Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy

Tatsumi Rentarou

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/14
Bài viết
36
Gạo
124,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Cho mình hỏi thêm là truyện từ 30000-50000 chữ là truyện vừa hay truyện dài ạ?
Với lại mình thấy thể loại Fantasy thường rất dài, vậy thì phải chia ra nhiều cuốn phải không bạn? Nếu muốn xuất bản thì nộp cuốn đầu tiên trong series phải không?
Cám ơn.
Truyện Fantasy thực ra không phải là tác giả viết một loạt xong rồi chia thành từng cuốn bán một đâu bạn ạ, mà là một quyển đầu tiên được bán chạy thì quyền thứ hai sẽ được viết, quyển hai bán chạy tiếp thì cuốn thứ ba được viết và cứ thế, còn nếu không bán được thì truyện sẽ bị dừng. Thế nên mỗi cuốn đều có một kết thúc, đủ để người đọc không hụt hẫng nếu truyện bị dừng.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Trong hợp đồng sẽ có khoản về việc in nối bản/tái bản.
Cho tôi hỏi một chút nha. In nối bản và tái bản thì khác nhau như thế nào hả bạn? Quyền lợi của mình có gì khác nhau không?
À quên, có trường hợp nào nhà xuất bản chủ động in lần đầu số bản in thấp, rồi tái bản số bản in nhiều để giảm tiền nhuận bút cho tác giả không? Vì nhuận bút khi tái bản nhỏ hơn mà. (Cái này do tò mò thôi, chứ cá nhân chắc không được in bao giờ. :D)
Nhà sách sẽ mua bản quyền tác phẩm của bạn một khoảng thời gian. Thường là ba đến năm năm, theo mình thì cỡ ba năm là đủ vì năm năm là quá dài. Thời gian kéo càng dài, có thể bạn dễ mất cơ hội in tái bản với chỗ khác hoặc nhà sách sẽ khai thác triệt để bản thảo của bạn luôn, đôi khi họ giấu và bạn sẽ bị lỗ. Nên, nếu được bạn hãy yêu cầu họ thời gian mua bản quyền là ba năm.
Cũng lại tò mò tiếp. Khi hết thời hạn mua bản quyền tác phẩm, nếu nhà sách đó muốn in tiếp, hoặc mình in với nhà sách khác thì nhuận bút lại là 10% giống như lần in đầu, đúng không?
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Cho tôi hỏi một chút nha. In nối bản và tái bản thì khác nhau như thế nào hả bạn? Quyền lợi của mình có gì khác nhau không?
À quên, có trường hợp nào nhà xuất bản chủ động in lần đầu số bản in thấp, rồi tái bản số bản in nhiều để giảm tiền nhuận bút cho tác giả không? Vì nhuận bút khi tái bản nhỏ hơn mà. (Cái này do tò mò thôi, chứ cá nhân chắc không được in bao giờ. :D)

Thật ra nối bản và tái bản, về quyền lợi đều giống nhau, vẫn hưởng là 8% thôi. Nó chỉ khác một chút ở chỗ hình thức như thế này: Nối bản, nghĩa là in tiếp cái bản đầu, về bìa và nội dung hoàn hoàn không khác đi. Còn Tái bản, nghĩa là in lại 1 bản khác so với bản đầu, với những chỉnh sửa thêm (nếu tác giả có bổ sung) và dĩ nhiên bìa sách sẽ được vẽ lại hoàn toàn mới. Những cuốn nối bản sẽ không có bất kỳ thông tin gì thêm, còn tái bản bạn sẽ thấy có cái dòng "Tái bản lần thứ..." chẳng hạn. :D Nói chung, nối bản là "in nối" tiếp bản đầu tiên; tái bản là "làm mới" lại so với bản đầu tiên. :)

Và thường đa số, tái bản sẽ giúp đẩy giá trị của cuốn sách đó lên cao hơn so với việc in nối bản. Bạn có cảm giác vậy không? :D

Cũng lại tò mò tiếp. Khi hết thời hạn mua bản quyền tác phẩm, nếu nhà sách đó muốn in tiếp, hoặc mình in với nhà sách khác thì nhuận bút lại là 10% giống như lần in đầu, đúng không?

Này nhé, chỉ có in đợt đầu tiên mới được gọi là in chính gốc, nghĩa là nhuận trả sẽ là 10%. Còn tất cả những lần in tiếp theo chỉ được gọi là tái bản mà thôi, cho dù là với bất cứ nhà sách hay đơn vị xuất bản nào. Cho nên, bản quyền chính gốc của tác phẩm chỉ thuộc về NXB bạn làm đầu tiên. :) Vì vậy nhuận sẽ chỉ là 8% thôi (mà cái này tuỳ theo mỗi nhà muốn trả cho bạn).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Thật ra nối bản và tái bản, về quyền lợi đều giống nhau, vẫn hưởng là 8% thôi. Nó chỉ khác một chút ở chỗ hình thức như thế này: Nối bản, nghĩa là in tiếp cái bản đầu, về bìa và nội dung hoàn hoàn không khác đi. Còn Tái bản, nghĩa là in lại 1 bản khác so với bản đầu, với những chỉnh sửa thêm (nếu tác giả có bổ sung) và dĩ nhiên bìa sách sẽ được vẽ lại hoàn toàn mới. Những cuốn nối bản sẽ không có bất kỳ thông tin gì thêm, còn tái bản bạn sẽ thấy có cái dòng "Tái bản lần thứ..." chẳng hạn. :D Nói chung, nối bản là "in nối" tiếp bản đầu tiên; tái bản là "làm mới" lại so với bản đầu tiên. :)

Và thường đa số, tái bản sẽ giúp đẩy giá trị của cuốn sách đó lên cao hơn so với việc in nối bản. Bạn có cảm giác vậy không? :D



Này nhé, chỉ có in đợt đầu tiên mới được gọi là in chính gốc, nghĩa là nhuận trả sẽ là 10%. Còn tất cả những lần in tiếp theo chỉ được gọi là tái bản mà thôi, cho dù là với bất cứ nhà sách hay đơn vị xuất bản nào. Cho nên, bản quyền chính gốc của tác phẩm chỉ thuộc về NXB bạn làm đầu tiên. :) Vì vậy nhuận sẽ chỉ là 8% thôi (mà cái này tuỳ theo mỗi nhà muốn trả cho bạn).
Cám ơn bạn nhé.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Cho tôi hỏi chút nữa nhé. Bản quyền mà nhà xuất bản kí với bạn là bản quyền về bản tiếng Việt của tác phẩm, đúng không? Nếu bạn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Lào... thì bạn thoải mái đi kí hợp đồng để in ở chỗ khác (nước khác...)? Hoặc nếu có nước Yemen xa xôi hay nước Tàu gần gần mà muốn in dịch truyện của bạn ra tiếng nước họ thì cũng không liên quan gì đến cái bản quyền mà bạn đã kí với nhà xuất bản?

P/S: Xin lỗi nếu bạn thấy câu hỏi của tôi có vẻ kì cục. :D Chỉ muốn phân tích hết các trường hợp có thể xảy ra.
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Cho tôi hỏi chút nữa nhé. Bản quyền mà nhà xuất bản kí với bạn là bản quyền về bản tiếng Việt của tác phẩm, đúng không? Nếu bạn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Lào... thì bạn thoải mái đi kí hợp đồng để in ở chỗ khác (nước khác...)? Hoặc nếu có nước Yemen xa xôi hay nước Tàu gần gần mà muốn in dịch truyện của bạn ra tiếng nước họ thì cũng không liên quan gì đến cái bản quyền mà bạn đã kí với nhà xuất bản?

P/S: Xin lỗi nếu bạn thấy câu hỏi của tôi có vẻ kì cục. :D Chỉ muốn phân tích hết các trường hợp có thể xảy ra.

À, mình thấy không có gì kỳ cục cả. :) Chỉ là câu hỏi của bạn rất ít người hỏi đó mà. Nhưng tiếc là mình lại không rành về vấn đề này bởi mình chưa bao giờ có bản thảo được in ra tiếng nước ngoài. :D Mà những gì không rõ, mình không dám nói. :P Còn về hợp đồng bản quyền mà NXB ký với mình dĩ nhiên là bằng tiếng Việt rồi. Tuy nhiên, ở trong đó sẽ có điều khoản: Nếu NXB muốn dịch tác phẩm ra tiếng nước ngoài, nói ngắn gọn là muốn hợp tác với bên thứ 3, thì phải thông báo cho tác giả biết và cùng làm hợp đồng. Nên vấn đề "dịch ra ngôn ngữ" khác của tác phẩm, mình chỉ nắm đại khái thông qua hợp đồng với NXB như vậy thôi. :) Bạn có thể tham khảo thêm về chuyện này trên mạng hoặc các diễn đàn về sáng tác chẳng hạn.
 

Hồng Chương

Gà con
Tham gia
25/2/19
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Xin chào,
Cho hỏi bao lâu sau khi kí hợp đồng dịch thì nhận được nhuận bút nhỉ?
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
4.671,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Xin chào,
Cho hỏi bao lâu sau khi kí hợp đồng dịch thì nhận được nhuận bút nhỉ?
Thường có trong nội dung hợp đồng rồi. Sau khi bản dịch được thẩm định và chấp nhận 1-2 tháng gì đó, hoặc sau khi bản thảo được phát hành... tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng của bạn. Nhưng bên phát hành sách thường khá "nhây", ký là một chuyện, trả tiền lại là một chuyện khác. Họ có thể om tiền của bạn cả năm để bạn chán rồi bỏ (tiền ít không bõ kiện), hoặc trả nhỏ giọt mỗi lần một ít, hoặc trả hết tùy thuộc vào uy tín của đơn vị phát hành. Bạn có thể vào fb, tìm một số group dịch thuật, có kha khá phốt các nhà phát hành sách "quỵt" tiền dịch giả đấy.
 

Hoa Tuyền Nhi

Gà con
Tham gia
6/2/20
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Bài viết hữu ích quá, cảm ơn bạn rất nhiều nhưng mình có vài câu cần hỏi. Mong bạn không phiền.
+ Thứ nhất: Nếu như được phát hành sách và ta được nhận tiền thì nhận bằng tiền mặt à bạn?
+ Thứ hai: Mình không có CMND và thẻ ngân hàng vì mình đang là học sinh cấp 2 nhưng sắp ra trường rồi, gửi bản thảo mà thiếu liệu có được hay không bạn?
+ Thứ ba: Về phần ebook á, mình vẫn chưa hiểu cho lắm. Còn sách điện tử mình cũng không hiểu ký hợp đồng kiểu gì luôn. Có phải ý là ta phải ra ngoài gặp trực tiếp nhà xuất bản không?
+ Thứ tư: Mỗi chương trong một cuốn sách là bao nhiêu từ vậy bạn? Còn truyện ngắn thì phải viết bao nhiêu từ vậy?

=> Đây là những câu hỏi mà mình muốn nói với bạn. Hi vọng bạn đừng có thấy mình quá ngốc tại kiểu dạng như mình không hay hiểu về mấy thứ này cho lắm :)) Xin lỗi nha. Mong bạn có thể giải đáp giúp mình. :3 Còn nữa, mình là mem mới, mong được chiếu cố hơn ạ. À mà bài viết này đã giúp mình rất nhiều. Cảm ơn bài viết của bạn nhiều lắm. :3
 

Bảo bảo yết

Gà cận
Tham gia
12/3/17
Bài viết
375
Gạo
20,0
Re: Email các nhà sách, báo và vài lưu ý khi ký hợp đồng giấy
Chào mọi người, mình là tác giả đã in sách và nay mình muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm về việc gửi bản thảo đến nhà sách, cũng như về việc ký hợp đồng sách giấy - đây là điều mà mình thấy ít tác giả nói đến. Nhưng bạn có biết, hợp đồng in ấn liên quan rất nhiều đến quyền lợi của bạn nếu bạn muốn in sách? Nên mình sẽ chia sẻ về điều này để các bạn tham khảo.

Mình sẽ đăng danh sách email các nhà sách và email cộng tác của vài báo cho các bạn luôn. :D

---------------------------------

I. Cách gửi bản thảo đến nhà sách

1. Bản thảo

+ Ghi ở trang đầu tiên dòng: “Bản thảo truyện...” cỡ size 18 hoặc 20, giữa trang.

+ Bản thảo nên chia chương (chương 1, chương 2,…). Lượng từ mỗi chương nên bằng nhau (có chênh lệch thì ít thôi).

+ Nên dùng font Palatino Linotype (đây là font in sách), cỡ size 11 hoặc 12. Cũng có thể dùng font Times New Roman size 13 - 14.

+ Nên dùng line (khoảng cách giữa các dòng chữ) là 1,15.

+ Lùi đầu dòng mỗi đoạn (vào Paragraph/click vào ô Special).

+ Nên đánh dấu trang bản thảo (vào Insert/ Page number).

+ Kiểm tra lỗi chính tả, dấu câu, câu văn đầy đủ chủ vị, viết hoa đầu câu. Hạn chế những lỗi này càng nhiều càng tốt.


2. File gửi đính kèm trong mail

+ Gửi file bản thảo vào mail.

+ Kèm thêm 1 file về “Thông tin cá nhân” và “Thông tin tác phẩm”.

- Thông tin cá nhân: gồm tên họ, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại, email, link FB hay fanpage nếu có. Giới thiệu sơ lược về bản thân (nếu muốn). Giới thiệu những tác phẩm đã ra sách và sắp ra (nếu có).

- Thông tin tác phẩm: thể loại, lượng từ, số trang, số chương. Cuối cùng là tóm tắt nội dung. Nên giới thiệu ngắn gọn, đi vào chủ đề như truyện viết về điều gì, xoay quanh những nhân vật nào... tránh lan man hay mang tính quảng cáo.

- Về hoàn cảnh cho ra đời tác phẩm (nếu có).


3. Viết mail

+ Tựa mail nên viết: “Gửi bản thảo + tên truyện + tên tác giả”.

+ Gồm 3 phần:

- Phần 1: Gửi lời chào đến nhà sách. Ví dụ: Em xin chào Abooks.

- Phần 2: Viết sơ lược về lý do gửi mail cũng như giới thiệu sơ qua tác phẩm. Ví dụ: Em có một bản thảo mới muốn gửi cho nhà sách xem duyệt thử. Truyện viết về tình mẫu tử v...vv...

- Phần 3: Gửi lời cảm ơn hoặc dùng từ “Trân trọng”.

Lưu ý: tuyệt đối không được gửi cùng lúc nhiều địa chỉ các nhà sách vào cùng một mail. Đó là điều tối kỵ và nhà sách cũng rất ghét. Nếu bạn muốn gửi cho 2,3 nhà cùng một lúc để giảm thời gian chờ đợi thì mỗi nhà sách buộc phải là một mail khác nhau. Điều này là mình chỉ các bạn cách gửi mail chứ mình không khuyến khích các bạn gửi cùng lúc cho nhiều nhà. Nên gửi cho 1 nhà rồi chờ hồi âm, sau đó hãy gửi tiếp nhà khác.


4. Chờ đợi

Sau khi gửi mail xong, các bạn hãy cố gắng chờ đợi, làm theo yêu cầu của nhà sách. Họ sẽ cho bạn một sự gia hạn cụ thể (1 tháng, vài tuần hay 1,5 tháng tùy theo từng nhà), nếu đến thời hạn mà họ không trả lời thì bạn dùng lại mail đã gửi bản thảo trước đó hỏi họ lại lần nữa để tránh tình trạng họ quên bản thảo của bạn hay bản thảo bị lạc...

Đừng nên viết mail hối thúc nhà sách. Tuyệt đối không gửi bản thảo dở dang rồi nhờ biên tập viên xem hộ để góp ý. Họ rất bận và sẽ không để ý đến mail nhờ vả. Khi bản thảo được nhận, giả sử trước đó bạn có gửi thêm cho vài nhà sách nữa thì nên viết mail xin rút bản thảo lại để người ta khỏi mất công đọc hết.

--------

II. Vài lưu ý khi ký hợp đồng sách giấy

1. Kiểm tra các thông tin cần thiết

Khi nhận được bản word về hợp đồng in sách qua mail, điều cần làm đầu tiên là bạn hãy kiểm tra kỹ những thông tin cần thiết. Đó là: thông tin về nhà sách (tên nhà sách, tên giám đốc hoặc phó giám đốc, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại…) rồi thông tin về bạn đã đúng chưa (tên thật, bút danh, địa chỉ, email, số điện thoại và CMND, số tài khoản ngân hàng nếu có…). Nếu chưa đúng hay còn thiếu, bạn phải nói ngay để nhà sách sửa, bổ sung vào.

Tiếp, bạn xem xuống phần tác phẩm, như: tên truyện, số trang, khổ in, năm phát hành (thường là dự kiến).


2. Năm phát hành sách

Nhà sách sẽ đưa ra một cột mốc về thời gian ra sách, có thể hai, ba tháng cũng có thể là nửa năm, thậm chí là một năm luôn. Và bạn nên đảm bảo nhà sách xuất bản sách theo đúng thời hạn cho bạn. Giả như quá thời gian ghi trong hợp đồng mà sách chưa ra bạn cần mail hỏi rõ nhà sách (như có trục trặc gì trong khâu xin giấy phép hay họ đang thiếu kinh phí), tóm lại là buộc họ đưa ra lý do cụ thể. Trong trường hợp sách ra trễ thì tùy bạn lựa chọn là tiếp tục chờ (kiểu như thông cảm cho nhà sách) hoặc hủy hợp đồng.


3. Thời gian mua bản quyền

Nhà sách sẽ mua bản quyền tác phẩm của bạn một khoảng thời gian. Thường là ba đến năm năm, theo mình thì cỡ ba năm là đủ vì năm năm là quá dài. Thời gian kéo càng dài, có thể bạn dễ mất cơ hội in tái bản với chỗ khác hoặc nhà sách sẽ khai thác triệt để bản thảo của bạn luôn, đôi khi họ giấu và bạn sẽ bị lỗ. Nên, nếu được bạn hãy yêu cầu họ thời gian mua bản quyền là ba năm.


4. Ký hợp đồng ebook

Hầu như nhà sách nào cũng yêu cầu bạn ký quyền ebook trong hợp đồng sách giấy luôn. Và kinh nghiệm xương máu của mình là: tuyệt đối không ký quyền ebook chung với sách giấy! Vì sao? Vì bạn sẽ bị lỗ. Thường nhà sách đưa ebook lên ít khi nào báo cho bạn biết lắm, đôi khi do may mắn mà bạn phát hiện ra ebook truyện mình “bỗng dưng” có trên sàn của vài web ebook khác. Và khi được hỏi, nhà sách thường vòng vo là: “do phòng kinh doanh làm và BTV không biết” hoặc “BTV bận nên quên báo”.

Vì vậy để tránh việc bị lỗ vô duyên, bạn hãy yêu cầu nhà sách cho mình không ký quyền ebook. Nói với họ rằng: khi nào nhà sách muốn khai thác ebook thì báo với bạn và hai bên sẽ làm hợp đồng riêng về sách điện tử. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn dễ hợp tác làm ebook với web nào mà bạn thấy thích và có vẻ ổn nữa. Tóm lại là bạn có thể chủ động về quyền ebook truyện của mình.


5. In nối bản/tái bản

Trong hợp đồng sẽ có khoản về việc in nối bản/tái bản. Nhuận hưởng thường là 8%. Về chuyện này thì bạn khó từ chối nên chỉ có thể làm hai điều sau: yêu cầu nhà sách ghi rõ nếu tái bản thì phải báo bạn biết và làm hợp đồng mới (về in nối bản thì chỉ cần báo thôi không ký hợp đồng) và quan trọng là ghi rõ nhuận bút được hưởng. Điều tối quan trọng cần làm thứ hai là, giả như bạn thấy sách mình bán tốt thì cách khoảng 6 tháng hay một năm gì đấy hãy ra nhà sách, tìm cuốn sách của mình và kiểm tra phần xi nhê (tức là trang sau cùng của sách) coi thử số lượng in và ngày tháng xuất bản có đúng như cuốn ban đầu in ấn hay không?

Mình đã trải qua trường hợp, nhà sách in nối bản nhưng không hề báo, sau đó mình tình cờ mua sách rồi thấy xi nhê phía sau hoàn toàn khác với cuốn ra đầu tiên thế là mình biết nhà sách họ in thêm…

Nếu bạn phát hiện ra nhà sách làm thế thì bạn phải mail nói họ ngay, cần thì chụp xi nhê lại rồi gửi họ, buộc họ giải thích và đồng thời đòi nhuận.

Tình trạng này không hiếm, bây giờ một số nhà sách đã “giở chiêu" này đấy. Nếu bạn lơ là thì sẽ mất một khoảng tiền không nhỏ đâu.


6. Ứng xử với BTV khi gửi bản thảo

Đây là phần ngoài lệ, không liên quan đến hợp đồng. Mình chỉ muốn khuyên các bạn một vài điều khi gửi bản thảo đến nhà sách. Đơn giản thôi, đó là: Hãy luôn là một tác giả lịch sự và thân thiện. Bởi nếu bạn “tỏ ra ta đây” hay bằng chất giọng thúc giục quá đáng thì BTV sẽ mất thiện cảm và có nguy cơ bản thảo của bạn sẽ bị loại từ vòng gửi xe.

+ Nếu BTV bảo bạn cắt bản thảo quá đáng

Đôi khi có nhiều BTV không muốn nói thẳng mà “từ chối khéo” bằng cách bắt bạn cắt lược bản thảo một cách quá đáng (có khi cắt 1/2 truyện luôn) cốt để bạn tự rút bản thảo. Nếu rơi vào trường hợp "oái oăm" này thì điều bạn cần làm là đừng đôi co gì với họ cả mà hãy bình tĩnh hỏi họ lý do cắt nhiều như vậy là gì? Và nhờ họ đưa ra “gợi ý” cắt lược thế nào. Nếu bạn thấy vô lí và không thể cắt thì cứ lịch sự từ chối rồi rút bản thảo về. Còn nếu bạn vẫn muốn in thì cứ cắt theo ý họ. Tùy bạn lựa chọn.

+ Nếu BTV góp ý quá mức về bản thảo

Có vài BTV thích góp ý về ưu điểm, nhược điểm của bản thảo và vài BTV “ra tay” rất mạnh, có thể khiến bạn tự ái hoặc khó chịu. Nếu họ đồng ý in thì bạn có thể cố gắng xem qua bản thảo cần sửa chữa những gì và thương lượng rõ với BTV về những tình tiết mà theo bạn là vẫn ổn, không muốn phải sửa. Còn nếu họ vừa chê vừa từ chối thì bạn vẫn cứ nhã nhặn cảm ơn họ là xong. Lời khuyên của mình là:

Đừng cố giải thích với họ rằng bản thảo của bạn hay ở chỗ nào!


Thứ nhất, văn chương không cần phải giải thích. Nếu bạn cứ giải thích thì bạn đã chứng minh là tác phẩm của mình “viết không ai hiểu”. Bạn viết ra một nội dung như thế và BTV chỉ cần đọc hiểu như thế là đủ. Thứ hai, nếu ngay từ đầu BTV đã không hiểu được cái hay trong tác phẩm của bạn thì dù bạn cố giải thích bao nhiêu lần thì họ cũng chẳng cảm ra đâu. Văn chương, quan trọng là ở cảm nhận từng người thôi.

Nếu bạn cứ cư xử lịch sự và hòa nhã như thế thì dù bị từ chối lần đầu thì bạn vẫn còn có cơ hội cho lần hai ở nhà sách đó. ^^

----------

III. Danh sách email các nhà sách

- Alpha Book: publication@alphabooks.vn

- Bách Việt: publication@bachvietbooks.com.vn

- Công ty Ngòi Bút Việt: Bientap.ngoibutviet@gmail.com

- Quảng Văn Book: info@quangvanbooks.com

- Amun Đinh Tị: info@dinhtibooks.com.vn

- Người Trẻ Việt, Văn Việt: nguoitreviet@gmail.com

- YOLO Book: banthaoyolobooks@gmail.com

- SkyBooks: contact.skybooks@gmail.com

- Cẩm Phong Book: publish.camphongbooks@gmail.com

- Phương Đông Book: nhasachphuongdong@yahoo.com

- Nhã Nam Book: banthao@nhanam.vn

- Hương Giang book: huonggiangbooks@gmail.com

- NXB Trẻ: tiepnhanbanthao@nxbtre.com.vn

- Newstarbooks: ns.newstarbooks@gmail.com

- Limbooks: banquyenlimbook@gmail.com hoặc chị Thủy: nhuthuy1982@gmail.com (mail cá nhân này đã được công khai)

- Kim Đồng: kimdong@hn.vnn.vn

- 1980 books: 1980books@gmail.com

- Huy Hoàng: huongnguyen92hd@gmail.com (mail cá nhân này đã được công khai)

- Đông Tây: doantuhoan@gmail.com (mail cá nhân này đã được công khai)

- Phúc Minh book (nhà này theo kiểu kinh dị và thiếu nhi nữa): phucminhbooks@gmail.com


-----------

IV. Danh sách email cộng tác của các báo

1. Chuyên mục Truyện ngắn - báo Hoa Học Trò: maihong1811@gmail.com

2. Mục Thơ tình - báo Sinh viên Việt Nam: tho.svvn@gmail.com

3. Truyện vui, thơ vui cho lứa tuổi học trò - báo Học Trò Cười: truyenvuihtc@gmail.com

4. Tạp chí Áo trắng: aotrang@nxbtre.com.vn

5. Trang viết tuổi hồng báo Thiếu niên tiền phong: ngoctntp@gmail.com

6. Sao Mai: hoanganhtntp@gmail.com

7. Phụ nữ Việt Nam: phunuvietnam@phunuvietnam.vn

8. Báo Mực Tím: truyennganmt@kqd-muctim.com

9. Báo Bút Hoa: buthoa@gmail.com

10. Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam: diendanvnvn@gmail.com


------------

Hi vọng những kinh nghiệm nho nhỏ trên của mình sẽ giúp ích cho 1 số bạn muốn in sách. Nếu có gì thắc mắc hoặc muốn trao đổi, các bạn cứ comment trong topic. Còn nếu muốn kín đáo, các bạn cứ gửi tin nhắn cho mình, mình sẽ trả lời. Và bạn nào muốn trao đổi qua facebook thì đây là địa chỉ của mình: https://www.facebook.com/anhtho.vat. ^^

Chúc các bạn may mắn!

Cảm ơn chị rất nhiều vì bài viết hữu ích này ạ! Em có một câu hỏi, không liên quan lắm đến việc gửi bản thảo đến các nhà sách lắm nhưng mong nếu chị biết, chị có thể trả lời em với ạ. Em muốn hỏi là chị từng có kinh nghiệm làm "Freelance writing job" chưa ạ? Em hiện đang quan tâm đến công việc này, mà chưa gặp được ai có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi làm một freelancer. Em cảm ơn chị rất nhiều ạ!
 
Bên trên