Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.

Gà BT
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
8/12/13
Bài viết
1.413
Gạo
250,0
beautiful-facebook-timeline-cover-04[9].jpg

Đầu tiên, tôi muốn nói là tôi chỉ mới đọc được 10 trang của cuốn tiểu thuyết này. Điều này đồng nghĩa với việc tôi chưa có bất kỳ một ý niệm cụ thể nào về nội dung của "Đức Phật, nàng Savitri và tôi" cũng như chưa hề có cảm xúc gì thật rõ ràng với cuốn sách. Tuy nhiên, tôi lại muốn viết một cái gì đó về cuốn này. Vài dòng suy nghĩ, một ít cảm xúc "tiền đọc sách" chẳng hạn. Và sở dĩ tôi muốn viết ít dòng về tác phẩm này khi chưa đọc gì cả (10 trang cho một cuốn tiểu thuyết dài 431 trang thì bõ bèn gì) cũng bởi vì các nguyên cớ sau đây:

Thứ nhất, tôi tin tưởng vào tác giả Hồ Anh Thái. Đã từng "kinh" qua một vài tác phẩm của tác giả này như SBC là săn bắt chuột, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Những đứa con rải rác trên đường, Namaskar! Xin chào Ấn Độ và Salam chào xứ Ba Tư, bản thân tôi đã xác định đây là tác giả mà tác phẩm của ông phải "có mặt" trên kệ sách của tôi.

Thứ hai, bản thân tôi là một người, tuy không dám nói là đệ tử nhà Phật nhưng tôi tin Phật, tin vào nhân quả luân hồi, tin cuộc đời là bể khổ... Vì vậy, một cuốn tiểu thuyết nhằm xây dựng hình ảnh một Đức Phật lịch sử mà không phải là nhân vật huyền thoại, một cuốn tiểu thuyết bao gồm cả những chi tiết ít được biết đến nhưng mang tính lịch sử của Đức Phật chắc chắn có một sức hút cực lớn với tôi.

Thứ ba, tôi đã tìm mua tác phẩm này từ lâu nhưng mãi chẳng mua được vì lý do hết hàng. Cuốn sách được xuất bản vào quý 2 năm 2010 và đến nay không thấy tái bản. Tôi đã nhiều lần tìm kiếm tại các khu sách cũ trên đường Trần Huy Liệu, Trần Nhân Tông nhưng đều thất vọng. Và có lẽ "duyên" đã đến với tôi khi mà mới ngày hôm qua thôi, bước chân vào một hiệu sách cũ quen thuộc, đập vào mắt tôi ngay lập tức là quyển "Đức Phật, nàng Savitri và tôi" nằm lộn xộn trong mớ sách cũ chưa được phân loại. Thật không có gì tả hết cho được cái cảm xúc vui mừng khi mua được quyển sách mà mình đã tìm kiếm bấy lâu với cái giá hời quá sức tưởng tượng. Quyển sách còn tốt và sạch sẽ. Tôi tin đó là duyên.

Và vì vậy, tôi đã làm một điều khá ngược khi dám ghi lung tung về một cuốn sách mà mình chưa đọc bao giờ. Tôi cũng tin đó là duyên.

Vạn sự chi bằng một bước lùi, thế gian được mất tùy duyên.
Duyên - Bạch Lạc Mai

-----o0o-----
Vài nét về nội dung

Một cô gái được tôn là Nữ Thần Đồng Trinh (Kumari), sau khi giải nghệ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là người kể chuyện dân gian.

Một cô công chúa ở Ấn Độ cổ đại bị truy nã phải chạy trốn qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa. Cuộc chạy trốn kéo dài hơn bốn mươi năm cùng với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử sau này là Đức Phật.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca được tái hiện với nhiều chi tiết ít được biết đến.

Xã hội Ấn Độ cổ đại và đương đại. Những nhân vật của hơn 2500 năm trước và của ngày hôm nay. Những âm mưu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, cái mới và cái cũ... Đó là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

-----o0o-----

Duc Phat, nang Savitri va toi.jpg

Tác giả: Hồ Anh Thái.
Nhà xuất bản: Thanh Niên
Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Phương Đông
phát hành năm 2010.
Khổ 13.5cm x 20.5cm
Giá bìa: 99.000 đồng.

2015-04-18 14.26.47.png

NXB Trẻ vừa tái bản trong quý 1 năm 2015.
Giá bìa: 126.000 đồng.
(Cập nhật ngày 18/4/2015)
-----o0o-----
Thông tin thêm

Kumari có nghĩa là đồng trinh. Nhưng không ai gọi bất cứ một bé gái nào trước tuổi dậy thì là Kumari. Đã được gọi là Kumari thì chỉ có thể hiểu đó là Nữ Thần Đồng Trinh. Chỉ có một. Không ai hiểu khác.

Tập quán thờ Nữ Thần Đồng Trinh là một tập quán cổ xưa của người dân xứ Kathmandu, Nepal. Nữ thần là hiện thân của Parvati, vợ thần Shiva. Dân chúng cần sự hiện diện của một Nữ Thần Sống, vì vậy người ta sẽ tìm chọn và phong lên một nữ thần để coi giữ đời sống tinh thần cho mình. Nữ Thần là của đạo Hindu nhưng tại Kathmandu, người ta lại đi tìm thần sống trong những gia đình đạo Phật. Đây là một bằng chứng của sự hòa hợp tôn giáo ở xứ này.

Nữ Thần được tìm trong những bé gái từ bốn đến sáu tuổi, phải xinh đẹp, da trắng mịn, không nốt sần, không một khiếm khuyết về da, răng đều tăm tắp, không đi nhún nhảy như chim sẻ hèn mọn mà mỗi bước đi phải khoan thai và đầy uy quyền, không gào khóc, đầu ngón tay phải có nhiều hoa tay, trên người có nốt ruồi quý tướng. Các ứng viên đủ điều kiện sẽ trải qua nhiều thử thách khó khăn và cuối cùng được tuyển chọn bởi một hội đồng là một vài bậc cao trọng.

Nữ Thần Đồng Trinh không được chảy máu. Nữ Thần sẽ thôi làm nữ thần khi nào bị chảy máu, do đó tuổi dậy thì là thời hạn cuối cùng Nữ Thần sẽ bị phế truất. Tuy nhiên, cũng có nhiều Nữ Thần bị phế truất sớm hơn thế nếu như vấp ngã chảy máu, chạy chơi leo trèo chảy máu, rụng răng chảy máu... Khi đó, hội đồng tuyển chọn lại tiếp tục săn tìm và phong lên một Nữ Thần mới.

Nữ Thần Đồng Trinh không được phép xuất hiện công khai trước công chúng quá 13 lần trong một năm. Suốt thời gian làm Nữ Thần Đồng Trinh, nữ thần phải sống trong đền thờ, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và không được đi học.

Một Nữ Thần Đồng Trinh tại Kathmandu, Nepal.
Kumari.jpg

-----o0o-----
Một vài hình ảnh khác

Tòa bảo tháp Boudha Nath tọa lạc tại vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu là
tòa tháp lớn nhất thế giới có bốn mắt nhìn về bốn hướng tượng trưng cho
sức khỏe, thịnh vượng, hạnh phúc và lòng nhân hậu.
Bảo tháp cao 36 mét được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên,
là địa điểm hành hương quan trọng của người Tây Tạng và Nepal.
Năm 1979, bảo tháp Boudhanath được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Toa thap Boudha Nath.jpg


Lumbini (Lâm Tỳ Ni) nơi Đức Phật đản sinh
vào khoảng năm 563 trước công nguyên, hiện thuộc lãnh thổ Nepal.
Lumbini.jpg


Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Đức Phật giác ngộ.
Bodhgaya là một thành phố thuộc quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ.
bodhgaya.jpg


Sarnath (Vườn Lộc Uyển) nơi Đức Phật giảng bài kinh đầu tiên cho các đệ tử.
Sarnath thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cách thành phố Varanasi 13 km về hướng đông bắc.
Sarnath.jpg


Kushinagar (Câu Thi Na) thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ nơi Đức Phật nhập Niết bàn.
Kushinagar.jpg


-----o0o-----
Giải trí có liên quan

Bài hát: Chuông gió trên thủ đô Kathmandu.
Nhạc và lời: Uông Phong
Biểu diễn: Uông Phong
(Uông Phong là một trong bốn HLV của chương trình The Voice Trung Quốc)
MV mà cứ như TVC quảng cáo xe hơi nhỉ?!

Clip: Himalaya & Kathmandu
Nguồn: THEWORLDOFTRAVEL

Lá: viết, tổng hợp và sưu tầm.
-Hết-

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tinh Vân

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/5/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Các cô bé Kumari xinh phết nhỉ?
Lớ ngớ đọc cái chủ đề tưởng nàng lại viết về Đức Phật và nàng nữa chớ. :D
 

Trích Tiên

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.900
Gạo
2.000,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Ban đầu em còn tưởng chị Lá viết truyện cơ. :))
Nhìn ảnh các Nữ Thần Đồng Trinh xinh thế! Đúng là chọn nữ thần có khác, nghiêm ngặt thật đấy. Nhưng làm Nữ Thần rồi cũng tội, cứ như con chim bị nhốt trong lồng vậy.
 

Gà BT
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
8/12/13
Bài viết
1.413
Gạo
250,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Các cô bé Kumari xinh phết nhỉ?
Lớ ngớ đọc cái chủ đề tưởng nàng lại viết về Đức Phật và nàng nữa chớ. :D
Cái gì ngon ăn hoài cũng dở, cái gì hay nói mãi cũng nhàm. Tui đang đợi phiên bản mới coi sao, chứ bộ cũ đã nhàm quá rồi. :(
 

Gà BT
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
8/12/13
Bài viết
1.413
Gạo
250,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Ban đầu em còn tưởng chị Lá viết truyện cơ. :))
Nhìn ảnh các Nữ Thần Đồng Trinh xinh thế! Đúng là chọn nữ thần có khác, nghiêm ngặt thật đấy. Nhưng làm Nữ Thần rồi cũng tội, cứ như con chim bị nhốt trong lồng vậy.
Trước giờ chị chỉ tập tành làm tập làm văn có 1 truyện duy nhất về con chó nhưng cũng nửa đường đứt quang gánh rồi. ;)

Cái gì cũng có cái nọ cái kia, Nữ Thần Đồng Trinh hay Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng cũng vậy. Họ ngồi trên ngai thần, ngai Phật nhìn chúng sinh quỳ rạp dưới chân, trên đầu là hào quang chói lọi, họ được cung phụng, được thờ phượng nhưng đổi lại họ phải làm sao cho đúng là Thần, là Phật nhất trong ý niệm của mỗi chúng sinh. Thế nên, họ phải đổi những điều đó bằng sự tư do của bản thân. Thế thôi.
Từ đó rút ra kết luận là, thôi làm người thường cho nó "phẻ", tự do tự tại. :)
 

Tinh Vân

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/5/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Cái gì ngon ăn hoài cũng dở, cái gì hay nói mãi cũng nhàm. Tui đang đợi phiên bản mới coi sao, chứ bộ cũ đã nhàm quá rồi. :(
Đọc xong nhớ cho mượn nhé nàng. Lục khắp khu sách cũ rồi, chưa thấy xuất hiện quyển này lần hai.
Mà nàng mua ở tiệm nào vậy?
 

Sera Ngố

Gà con
Tham gia
21/10/14
Bài viết
12
Gạo
0,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Bữa một người bạn cũng giới thiệu mình cuốn này mà chưa đọc. :(
 
  • Like
Reactions:

Gà BT
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
8/12/13
Bài viết
1.413
Gạo
250,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
Đọc xong nhớ cho mượn nhé nàng. Lục khắp khu sách cũ rồi, chưa thấy xuất hiện quyển này lần hai.
Mà nàng mua ở tiệm nào vậy?
Giời ạ, alo cho tớ là xong chứ cớ gì tốn một cái còm ở đây chi vậy nàng. :P
 

Gà BT
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
8/12/13
Bài viết
1.413
Gạo
250,0
Re: Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái.
"Tay chơi như Yasa, lại là con nhà đại giàu có, bên hông lúc nào cũng đeo lủng lẳng một vật như cái bao dao găm. Đấy là dụng cụ ăn chơi của các chàng. Một khúc ruột non của bò đực. Cánh thợ thuộc da khéo léo bào cho nó mỏng ra như lụa rồi thuộc rồi hấp rồi phơi. Cho đến khi nó mỏng dính và có độ đàn hồi lớn, đến mức có thể thổi lên như bong bóng. Nó trở thành cái bao dương vật cho những cuộc hoan lạc. Giá tiền ngang một con bò kéo cày, tức là mười thỏi bạc. Không phải tay chơi nào cũng đủ tiền mua và phô trương. Trưng khoe cái bao bên hông phải là những tay chơi sành sỏi. Cái bao chứng tỏ trình độ chơi bời. Cái bao chứng tỏ đẳng cấp. Những nàng kỹ nữ thượng lưu từ chối giao hoan nếu không có nó. Cái bao là vật trang điểm cho chủ nhân cùng với bộ cánh đắt tiền. Trang điểm. Trên bề mặt cái bao, cánh thuộc da đã vẽ công vẽ phượng vẽ hổ vẽ rắn để tăng hưng phấn cho những cuộc giao hoan. Sau trận mây mưa, đến lượt người phụ nữ phải tự tay đi giặt cái bao ấy cho người đàn ông, trước khi bước sang một cuộc khác. Giặt trong sữa tươi. Giặt xong phải giữ khô, phải ngâm tẩm các loại xạ hương các loại diệt trùng chất kích thích. Việc ấy đã thành thủ tục. Đã thành một tập quán.
Juhi mấy hôm ấy đã phải ba lần đi giặt cái bao cho Yasa. Trên đường về, chị cho biết cái bao của Yasa vẽ hình rắn thần Naga. Chàng tin rằng chàng có sức mạnh của linh xà."

-Trích Đức Phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái trang 100, 101-

=> Lẽ nào đây là "tiền thân" của cái BCS thời nay?
=> Hóa ra, cái BCS thời cổ đại và thời hiện đại lại mang tầng ý nghĩa khác nhau lớn lao đến vậy. :P
 
Bên trên