ĐỨNG BẰNG BA CHÂN
Phần một: Ba chân
Cách trung tâm thị trấn ba ki lô mét về hướng Nam, có một khu nông thôn yên ắng, thanh bình đối lập hoàn toàn với khu trung tâm đang từng ngày công nghiệp hóa hiện đại hóa. Dân làng này có truyền thống trồng lúa từ rất lâu đời, không biết từ khi nào. Vì vậy, ngoài những con đường làng ngoằn ngoèo, gấp khúc và những căn nhà nhỏ có lớn có, những nhà cổ kính được xây toàn bằng gỗ có tuổi đời ngoài trăm năm còn rải rác được vài căn, và có lẻ bằng tuổi với cái đình làng, bây giờ nó cũng hoang vắng không kém cái đình là mấy, hầu như tất cả nhà còn lại đã lên tường đủ kiểu lai căn, phần còn lại là đồng ruộng mênh mông với những ô ruộng đủ loại hình dạng kích thước nối tiếp nhau không thấy được điểm cuối.
Giữa những đám lúa đầu làng nổi bậc lên một khoảng màu xanh, vì đang vào mùa lúa chín. Nó là một mảnh đất trồng dưa hấu cho dịp Tết, những trái dưa đã to bằng đầu người. Ở một góc cánh đồng dưa, có một cái chồi lá được xây một cách tạm bợ như mọi cái chồi canh khác nhưng có phần rộng hơn về chiều ngang. Bốn cây cột đã được gia cố thêm bằng những thanh tre và lim cặp vào nhau tạo thành những cái kiềng. Trong nhà, hầu như khắp nơi đều là những tấm bìa cạc tông và những tấm ni lông dùng để che chắn phần nào những lổ hổng trên mái và trên vách. Bên trái mép cửa để vừa vặn một cái giường và phía cuối giường là một khoảng vừa đủ cho một gian bếp, bếp lò được ghép từ gạch ống và đá xanh, mà nếu muốn ngồi canh bếp thì chắc chắn phải ngồi trên mép giường. Trên giường, một người phụ nữ độ quá hai mươi lăm, nước da đậm màu đồng ruộng nhưng vẫn không che được sự xanh xao hốc hác hằng trên gương mặt. Chị lòm còm rướn thân người ngồi dậy, chiếc giường đánh keng két, tựa vai vào vách, chị ló đầu ra khỏi cửa nhìn đăm đăm về hướng của một người đàn ông dáng người cao gầy, da cháy nắng, đang hì hụt tát nước lên những luống dưa ở một góc khác của cánh đồng. “Anh Can”, chị ráng sức nhưng giọng cứ thều thào, may mà người đó nghe thấy được. Còn chừng nửa luống cuối cùng, anh tặc lưỡi, “tụi bây ráng chịu chút nữa”, rồi anh buông sô, vừa đi vừa chạy lại chị. Lúc này, chị đã không thể đứng vững nữa- dù đã dựa vào vách, mắt chị dần thiếp lại, người không còn chút sức lực, chị đổ khuỵu xuống dễ dàng, không thể bấu víu vào đâu như chiếc kiềng mất hết một chân trụ. Anh đã chạy lại và đỡ chị kịp, hình ảnh của anh, tiếng gọi của anh mờ dần và tắt lịm đi trong tâm trí của chị.
Phần một: Ba chân
Cách trung tâm thị trấn ba ki lô mét về hướng Nam, có một khu nông thôn yên ắng, thanh bình đối lập hoàn toàn với khu trung tâm đang từng ngày công nghiệp hóa hiện đại hóa. Dân làng này có truyền thống trồng lúa từ rất lâu đời, không biết từ khi nào. Vì vậy, ngoài những con đường làng ngoằn ngoèo, gấp khúc và những căn nhà nhỏ có lớn có, những nhà cổ kính được xây toàn bằng gỗ có tuổi đời ngoài trăm năm còn rải rác được vài căn, và có lẻ bằng tuổi với cái đình làng, bây giờ nó cũng hoang vắng không kém cái đình là mấy, hầu như tất cả nhà còn lại đã lên tường đủ kiểu lai căn, phần còn lại là đồng ruộng mênh mông với những ô ruộng đủ loại hình dạng kích thước nối tiếp nhau không thấy được điểm cuối.
Giữa những đám lúa đầu làng nổi bậc lên một khoảng màu xanh, vì đang vào mùa lúa chín. Nó là một mảnh đất trồng dưa hấu cho dịp Tết, những trái dưa đã to bằng đầu người. Ở một góc cánh đồng dưa, có một cái chồi lá được xây một cách tạm bợ như mọi cái chồi canh khác nhưng có phần rộng hơn về chiều ngang. Bốn cây cột đã được gia cố thêm bằng những thanh tre và lim cặp vào nhau tạo thành những cái kiềng. Trong nhà, hầu như khắp nơi đều là những tấm bìa cạc tông và những tấm ni lông dùng để che chắn phần nào những lổ hổng trên mái và trên vách. Bên trái mép cửa để vừa vặn một cái giường và phía cuối giường là một khoảng vừa đủ cho một gian bếp, bếp lò được ghép từ gạch ống và đá xanh, mà nếu muốn ngồi canh bếp thì chắc chắn phải ngồi trên mép giường. Trên giường, một người phụ nữ độ quá hai mươi lăm, nước da đậm màu đồng ruộng nhưng vẫn không che được sự xanh xao hốc hác hằng trên gương mặt. Chị lòm còm rướn thân người ngồi dậy, chiếc giường đánh keng két, tựa vai vào vách, chị ló đầu ra khỏi cửa nhìn đăm đăm về hướng của một người đàn ông dáng người cao gầy, da cháy nắng, đang hì hụt tát nước lên những luống dưa ở một góc khác của cánh đồng. “Anh Can”, chị ráng sức nhưng giọng cứ thều thào, may mà người đó nghe thấy được. Còn chừng nửa luống cuối cùng, anh tặc lưỡi, “tụi bây ráng chịu chút nữa”, rồi anh buông sô, vừa đi vừa chạy lại chị. Lúc này, chị đã không thể đứng vững nữa- dù đã dựa vào vách, mắt chị dần thiếp lại, người không còn chút sức lực, chị đổ khuỵu xuống dễ dàng, không thể bấu víu vào đâu như chiếc kiềng mất hết một chân trụ. Anh đã chạy lại và đỡ chị kịp, hình ảnh của anh, tiếng gọi của anh mờ dần và tắt lịm đi trong tâm trí của chị.