Góc nhìn giữa độc giả và tác giả viết trinh thám

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.249
Gạo
5.253,0
Trinh thám trước nay luôn là một đề tài cực khó nhưng cũng là một mảnh đất cực kì thu hút các tác giả trẻ. Bởi vì, khi đã chinh phục được mảng văn học này, thực sự người viết sẽ có cảm giác vô cùng hưng phấn. Tuy nhiên, đây cũng là vùng đề tài cực kì mạo hiểm và đầy thách thức, đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại cũng như một vốn kiến thức đồ sộ, tài năng biến hóa ngôn từ cực nhạy bén của chính các tác giả. Ở một khía cạnh khác, có đôi khi chính sự tham vọng của những tác giả viết trinh thám lại trở thành bức tường ngăn cách, khiến người đọc khó tiếp cận được với tác phẩm của mình. Sau đây, với một số kinh nghiệm đã từng trải qua, mình xin phép đưa ra những sự lệch pha, chưa thống nhất giữa tác giả và độc giả xung quanh câu chuyện viết “trinh thám”

1. Tác giả ôm đồm quá nhiều kiến thức. Độc giả lại không cần những thứ quá phức tạp

Có đôi khi, người viết tham vọng đưa ra khá nhiều tình tiết lắt léo, kiến thức đồ sộ nhưng lại quên mất rằng không phải độc giả nào cũng có thói quen google search chỉ để đọc một cuốn sách. Vậy nên, kiến thức vừa đủ. Còn lại, chúng ta nên tiết chế. Đừng nên quá phức tạp hóa các vấn đề đơn giản

2. Tác giả cùng lúc đứng trên góc nhìn của cả ba người: tội phạm, nạn nhân và điều tra viên. Độc giả chỉ có thể đứng trên góc nhìn của một trong ba.

Tác giả là một kẻ “biết tuốt” trong trường hợp này nên nhìn thấu mọi thứ đang diễn ra. Nhưng đôi khi tác giả lại quên mất rằng, người đọc không hề đứng trên góc độ đó. Có những khi tác giả “lỡ” để cho nhân vật của mình “sơ ý, buột miệng” nói ra những điều mang tính phỏng đoán nhưng lại “ăn may trúng phóc”. Xảy ra điều này bởi vì tác giả chưa đặt mình vào vị trí của độc giả- những kẻ chỉ quan sát chứ không hề được biết quá trình giăng bẫy diễn ra như thế nào. Ví dụ như, khi xuất hiện một đám đông mà nhân vật của anh ta chỉ có thể nhìn từ phía xa, việc khẳng định “Đằng kia đang có một vụ giết người” là khá khiên cưỡng. Độc giả nếu đọc kĩ có thể vô tình phát hiện ra điều đó, nhưng tác giả lại là người hay dễ bỏ quên những tình tiết nhỏ.

3. Tác giả là người biến những điều phức tạp trở nên đơn giản. Còn độc giả là người biến những điều đơn giản trở nên phức tạp

Đây là cái hay của trinh thám. Một tác giả làm được tốt điều này, tác phẩm của anh ta sẽ thành công.

Đánh lừa độc giả là điều mà tác giả phải làm. Trong suốt quá trình diễn ra, tác giả sẽ là người đặt ra những cái bẫy để đánh lạc hướng độc giả. Để rồi cuối cùng, khi mọi chuyện đi đến hồi kết, khi độc giả phát hiện ra: “Ồ, thì ra chỉ đơn giản như thế! Vậy mà mình không nghĩ ra” Đó mới là thành công của trinh thám.

Độc giả thường hay suy nghĩ mọi chuyện theo hướng phức tạp hóa vấn đề. Bởi vì mỗi người sẽ có một tư duy khác nhau. Họ sẽ tự tưởng tượng ra quá trình, suy đoán, lập luận và mong chờ đáp án từ tác giả. Nhưng mỗi ổ khóa chỉ có một chiếc chìa. Hãy để đến khi gấp lại trang sách cuối cùng, người ta thừa nhận, ồ, chỉ có một đáp án duy nhất đó thôi, đơn giản vậy thôi mà mình nghĩ không ra. Và không cần phải quá phức tạp giống như mình nghĩ. Để độc giả thích thú mà reo lên và vỗ bàn hưởng ứng. Đó là chính là mong muốn lớn nhất của tác giả

Trên đây là một số chia sẻ của mình về góc nhìn 2 chiều giữa tác giả - độc giả. Các bạn độc giả hay tác giả còn muốn chia sẻ thêm điều gì nữa thì hãy chia sẻ để các tác giả có thể làm tốt hơn và các độc giả có thể hiểu được tác giả hơn nhé!

107872190_1932477123552156_5482273320982196904_n.jpg
 

lâm băng1997

Gà cận
Tham gia
17/4/20
Bài viết
498
Gạo
0,0
Re: Góc nhìn giữa độc giả và tác giả viết trinh thám
Dài quớ....!
 

kt.huyetvu

Gà con
Tham gia
5/5/19
Bài viết
4
Gạo
0,0
Re: Góc nhìn giữa độc giả và tác giả viết trinh thám
Cảm ơn chị đã chia sẽ điều này. Em nghĩ đây là điều cơ bản có thể giúp cho những bạn muốn dấn thân vào con đường này hiểu và định hướng rõ hơn.
Với góc nhìn của độc giả, em thấy trinh thám đòi hỏi yếu tố logic và tư duy phản biện rất nhiều. Truyện, bên cạnh nghệ thuật ngôn từ, cách hành văn... mang đến cảm xúc cho độc giả, nó nằm ở khả năng mô phỏng thực tế và tính logic. Một bộ truyện trinh thám càng dựng nên những vụ án chân thật, những tình tiết phá án, nhưng thông tin hợp lí, chặt chẽ lại càng hay, bởi vì có nhiều độc giả (trong đó có em) đọc truyện không chỉ vì thưởng thức sự kịch tích của trinh thám, mà tìm kiếm cái khả năng phá án. Giống như một bài toán, độc giả cũng tìm kiếm lời giải cho vụ án, nếu tác giả không cho đúng và đủ những dữ liệu cần, thì kết quả cuối cùng đưa ra sẽ gây ra sự phi logic. Khả năng ngôn từ đóng vai trò quan trọng nhất để dẫn dắt cảm xúc độc giả và mang lại cái sự kích thích của truyện trinh thám, nhưng đôi khi các tác giả quên mất yếu tố logic vào đó. Với những độc giả "tỉnh", họ sẽ nhìn vào những dự liệu để phân tích và lập luận nhiều hơn, chứ không để câu văn dẫn dắt, và họ sẽ thắc mắc rất nhiều, tại sao lại phá án theo chiều hướng đó, tại sao lại nghĩ về theo hướng này. Nên một bộ trinh thám hay và thành công, nó còn cần khả năng kiểm soát dữ liệu đưa vào trong bài, cho phép độc giả được suy luận, và sau đó đưa những hướng giải quyết hợp lí. Cho đến cuối truyện, tổng kết lại toàn bộ vụ án, cái hay phải trầm trồ đằng sau, chính là tài năng phá án, khá năng lập luận, và sự thán phục về "lời giải" đầy tuyệt vời.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lâm băng1997

Gà cận
Tham gia
17/4/20
Bài viết
498
Gạo
0,0
Re: Góc nhìn giữa độc giả và tác giả viết trinh thám
Bên trên