Đã hơn 5 năm qua tôi không còn làm công tác chủ nhiệm.
Vài đồng nghiệp xuýt xoa, “Làm cách nào mà khỏi chủ nhiệm hay vậy?" Là giáo viên, ai cũng hiểu rằng giáo viên chủ nhiệm chính là giáo viên … chịu trách nhiệm. Hễ lớp có chuyện gì thì tất cả sẽ đổ lên chủ nhiệm cả. Nào là học sinh vi phạm nội quy, học sinh lười học, học sinh nghỉ học, thậm chí học sinh chưa đóng học phí hay một khoản lệ phí nào đó thì nghiễm nhiên người đầu tiên bị truy trách nhiệm đó là chủ nhiệm. Đó là chưa kể những áp lực đến từ mớ hồ sơ sổ sách được quy định mỗi năm càng nhiều, rồi áp lực đến từ những phụ huynh quan tâm con cái không đúng cách, áp lực đến từ việc học sinh không chịu sửa đổi những vi phạm dầu đã thường xuyên được nhắc nhở và động viên …
Nhưng kể từ lúc ra trường, sự nghiệp chủ nhiệm của tôi lại gắn liền với những kỷ niệm tuyệt vời hơn là những khó khăn và bực dọc, có lẽ cũng nhờ những lớp tôi được phân công đều có ý thức cao trong học tập và rèn luyện. Trong khoảng thời gian đó tôi đã chủ nhiệm được tất cả 6 lớp, có lớp chỉ một năm nhưng cũng có lớp đến tận 3 năm. Tôi đồng ý rằng việc chủ nhiệm sẽ vất vả hơn là chỉ dạy môn chính, nhưng niềm vui có được trong việc thường xuyên gần gũi và uốn nắn học sinh và nhìn các em dần trưởng thành chính là một phần thưởng mà không ai có thể ban tặng. Ngay cả sau khi các em đã tốt nghiệp và bước ra cuộc sống, vài học sinh hiếm hoi còn quay về thăm nhân những dịp lễ tết thì cũng là những học sinh mà tôi đã từng chủ nhiệm, có lẽ vì khi họp lớp thì một giáo viên đầu tiên mà họ nhớ đến là chủ nhiệm của mình, đặc biệt là chủ nhiệm năm cuối cấp. Vì thế đối với tôi, việc được phân công chủ nhiệm một lớp không phải là điều đáng ngại, thậm chí tôi còn xem nó là một công tác mang lại nhiều điều lý thú.
Tuy nhiên, để bảo đảm mỗi giáo viên đều đủ số giờ dạy tiêu chuẩn thì việc phân công chủ nhiệm sẽ ưu tiên những giáo viên nào chưa đủ số tiết dạy, chứ không theo sự tiến cử hay năng lực quản lý lớp. Ngay từ đầu hè tôi đã biết mình được phân công dạy đủ tiêu chuẩn, vì thế tôi chuẩn bị năm học mới với tinh thần như những năm trước, rằng mình sẽ không bao giờ chủ nhiệm nữa. Vậy mà khi chỉ còn một ngày nữa là tập trung học sinh tựu trường thì tôi nhận được một cuộc điện thoại từ lãnh đạo trường báo tin gấp rằng ngày mai phải lên nhận lớp chủ nhiệm thay cho một giáo viên khác.
Vì sự việc xảy ra khá bất ngờ nên những cảm xúc trong tôi chưa kịp phản ứng, và tôi cũng chưa kịp tìm hiểu sơ qua để biết học sinh lớp đó thế nào, có những “thành tích” gì trong năm học trước để có cách tiếp xúc thích hợp. Vẫn trong trạng thái đó, tôi có buổi gặp mặt lớp đầu tiên để thông báo nội quy, thời khóa biểu và phân công lao động đầu năm:
- Lớp mình sẽ dọn vệ sinh khu vực trước cổng, vì thế chúng ta cần một số bạn mang chổi và bao để gom rác. Em nào đăng ký mang thì cho thầy biết nhé!
Tôi nhớ lại năm đầu tiên chủ nhiệm khi mới ra trường, cũng trong buổi phân công lao động đầu năm thì các em dầu chưa quen biết nhưng đã tích cực giơ tay nhận trách nhiệm nào là mang cào, mang cuốc, mang chổi … Thế nhưng lần này không giống như kinh nghiệm của tôi chút nào, vì mặc dầu tôi hỏi đến lần thứ ba cũng chưa có cánh tay nào đưa lên. Cuối cùng thì cũng có một em ngồi tại chỗ cho ý kiến:
- Thưa thầy, nhà em có chổi nhưng ở xa nên bất tiện, thầy hỏi bạn nào ở gần đây cho dễ ạ!
- Vậy các em cho thầy biết ai ở gần, và ai có thể mang chổi? Chỉ cần 5 cây chổi thôi là đủ.
Sau một lúc suy nghĩ, đắn đo và thúc giục thì cũng có được 4 cây chổi và 5 cái bao, tôi nghĩ vậy cũng tạm đủ rồi nên nói với các em:
- Những người nào mang dụng cụ sẽ được miễn quét và gom rác lần này.
Tức thì có vài cánh tay ở dưới đưa lên:
- Thầy ơi, vậy bây giờ em muốn đăng ký mang dụng cụ, còn kịp không thầy?
- Muộn rồi các em à, thầy đã chốt danh sách. Thôi nhớ hôm đó đi đúng giờ nhé! À, trước khi các em ra về thầy muốn chúng ta cùng chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm hôm đầu tiên, vì thầy cũng không biết sẽ chủ nhiệm các em đến lúc nào.
Thế rồi chúng tôi cùng xuống sân trường chụp hình và không ngờ đó sẽ là tấm hình duy nhất mà tôi có với lớp trong vai trò chủ nhiệm. Hôm đó có mặt 42/44 học sinh.
Một tuần sau, vào buổi lao động, số học sinh có mặt chỉ là 39. Tôi phân công tổ 1 và 2 lao động phía bên phải, hai tổ còn lại làm phía bên trái cổng trường. Lập tức có ý kiến phân bua:
- Thầy ơi, phần đất bên phải ít hơn phần đất bên trái, như vậy là không đều ạ!
Nhìn số lượng học sinh có mặt thì tổ 1 và 2 ít hơn, nên tôi đáp:
- Như vậy được rồi các em, vì tổ ít người sẽ làm phần ít hơn.
Thế nhưng tôi không lường được sự ít hơn này vì thật sự phần đất bên trái nhiều gấp ba, bốn lần phần bên phải. Vì thế chỉ sau hơn 10 phút thì nhóm bên phải đã làm xong, trong khi nhóm bên trái chưa làm được một phần tư. Vì thế tôi gọi các em làm xong qua giúp nhóm kia, và một lần nữa tôi lại được ngạc nhiên khi mình thúc giục đến mấy lần mà các em vẫn không có dấu hiệu nào là muốn giúp đỡ các bạn mình cả. Một số đứa chỉ đứng nhìn vì sợ lấm tay, một số đứa khác thì nấp sau những gốc cây chắc là sợ nắng, một vài đứa chăm chỉ đã phải làm khối lượng công việc của tất cả. Vậy mà khi tôi đi ngang qua, một đứa đang đứng gốc cây còn báo:
- Thầy ơi có hai bạn điểm danh xong không làm mà ra ngồi căn-tin đó!
Cuối cùng thì buổi lao động cũng chấm dứt, và đó là lần gặp mặt thứ hai. Sau đó, ngoài những tiết học thì chúng tôi còn được gặp nhau trong hai tiết chủ nhiệm của hai tuần đầu tiên nữa. Mỗi buổi chủ nhiệm có lẽ đều gây ấn tượng trên cả tôi và trên cả các em với đủ chuyện bất ngờ xảy ra. Nào là việc bầu ban cán sự mới với cả bốn vị trí lớp trưởng - lớp phó - bí thư và thủ quỷ đều mới, nào là việc các em khi phát biểu hay hỏi gì đó đều ung dung ngồi tại vị trí chứ không có thói quen đứng lên, nào là việc vừa nghe trống thì các em đã lật đật chạy về không kịp chào giáo viên, nào là việc con heo đất bị tôi đập vỡ tan tành, nào là những học sinh nghỉ học, bỏ tiết, bỏ lao động vì việc cá nhân mà không chịu xin phép. Đó là chưa kể việc tổ trực làm mất khăn bàn và bình hoa nhưng nhắc hoài lớp cũng không chịu giải quyết cho đến giờ, chưa kể việc có vài đứa nào đó son môi đỏ choét mà giáo viên bộ môn mắng vốn, những bản tường trình vi phạm ly kỳ và chi tiết, những sơ đồ đường đi trong bản lý lịch mà Uber hay Grab cũng phải bó tay … tất cả đều rất hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên, qua phần khảo sát và quan sát sự thay đổi, tôi tin rằng các em đều là những học sinh ngoan, và có ý thức về việc học cũng như trong vấn đề hạnh kiểm. Chỉ là các em cần thêm thời gian mà thôi.
Thế nhưng mọi chuyện trong cuộc đời không phải lúc nào cũng như chúng ta dự định. Trong lúc tôi đang chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh đầu năm và xem lại sổ điểm năm ngoái của lớp để nắm tình hình học tập thì một lần nữa tôi nhận được điện thoại đột xuất của lãnh đạo trường. Lần này, tôi được báo phải giao lại lớp chủ nhiệm cho một giáo viên mới về ngay từ ngày mai.
Vậy là sẽ không có tuần chủ nhiệm thứ ba, dầu chúng ta có muốn hay không muốn. Một mối quan hệ chưa kịp bắt đầu thì đã đến ngày kết thúc. Những kế hoạch và chương trình vừa in ra chưa kịp công bố đã buộc phải bỏ đi. Những dự định cùng lớp đi hết năm học này đã không còn cơ hội để thực hiện. Tuy nhiên, tùy cách nhìn nhận của mỗi người, mối quan hệ này cũng có thể được xem là chỉ thay đổi về mức độ và phạm vi ảnh hưởng mà thôi, thay vì mất đi hoàn toàn.
Cũng như tôi đã không quá vồn vã khi nhận được thông báo làm chủ nhiệm trước ngày tựu trường thì giờ đây tôi cũng sẽ không tỏ ra nuối tiếc khi phải trả lại lớp trước ngày khai giảng. Tôi đến vào lúc không ai chào đón và ra đi lúc chưa đủ điều kiện để nói một lời chia tay. Tuy nhiên đối với tôi thì có lẽ mọi việc đều đúng thời điểm và tôi mong rằng các em cũng nhận thấy như thế. Những gì tôi còn giữ lại đó là 44 bản lý lịch chi tiết và 21 bản tường trình vi phạm. Những gì các em còn giữ lại thì tôi không biết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ tiếp tục những điều tích cực mà mình đang nắm giữ.
Chào lớp chủ nhiệm thứ 7 của tôi, và chúc các em gặp nhiều thuận lợi!
25.08.2017
Vài đồng nghiệp xuýt xoa, “Làm cách nào mà khỏi chủ nhiệm hay vậy?" Là giáo viên, ai cũng hiểu rằng giáo viên chủ nhiệm chính là giáo viên … chịu trách nhiệm. Hễ lớp có chuyện gì thì tất cả sẽ đổ lên chủ nhiệm cả. Nào là học sinh vi phạm nội quy, học sinh lười học, học sinh nghỉ học, thậm chí học sinh chưa đóng học phí hay một khoản lệ phí nào đó thì nghiễm nhiên người đầu tiên bị truy trách nhiệm đó là chủ nhiệm. Đó là chưa kể những áp lực đến từ mớ hồ sơ sổ sách được quy định mỗi năm càng nhiều, rồi áp lực đến từ những phụ huynh quan tâm con cái không đúng cách, áp lực đến từ việc học sinh không chịu sửa đổi những vi phạm dầu đã thường xuyên được nhắc nhở và động viên …
Nhưng kể từ lúc ra trường, sự nghiệp chủ nhiệm của tôi lại gắn liền với những kỷ niệm tuyệt vời hơn là những khó khăn và bực dọc, có lẽ cũng nhờ những lớp tôi được phân công đều có ý thức cao trong học tập và rèn luyện. Trong khoảng thời gian đó tôi đã chủ nhiệm được tất cả 6 lớp, có lớp chỉ một năm nhưng cũng có lớp đến tận 3 năm. Tôi đồng ý rằng việc chủ nhiệm sẽ vất vả hơn là chỉ dạy môn chính, nhưng niềm vui có được trong việc thường xuyên gần gũi và uốn nắn học sinh và nhìn các em dần trưởng thành chính là một phần thưởng mà không ai có thể ban tặng. Ngay cả sau khi các em đã tốt nghiệp và bước ra cuộc sống, vài học sinh hiếm hoi còn quay về thăm nhân những dịp lễ tết thì cũng là những học sinh mà tôi đã từng chủ nhiệm, có lẽ vì khi họp lớp thì một giáo viên đầu tiên mà họ nhớ đến là chủ nhiệm của mình, đặc biệt là chủ nhiệm năm cuối cấp. Vì thế đối với tôi, việc được phân công chủ nhiệm một lớp không phải là điều đáng ngại, thậm chí tôi còn xem nó là một công tác mang lại nhiều điều lý thú.
Tuy nhiên, để bảo đảm mỗi giáo viên đều đủ số giờ dạy tiêu chuẩn thì việc phân công chủ nhiệm sẽ ưu tiên những giáo viên nào chưa đủ số tiết dạy, chứ không theo sự tiến cử hay năng lực quản lý lớp. Ngay từ đầu hè tôi đã biết mình được phân công dạy đủ tiêu chuẩn, vì thế tôi chuẩn bị năm học mới với tinh thần như những năm trước, rằng mình sẽ không bao giờ chủ nhiệm nữa. Vậy mà khi chỉ còn một ngày nữa là tập trung học sinh tựu trường thì tôi nhận được một cuộc điện thoại từ lãnh đạo trường báo tin gấp rằng ngày mai phải lên nhận lớp chủ nhiệm thay cho một giáo viên khác.
Vì sự việc xảy ra khá bất ngờ nên những cảm xúc trong tôi chưa kịp phản ứng, và tôi cũng chưa kịp tìm hiểu sơ qua để biết học sinh lớp đó thế nào, có những “thành tích” gì trong năm học trước để có cách tiếp xúc thích hợp. Vẫn trong trạng thái đó, tôi có buổi gặp mặt lớp đầu tiên để thông báo nội quy, thời khóa biểu và phân công lao động đầu năm:
- Lớp mình sẽ dọn vệ sinh khu vực trước cổng, vì thế chúng ta cần một số bạn mang chổi và bao để gom rác. Em nào đăng ký mang thì cho thầy biết nhé!
Tôi nhớ lại năm đầu tiên chủ nhiệm khi mới ra trường, cũng trong buổi phân công lao động đầu năm thì các em dầu chưa quen biết nhưng đã tích cực giơ tay nhận trách nhiệm nào là mang cào, mang cuốc, mang chổi … Thế nhưng lần này không giống như kinh nghiệm của tôi chút nào, vì mặc dầu tôi hỏi đến lần thứ ba cũng chưa có cánh tay nào đưa lên. Cuối cùng thì cũng có một em ngồi tại chỗ cho ý kiến:
- Thưa thầy, nhà em có chổi nhưng ở xa nên bất tiện, thầy hỏi bạn nào ở gần đây cho dễ ạ!
- Vậy các em cho thầy biết ai ở gần, và ai có thể mang chổi? Chỉ cần 5 cây chổi thôi là đủ.
Sau một lúc suy nghĩ, đắn đo và thúc giục thì cũng có được 4 cây chổi và 5 cái bao, tôi nghĩ vậy cũng tạm đủ rồi nên nói với các em:
- Những người nào mang dụng cụ sẽ được miễn quét và gom rác lần này.
Tức thì có vài cánh tay ở dưới đưa lên:
- Thầy ơi, vậy bây giờ em muốn đăng ký mang dụng cụ, còn kịp không thầy?
- Muộn rồi các em à, thầy đã chốt danh sách. Thôi nhớ hôm đó đi đúng giờ nhé! À, trước khi các em ra về thầy muốn chúng ta cùng chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm hôm đầu tiên, vì thầy cũng không biết sẽ chủ nhiệm các em đến lúc nào.
Thế rồi chúng tôi cùng xuống sân trường chụp hình và không ngờ đó sẽ là tấm hình duy nhất mà tôi có với lớp trong vai trò chủ nhiệm. Hôm đó có mặt 42/44 học sinh.
Một tuần sau, vào buổi lao động, số học sinh có mặt chỉ là 39. Tôi phân công tổ 1 và 2 lao động phía bên phải, hai tổ còn lại làm phía bên trái cổng trường. Lập tức có ý kiến phân bua:
- Thầy ơi, phần đất bên phải ít hơn phần đất bên trái, như vậy là không đều ạ!
Nhìn số lượng học sinh có mặt thì tổ 1 và 2 ít hơn, nên tôi đáp:
- Như vậy được rồi các em, vì tổ ít người sẽ làm phần ít hơn.
Thế nhưng tôi không lường được sự ít hơn này vì thật sự phần đất bên trái nhiều gấp ba, bốn lần phần bên phải. Vì thế chỉ sau hơn 10 phút thì nhóm bên phải đã làm xong, trong khi nhóm bên trái chưa làm được một phần tư. Vì thế tôi gọi các em làm xong qua giúp nhóm kia, và một lần nữa tôi lại được ngạc nhiên khi mình thúc giục đến mấy lần mà các em vẫn không có dấu hiệu nào là muốn giúp đỡ các bạn mình cả. Một số đứa chỉ đứng nhìn vì sợ lấm tay, một số đứa khác thì nấp sau những gốc cây chắc là sợ nắng, một vài đứa chăm chỉ đã phải làm khối lượng công việc của tất cả. Vậy mà khi tôi đi ngang qua, một đứa đang đứng gốc cây còn báo:
- Thầy ơi có hai bạn điểm danh xong không làm mà ra ngồi căn-tin đó!
Cuối cùng thì buổi lao động cũng chấm dứt, và đó là lần gặp mặt thứ hai. Sau đó, ngoài những tiết học thì chúng tôi còn được gặp nhau trong hai tiết chủ nhiệm của hai tuần đầu tiên nữa. Mỗi buổi chủ nhiệm có lẽ đều gây ấn tượng trên cả tôi và trên cả các em với đủ chuyện bất ngờ xảy ra. Nào là việc bầu ban cán sự mới với cả bốn vị trí lớp trưởng - lớp phó - bí thư và thủ quỷ đều mới, nào là việc các em khi phát biểu hay hỏi gì đó đều ung dung ngồi tại vị trí chứ không có thói quen đứng lên, nào là việc vừa nghe trống thì các em đã lật đật chạy về không kịp chào giáo viên, nào là việc con heo đất bị tôi đập vỡ tan tành, nào là những học sinh nghỉ học, bỏ tiết, bỏ lao động vì việc cá nhân mà không chịu xin phép. Đó là chưa kể việc tổ trực làm mất khăn bàn và bình hoa nhưng nhắc hoài lớp cũng không chịu giải quyết cho đến giờ, chưa kể việc có vài đứa nào đó son môi đỏ choét mà giáo viên bộ môn mắng vốn, những bản tường trình vi phạm ly kỳ và chi tiết, những sơ đồ đường đi trong bản lý lịch mà Uber hay Grab cũng phải bó tay … tất cả đều rất hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên, qua phần khảo sát và quan sát sự thay đổi, tôi tin rằng các em đều là những học sinh ngoan, và có ý thức về việc học cũng như trong vấn đề hạnh kiểm. Chỉ là các em cần thêm thời gian mà thôi.
Thế nhưng mọi chuyện trong cuộc đời không phải lúc nào cũng như chúng ta dự định. Trong lúc tôi đang chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh đầu năm và xem lại sổ điểm năm ngoái của lớp để nắm tình hình học tập thì một lần nữa tôi nhận được điện thoại đột xuất của lãnh đạo trường. Lần này, tôi được báo phải giao lại lớp chủ nhiệm cho một giáo viên mới về ngay từ ngày mai.
Vậy là sẽ không có tuần chủ nhiệm thứ ba, dầu chúng ta có muốn hay không muốn. Một mối quan hệ chưa kịp bắt đầu thì đã đến ngày kết thúc. Những kế hoạch và chương trình vừa in ra chưa kịp công bố đã buộc phải bỏ đi. Những dự định cùng lớp đi hết năm học này đã không còn cơ hội để thực hiện. Tuy nhiên, tùy cách nhìn nhận của mỗi người, mối quan hệ này cũng có thể được xem là chỉ thay đổi về mức độ và phạm vi ảnh hưởng mà thôi, thay vì mất đi hoàn toàn.
Cũng như tôi đã không quá vồn vã khi nhận được thông báo làm chủ nhiệm trước ngày tựu trường thì giờ đây tôi cũng sẽ không tỏ ra nuối tiếc khi phải trả lại lớp trước ngày khai giảng. Tôi đến vào lúc không ai chào đón và ra đi lúc chưa đủ điều kiện để nói một lời chia tay. Tuy nhiên đối với tôi thì có lẽ mọi việc đều đúng thời điểm và tôi mong rằng các em cũng nhận thấy như thế. Những gì tôi còn giữ lại đó là 44 bản lý lịch chi tiết và 21 bản tường trình vi phạm. Những gì các em còn giữ lại thì tôi không biết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ tiếp tục những điều tích cực mà mình đang nắm giữ.
Chào lớp chủ nhiệm thứ 7 của tôi, và chúc các em gặp nhiều thuận lợi!
25.08.2017
Chỉnh sửa lần cuối: