên tai, Khôi giật mình tỉnh giấc. Mấy ngày Tùng đã không về, cậu tự thấy nhớ anh ta. Căn nhà vốn có bốn người, dù không nói chuyện nhiều nhưng ra vào gặp nhau cũng đỡ thấy trống vắng. Giờ chỉ còn ba người quanh quẩn trong bầu không khí tẻ nhạt, thậm chí đôi lúc còn căng thẳng, Khôi thấy mệt mỏi vô cùng. Cậu muốn được uống trà sữa vị cà phê. Cái vị ngọt đắng ấy, đã lâu không được chạm tới, nay đã thấy nhớ đến cồn cào mất rồi. Khôi thở dài, đôi mi run run bắt đầu dần khép lại thì bất chợt ngoài phòng khách phát ra tiếng đổ vỡ đinh tai nhức óc. Khôi bật người dậy, mở cửa phòng rồi chạy ra.

Trong phòng khách, người đàn ông to lớn đang đứng chình ình với vẻ mặt hung tợn. Dưới nền nhà, bà Hiền đang tựa lưng vào chân bàn ở phòng khách, hai tay bó gối, tóc rũ rượi xõa xuống che phủ toàn bộ khuôn mặt. Dưới chân bà là vô số những mảnh sứ vỡ vụn. Bộ ấm chén đã bị đập vỡ tan tành. Khôi chạy đến bên mẹ thấy sau làn tóc rối là tiếng khóc nấc nghẹn ngào.

“Mẹ, đã xảy ra chuyện gì?!”

Bà Hiền không nói gì, chỉ lắc đầu. Khôi ngay lập tức quắc mắt nhìn lên người đàn ông. Cậu thấy bàn tay ông ta đỏ ửng. Khôi giật mình, vén tóc bà Hiền lên thì thấy dấu của một bàn tay in hằn trên má. Cậu xót lòng, tròng mắt bỗng nổi những tia máu đỏ rồi mở miệng gằn giọng lên quát lớn.

“Sao lại đánh mẹ. Ông bị điên rồi à!?”

Người đàn ông kia bỗng đanh mặt lại, cánh tay bất giác giơ lên định tiến đến. Bà Hiền nhìn thấy, vội bịt miệng Khôi lại, ôm cậu vào lòng: “Không được đánh con tôi! Nếu muốn thì đi luôn đi!”

“Mày còn dám lớn tiếng à!? Tao mà không nhân nhượng thì đã đuổi mẹ con mày ra ngoài từ lâu rồi! Cái loại ăn bám già mồm. Muốn an phận thì bớt mồm bớt miệng đi. Còn lải nhải thêm nữa, có ngày tao đánh cho đến chết!”

“Đây là nhà bố mẹ tôi để lại. Anh có quyền gì mà đuổi mẹ con tôi. Muốn sống chung với nó, thì dọn ra ngoài luôn đi. Tôi không cần loại đàn ông tệ bạc như anh!”

Người đàn ông bỗng bước tới khiến cả người bà Hiền bất chợt run bần bật. Ông ta cúi xuống, lấy tay nâng cằm bà Hiền lên, bóp nhẹ rồi trừng mắt: “Mày vẫn còn nghĩ đây là nhà của mày à?! Hay mày đã quên cái ngày cùng lên Ủy ban xã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tao?! Nếu còn muốn có chỗ mà ăn ngủ qua ngày, biết điều thì ngậm họng lại. Nghe rõ chưa!?” Nói xong đẩy mạnh khiến đầu bà Hiền đập vào tường.

Bà Hiền mếu máo trào nước mắt. Người đàn ông nói xong, quay ngoắt người đi vào phòng đóng rầm cửa, để lại hai mẹ con Khôi ôm nhau ngồi gục dưới nền nhà. Khôi vẫn ôm chặt mẹ, nỗi sợ hãi bủa vây toàn thân chưa mất đi dù chỉ một chút. Nước mắt đã ráo cạn, bà Hiền đứng dậy nhưng loạng choạng rồi lại khụy xuống. Khôi dìu mẹ đi vào phòng của mình.

Trong phòng, thỉnh thoảng bà Hiền vẫn nấc lên từng tiếng lớn. Đợi đến khi mẹ đã bình tĩnh trở lại, Khôi mới hỏi:

“Sao ông ta lại hành xử như thế?”

Bà Hiền nghẹn ngào: “Mất hết rồi con ạ. Mất tất cả rồi. Đều là lỗi của mẹ!”

“Nhưng là vì chuyện gì. Sao mẹ lại giao nhà cho ông ta? Sao hôm nay ông ta lại đánh mẹ?!”

Mắt bà Hiền ảm đạm, nhớ lại quãng thời gian vui vẻ của gia đình.

“Mấy tháng trước, mẹ cùng ông ấy buôn bán thuận lợi nên cũng để ra được chút tiền tiết kiệm. Có lần, ông ấy nói sẽ xây lại nhà cho khang trang rồi dành ra khoảng đất trống, dựng một căn nhà nhỏ cho thuê để tăng thu nhập, từ đó các con cũng có nhiều điều kiện tốt để ăn uống học hành. Lần đó, ông ấy nói phải chuyển quyền sở hữu đất cho người lao động chính trong nhà thì mới dễ dàng xin cấp phép xây dựng.

Mẹ thì quanh năm ruộng đồng, không biết luật lệ thế nào, chỉ biết sau khi kết hôn, mẹ thấy ông ấy cũng tử tế, buôn bán có duyên, lại nghĩ đến tương lai của con nên đồng ý chuyển quyền sở hữu nhà. Mọi chuyện cứ nghĩ sẽ thuận buồn xuôi gió, nhưng ông trời không thương mẹ. Con thấy đấy, bệnh dịch như vậy, buôn bán làm sao được nữa. Ông ấy cũng thay đổi từ đấy, trở nên hung tợn, chẳng còn tu chí làm ăn nữa. Mẹ khổ lắm. Mẹ có mắt mà như mù, khiến con phải chịu thiệt thòi.”

Khôi nắm lấy tay mẹ, xoa xoa bàn tay xương xẩu an ủi: “Con không sao. Chỉ cần mẹ được bình an là con yên tâm rồi. Thấy mẹ bị ông ta hành hạ, con chịu không nổi. Sao hôm nay, ông ta lại đánh mẹ?”

Nghe đến đó, nước mắt bà Hiền lại cứ thế tuôn dài, nói chẳng còn rõ tiếng: “Từ ngày không còn lên thành phố buôn bán, ông ấy đã lén lút với người đàn bà khác. Có lần, mẹ đã tận mắt chứng kiến những thứ không sạch sẽ. Mẹ đã nói chuyện với ông ta, nhưng ông ấy phủ nhận, còn hung dữ dọa nếu mẹ còn tiếp tục nhắc đến, sẽ đuổi mẹ con mình ra ngoài. Mẹ thì không sao, chỉ nghĩ đến lúc con phải khổ cực, mẹ thực không đành lòng.”

Khôi ôm chầm lấy mẹ, vỗ vai bà: “Mẹ bình tĩnh đi. Con lớn rồi, mẹ không cần phải lo lắng cho con nữa. Gieo nhân nào thì gặp quả đấy thôi. Ông trời có mắt, sẽ không phụ mẹ con mình đâu. Mẹ mệt rồi, ngủ sớm đi.”

Bà Hiền nằm xuống, mắt nhắm lại rồi chầm chậm đi vào giấc ngủ với khuôn mặt bình thản như chưa từng phải chịu những đau đớn đến tột cùng. Khôi nhìn mẹ mà đau lòng. Cậu chỉ lắc đầu rồi đi đến bàn học, gục mặt xuống, hai bả vai rung lên hồi lâu rồi cũng thiếp đi tự lúc nào không hay.

Tiếng gà gáy vang vọng khiến Khôi tỉnh giấc. Mặt trời đã lên cao, Khôi đưa mắt nhìn từng luồng sáng len lỏi xuyên vào trong phòng. Nắng sớm khiến từng hạt bụi li ti chậm rãi bay bổng một cách rõ rệt. Khôi tự thấy cuộc sống, sao mà mệt mỏi đến thế? Cậu nhìn đồng hồ, đã gần đến giữa trưa. Tùng đi mấy ngày vẫn chưa về, không biết đang vất vưởng ở nơi đâu. Hai người lớn trong nhà cũng đã đi làm đồng áng, cả hai đều mang theo phần cơm trưa. Hôm qua mẹ bị ông ta hành hạ như vậy mà sáng nay vẫn lặng lẽ dậy sớm chuẩn bị đồ ăn, Khôi không biết đến chừng nào mẹ cậu mới hết khổ. Cậu chỉ mong những ngày tháng sau này, dù có sống khổ cực như thế nào cũng được, chỉ cần người đàn ông kia đừng hành hạ mẹ thêm nữa.

Khôi không nấu cơm trưa, chỉ ăn tạm một bát mì, ăn xong rồi lại ngồi vào bàn học. Lại thêm một ngày cuối tuần dài đằng đẵng. Ngồi học được một lúc thì buồn ngủ, cậu gục luôn tại bàn, đến lúc tỉnh dậy thì trời đã xẩm tối. Thế là Khôi cuống cuồng chuẩn bị bữa tối cho kịp giờ hai người lớn đi làm về.

Khôi vào bếp, nhìn thấy trên giá để bát có một túi thịt gà đã rút sạch xương. Cậu nghĩ sáng nay mẹ đã đi chợ. Khôi tìm dao chặt nhỏ để sơ chế nhưng không thấy nổi một con dao đủ sắc. Nhìn quanh, cậu chỉ thấy một con dao bầu treo lủng lẳng. Đây là con dao mà người đàn ông kia hay dùng. Còn Khôi, cậu chưa một lần dám đụng đến, phần vì nó quá to rất khó sử dụng, phần vì bị ám ảnh qua mỗi lần nó được người đàn ông kia dùng để xọc tiết lợn. Nhưng chắc hôm nay cậu buộc phải dùng để nấu cơm cho kịp.

Đang thái thịt gà, Khôi nghe thấy tiếng gõ cửa cổng. Cậu đặt con dao xuống, chạy ra mở cổng thì thấy Tùng đã về, trên tay còn cầm theo một hộp trà sữa màu nâu quen thuộc. Khôi mừng thầm, cảnh tượng này đã lâu chưa được thấy lại. Có chăng là anh ấy đã thay đổi thật rồi?

“Ba mẹ có nhà không?”

Khôi lúng túng: “À… vẫn chưa đi làm về.”

“Em đang làm gì?”

“Em nấu bữa tối. Anh đi đâu mấy ngày không về?”

Tũng bỗng nghiêm mặt khiến Khôi giật mình, vội vàng nói: “Anh đi tắm rồi chuẩn bị ăn cơm. Em nấu sắp xong rồi.”

Tùng chẹp miệng: “Ờ. Đợi anh tắm xong, lát nữa vào phòng anh bảo.” Nói xong liền cầm theo hộp trà sữa mà đi vào.

Khôi vẫn đứng chôn chân, không biết hôm nay có chuyện gì mà Tùng lạ lùng đến vậy. Anh ấy có chuyện gì để nói với mình? Cậu tự nghĩ.

“Khôi. Vào đây!”

Tiếng gọi phát ra từ phòng của Tùng. Khôi nghe thấy, vui vẻ để con dao bầu lên trên thớt rồi chạy vào.

Khôi vừa bước vào đến nơi, cũng là lúc Tùng tắm xong. Anh ta cởi trần, chỉ mặc một chiếc quần đùi ngắn cũn cỡn. Tóc chưa khô hẳn, từng giọt nước rơi lấm tấm vào bầu ngực săn chắc rồi cứ thế mà lăn xuống dưới, đến vùng bụng của Tùng thì dừng lại. Khôi nhìn theo hướng chuyển động của giọt nước mà mặt đỏ bừng.

“Nhìn gì? Lại đây anh cho cái này.” Nói xong, Tùng giơ hộp trà sữa ra trước mặt Khôi. Cậu nhận lấy rồi đưa lên miệng hút. Vị ngọt đắng lại lan tỏa, Khôi nhắm mắt thưởng thức.

“Còn chưa ăn tối, uống rồi no làm sao mà ăn cơm được nữa?”

Tùng nhếch mép: “Thế hả? Vậy trả lại cho anh!” Nói rồi anh ta giật lại hộp trà sữa rồi nhanh chóng chạy đến chốt cửa phòng. Khôi trợn tròn mắt nhìn theo, cũng chưa đoán ra được anh ta sẽ làm gì.

Tùng đặt cốc trà sữa lên giường rồi ngồi xuống, đưa tay ra hiệu cho Khôi tiến lại. Khôi bước đến trước mặt Tùng thì bất ngờ bị anh ta kéo xuống, ôm chặt rồi dùng môi khỏa lấp miệng cậu. Khôi hoảng hốt, vậy là chuyện lần trước lại tiếp diễn. Nằm lên người Khôi, khống chế cậu, Tùng vẫn chưa chịu dừng những hành động đáng sợ và dồn dập.

Lần này, Khôi cố gắng dùng hết sức để vùng dậy. Khi chạy ra được đến cửa phòng, cậu cuống cuồng giật chốt khóa nhưng không làm cách nào để cửa có thể mở ra. Tùng ngồi trên giường, cười khẩy: “Không mở được đâu!”

Xem tiếp: Chương 7
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Giản

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/15
Bài viết
15
Gạo
0,0
Chương 7

Khôi cố gắng một lúc rồi cũng dừng lại, đứng quay lưng về phía Tùng, không nói một câu. Hai vai lại rung lên, khóc cũng không còn thành tiếng.

“Lại đây!”

Khôi vẫn đứng bất động, như thể chẳng quan tâm đến sự tồn tại của Tùng.

“Tao bảo lại đây!”

Khôi giật mình. Nỗi sợ hãi bắt đầu từ chân rồi lan tỏa ra toàn thân. Cả người cậu run bần bật, từ từ quay đầu lại. Lúc này, Tùng đã hoàn toàn mình trần trên giường. Anh ta đứng dậy, cầm cốc trà sữa trên tay, nói:

“Còn nhớ anh đã từng nói, đợi đến khi em lớn thêm một chút, anh sẽ có quà. Còn nhớ không?”

Khôi không nói. Tùng điên tiết, đứng trước mặt cậu quát lớn: “Có còn nhớ không!?”

“Nhớ…” Khôi run rẩy đáp lại, nước mắt lại trào ra.

Tùng vuốt ve tóc Khôi: “Yêu anh lắm đúng không? Mong anh về lắm đúng không?”

Khôi không nói, chỉ miễn cưỡng gật đầu.

“Ngoan lắm. Ngoan thì sẽ có quà!” Nói xong, Tùng đẩy Khôi lên giường rồi tiếp tục dày vò cậu như thể hành động đó là món quà mừng tuổi trưởng thành của Khôi. Khôi vẫn cố gắng chống cự nhưng không thấm vào đâu so với sức lực của Tùng. Đợi cho đến khi Khôi thấm mệt, Tùng mới dừng lại, nhẹ nhàng cởi từng chiếc cúc áo, rồi bỗng lấy tay giật phăng chiếc quần của cậu.

Chẳng đợi cho đến lúc đối phương gồng mình cự tuyệt, Tùng lật người Khôi sang tư thế nằm úp, dùng hai tay nhấc hông cậu lên rồi cứ thế mạnh bạo tiến vào từ đằng sau. Ngay trong khoảnh khắc ấy, tiếng kêu thống khổ từ miệng Khôi phát ra vang vọng đầy chua chát và sợ hãi, tưởng chừng muốn phá nát cả căn phòng nhỏ hẹp.

Kể từ đó, Khôi sợ cảm giác phải phục tùng người khác, sợ bị ra lệnh. Những ngày tháng này, sẽ đeo bám cậu suốt cả cuộc đời. Mây mù quấn trăng chằng chịt. Cuộc đời như tận cùng u tối, mãi chẳng thể có ánh sáng soi đường.

Chốt cửa được Tùng mở ra một cách dễ dàng. Khôi mặc quần áo rất qua loa, định bước ra ngoài thì bị Tùng giữ tay lại. Anh ta đưa cho cậu hộp trà sữa, nói rằng nếu lần sau còn muốn uống, thì phải biết nghe lời. Khôi nhận lấy, chẳng nói một lời, liền thằng tay hất thứ chất lỏng đó vào người Tùng, ném cho anh ta một cái nhìn khinh miệt:

“Bỉ ổi!” nói xong đóng rầm cửa phòng.

Sau một hồi đứng ngẩn ngơ, không dám nghĩ Khôi sẽ hành động như vậy, Tùng cũng nhanh chóng đi vào nhà tắm.

Nỗi đau chạy dọc xương sống, ám ảnh đến từng giác quan. Khôi lững thững bước ra ngoài với nỗi tủi nhục ê chề. Những ngày tháng địa ngục hiện tại, biết bao giờ mới dừng lại được? Trời đã nhá nhem tối, cậu lại bắt tay vào việc làm cơm. Ngay lúc này, cửa cổng được mở ra. Hai người lớn trong nhà đã đi làm về nhưng Khôi không quay ra đón. Cậu vẫn ngồi quay lưng về phía cổng, ngẩng đầu đưa ánh mắt nhìn ra xa, bàn tay vẫn đều nhịp thái thịt gà. Lưỡi dao bầu sắc lém cứ thế liên hồi cứa vào ngón trỏ, ngón giữa, áp út rồi cả mu bàn tay cũng rớm máu. Máu thấm vào từng thớ thịt gà, đỏ ửng đến rợn người.

Bốp!!!

“Thằng vô dụng này. Mày làm bữa tối thành ra cái gì rồi?!”

Người đàn ông nhìn thấy Khôi liên tục tự cứa dao vào tay mình bỗng nổi cơn điên, đưa tay đánh vào đầu cậu. Khôi lập tức quay ra nhìn ông ta, mặt lạnh băng với tròng mắt đỏ ngầu ứa nước trông rất đáng sợ. Bà Hiền thấy con bị đánh, cũng nhanh chóng chạy vào can ngăn nhưng lập tức bị ông ta dúi cho ngã xõng xoài. Chưa hết, ông ta còn chạy đến một tay túm lấy tóc bà, một tay giáng cái tát nảy lửa vào mặt khiến bà Hiền hét lên một tiếng thất thanh. Máu đã rỉ rích ra khóe miệng của bà.

Phải chứng kiến một lần nữa mẹ bị ngược đãi, như giọt nước tràn ly, Khôi cầm chặt con dao bầu trong tay, bất ngờ chạy đến đâm hối hả vào bụng người đàn ông. Vừa đâm cậu vừa gào lên: “Chết đi! Chết hết đi! Chúng mày chết hết đi lũ khốn nạn. Cha con chúng mày, chết hết đi! Chết đi!!!”

Bàn tay cầm dao cứ thế đâm liên hoàn theo tiếng chửi rủa. Người đàn ông kia bị đâm bất ngờ, không kịp trở tay. Tròng mắt cứ trợn ngược rồi gục cả người xuống sân bất động. Máu từ bụng phun thành tia, rồi dần trào ra ồng ộc. Nhìn ông ta không khác một con lợn vừa bị xọc tiết. Ánh đèn sợi đốt vàng vọt từ phòng khách chiếu ra ngoài sân tạo thành những khoảng tối sáng mập mờ, khiến vũng máu loang bỗng thành màu đỏ sẫm, cảnh tượng trông càng thêm đáng sợ.

Bà Hiền chứng kiến hành động của con trai, định hét lên nhưng rồi nhanh chóng nhìn xung quanh rồi tự lấy tay bịt miệng. Khôi đang đứng bất động trên sân, mặt trắng bệch, không thể tự trấn an mà cứ thế thở dốc. Bà rón rén đến bên cạnh con trai, nhẹ nhàng giằng lấy con dao trong tay nhưng Khôi giữ quá chặt. Bà cố gắng từ tốn: “Đưa dao cho mẹ. Ông ta chết rồi. Nào, đưa dao cho mẹ.” rồi ôm lấy đầu cậu, vuốt ve mái tóc.

Một vài giây sau Khôi thả con dao xuống. Lưỡi dao còn lấm tấm máu tươi va chạm với sân gạch, tạo ra tiếng leng keng ghê tai.

Âm thanh hỗn loạn từ vụ xô xát trong ngôi nhà nhỏ nhanh chóng đến tai những gia đình bên cạnh. Lúc nghe tiếng dân làng chạy đến, Khôi mới bừng tỉnh, hoảng hốt nắm chặt tay mẹ run rẩy khóc: “Mẹ ơi… con… con giết ông ta… Con giết ông ta rồi… Mẹ ơi!!!” Bà Hiền ôm chặt cậu vào lòng, vừa khóc vừa nói, môi run run: “Có mẹ ở đây … Đừng sợ… đừng sợ...”

Nói xong, bà đẩy Khôi ra: “Chạy đi! Chạy ra khỏi làng đi. Ngôi nhà này không còn an toàn nữa! Chạy nhanh đi con!”

“Nhưng còn mẹ? Mẹ đi cùng con!”

“Không được! Mẹ phải ở lại. Chạy đi, nhanh lên!”

“Không! Con không để mẹ ở lại đâu!”

“Mày không đi nhanh, mẹ chết cho mày xem! Có đi không?!”

Bà Hiền với lấy con dao dưới sân đưa sát vào cổ mình. Bà vừa nói dứt lời, trong khi Khôi còn đang lưỡng lự thì Tùng chạy ra. Nhìn thấy anh ta, cậu gọi lớn “Mẹ ơi!” rồi một mạch lao ra cổng.

Bà Hiền rưng rưng: “Con của mẹ. Sau này không có mẹ bên cạnh, phải sống thật tốt…” Nói xong, hai hàng nước mắt lăn dài. Bà mỉm cười, tự lấy dao cứa vào cổ mình rồi gục xuống bên cạnh người đàn ông. Đúng lúc đó, dân làng đạp tung cánh cửa đang hé mở, chứng kiến cảnh tượng bên trong lập tức hét lên những tiếng thất kinh. Tùng nhìn hai các xác trước mắt mà như chết đứng, chỉ có thể run rẩy trong hãi hùng.

Khôi cắm đầu chạy ra khỏi làng, đôi chân trần băng qua những cánh đồng rộng mênh mông. Trời tối không một ngọn đèn trong tay, cậu cứ chạy, chạy cho đến sức cùng lực kiệt, rồi đến khi bàn chân chẳng còn chút cảm giác, cả cơ thể tự đổ vật, ngất lịm bên đường.

Đêm đen bao phủ, chẳng thấy chút dấu vết của sự sống…

***

“Đến lúc tỉnh lại, em thấy mình nằm trong một căn phòng lạ. Sau này nghe kể lại mới biết, đêm hôm ấy có người đi trên đường, thấy em nằm bất tỉnh nên họ đưa vào bệnh viện. Em đã hôn mê, sau khi tỉnh cũng phải mất mấy ngày để nhớ lại toàn bộ. Em chỉ thấy nhớ mẹ. Nhưng…”

Nói đến đó, Khôi bắt đầu nấc lên thành tiếng. Không gian trong căn phòng trùng xuống, tôi đưa tay, lau giọt nước mắt lăn từng vệt dài trên gò má em. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức và hành hạ, thật không thể tin em đã từng trải qua những ngày tháng tồi tệ như vậy. Nghĩ đến việc em cầm con dao nhọn đâm từng nhát vào bụng người đàn ông kia, tôi cũng thấy gai lạnh. Nhưng tôi không sợ mà lại càng thương em nhiều hơn. Em hành động như vậy, mọi chuyện chắc cũng đến bước đường cùng rồi.

Tôi choàng tay ôm em vào lòng, xoa lưng em an ủi: “Chuyện đã qua rồi. Nghĩ ngợi chỉ thêm đau đầu.”

Nằm cuộn tròn trong vòng tay của tôi, em nói rất nhỏ: “Em đã có thể nhẹ lòng hơn, nếu như hôm trước không gặp lại anh ta.”

Tôi nhớ lại câu chuyện em kể. Thì ra người đàn ông nắm tay em là Tùng, người anh tồi tệ không chung huyết thống, người đã đày đọa đến mức làm tim em chai sạn. Nghĩ đến đó, tôi sôi máu, chỉ muốn gặp anh ta mà đánh cho một trận nhừ tử.

“Sau khi em tỉnh lại, gia đình cứu mạng hỏi em còn nhớ gì không. Lúc đó, em đã rất hoảng sợ, không muốn kể ra sự thật nên đành nói mình không còn nhớ gì cả. Họ là một gia đình không may mắn. Hai vợ chồng tuổi đã tứ tuần nhưng chưa có một mụn con nối dõi. Em coi họ là nhân ân, tự dặn mình sau này có cơ hội sẽ tìm lại để báo đáp. Ngày em hồi phục hoàn toàn, muốn rời khỏi thì họ giữ lại, nói rằng muốn nhận làm con nuôi, sớm tối trò chuyện cho vui cửa vui nhà.

Em nghĩ lúc đó mình không có nơi nào để đi, cũng đã cảm kích nhận lời. Vợ chồng họ đã lo lắng, chăm sóc cho em từng bữa ăn đến giấc ngủ, học hành. Em cũng coi họ là người thân của mình. Nhưng anh biết đấy, dù thế nào thì cũng không phải là máu mủ, em chỉ tự biết mình cần phải sống tốt, có trách nhiệm với ân tình của họ. Hứa sau này trưởng thành, sẽ phụng dưỡng cho đến khi hai người họ già đi.

Những ngày đó, em vẫn muốn gặp lại mẹ. Đến năm học cấp 3, em đánh bạo tự trở về làng. Ngày hôm đó, em phải đội mũ, che mặt và không dám vào nhà, chỉ đứng ở cổng làng hỏi người dân. Họ run rẩy nói rằng mẹ đã tự sát ngay trong buổi tối hôm ấy. Tin như sét đánh, em chỉ muốn gục xuống. Em muốn ra mộ của mẹ, thắp cho bà một nén nhang nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Mỗi lần em muốn đi thì lại gặp những cản trở ngoài ý muốn. Em nghĩ, mẹ không muốn em gặp lại bà, muốn em được bao bọc trong ngôi nhà này. Cho dù đã xa rời cuộc sống, bà vẫn luôn bên cạnh, bảo vệ em.

Nhưng có lẽ oan gia ngõ hẹp, hôm nay em gặp lại Tùng. Anh ta vẫn vậy, không có thay đổi gì nhiều. Anh ta mời em uống trà sữa, em không đồng ý nhưng anh ta nói, nếu chịu ngồi lại, anh ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện tối hôm đó. Thế rồi em cũng đồng ý.

Tùng nói, khi em chạy đi cũng là lúc dân làng vừa kịp đến chứng kiến mẹ đã tự tay dùng dao cứa cổ mình. Anh ta đã vô can. Sau khi lo hậu sự cho hai người, anh ta cũng không sống tại nhà em nữa mà bỏ lên thành phố kiếm sống. Chẳng biết cuộc đời dạy dỗ thế nào, anh ta tỏ ra ân hận, nói lời xin lỗi em. Em cũng không còn quan tâm đến việc anh ta nghĩ gì, có hối hận hay không. Em chỉ hỏi mộ của mẹ nằm ở đâu, muốn anh ta dẫn ra chỗ đó. Thứ tình cảm em đã dành cho anh ta trong quá khứ, cũng bị chính anh ta giết chết rồi. Cuộc nói chuyện cũng chóng tàn, em đứng dậy, anh ta kéo tay em ra ngoài. Rồi em thấy anh.”

“Quá khứ anh ta đã lạm dụng em. Anh ta phải bị truy cứu trách nhiệm. Anh sẽ đòi lại công bằng cho em.”

Tôi siết chặt em, muốn bảo vệ em. Nhưng tôi vừa nói xong, em lập tức bịt miệng tôi, nói: “Em là người giết ba anh ta, vậy cũng coi như đã chẳng nợ gì nhau. Em giết người mà không bị truy tố, tư cách gì mà kiện tụng anh ta lạm dụng mình. Hơn nữa, có làm gì thì mẹ cũng không sống lại nữa. Anh ta cũng nói sau ngày hôm nay gặp em, sẽ chuyển đến một thành phố khác. Quá khứ mệt mỏi như vậy, em chỉ muốn thời gian còn lại được sống trong bình yên mà thôi.”

Em đã phải chịu quá nhiều trắc trở rồi. Tôi hiểu điều đó, đưa tay vuốt ve mái tóc mềm bên ngực mình: “Sao trước giờ em luôn lảng tránh tình cảm của anh?”

Em thở dài: “Em thành ra như vậy, tự thấy mình không xứng đáng. Anh chân thành, kiên trì quá.”

“Ngố! Em định cả đời sẽ như vậy sao?” Tôi lấy tay véo một bên má của em.

Em cười miễn cưỡng: “Sống trên đời, ai cũng muốn cùng người mình yêu thương sống đến đầu bạc. Em cũng không ngoại lệ. Tình cảm của anh suốt nhiều năm đại học ngày một lớn, đâu phải em không nhận ra? Nhưng cái bóng tủi nhục của quá khứ lớn vô cùng, trong khi em lại nghĩ tình yêu thiêng liêng và luôn không dễ dàng. Lúc nói đồng ý thì mồ chôn ân ái cũng được đào sẵn. Em sợ tình yêu chân thành chỉ là mộng tưởng mà thôi.”

“Nói dài dòng quá. Anh yêu và chờ đợi em đến tận ngày hôm nay mà vẫn không đủ làm em tin à?”

“Không phải em không muốn tin. Chỉ là em không thể đáp lại tình cảm của anh khi mình không trọn vẹn. Anh là người tốt, có thể tìm được người xứng đáng hơn.”

Tôi lập tức nâng mặt em lên rồi trao đi một nụ hôn thật sâu.

“Anh yêu em, yêu con người em. Chỉ cần em cũng yêu anh, như vậy đã là quá đủ rồi.”

Em nghe tôi nói, ngước tròng mắt rưng rưng lên nhìn. Tôi mỉm cười hôn lên trán em: “Anh khỏe hơn nhiều rồi. Ngày mai, mình cùng về làng thăm mộ mẹ. Anh muốn nói với bà rằng từ nay về sau, anh sẽ bảo vệ con trai của bà. Giờ bà có thể nhắm mắt yên nghỉ được rồi.”

Tôi nhìn ra cửa sổ, trời đã tối thui. Nghĩ lại tối ngày hôm đó, một mình em hoảng sợ trốn chạy trong màn đêm mà tôi thương em vô cùng. Tôi thôi không ôm em nữa, nói em ra mở cửa phòng rồi dìu tôi ra ngoài hành lang.

Em chuẩn bị hai chiếc ghế tựa, đặt chúng cạnh nhau. Tôi dặn em tắt điện trong phòng rồi cùng ngồi xuống, ngước mắt nhìn lên bầu trời đầy sao. Em tựa đầu vào vai tôi, hơi thở đều đặn. Tôi vuốt ve tóc em, chỉ muốn nói ra những điều từ tận sâu trong lòng mình.

Khôi à, đã yêu nhau thì cứ yêu thôi, so đo tính toán mà làm gì? Quá khứ của em đã quá mệt mỏi, giờ em có thể nghỉ ngơi được rồi. Ai mà không có quá khứ? Anh yêu em, yêu cả những tổn thương mà em phải chịu đựng. Đừng bất an nữa, có anh ở đây rồi. Anh sẽ bảo vệ em, chăm sóc cho em.

Cuộc sống dù u tối, nhưng chỉ cần chúng ta chân thành yêu nhau, đồng lòng đợi đến ngày cùng nhau vén mây, là có thể thấy trăng sáng được rồi.


Tối mùa hạ, trăng sáng vằng vặc, chiếu từng luồng sáng bạc xuống hai người đang ngồi ngoài hành lang, bóng của họ được hắt thẳng lên bức tường trong phòng, thoạt nhìn như hai thực thể đen xì dính lấy nhau, ngồi chồm chỗm trên giường bệnh.

Hết.
 
Bên trên