"NÊN HAY KHÔNG NÊN LĂNG MẠ NGƯỜI CÓ TỘI NƠI CÔNG CỘNG?"
Tít báo khá nổi bật thu hút cái nhìn của Hạnh." Chúng tôi phản đối việc lăng mạ người có tội nơi công cộng, sau đây là một số ý kiến bảo vệ quan điểm của chúng tôi". Hạnh khẽ nhăn mặt, chép miệng một cái rồi ngáp dài, vươn cả người lên cao. " Thật tẻ nhạt"- cô nghĩ thầm. Tiện tay Hạnh vứt đánh toẹt tờ báo mới của bố lên mặt bàn uống nước sạch loáng cô đã lau từ trước. Loáng thoáng thấy những vệt tàn thuốc lá, Hạnh đứng dậy đi vào bếp lấy cái giẻ lau vàng cũ lau lại lần nữa. " Quá bẩn! Quá là bẩn!" .
Sáng đột nhiên dậy sớm khiến tâm trạng Hạnh có chút mệt mỏi và uể oải. Cái đầu do không được thoả mãn 8 tiếng 1 ngày như đang bực mình trả đũa. Cô xoa xoa vùng thái dương bằng 2 ngón tay trỏ vừa lắc đầu nguầy nguậy . Ting!Ting! Đồng hồ đã điểm 8h sáng. Hạnh nhìn đồng hồ sau cú giật mình rồi lại ngó ra ngoài cổng lấp loáng nắng . " Thôi thì xuống phố"- cái đầu khó ưa của Hạnh ngúng nguẩy nghĩ thầm.
***
Tám giờ sáng.
Nắng bắt đầu hửng nhẹ. Trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Mặc chiếc áo cộc tay màu lam , Hạnh cảm thấy mát mát, cái lành lạnh quẹt vào da rồi lại biến mất gây cảm giác thích thú lên tận đỉnh đầu. Không khí trong lành sáng sớm như kéo Hạnh ra khỏi uể oải và ngột ngạt trong căn nhà gần 20m vuông của mình. Cô rẽ vào quán cafe đoạn đầu con phố. Anh nhân viên đã quen mặt mỉm cười, chào:
- Muộn quá! Vẫn như cũ nhỉ?
Hạnh cũng cười đáp, gật đầu , rồi lấy một ghế riêng cho mình.
Sáng chủ nhật, quán cũng khá đông, nhưng vẫn rất tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng như tách biệt hẳn so với cuộc sống đang chảy nhanh bên kia lớp kính thuỷ tinh. Hạnh đi thẳng xuống cuối quán, chọn góc bàn gỗ bên trong , cạnh tấm kính chiếu ra bên ngoài, trông ra lối phố chính. Một nơi đầy nắng... Và có thể nghe, cái vang vang nhè nhẹ từ người, từ xe trong khung cảnh động.
Cốc cafe sữa được mang tới. Anh nhân viên nháy mắt nghịch nhìn Hạnh. Hạnh lắc đầu cười lại rồi đánh cái bụp vào vai anh.
- Hôm nay khuyến mãi nhỉ?- Hạnh khẽ hỏi nhỏ.
- Khách "sộp" của quán mà hỏi câu đấy! Buồn quá! Tiền thì phải tiêu chứ ? Thế này lương lại giảm rồii!Aizzz...
Cái bản mặt vờ buồn như thật đến tếu, với giọng điệu kéo dài buồn thảm của anh nhân viên khiến Hạnh phì cười. Có người tính tiền, anh nhân viên vội vã chạy ra quầy. Còn cô lấy cái thìa nhỏ khuấy đều rồi lại tay chống cằm. Tâm trạng Hạnh tốt hẳn lên.
Nắng từ tấm kính hắt vào quán , thoáng thoáng những vụn bụi nhỏ li ti trên nền gỗ ấm. Cả không gian trong căn phòng nhỏ chỉ xoay tròn trong âm thanh nhè nhẹ của ca khúc không lời đang phát. Bên ngoài người vẫn đi. Những cái làn đầy ắp. Những chiếc xe cổ thoáng vụt qua. Mấy chú chim nhỏ lặt rặt nhảy trên lề đường. Bước chân đều đều của các bà, các bác. " Mãi thế này thì tốt nhỉ?"- Hạnh mỉm cười tự hỏi bản thân mình.
Quán cafe nằm trong con phố hơi thưa người , lại hơi khuất tầm nhìn nếu đi thẳng từ lối phố chính. Bên kia phía đường chính là mấy bác bán hoa quả.
Ơ!
Hạnh hơi giật mình vì thấy bác Dần- bác hàng xóm kế bên nhà chuyển đến từ một năm trước. Bác Dần tầm tuổi hơi bốn chục, mái tóc dài hơn thắt lưng, gương mặt sần, xạm và làn da hơi sỉn khác hẳn với Hạnh. Ấy thế, mẹ cô vẫn cứ bảo bác Dần có nét sắc, chỉ tội nước da. Dù gần nhà nhưng Hạnh cũng không ưa gì bác Dần. Bác nói nhiều, thích giảng đạo lý qua cái giọng quê kệch cỡm của mình, thêm nữa lại đôi khi vô duyên : nhà Hạnh đang ăn cơm thì sấn sổ vào hỏi mẹ Hạnh có mua bưởi không. Nhưng dù gì bác Dần cũng tốt tính, hiền lành, và có chăng vô tư quá? Bác Dần đang nói chuyện với người bán hàng bên cạnh. Hạnh khá bất ngờ khi bác Dần ngồi bán ở đây vì thường cô hay đi lối đấy mà có thấy bác đâu.
Tinh tinh tinh tinh tinh !!!!
Tiếng chuông điện thoại vang lên. Hạnh lục trong túi lấy chiếc điện thoại bấm đời cổ màu hồng. Là anh Khanh, người yêu Hạnh.
- Áaaaaaaa!!!
Một tiếng hét thất thanh.
Hạnh giật mình, ngó qua cửa kính xem chuyện gì xảy ra. Mấy người gần đấy cũng tò mò nhổng cao người nhìn ra phía cửa kính.
*
Tít báo khá nổi bật thu hút cái nhìn của Hạnh." Chúng tôi phản đối việc lăng mạ người có tội nơi công cộng, sau đây là một số ý kiến bảo vệ quan điểm của chúng tôi". Hạnh khẽ nhăn mặt, chép miệng một cái rồi ngáp dài, vươn cả người lên cao. " Thật tẻ nhạt"- cô nghĩ thầm. Tiện tay Hạnh vứt đánh toẹt tờ báo mới của bố lên mặt bàn uống nước sạch loáng cô đã lau từ trước. Loáng thoáng thấy những vệt tàn thuốc lá, Hạnh đứng dậy đi vào bếp lấy cái giẻ lau vàng cũ lau lại lần nữa. " Quá bẩn! Quá là bẩn!" .
Sáng đột nhiên dậy sớm khiến tâm trạng Hạnh có chút mệt mỏi và uể oải. Cái đầu do không được thoả mãn 8 tiếng 1 ngày như đang bực mình trả đũa. Cô xoa xoa vùng thái dương bằng 2 ngón tay trỏ vừa lắc đầu nguầy nguậy . Ting!Ting! Đồng hồ đã điểm 8h sáng. Hạnh nhìn đồng hồ sau cú giật mình rồi lại ngó ra ngoài cổng lấp loáng nắng . " Thôi thì xuống phố"- cái đầu khó ưa của Hạnh ngúng nguẩy nghĩ thầm.
***
Tám giờ sáng.
Nắng bắt đầu hửng nhẹ. Trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Mặc chiếc áo cộc tay màu lam , Hạnh cảm thấy mát mát, cái lành lạnh quẹt vào da rồi lại biến mất gây cảm giác thích thú lên tận đỉnh đầu. Không khí trong lành sáng sớm như kéo Hạnh ra khỏi uể oải và ngột ngạt trong căn nhà gần 20m vuông của mình. Cô rẽ vào quán cafe đoạn đầu con phố. Anh nhân viên đã quen mặt mỉm cười, chào:
- Muộn quá! Vẫn như cũ nhỉ?
Hạnh cũng cười đáp, gật đầu , rồi lấy một ghế riêng cho mình.
Sáng chủ nhật, quán cũng khá đông, nhưng vẫn rất tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng như tách biệt hẳn so với cuộc sống đang chảy nhanh bên kia lớp kính thuỷ tinh. Hạnh đi thẳng xuống cuối quán, chọn góc bàn gỗ bên trong , cạnh tấm kính chiếu ra bên ngoài, trông ra lối phố chính. Một nơi đầy nắng... Và có thể nghe, cái vang vang nhè nhẹ từ người, từ xe trong khung cảnh động.
Cốc cafe sữa được mang tới. Anh nhân viên nháy mắt nghịch nhìn Hạnh. Hạnh lắc đầu cười lại rồi đánh cái bụp vào vai anh.
- Hôm nay khuyến mãi nhỉ?- Hạnh khẽ hỏi nhỏ.
- Khách "sộp" của quán mà hỏi câu đấy! Buồn quá! Tiền thì phải tiêu chứ ? Thế này lương lại giảm rồii!Aizzz...
Cái bản mặt vờ buồn như thật đến tếu, với giọng điệu kéo dài buồn thảm của anh nhân viên khiến Hạnh phì cười. Có người tính tiền, anh nhân viên vội vã chạy ra quầy. Còn cô lấy cái thìa nhỏ khuấy đều rồi lại tay chống cằm. Tâm trạng Hạnh tốt hẳn lên.
Nắng từ tấm kính hắt vào quán , thoáng thoáng những vụn bụi nhỏ li ti trên nền gỗ ấm. Cả không gian trong căn phòng nhỏ chỉ xoay tròn trong âm thanh nhè nhẹ của ca khúc không lời đang phát. Bên ngoài người vẫn đi. Những cái làn đầy ắp. Những chiếc xe cổ thoáng vụt qua. Mấy chú chim nhỏ lặt rặt nhảy trên lề đường. Bước chân đều đều của các bà, các bác. " Mãi thế này thì tốt nhỉ?"- Hạnh mỉm cười tự hỏi bản thân mình.
Quán cafe nằm trong con phố hơi thưa người , lại hơi khuất tầm nhìn nếu đi thẳng từ lối phố chính. Bên kia phía đường chính là mấy bác bán hoa quả.
Ơ!
Hạnh hơi giật mình vì thấy bác Dần- bác hàng xóm kế bên nhà chuyển đến từ một năm trước. Bác Dần tầm tuổi hơi bốn chục, mái tóc dài hơn thắt lưng, gương mặt sần, xạm và làn da hơi sỉn khác hẳn với Hạnh. Ấy thế, mẹ cô vẫn cứ bảo bác Dần có nét sắc, chỉ tội nước da. Dù gần nhà nhưng Hạnh cũng không ưa gì bác Dần. Bác nói nhiều, thích giảng đạo lý qua cái giọng quê kệch cỡm của mình, thêm nữa lại đôi khi vô duyên : nhà Hạnh đang ăn cơm thì sấn sổ vào hỏi mẹ Hạnh có mua bưởi không. Nhưng dù gì bác Dần cũng tốt tính, hiền lành, và có chăng vô tư quá? Bác Dần đang nói chuyện với người bán hàng bên cạnh. Hạnh khá bất ngờ khi bác Dần ngồi bán ở đây vì thường cô hay đi lối đấy mà có thấy bác đâu.
Tinh tinh tinh tinh tinh !!!!
Tiếng chuông điện thoại vang lên. Hạnh lục trong túi lấy chiếc điện thoại bấm đời cổ màu hồng. Là anh Khanh, người yêu Hạnh.
- Áaaaaaaa!!!
Một tiếng hét thất thanh.
Hạnh giật mình, ngó qua cửa kính xem chuyện gì xảy ra. Mấy người gần đấy cũng tò mò nhổng cao người nhìn ra phía cửa kính.
*