Thơ Chung thu

Kim7749

Gà con
Tham gia
11/10/16
Bài viết
19
Gạo
0,0
Re: Chung thu
Hai câu đầu lấy không gian nhưng mưa sương chỉ có khi lạnh thôi, tầm cuối đông đầu xuân. Nếu không vào nửa đêm gọi là sương giá hay sương sớm. Không gian bị hỏng và các câu sau cũng không có ý, tựa đề lệch lạc.
Mưa sương là dạng mưa phùn, đó là một cách ví von, vì mình chưa thấy ai gọi sương giăng là "mưa". Hơn nữa, mình là người Đà Lạt, và bạn biết đấy, Đà Lạt sương thu là điều rất thường thấy.
Ngoài ra mình triển khai bài theo cấu trúc khai thừa chuyển hợp rất căn bản của thể thất ngôn, hai câu đầu tả bối cảnh, câu ba chuyển và câu bốn kết: chỉ đơn giản là sự với không tới của ngọn đèn, nếu bạn tự đặt bản thân vào trường hợp đấy, có lẽ bạn cũng sẽ thấy hụt hẫng, một chút, nhỉ? Mình nói có khó hiểu quá không?
Còn về tựa đề mình sẽ giải thích sau.
 

Kim7749

Gà con
Tham gia
11/10/16
Bài viết
19
Gạo
0,0
Re: Chung thu
Vừa nghi ngờ (về vốn Hán Việt của tác giả) vừa có ý muốn xây dựng (cách dùng từ Hán Việt của tác giả).
Bạn nên xem lại ý nghĩa của từ "chung" trong tiếng Hán Việt đi nhé.
"Thu cuối" và "cuối thu" ngữ nghĩa khác nhau thế nào bạn chắc chắn đã hiểu, nếu ý bạn là mình nên sửa lại thành "thu chung" thì mình không thể đồng tình. Bởi "chung thu" là cách dùng từ như "chung điểm" (điểm cuối), khác với "thu chung", chỉ thời điểm vào cuối mùa thu. Ở đây, mình dùng "chung thu" với nghĩa mùa thu cuối, xa hơn là mùa thu hết rồi, không còn thu nữa.
Mình cũng không nghĩ là đọc được hàm ý của bài thơ xong lại thấy nó với cái tựa lệch lạc, hoặc có lẽ không chung cảm nghĩ, hoặc là chưa từng trải.

Chưa kể đến câu thứ ba dễ làm người xem hiểu lầm về cách đặt tựa.
Thể thất ngôn tứ tuyệt triển khai căn bản là khai thừa chuyển hợp, câu thứ 3 là câu chuyển, mình không nghĩ bạn nên ướm câu thứ ba với cái tựa đâu. = )
 

Bánh cuốn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/2/17
Bài viết
209
Gạo
0,0
Re: Chung thu
Mưa sương là dạng mưa phùn, đó là một cách ví von, vì mình chưa thấy ai gọi sương giăng là "mưa". Hơn nữa, mình là người Đà Lạt, và bạn biết đấy, Đà Lạt sương thu là điều rất thường thấy.
Ngoài ra mình triển khai bài theo cấu trúc khai thừa chuyển hợp rất căn bản của thể thất ngôn, hai câu đầu tả bối cảnh, câu ba chuyển và câu bốn kết: chỉ đơn giản là sự với không tới của ngọn đèn, nếu bạn tự đặt bản thân vào trường hợp đấy, có lẽ bạn cũng sẽ thấy hụt hẫng, một chút, nhỉ? Mình nói có khó hiểu quá không?
Còn về tựa đề mình sẽ giải thích sau.
Mưa sương là dạng mưa phùn, đó là một cách ví von, vì mình chưa thấy ai gọi sương giăng là "mưa". Hơn nữa, mình là người Đà Lạt, và bạn biết đấy, Đà Lạt sương thu là điều rất thường thấy.
Ngoài ra mình triển khai bài theo cấu trúc khai thừa chuyển hợp rất căn bản của thể thất ngôn, hai câu đầu tả bối cảnh, câu ba chuyển và câu bốn kết: chỉ đơn giản là sự với không tới của ngọn đèn, nếu bạn tự đặt bản thân vào trường hợp đấy, có lẽ bạn cũng sẽ thấy hụt hẫng, một chút, nhỉ? Mình nói có khó hiểu quá không?
Còn về tựa đề mình sẽ giải thích sau.
Miền bắc bọn mình coi mưa phùn hay mưa sương là báo hiệu của mùa xuân. Cơn mưa phùn đầu xuân sương rơi xối xả ướt đôi tà áo.Vậy sao bạn không thêm một hai câu tại địa điểm để giới thiệu vùng miền mà lại để nó cụt vậy.
 

Kim7749

Gà con
Tham gia
11/10/16
Bài viết
19
Gạo
0,0
Re: Chung thu
Miền bắc bọn mình coi mưa phùn hay mưa sương là báo hiệu của mùa xuân. Cơn mưa phùn đầu xuân sương rơi xối xả ướt đôi tà áo.Vậy sao bạn không thêm một hai câu tại địa điểm để giới thiệu vùng miền mà lại để nó cụt vậy.
Thứ nhất, như mình đã nói, mưa sương là ví von của mưa phùn, rơi chầm chậm và mờ mờ như sương.
Thứ hai, bạn cũng có thể hiểu là sau đợt mưa ngâu rả rích, mưa chuyển phùn và khí trời giăng sương, đấy là tiết trời thường thấy ở những nơi có độ cao tương đương hoặc thấp hơn Đà Lạt một chút, không phải khí hậu riêng của Đà Lạt. Và thực sự đây là kiến thức thông thường, như vậy bạn có còn nghĩ cần nêu địa điểm ra không?
Thứ ba, không như "Qua Đèo Ngang" của bà huyện Thanh Quan, ở đấy tác giả viết về phong cảnh của một địa điểm có thực, và tác giả cũng sử dụng hình ảnh thực tiễn để làm chất liệu viết thơ, một số bài khác như "Thiên Trường viễn vọng" cũng có cách làm tương tự. Nhìn lại bài thơ của mình, từ cảnh đến hình, rất nhiều nơi sẽ có, không riêng Đà Lạt, bỗng nhiên đưa địa danh Đà Lạt hay cái gì đấy liên quan vào bạn có nghĩ bài thơ kém duyên đi không?
Cuối cùng là, đây là bài thơ tứ tuyệt, cái cần đưa cái cần lược, không thể nhồi nhét quá nhiều, hơn nữa, ba lý do mình nêu trên mình tin đã đủ để thấy rằng việc giới thiệu vùng miền không quá quan trọng, nếu bạn vẫn thấy cụt, đó là cách nghĩ của bạn, mình không còn ý kiến gì thêm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vivicanchi

Gà con
Tham gia
28/9/15
Bài viết
16
Gạo
0,0
Re: Chung thu
Thứ nhất, như mình đã nói, mưa sương là ví von của mưa phùn, rơi chầm chậm và mờ mờ như sương.
Thứ hai, bạn cũng có thể hiểu là sau đợt mưa ngâu rả rích, mưa chuyển phùn và khí trời giăng sương, đấy là tiết trời thường thấy ở những nơi có độ cao tương đương hoặc thấp hơn Đà Lạt một chút, không phải khí hậu riêng của Đà Lạt. Và thực sự đây là kiến thức thông thường, như vậy bạn có còn nghĩ cần nêu địa điểm ra không?
Thứ ba, không như "Qua Đào Ngang" của bà huyện Thanh Quan, ở đấy tác giả viết về phong cảnh của một địa điểm có thực, và tác giả cũng sử dụng hình ảnh thực tiễn để làm chất liệu viết thơ, một số bài khác như "Thiên Trường viễn vọng" cũng có cách làm tương tự. Nhìn lại bài thơ của mình, từ cảnh đến hình, rất nhiều nơi sẽ có, không riêng Đà Lạt, bỗng nhiên đưa địa danh Đà Lạt hay cái gì đấy liên quan vào bạn có nghĩ bài thơ kém duyên đi không?
Cuối cùng là, đây là bài thơ tứ tuyệt, cái cần đưa cái cần lược, không thể nhồi nhét quá nhiều, hơn nữa, ba lý do mình nêu trên mình tin đã đủ để thấy rằng việc giới thiệu vùng miền không quá quan trọng, nếu bạn vẫn thấy cụt, đó là cách nghĩ của bạn, mình không còn ý kiến gì thêm.

"Qua Đào Ngang" của ai thế?
 

forrestguy

Gà BT
Tham gia
22/8/14
Bài viết
1.030
Gạo
250,0
Re: Chung thu
"Thu cuối" và "cuối thu" ngữ nghĩa khác nhau thế nào bạn chắc chắn đã hiểu, nếu ý bạn là mình nên sửa lại thành "thu chung" thì mình không thể đồng tình. Bởi "chung thu" là cách dùng từ như "chung điểm" (điểm cuối), khác với "thu chung", chỉ thời điểm vào cuối mùa thu. Ở đây, mình dùng "chung thu" với nghĩa mùa thu cuối, xa hơn là mùa thu hết rồi, không còn thu nữa.
Mình cũng không nghĩ là đọc được hàm ý của bài thơ xong lại thấy nó với cái tựa lệch lạc, hoặc có lẽ không chung cảm nghĩ, hoặc là chưa từng trải.


Thể thất ngôn tứ tuyệt triển khai căn bản là khai thừa chuyển hợp, câu thứ 3 là câu chuyển, mình không nghĩ bạn nên ướm câu thứ ba với cái tựa đâu. = )
Vầng, sau khi xem bài trả lời này thì đủ hiểu kiến thức của bạn "rộng" đến mức nào. Kể từ bài trả lời này, tôi sẽ không góp ý hay trả lời thêm bài nào của bạn trong box Thơ này nữa.

Tái bút: Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ tuyệt diệu nhất khi sáng tác một bài thơ, đơn giản vì 100% người đọc là người Việt, trừ phi bạn muốn làm thơ cho những-người-không-yêu-tiếng-Việt. Cho nên việc dùng từ Hán Việt một cách tùy tiện và bao biện như bạn thì không xứng đáng để thảo luận gì thêm.
 

Kim7749

Gà con
Tham gia
11/10/16
Bài viết
19
Gạo
0,0
Re: Chung thu
"Qua Đào Ngang" của ai thế?
Xin lỗi tôi gõ nhầm.
Vầng, sau khi xem bài trả lời này thì đủ hiểu kiến thức của bạn "rộng" đến mức nào. Kể từ bài trả lời này, tôi sẽ không góp ý hay trả lời thêm bài nào của bạn trong box Thơ này nữa.

Tái bút: Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ tuyệt diệu nhất khi sáng tác một bài thơ, đơn giản vì 100% người đọc là người Việt, trừ phi bạn muốn làm thơ cho những-người-không-yêu-tiếng-Việt. Cho nên việc dùng từ Hán Việt một cách tùy tiện và bao biện như bạn thì không xứng đáng để thảo luận gì thêm.
Vầng, còn đối với tôi thì việc từ muốn "góp ý xây dựng" đảo hẳn sang phản luận việc dùng từ Hán Việt "vô tội vạ" và "bao biện" không xứng đáng để thảo luận gì thêm, của bạn thật là có tâm.
Nói thật, tôi chỉ là người vô danh tự biết mình chưa đủ giỏi trong việc làm thơ, không hề có ý muốn gây war, chân ướt chân ráo mới vào và được kỳ cựu như bạn đón tiếp bằng những câu hỏi móc máy trống không và hơn nữa là thiếu sự thuyết phục, cũng đã có một cái nhìn không tốt, nếu không muốn nói là khó chịu.
Đúng ra, nếu bạn thực sự cho rằng tôi không nên sử dụng từ Hán Việt trong tựa đề một cách tùy tiện (theo cái nhìn của bạn, mặc dù chơi chữ trong thơ không hề lạ) thì ngay từ đầu bạn đã nên nêu ý kiến đấy rồi, tôi đang nghĩ không biết ai mới là người bao biện.

Tái bút: Đọc kỹ lại các comment để xem rằng tôi đang thực sự thảo luận có logic hay là tôi đang quanh co bao biện, để thấy tôi có ý gây war làm nghiêm trọng không khí hay đang tôn trọng câu hỏi và cách đặt vấn đề của các bạn nhé. Việc trả lời tỉ mỉ các câu hỏi không phải vì rảnh. Và những trả lời của bạn, tôi mong bạn nên có trách nhiệm với chúng hơn.
Thân chào!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên