Truyện ngắn Chuyện cũ của mợ Trinh

Muộn.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/6/16
Bài viết
132
Gạo
3.600,0
IMG_1495775449572.jpg

(Đây chỉ là chuyện bên lề của truyện dài Vợ thứ)
"Sinh ra là con của phường hát. Dù cố tỏ ra cao quý đến đâu thì trong suy nghĩ của người đương thời cô vẫn là loại xướng ca vô loài. May mắn làm con của quan còn được gả vào nhà hội đồng nhưng ai biết: đấy là vai diễn lớn nhất cuộc đời cô."


1.
Chớp mắt đã vào thu, mấy gốc mận đào bắt đầu rũ lá. Chúng phủ kín mặt đất chán chê lại xếp chồng lên nhau dưới đường mương. Thoạt nhìn có vẻ lộn xộn nhưng ngắm riết cũng thấy hay hay. Bởi giữa vườn tược bạt ngàn, màu vàng của lá mận đào như nét chấm phá, độc tôn mà cô độc.

Với tay múc gáo nước trong vắt đổ vào thau lớn, bóng cô gái dập dềnh một lúc mới hiện rõ. Bị ép đến nông nỗi này cô cũng không thiết tha che giấu vẻ u sầu dưới khóe mi đầy kiêu ngạo. Tiểu thơ đài các kiêu sa hay mợ cả thanh tao quý phái, tất cả vốn dĩ là tấm bình phong áp chế sự dèm pha của thiên hạ. Cô đã sống mười mấy năm trong nỗi ám ảnh về má, tự đè nén tình cảm của mình cho lợi ích của cha. Con chim nhỏ cam tâm ở mãi chiếc lồng sơn son thếp vàng. Tới lúc nó muốn tự do thì đã trễ. Giá mà, tháng hai năm đó...

*
"Ngày mai gánh Thiên Xuân đi rồi, cô có cố gắng cũng chả kịp đâu." Đứa tớ vừa xỏ sợi chỉ màu đen qua lỗ kim vừa buồn bã nói.

Trinh liếc nó một cái lại cúi đầu thêu cành trúc lên vạt áo dài. Từng đường kim mũi chỉ đều chất chứa nỗi tương tư thiếu nữ nên không kịp cũng phải kịp. Dẫu mấy ngày nay vẻ mỏi mệt đã in hằn đáy mắt.

"Người xưa nói, tặng áo sẽ hổng may, hàm ý người ấy sẽ dứt áo ra đi đó." Chắc đứa tớ không được động vào tác phẩm của chủ nên buồn miệng nói linh tinh.

Lần này, Trinh dừng hẳn. Đôi tay đương uyển chuyển lướt trên lá trúc khẽ khàng khựng lại: "Người xưa là ai?"

Giọng cô nhỏ mà lạnh đanh khiến đứa tớ giật mình vội quỳ xuống: "Em... em nói bậy, xin cô tha cho."

Nghe tiếng van nài, Trinh chẳng mảy may xúc động, trực tiếp nâng cằm nó tát thật mạnh. Đôi vòng ngọc trên tay cô va vào nhau phát ra âm thanh lạnh lẽo. Bình thường Trinh rất điềm đạm, đi đứng khoan thai lại kiệm lời. Nhưng cô có quy tắc bất thành văn mà trên dưới nnaf này đều phải ngấm ngầm ghi nhớ. Thứ nhất, đừng gièm pha thân thế của cô. Thứ hai, chớ động tới thứ cô yêu thích. Còn lại, ai sống chết gì cũng mặc.

"Đem chiếc khăn thêu trên bàn với bức thư qua gánh hát, nhớ trao tận tay kép chính Văn Cảnh. Nếu có bất kỳ sai sót nào thì... mày chết!"

"Dạ!"

Sống ở nhà quan, ai cũng phải sắm cho mình vài cái mặt nạ. Trinh không giỏi đấu đá nhưng ổn về phần kìm nén cảm xúc. Kỳ thực cô rất mong một cuộc sống bình lặng "bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ" nhưng ở xã hội này người con gái đâu dễ làm chủ. Nếu chẳng cho người khác thấy những chiếc gai nhọn trên lưng mình thì cuộc đời hiện tại cũng khó sống chứ đừng mong hai chữ "bình yên".


*
Cuối tháng hai, sắp tới thanh minh nên buổi tối có chút lạnh. Trinh che cây dù đứng dưới rặng cây, cô không muốn ai thấy mặt mình, lại hy vọng thu hút được sự chú ý của người trên sân khấu. Cha cô từng thích xem hát nhưng từ lúc bà lẽ qua đời ông cấm không cho con gái mình giao du với phường hát. Thành thử cô chỉ có thể đứng ở khoảng cách hợp lý nhìn người ta diễn xướng. Từ đầu đến lúc chết chưa nói với nhau một lời, vậy mà khối tình si dại chẳng hề suy sụp.

Buổi diễn còn lâu mới bắt đầu mà khách đã chật ních. Tiếng ồn ào huyên náo, ánh đuốc sáng choang một góc trời. Rất nhiều năm về trước, gánh Thiên Xuân chỉ hát phục vụ giới thượng lưu. Tất cả điều do kép Văn Cảnh chủ xướng, cậu ta thành danh khi quá trẻ chả trách có chút kiêu ngạo. Nhưng nhờ tính đó mới tạo nên đoạn duyên, tuy ngắn ngủi song ghi khắc tâm can suốt cuộc đời.

Nhớ lần đầu nép sau tấm rèm thưa lén nhìn chàng thiếu niên hơn mình vài tuổi diễn vai Triệu Vân, tim Trinh liền đập loạn. Không do cậu điển trai, hát hay, vũ đạo đẹp mà tất cả nảy sinh ở khí chất. Phong thái đó, cách luyến láy tám phần giống tạc má cô. Người đàn bà ấy sinh ở đoàn hát, bị ép làm vợ bé của quan, sau lại trốn theo nghiệp xướng ca, cuối cùng phải tự vẫn trên sân khấu. Để đứa con thơ giữa phong ba bão táp. Nó trưởng thành nhưng tâm tư bị quá khứ ám ảnh đến mịt mờ.

"Trời sắp mưa, tuồng cũng vãn, cô còn ngẩn tò te, thôi để em đưa cô về." Đứa tớ giữ chặt cây đuốc, gió thổi làm ánh lửa kéo thành vệt dài.

"Tuồng vãn bao lâu rồi?"

"Dạ, cũng mới. Họ đang thu xếp để tránh mưa kìa!" Đứa tớ chỉ tay về phía sân khấu. Khách xem chả còn ai, để lại khoảng sân tro trọi, tấm phong nền bay phần phật nôm thật cô liêu.

"Mình xuống thuyền nha, kẻo mưa đột ngột thì ướt hết." Đứa tớ có vẻ sốt ruột lay lay chủ. Đột nhiên từ thinh không xẹt qua tia sét, soi nửa gương mặt dưới tán ô. Lần đầu tiên đứa tớ thấy nét âu sầu của cô út cao ngạo, nó hết hồn, đứng trân trân.

"Mày có đưa thơ với khăn tận tay Văn Cảnh?" Khi quay qua nói chuyện với kẻ ăn người ở, ngữ điệu của Trinh lại lạnh đanh.

"Dạ có."

"Vậy sao cậu ấy không ra gặp tôi?"

"Dạ... cô cứ lên thuyền trước để em đi hỏi thăm." Sống chung với chủ từ nhỏ, đứa tớ không mất nhiều thời gian cho việc lấy lại bình tĩnh.

Gió bấy giờ khá lớn khiến con thuyền hơi đảo. Vậy mà Trinh ngồi dưới khoan vẫn điềm nhiên gảy đàn. Tiếng nhạc vững vàng không cam chịu khuất phục cuồng phong. Nó cứ len lỏi trong gió, da diết ngân vang, đôi lúc bị đẩy trên mặt nước ra giữ dòng sông, nó vẫn uyển chuyển dạt trở lại bờ, bay lên thinh không, mang tâm tư người gảy đàn gửi tới kẻ trong lòng.

Trinh chẳng rõ mình đã gảy bao nhiêu khúc. Cây đèn dầu treo trên cây sào sớm bị thổi tắt. Mãi tới lúc đứa tớ cầm đuốc dẫm lên mui thuyền cô mới giật mình tỉnh mộng.

"Về thôi cô ơi, cậu ta hổng tới đâu. Phần vì mưa, phần vì..." Đứa tớ thở hổn hểnh song vẫn cố nói thật liền lạc: "Người ta bảo cậu Cảnh vừa gặp được chủ nhân chiếc khăn thêu nên mừng lắm, đêm nay hổng muốn tiếp ai khác."

"Sao?" Trinh ấn mạnh ngón tay khiến dây dàn đứt thành hai đoạn.

"Em định vào coi phải khăn của cô hông nhưng bị họ cản."

"Vậy có nhìn được vẻ mặt của Văn Cảnh?"

"Dạ, cậu rạng rỡ như bắt được vàng. Cùng cô xem hát đã lâu, lần đầu tiên em thấy cậu vui như vậy, tròng mắt cũng biết cười."

Nghe đứa tớ thưa, mày Trinh nhíu chặt. Rất lâu nó mới giãn ra: "Đem thứ này đốt bỏ rồi về."

"Nhưng..." Nhìn cái áo dài chủ mình thức trắng mấy đêm để thêu bị gió thổi bay phấp phới, đứa tớ không khỏi run rẩy: "Hay để ngày mai chúng ta tới gặp cậu Cảnh hỏi rõ ràng."

"Khỏi." Trinh ngẩng cao đầu, đáy mắt long lanh kiêng định: "Nếu không có tình ý với người kia thì đâu mù quán nhận nhầm. Chuyện ngộ nhận này sớm được ông trời định sẵn, tôi tới giành giật một cái khăn thì được gì? Người ta sẽ trả khăn chớ có trả tình à?"

"Em biết cô đang giận lắm nhưng cố bình tĩnh, biết đâu..."

"Thôi im đi." Trinh bước lên mũi thuyền, thân hình mảnh mai thiếu chút bị gió quật ngã ra sông: "Một sự ngộ nhận lại làm cậu ấy vui như vậy, tôi không nên đạp đổ."

"Nhưng..." Đây chẳng giống tác phong làm việc của chủ khiến đứa tớ bối rối. Bình thường Trinh sẽ liều mạng tranh đoạt thứ mình thích, mặc kệ đối phương là ai và hậu quả ra sao.

"Tôi luôn hơn thua với người khác bởi những thứ tôi giành trước kia đều chẳng đáng một xu. Lần này chấp nhận thua một đối thủ chưa từng giáp mặt, biết tại sao không?" Trinh ngẩng đầu, ngạo nghễ giữa trời đêm: "Vì Văn Cảnh ở lòng tôi là báu vật. Tôi không hy vọng cậu ấy bị tổn thương. Có bi ai để mình tôi gánh vậy."

"Cô út." Đứa tớ run rẩy, tròng mắt ngấn lệ. Nhìn cái áo chìm vào làn nước lạnh lẽo, nó bỗng thấy đau, bền lao tới ôm chủ: "Sao tự dưng mọi chuyện thành ra thế này? Cô đã tốn bao tâm huyết thêu thơ lên khăn, đều đặn tặng cậu suốt mấy năm. Cuối cùng lại... trao hết cho người khác."

"Từ nay về sau tôi nên an phận. Biết đâu nửa quãng đời sau được êm đềm." Trinh bình thản vỗ lưng đứa tớ. Bao uất ức, tủi hờn theo thói quen cũ bị đẩy xuống tận đáy lòng, không tài nào tuôn trào được.

Gió lại thổi to hơn, tia chớp rạch ngang, xẻ dọc nền trời một lúc mới đổ mưa. Côn mưa kéo dài khiến bình minh cũng mang màu u ám...




2.
Gả vào nhà hội đồng đã lâu, mợ Trinh vãn giữ thói quen cũ. Vào thu lại lôi quần áo trong chiếc rương cũ ra giũ bụi, sẵn coi chỗ nào bục chỉ sẽ khâu luôn. Chẳng ai biết vài bộ đồ hát tuồng này của ai, được sắm lúc nào song nào dám hỏi. Bởi từng có kẻ tọc mạch bị tát sưng vù hai má. Bà hội đồng còn kiêng nể oai quan nên những việc như vầy đều nhắm mắt cho qua, mặc mợ cả tung hoành.

Từ dạo về làm dâu, Trinh chỉ cầu mong được yên thân, sống nốt quãng đời tẻ nhạt với vài thứ mình còn lưu luyến. Dù trên dưới đều khuyên mợ hãy tiếp cận chồng hòng kiếm một đứa con để củng cố địa vị. Nhưng mợ cảm thấy vì chút hư danh mà ngủ với kẻ mình không yêu khác nào tự bán rẻ bản thân và danh dự. Kỳ thực đời mợ bây giờ, ngoài danh dự ra chả biết phải gìn giữ cái gì.

Năm tháng cứ thế qua đi cho tới lúc có người hỏi: "Trước đẩy mợ hai ngã sảy thai, sau hại chết má chồng. Tôi không hiểu lý do chị chịu hy sinh như vậy?"

Khi đó, mợ mới sờ lên từng vết thương trên người mình, dừng rất lâu ở ngực nhưng vẫn cười ngạo nghễ: "Thanh xuân của tôi dành trọn tình yêu cho chàng trai chưa từng biết mặt mình. Lúc gả cho người lại chẳng được chồng nhìn một cái. Ngoài bản thán mình ra, cô nghĩ tôi sẽ vì ai mà hy sinh đây?"

"Tôi không biết." Hương Tràm vốn lờ mờ đoán ra sự ái mộ của Trinh dành cho Văn Cảnh, song không tiện nói ra.

"Đừng tự cho mình thông minh để đoán lung tung. Tôi vốn ghét cay ghét đắng cảnh các người được yêu lại cứ dày vò lẫn nhau nên tôi thay các người kết thúc vở tuồng éo le ngang trái này. Bởi, tôi nói mình lỡ tay chắc chả ai tin."

"Tôi tin chị." Tuy Tràm có chút bi ai nhưng vẫn vịn vai Trinh siết nhẹ: "Nhìn chị chả khác chi người muốn chết. Nhưng tôi nhất định sẽ tìm được cách để cứu chị."

"Tự cứu mình trước đi!" Mợ cả gạt bàn tay trên vai mình xuống, bình thản cười: "Giờ thì tôi hiểu vì sao cậu ấy lại thích cô nhiều đến vậy."

Đêm đó, nhà lớn của hội đồng phát hỏa, lửa cháy sáng rực một gốc trời. Người ta biết mợ cả chọn cách ra đi bi tráng nhất. Để tôn trọng mợ chả ai nhắc tới sự hy sinh thầm lặng ấy. Chỉ thi thoảng từ căng buồng đã cháy loang thoáng nghe ra tiếng giũ bụi trên bộ áo mão kim sa, hay vài câu hát bị đứt quãng:

"Trăng xuống, đèn lên... đèn lên mìnn em quạnh quẽ
Mượn gió muôn phương hỏi anh nơi nào?
Vách quế cô đơn, đối bóng nhớ người thương
Ngày qua ngày, tóc xanh nay đã nhuốm phong sương...

Vấn vương chi lắm cũng hoài công
Người thương ai, ai có thương người?
Xuân tàn, đông tới... quạnh hiu ai thấu cho lòng
Nhung nhớ nhung ngày nao cũng chỉ hoài công
Người thương ai, ai có thương người
Biết đến khi nào người lại thương tôi...?"

-/-
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Re: Chuyện cũ của mợ Trinh
Đọc xong mà sưng cả mắt, cảm giác nữ nhi trong truyện của bà đều éo le truyện tình cảm thế nào ấy.
Mà tui nghĩ bà nên để là ngoại truyện của truyện gì, chứ không người đọc không biết đâu mụ ạ.
Với cả tui có chút thắc mắc, mợ Trinh là mợ cả, vậy thì là vợ của ai?
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Re: Chuyện cũ của mợ Trinh
Oánh dấu để đọc phát. Giờ buồn ngủ quá rồi. Dạo này ít vào nên bà viết nhớ tag tên nhá. ^^
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Re: Chuyện cũ của mợ Trinh
Oánh dấu để đọc phát. Giờ buồn ngủ quá rồi. Dạo này ít vào nên bà viết nhớ tag tên nhá. ^^
Chời ơi, bà không hiểu đâu, nhưng mà đọc theo kiểu truyện rời cũng được. Dạo này bà ấy hình như coi mấy phim bi đát lắm, nên là truyện cũng lâm li bi đát.
Ps: Đây là ngoại truyện của Vợ thứ bên truyện dài của mụ ấy đó mụ.
 

Bánh cuốn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/2/17
Bài viết
209
Gạo
0,0
Re: Chuyện cũ của mợ Trinh
Đoạn mở đầu mình rất khó hiểu, có lẽ do mình chưa đọc truyện dài của bạn.
 
Bên trên