Truyện ngắn Hãy sống cho nhau

LanHoaPhuong

Gà con
Tham gia
25/7/16
Bài viết
3
Gạo
0,0
HỒI KÝ CỦA BÉ THẮM


Ai cũng có một tuổi thơ

Từ bé tôi đã được đọc, được học những trang sách viết về tuổi thơ, những làng quê gắn với những con sông xanh biếc, giếng nước, cây đa đầu đình, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Thế mà tôi lại chẳng thấy quê tôi giống như thế chút nào, cũng là một làng quê Việt Nam nhưng chẳng có con sông xanh biếc thay vào đó là một con suối nhỏ len lỏi chảy từ đầu làng đến cuối làng, cũng chẳng có cây đa, giếng nước mà nước là lấy từ những chiếc máng tre bắc từ trên đỉnh núi xuống lấy nguồn nước mạch trong suốt, nước ăn, nước uống cả làng tôi đều lấy từ trên núi.

Quê tôi còn nghèo lắm, chẳng đẹp hay lãng mạng như những bộ phim tôi được xem bố mẹ tôi cũng như những người ở cái làng nhỏ bé này suốt ngày làm việc quần quật kiếm miếng cơm, vậy mà vẫn nghèo.

Khi lũ chúng tôi còn nhỏ, chẳng suy nghĩ gì nhiều, đi học về là quăng cặp sách, cứ quan niệm rằng buổi tối mới là giờ học, sau đó đi chăn trâu,nó như một thói quen vậy, lúc nhỏ chúng tôi chỉ nghĩ chăn trâu là nhiệm vụ của những đứa trẻ như tôi lớn lên sẽ là một nhiệm vụ khác,có lúc còn nghĩ, mấy con trâu chỉ thích được những đứa trẻ chăn thôi, và đó không phải là một công việc.

Tôi có 2 đứa bạn tạm gọi là thân, chúng tôi học cùng nhau, bằng tuổi . Một đứa là em họ tôi ở nhà thường gọi là Cún Linh , vì bằng tuổi nên chẳng bao giờ nó gọi tôi bằng chị,cứ tao mày riết thành quen, có khi bố mẹ nó nhắc phải biết trên dưới nhưng được vài bữa nó lại quên và tôi cũng quen với điều đó.

Cứ đi học về là ba đứa chúng tôi ( tôi, Cún Linh và Tèo Mận) ăn cơm qua quýt là hẹn nhau ở ngã ba đầu làng dong trâu đi chăn tận trong đồi. Quê tôi ở miền núi nên không có những bãi cỏ rộng bát ngát ỏ đồng bằng hay triền đê dài để thả những cánh diều.

Những trò chơi khi đi chăn trâu của chúng tôi là len lỏi trong những bụi rậm tìm nhũng loại cây loại quả quen thuộc, bông lau non, quả song, quả dâu da, quả bứa…… Rồi còn dựng lều đi đào những củ sắn, củ khoai, bắp ngô bỏ vào ống nứa lam lên như nhứng cơm lam vậy, ăn thơm và bùi hơn luộc ở nồi, rồi chơi trốn tìm, chặt nứa kết lại làm thành những chiếc bè mang xuống suối chèo chống hay dong trâu dọc theo bờ suối là chúng tôi lại đi câu. Thích nhất có lẽ là mùa hè khi chúng tôi được nghỉ học, đi chăn trâu là mỗi đứa mang một cái bao tải đi kiếm măng, những ngọn măng nứa bóc hết lớp bao bên ngoài bỏ vào bao mang về bán cho…. Bố mẹ cũng được ba đến bốn nghìn cho vào con lợn đất để đầu năm học mua được chiếc bút hay quyển vở là thích lắm.

Tôi còn nhớ con Tèo có nhỏ em hay gọi là Tí, con bé kém chúng tôi 3 tuổi, mỗi lần đi chăn trâu là nó đòi theo nằng nặc, cũng chính vì thế có một chuyện đáng tiếc xảy ra ám ảnh tôi suốt một thời gian dài.

Lúc đó là chúng tôi đang trong thời gian nghỉ hè, trời nắng khá to, mùa hè là mùa măng nứa, chúng tôi cũng chỉ mới 10 tuổi,cái tuổi chưa đủ lớn để biết được nguy hiểm trog khu rừng “vàng”.

Con Tý nằng nặc đòi đi theo, nịnh nó thế nào cũng không được, bố mẹ nó thì đi làm hết mà bình thường nó cũng hay đi theo chúng tôi, nên không chần chừ gì cả, chúng tôi cho nó đi theo, dù sao thì cũng có cái lều, trời nắng thế này vào đó vừa mát vừa râm còn hơn nhà. Bốn đưá cun cút đi vào cái lều mà nhờ sự giúp đỡ củ bố con Tèo dựng lên che nắng, che mưa khi chúng tôi đi chăn trâu không kịp về. Trời vẫn nắng chang chang con Cún gạt gạt mấy sợi tóc vàng hòe lơ thơ vì dãi nắng nhiều bắt đầu lên tiếng vì thấy quá chán.

- Tẹo nữa tụ mình đi tìm măng đi, con Tí ở lại lều nhé, náng lắm.

- Không, cho em theo với, em không ở đấy một mình đâu, sợ lắm. con Tý phụng phịu.

- Nhưng nắng lắm, mày về ôm bố mẹ đánh tao. Con Tèo gắt gỏng

- Thôi đợi râm râm cho nó theo cùng, đi gần gần đay thôi. Tôi lên tiêng hòa giải khi nhìn thấy mặt con Tý như sắp khóc đến nơi và đó cũng là cái việc ngu ngốc, dại đột của tôi khiến sau này tôi cảm thấy ân hận.

Cả lũ bạn đồng tình vì nhìn con bé mắt đỏ hoe, vậy là mấy đứa ngồi lê la nói chuyện này, chuyện khác, nói chán lại ngồi hát cuối cũng thì nắng cũng dịu đi nhiều và đến lúc chúng tôi vào công cuộc … kiếm tiền. nắng dịu,mấy con trâu cũng căng cái bụng tròn tròn, buộc mỗi con vào một bãi cỏ chặt thêm ôm lá tai voi ( loại lá trâu thích ăn) thế là yên tâm đi kiếm măng.

Con Tý thích lắm, nó chạy lăng xăng khắp nơi mặc cho lũ muỗi mùa hè ù ù như cả trăm con hay mấy con vắt ngo ngoe trực hút máu.

- Ê chúng mày, quả trứng gà rừng kìa. Con Cún la lên thích thú

- Thơm quá chị ơi. Con Tý lanh chanh đã hái được một quả trên tay

- Phải không ? tao chưa thấy quả này bao giờ

- Bố tao bảo quả này ăn ngon lắm, ngày xưa nhều nhưng giờ phá làm nương hết rồi.

- Thật không chị? Cái Tý nhanh nhẩu mắt nó cười cười thchs thú.

- Thật chứ. Bố tao bảo ngày xưa không có gao ăn toàn phải ăn nhũng quả rừng này thôi. Nhìn vẻ mặt con Cún nghiêm túc.

Tôi hái một quả nhìn kỹ, nó có mùi thơm lạ lắm, thoang thoảng giống mùi của một loại hoa, nó tròn tròn giống quả trứng gà nhưng nhỏ hơn một chút, quả chín màu vàng chanh đẹp mắt bên ngoài phủ một lớp trắng như cái bánh rán bao đường vậy.

- Không ngon lắm đâu, em thấy nó chát chát, nhưng thơm thế nhỉ?

Tôi đang chăm chú quan sát quả “trứng gà rừng ” quay lại đã thấy con Tý ăn hết mấy quả rồi.

- Không ngon mà mày ăn nhiều thế? Con Tèo trừng mắt nhìn em.

- Hì hì .con tý cười nhăn nhở.

- Ý da, nó có cái hạt bé tẹo nè. Hì hì.

Con Cún với con Tèo cũng đang nhâm nhi nhưng có vẻ không ngon lắm nên 2 đứa ăn được mấy miếng đã vứt. tôi cũng cắn thử một miếng thấy có vị chua, chát chát nhưng cũng hơi đắng đắng không ngon tẹo nào. Vậy mà con Tý nó ăn được mấy quả liền. Có vẻ như chúng tôi còn quá ngây thơ khi nghĩ “ rừng vàng” nên không có gì nguy hiểm. Nhưng đến chiều khi chuẩn bị dong trâu về tôi cảm thấy tức tức bụng.

Con Tèo đang đi bên cạnh tôi bỗng rên ư ử

- Tao khó chịu quá bụng cứ sôi sôi

Nhìn quay lại tôi thấy con Cún mặt cũng tái nhợt, chả lẽ bị cảm hết cả đám. Tôi đang nghĩ bỗng con Tèo hét lên.

- Quả trứng gà

Ba đứa nhìn nhau, không ai bảo ai chạỵ thẳng về phía cái lều nơi con Tý đang ở đó, nó kêu đau bụng nên xuống trước chúng tôi.

Trong cái lều, mọi thứ bị xáo trộn, mấy chai nước văng tóe lung tung, mũ nó bị xé nát, con Tý nằm thở dốc như không còn chút sức lực nào, mắt nó trợn trừng , tay nó buông thõng , miệng sủi từng đợt bọt trắng chảy tràn xuống cổ, bên cạnh lều vẫn còn lăn lóc mấy “ quả trứng gà”. Chúng tôi không còn nghĩ được gì cả đứa cầm tay, đứa cầm chân nó chạy nhanh nhất về nhà. Nhưng con Tý không qua khỏi, nó chết trên đường đến bệnh viện, còn ba đứa chúng tôi may mắn hơn khi chỉ vừa mới… nếm.

Hôm đưa đám con Tý ba chúng tôi vẫn ở viện, khi về nhà mẹ tôi có kể rằng mẹ con Tý như điên như dại, ôm cái quan tài hát ru như đang dỗ nó ngủ, cười cười nói chuyện như thể nó còn sống không ai cầm được nước mắt, có lẽ là do chúng tôi còn nhỏ và cha mẹ cũng không muốn chúng tôi luôn day dứt khi gây ra hậu quả như vậy nên bố, mẹ tôi không bao giờ trách tôi nhưng dù không trách nhưng tôi thực sự bị ám ảnh rất lâu, tôi nghĩ là con Cún và nhất là con Tèo cũng trong trường hợp tương tự như tôi vì cả tháng tôi không thấy mặt chúng nó ở đâu.

Tôi không dám qua nhà con Tèo lần nào nữa vì tôi sợ nhìn thấy khuôn mặt bầu bĩnh, cùng cái má lúm đồng tiền của con Tý trên bức ảnh thờ khi tôi sang thắp cho nó nén hương cùng với mẹ. Đêm đêm tôi vẫn bị ám ảnh bởi những giấc mơ, trong màn sương ảo ảo, con Tý đứng đó cười với tôi, tay nó vươn ra trước nói văng vẳng:

- Chị Thắm ơi,qua đây chơi với em, qua đây chơi với em.

Tôi chạy đến chỗ nó đứng cố gắng nhìn nhưng không thấy rõ nó, màn sương vẫn mờ ảo, đột nhiên khuôn mặt nó tái nhợt đáng sợ.

- Chị thắm ơi, em đau bụng quá, cứu em,cứu em. Tiếng nó văng vẳng rồi khuất xa dần, xa dần.

Và lần nào cũng vậy, ú ớ một trận, vùng dậy toát hết mồ hôi, bố mẹ tôi chạy vào ôm chặt lấy tôi vỗ về.

- Bé Thắm không sao đâu con, không sao đâu.

Có lẽ thời gian là liều thuốc hữu hiệu nhất cho những nỗi buồn của quá khứ , hai tháng sau bắt đầu năm học mới cũng là lúc tôi gặp lại hai đứa bạn của mình, nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai trong những đứa trẻ như chúng tôi nhanh hơn là những con người đã trưởng thành, con Cún vẫn vậy, con Tèo có vẻ gầy và đen hơn trước và nó cũng ít nói hơn, nhưng đến giữa năm học nó dần hoạt bát hẳn lên và lại trở lại là con Tèo mà tôi biết. Nhưng bố mẹ nó thì có lẽ không thể nào vượt qua được, nhất là mẹ nó, từ ngày con Tý mất đến giờ mẹ nó lâu lâu vẫn như người mất hồn, đến bữa cơm lại lẩm bẩm:

- Con Tý đi đâu đến giờ này chưa về nữa rồi lại sai con Tèo đi gọi, nó lại ngây thơ, ngơ ngác nói:

- Em Tý chết rồi mà mẹ.

- Ừ nhỉ. Mẹ nó nước mắt lưng tròng nói một câu đó rồi tự nhiên vui vẻ múc một bát cơm để lại một ít thức ăn rồi lại lẩm bẩm:

- Để phần tý nữa nó về nó ăn.

Cứ như vậy rồi cũng quen, mẹ nó vẫn để phần một bát cơm mỗi khi ăn, và cuộc sống cứ như thế tiếp diễn.

Chúng tôi lại trở về với công việc hàng ngày, sáng cắp sách đế trường, chiều về hẹn nhau đi chăn trâu,với những trò chơi , những thú vui trẻ trâu.

Mùa đông thích nhất là đi đào cua đá, Cứ khi nào gần tết trời rét căm căm,là ba đứa lại vác cuốc xẻng lên đầu nguồn con nước đào bắt những con cua đá. Lần nào cũng vậy, khi đi thì hào hứng lắm nhưng khi về thì thở không ra hơi, người lấm lem bùn đất mà bắt cua đâu có phải dễ nó chui tịt trong hang hay thì toàn khe đá, có lúc bắt được con cua thì tay chân cũng trầy xước hết mà chưa kể bị nó kẹp đau phát khóc lên được, nhưng nhìn những con cua to gần bằng cái bát con ăn cơm, màu tím lịm hay vàng ươm là vui nhất, tối về lại có bữa xôi cua với cơm nếp dẻo thơm của mẹ thì cứ phải nói là mê li.

Cuộc sống của chúng tôi cứ thế trôi đi với những công việc quen thuộc như được đặt sẵn cho từng người, rồi nó cũng không được yên bình nữa là khi nhà con Tý xảy ra chuyện,khi đó chúng tôi đang học lớp chín, bố của cái Tèo đột ngột bỏ đi, bệnh mẹ nó ngày càng nặng trong khi đó nó còn một đứa em trai kém nó những chín tuổi.

Chắc có lẽ bố nó không chịu được cảnh một bà vợ điên điên dại dại với hai đứa trẻ nheo nhóc, trách làm sao được khi cái khốn khó đẩy người ta đến bước đường cùng. Từ hôm bố nó đi nó không còn đi học nữa, nó lại trở lại với cái trạng thái lầm lì, mắt lúc nào cũng ướt ướt, tôi với con Cún thương nó nhiều lắm, chúng tôi thường qua nhà nó giúp mẹ con nó mỗi khi rảnh rỗi, bố mẹ tôi, bố mẹ con Cún cùng làng xóm cũng giúp đỡ nó rất nhiều nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám hoài ở cái làng nhỏ bé này nên cũng chỉ giúp được phần nào. Thật may mắn khi họ hàng nhà con Tèo bị thất lạc tìm được mẹ con nhà nó, chúng tôi mừng cho nó nhưng thật sự buồn vì nó sắp đi, mẹ nó và chị em nó sẽ đi lên thành phố sống với họ hàng bên mẹ nó,chữa bệnh cho mẹ nó, mộ con Tý tạm thời để cho người nhà họ hàng xa trông nom. Ngày chia tay chúng tôi buồn lắm nhưng biết làm sao được, đó là một sự may mắn rồi.

- Mày nhớ viết thư cho bọn tao đấy. Con Cún rưng rức, làm tôi cũng hứt hứt khóc theo.

- Hè được nghỉ nhớ về đây thăm bọn tao đây. Tôi sụt sùi

- Được rồi. Giọng con Tèo nghẹn lại nó chạy lại ôm chầm lấy hai đứa chúng tôi, ba đứa cứ thế ôm nhau khóc làm cho bố mẹ phải gỡ chúng tôi ra.
upload_2016-7-25_16-46-39.png
upload_2016-7-25_16-46-39.png
upload_2016-7-25_16-46-39.png


Vậy là một trong ba đứa đã đi theo một con đường khác, còn lại tôi với con Cún,mấy ngày đầu chúng tôi như người mất hồn, đi học hay làm việc gì chẳng thấy vui, cứ làm cho qua ngày, chúng tôi cũng ít gặp nhau hơn, có lẽ việc con Tèo đi đột ngột làm cho chúng tôi thấy hụt hẫng quá nhiều. Và đi rồi những lời hứa hẹn cũng mất tích theo nó luôn.
Thời gian lại trôi và chúng tôi vẫn phải tiếp tục cuộc sống, bắt đầu lên cấp ba thì nhà tôi có chuyện, chị tôi yêu một anh chàng trên tỉnh bỗng nhiên bỏ đi, ba bốn ngày rồi mà không thấy về, thảo nào dạo này tôi thấy chị lạ lắm, có lúc chị cười một mình, tối đến lại xin phép bố mẹ tôi đi chơi với đám bạn. chị cũng đã lớn bố mẹ tôi cũng không ngăn cấm gì chỉ khyên chị tôi có thương đám nào thì để bố mẹ tôi thu xếp, nhưng cứ nói đến chuyện đấy chị lại vùng vằng bỏ đi. Dạo gần đây chị không đi chơi nữa suốt ngày ủ rủ, mệt mỏi rồi một ngày chị để lại một lá thư thấm ướt những giọt nước mắt của chị, chị nói rằng chị xin lỗi bố mẹ tôi, chị đã chót dại có bầu với người ta nhưng khi báo tin chị lại bị ruồng bỏ, rằng chị không còn mặt mũi nào để ở lại ngôi làng này được nữa và cầu xin bố mẹ tôi đừng đi tìm chị. Cũng từ ngày chị đi mẹ tôi hoàn toàn gục ngã, bao nhiêu của cải trong nhà có giá trị một chút cũng bán để lấy tiền cứu mẹ tôi, chị thứ hai của tôi phải nghỉ học đi lên thành phố kiếm việc làm thêm phụ giúp bố, tôi cũng xin bố cho mình nghỉ học đi làm nhưng bố tôi nói rằng bố vẫn còn cố được, lúc đó tôi bắt đầu học lớp mười.

Bao nhiêu tiền thuốc men cũng chỉ giữ được mạng sống của mẹ tôi, khi hết tiền bố tôi đành phải đưa mẹ về, mẹ tôi về nhà không thể làm được một việc gì cả ngoài việc ở nhà trông nhà. Mẹ tôi không đi được mà chỉ nằm hoặc mỏi thì ngồi trên chiếc giường nhỏ hẹp. Tôi đi học cách nhà khá xa, tôi phải ở lại ký túc xá đến chiều thứ bảy tôi với con Cún mới đạp xe về, về đến nhà là tôi lao đầu vào công việc vì nhà neo người và vì chữa bệnh cho mẹ nên bố tôi đã phải bán hết đi đần trâu nên tôi cũng dần quên những ngày chăn trâu hát hò cùng mấy đứa bạn, tranh thủ được ngày chủ nhật tôi đi lam thuê, ai thuê gì làm đấy, cắt cỏ, cấy hái, cuốc đất thậm chí là bốc vác và sáng sớm thứ hai lại đạp xe đi học, cuộc sống vẫn cứ như thế cho đến một ngày bố tôi báo tin rằng đã có tin tức của chị tôi.

Đã gần một năm trôi qua rồi, ngày mai chị tôi về nhà, ngày mai cũng là thứ bảy tôi được về nhà, có lẽ gia đình tôi sắp được đoàn tụ. Vui quá. Trời sắp có một cơn mưa to rồi, làm tôi thấy dễ chịu. Cuộc sống lại tươi đẹp và rồi mọi chuyện đau buồn sẽ qua.

NƯỚC MẮT CÚN LINH


Hôm nay trời thật đẹp mát mẻ, cơn mưa đã đi qua rồi và sau cơn mưa tôi không thấy có nắng, tôi đang nằm ở bệnh viện thì bác Tuấn ( bố của bé Thắm) đưa cho tôi một cuốn sổ, nó mỏng như một quyển vở và trang đầu tiên là có hình của ba đứa bạn thân trong đó có tôi, tôi đích thị là cái con Cún nhân vật trong quyển sổ này. Khi đưa cho tôi bác Tuấn có nói nghẹn ngào:

- Cháu cầm lấy, của Bé Thắm để lại, bác định đốt đi cho nó nhưng có hình của mấy đứa nên bác đưa lại cho cháu giữ.

Tôi hiểu rồi,ngày hôm sau Bé Thắm về vào chập tối, trời vẫn mưa nhưng vì nhà có tin vui nên vội vã về, tôi phải ở lại ngày hôm đó để tập văn nghệ, ngày hôm sau tôi được hung tin khi đi qua đoạn cua trời tối, mưa to từ hôm trước đất lở vùi lấp Bé Thắm của tôi đến tận sáng hôm sau mới tìm thấy xác. Chuyện vui bỗng dưng thành chuyện buồn, về nhìn thấy khuôn mặt vẫn còn nét cười của người chị, người bạn thân của mình tôi thấy xót xa, đầu óc choáng váng và khi tỉnh lại tôi đã thấy mình nằm trong viện. Tôi sẽ là người tiếp tục cuộc sống đang tiếp diễn trong cuốn sổ nhỏ bé này.

Mấy ngày sau tôi được ra viện, về nhà nghe kể lại đám tang Bé Thắm mà tôi vẫn không tin được, tôi thấy mình mất điều gì đó quan trọng lắm,cảm tưởng tim tôi bị bóp nghẹn, nó khó chịu, tôi như muốn nổ tung,nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp tục và tôi vẫn phải đi qua những nỗi đau để có thể sống tiếp cả tuổi trẻ của chị tôi và cũng là người bạn tri kỷ của tôi.

Làng tôi vẫn thế, sau bao biến cố xẩy ra, ngày Bé Thắm mất cũng là ngày bác Tuất ( mẹ Bé Thắm) đột quỵ. Bác không thể qua khỏi khi chưa đến dỗ 49 ngày của con, tang chồng tang, chị Cả như điên như dại nhận lỗi lầm đó thuộc về mình, bác Tuấn gầy sọp đi, khuôn mặt hóc hác, mái tóc hoa râm giờ bạc trắng gần hết, đôi mắt bạc phếch vô hồn, tiễn con đi chưa lâu rồi lại tiễn vợ,nhà bác tôi ngập trong mùi hương và tang tóc, nhìn bác tôi thật sự xót xa, làng tôi chìm trong yên lặng, ra ngoài đường gặp ai cũng cúi mặt không buồn nói chuyện. Thế rồi mọi chuyện cũng phải trôi theo thời gian, như để bù đắp cho lỗi lầm của mình, chị Cả nhà bác tôi trở thành một con người mạnh mẽ, chị gạt nước mắt lo toan tất cả các công việc trong gia đình, bác Tuấn ngày càng yếu và chị trở thành người trụ cột trong gia đình, chị Hai nhà bác cũng được chị cho đi học nghề may, sau bao nhiêu ngày bỏ nhà đi chị cũng học được nghề may vá , chị khéo tay và chịu khó nên gia đình nhà bác tôi cũng dần đi vào ổn định, bác Tuấn phần nào cũng nguôi ngoai vì có đứa cháu ngoại lém lỉnh, đáng yêu phần nào bù đắp những nỗi đau đã trải qua.

Và giờ tôi cũng đang chuẩn bị tốt nghiệp lớp mười hai, việc học cũng như công việc của gia dình dồn dập khi bố tôi đi làm xa nhà làm tôi không còn thời gian để đau buồn nữa, tuy nhiên mỗi tối tôi vẫn ngồi nhìn tấm ảnh đen trắng chụp hình ba đứa mà nước mắt tự rơi.

- Tèo à. Bé Thắm mất rồi mày biết chưa, mày hứa với bọn tao là đi sẽ hồi âm sao giờ biền biệt, mày có ở đâu cũng phải về quê thắp cho bé Thắm một nén nhang chứ, Thắm mong mày về lắm mày biết không?

Cận ngày thi tôi nhận được cái tin sét đánh, ba tôi bị tai nạn, ngã từ giàn giáo xuống không biết sống chết thế nào, không suy nghĩ tôi chạy như bay vào bệnh viện, không xác định được bố mình ở đâu, vừa chạy tôi vừa khóc và không quan tâm những người xung quanh đang nhìn mình.

- Cún Linh . Tiếng gọi giật làm tôi đang chạy quay ngoắt lại. Là chị Cả. tôi chạy đến ôm chị thật chặt bật khóc nức nở.

- Bố em, bố em…

- Không sao đâu, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Chị vỗ vỗ nhẹ vào vai tôi an ủi.

Mọi chuyện cũng ổn thật khi bác sĩ thông báo bố tôi đã qua cơn nguy hiểm nhưng chỉ là bố tôi sống thôi, nhìn bố nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện nồng nặc mùi cồn, tôi bất giác rùng mình. Bố tôi cuốn băng trắng toát nằm bất động như không phải là một cơ thể sống, thằng Cáo em tôi khóc lóc thê thảm, gọi tên bố đến mức chị Cả phải đưa nó về nhà ở với bác tôi, mẹ tôi thất thần như người mất hồn, có lẽ giờ tôi mới nhìn kỹ mẹ mình như thế nào, cai dáng gầy gò nhỏ con, xương xẩu, chiếc áo sơ mi ngả màu bạc phếch có lẽ là chiếc áo lành lặn duy nhất của mẹ, cũng đúng thôi, mẹ tôi mặc cảm vì đau ốm không làm gì giúp được cho chồng con nên chẳng bao giờ mẹ dám mua đồ gì cho mẹ mặc, một mình bố tôi đi làm nuôi cả nhà nên giừ bố nằm đây thực sự tôi không giám nghĩ đến những ngày tiếp theo như thế nào.

Cuối cùng thì tôi cũng cố để tốt nghiệp, ngày tốt nghiệp bạn bè có đứa tính đi học nghề, đứa nào có chí hướng , có điều kiện thì tính thi cao đẳng, đại học. Riêng tôi chỉ mong mong tốt nghiệp để không phải tốn tiền của bố mẹ,và về nhà làm việc giúp bố mẹ, thằng Cáo em tôi gần như sang ở hẳn với nhà bác Tuấn, dù gì nó cũng sắp học cấp 2,nó sang đó chăn trâu cho bác và chị Cả lãnh trách nhiệm nuôi nó luôn. Sau hai tháng thì bố tôi được về nhà, bố tôi về và may mắn giũ được mạng sống nhưng giờ bố tôi chẳng khác nào một đứa trẻ phải có một người chăm sóc, ăn cơm, uống nước đi vệ sinh, tắm rửa và mẹ tôi là người làm những công việc đó, mà cũng lạ từ ngày bố tôi bị như vậy, mẹ tôi khỏe hẳn lên, không còn thấy mẹ phải uống thuốc nữa, tôi có hỏi thì mẹ bảo mẹ khỏe rồi nhưng tôi biết có lẽ mẹ đang chịu đựng, công việc đồng áng mẹ vẫn làm đều đều với việc chăm sóc bố, tôi cũng cố gắng giúp đỡ mẹ rất nhiều, nhưng hoàn cảnh hai mẹ con cũng không khá gì, bố tôi thì vẫn phải dùng thuốc, mẹ tôi ngày càng yếu nhưng tôi biết mẹ tôi đang cố gắng rất nhiều.

Mọi chuyện cũng bắt đầu sáng sủa hơn khi chị Hai nhà bác Tuấn xin phép cho tôi lên bán hàng ngay chỗ chị học may, ở đó họ đang tuyển người, cũng chần chừ, lo lắng nhưng rồi vì sự tin tưởng nên mẹ đã cho tôi đi, tôi vui lắm khi sắp giúp được bố mẹ rồi.

Tôi làm ở đây cũng đã được gần bảy tháng, tôi cũng đã nhiều lần gửi tiền về cho bố mẹ, hôm tôi xin phép về nhà, cả nhà đều nói tồi trắng trẻo, ra dáng một thiếu nữ chứ không gầy còm, đen nhẻm như con Cún thời chăn trâu, cắt cỏ.bố mẹ tôi cũng được tôi giúp phần nào tinh thần cũng tốt hơn trước. Vừa hôm qua thôi tôi mới từ nhà lên đã gặp ngay bà chủ, bà sởi lởi lạ thường, nôm na bà nói với tôi là muốn đi làm ở nước ngoài hay không thu nhập gấp cả chục lần ở đây, mà đi hai năm thôi mỗi năm có thể về nhà một lần, về nhà có thể xây nhà lầu, mua xe hơi, tối đến tôi thủ thỉ nói chuyện với chị Hai, chị có vẻ thích thú lắm, chị nói đã gặp nhều người đi về giàu có, mà ngay trước mắt cái nhà may này người chủ cũng đi lao động nước ngoài về có tiền nên mở đấy, với lại đi có hai năm nhanh không ý mà, chị Hai cũng muốn đi vì làm ở đây cũng không ổn định lắm. Chúng tôi có tính về hỏi ý kiến bố mẹ nhưng suy nghĩ một hồi tôi quyết định viết một lá thư và đi.

Trong thư tôi nói dối bố mẹ là tôi khéo tay nên được bà chủ cho đi học nghề may, như vậy tôi sẽ không có thời gian về quê thăm bố mẹ mà chỉ có thể gửi tiền về thôi.

Thậm chí tôi chẳng còn thời gian để nhận thư của bố mẹ nữa, và chỉ còn hai hôm nữa là tôi đi rồi, bỗng nhiên thấy nhớ nhà lạ.

Tôi chẳng biết làm sao mà đi nước ngoài vất vả vậy, đi xe rồi lại đi bộ, toàn chui lủi ở trong rừng nhiều hơn là đi ngoài đường, tôi bắt đầu cảm thấy không ổn tẹo nào cả nhưng có cả chị Hai tôi thấy yên tâm hơn, bảy ngày ròng rã cũng đã được nghỉ ngơi một chút khi chúng tôi được thông báo là đã đến biên giới, chúng tôi đi có khoảng gần hai mươi người, chủ yếu là phụ nữ trừ người bốn dẫn đường và người lái xe là nam giới. Sẩm tối chúng tôi không lết nổi bước chân nữa đành phải cắm trại ngay khu gọi là biên giới đó.

- Chị ơi em thấy có gì không ổn lắm, em thấy sợ lắm.

- Không sao đâu, vất vả lúc đầu nhưng mà sau này có tiền mày về chữa bệnh được cho bố mẹ.

- Chị ơi, liệu có phải bọn buôn người không chị? Tôi nói xong quay lại thấy chị Hai mặt tái nhợt, tôi lại tiếp: Không thì đi đường đường chính chính cần gì phải chui lủi thế này hả chị?

- Chả lẽ…. Chị ngập ngừng giọng run run.

Tự nhiên tôi thấy mình bình tĩnh đến lạ, tôi thủ thỉ với chị sợ những tên dẫn đường nghe tiếng.

- Đây vẫn là đất mình, là biên giới chắc chắn sẽ có đồn biên phòng, chị em mình bỏ trốn đi.

- Được không, trời tối thế này biết đi đâu

- Cứ đi, miễn là thoát khỏi bọn này

- Để đến nửa đêm khi mọi người ngủ chị nhé

- Ừ

Bên ngoài gió ù ù, tôi lẩm bẩm trong miệng : BéThắm ơi mày phù hộ cho tao nhé.

CHUYỆN MẬN KỂ


Làng tôi giờ đẹp quá,những khu nhà xây cao tầng giờ mọc lên nhan nhản, tôi chẳng còn nhìn thấy những đứa trẻ chăn trâu ở đâu nữa cả,ngoài ruộng là những chiếc máy cày chạy ầm ầm, mọi người đang tấp nập vào vụ mới đã chục năm rồi còn gì, hôm qua tôi vừa đưa con bé Miu ( con gái út tôi) đi thăm hai người bạn của mình, trên đường đi nó ngây ngô hỏi:

- Mình đi đâu hả mẹ?

- Mình đi thăm gì Tý, cô Bé Thắm với cô Cún Linh con ạ.

Tôi cùng con bé bước thong thả về phía khu nghĩa địa của làng cùng bó hương và ba bó hoa cúc trắng.

Ngồi trước hai nấm mộ sát cạnh nhau, tôi thủ thỉ tâm sự với hai cô bạn mình trong khi con gái tôi đang đi cắm hương ở các ngôi mộ khác:

- Tao vừa qua bên con Tý rồi, nhìn nó vẫn tươi tắn lắm, hai đứa bay dạo này sao rồi đáng lẽ tao về chúng mày phải ra tận cổng làng đón tao chứ, lại để tao phải lọ mọ đi tìm hai đứa mày, quá đáng vừa thôi. Chúng mày biết không, tao xin lỗi, xin lỗi đã không ở bên cạnh chúng mày, tao xin lỗi là những lá thư tao gửi đi lại không được đến tay chúng mày, làm tao trách chúng mày một thời gian vì tưởng chúng mày quên tao rồi, tao đi rồi cuộc sống cũng vất vả lắm, mẹ tao được chữa khỏi bệnh, tao cũng bắt đầu bù vào với công việc chỉ mong có một cuộc sống đầy đủ hơn và quên mất thời gian, tao về đây là để xin lỗi chúng mày vì mới mấy ngày trước tao tìm thấy đống thư tao gửi cho chúng mày biết địa chỉ nhà tao năm trong gác xép chứa đồ bỏ đi nhà dì tao, là do thằng em nhà dì tao.mới hôm trước tao còn đang tưởng tượng cảnh hai đứa mày chạy ra đón tao với một lũ con nheo nhóc, vậy mà giờ chỉ có tao nói, chúng mày im lặng thế? Chúng mày vẫn giận tao à? Ít ra chúng mày còn có nhau, còn được ở bên nhau, chúng mày độc ác lắm dám bỏ tao một mình.

- Mẹ ơi, mẹ ơi. Tiếng con bé Miu văng vẳng xa xa

Khi tỉnh dậy tôi đã thấy mình nằm trong nhà của BéThắm, chị Cả tươi cười bê bát cháo lên, mùi cháo thịt ngây ngấy làm tôi thấy hơi khó chịu.

- Ăn đi em, ăn đi lấy sức. Bé Miu lanh ghê, may có nó chạy về gọi không thì, chị không nói gì nữa

- Cảm ơn chị, nữa em ăn.

- Tèo à quên Mận này, Cái này em cầm đi. Tôi còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì chị đã đưa cho tôi một quyển sổ, nó mỏng và khi tôi lật trang đầu tiên có hình ảnh ba đứa tôi đang khoác vai nhau cười trong sáng, nụ cười không lo nghĩ. Đến trang cuối cùng tôi còn thấy hằn in trên đó là những vết máu khô, tôi dành cả chiều hôm đó để đọc những dòng chữ, lời văn của một cô bé cấp ba , lời văn của một cô gái bươn chải với cuộc sống và tôi là người tiếp tục bằng lời văn của một phụ nữ trưởng thành để có thể viết tiếp cuộc sống dở dang của cuốn sổ nhỏ bé này.

Tối đó tôi được nghe chi Hai kể về cuộc chạy trốn của chị và Cún Linh tôi khóc từ đầu câu chuyện cho đến khi câu chuyện kết thúc, chị cũng không cầm được nước mắt.

- Khi thống nhất với nhau vào nửa đêm, mọi việc có vẻ suôn sẻ,chị cùng Cún Linh đi thẳng vào bóng đêm vì đâu có xác định được phương hướng nữa, cứ đi thôi, đi lâu lắm nhưng hai chị em không dám chạy, sợ gây ra tiếng động thì nguy hiểm, cứ thế lao trong rừng, gai đâm rách toạc hết quần áo, xước hết tay chân rướm máu nhưng hai chị em không dừng lại, đến khi mệt nhoài, Cún nó thều thào, chị ơi nghỉ tý đã em sắp không đi được nữa rồi, trời vẫ tối om, hai chị em đến chỗ có gốc cây to ngồi phịch xuống thở dốc, rồi có lẽ do mệt nên thiếp đi. Bỗng nhiên chị bị lay lay dậy, giật mình mở mắt choàng dậy thấy Cún Linh ra hiệu im lặng, chị nghe thấy xa xa có tiếng bước chân huỳnh huỵch càng ngày càng gần, trời vẫn chưa sáng, hai chị em nín thinh không dám cựa quậy, tiếng bước chân ngày càng gần cùng những tiếng nói nhỏ nghe không rõ, rồi đột nhiên có ánh đèn chiếu rọi vào đúng chỗ hai chị em đang nấp

- Nó kia rồi. Tiếng gầm gừ của ông dẫn đường làm chị lúc đó chỉ muốn ngất xỉu.

- Chạy đi. Chị bừng tỉnh bởi tiếng Cún Linh, nó đẩy chị về phía trước rồi lao theo, chị cứ thế chạy chạy chạy, và Cún Linh cũng chỉ chạy sau chị vài bước, khi đó trời tờ mờ sáng.

Chạy như không còn biết trời đất gì nữa, chi còn không cảm thấy mệt mỏi lúc đó nữa, đang chạy chị nghe thấy tiếng : Đoàng. Chân chị bỗng không bước nổi nữa, chị đứng sững lại, chị không còn nghe tiếng chân của Cún Linh ngay đằng sau mình nữa, bất giác chị quay lại, Linh đang nằm úp không động đậy, chị chỉ kịp thét lên: Linh !rồi chị nghe thoang thoảng tiếng ai đó gọi mình và chị không còn nghe thấy gì. Khi chị tỉnh dậy thấy mình đã nằm trong bệnh viện hóa ra lúc đó có tiếng súng nên mấy chú biên phòng phát hiện ra và em cũng biết rồi đấy Cún Linh không qua khỏi, nếu chỉ có mình chị hoặc Cún Linh không đẩy chị chạy trước có lẽ… chị Hai bỏ lửng câu nói, nghẹn ngào.

Tôi òa lên khóc nức nở như một đứa trẻ, bé Miu thấy vậy chạy lại lo lắng hỏi han.

- Mẹ Mận có sao không mẹ Mận?

- Mẹ không sao đâu. Tôi cười nhìn con bé, mắt nó tròn xoe, ngây thơ.

Cuộc sống của quê tôi thay đổi rồi, bố mẹ của Cún Linh giờ sang ở với gia đình nhà bác Tuấn, sau bao biến cố xảy ra thì họ vẫn đứng vững và dựa vào nhau để sống, thằng Cáo Lâm, em Cún Linh đã sắp tốt nghệp cấp ba, ngày càng chững trạc hơn nhiều, chị Cả nhà bác Tuấn không đi thêm bước nữa mà ở vậy chăm sóc bố cùng với đứa con thơ, chị Hai cũng đã có gia đình riêng, bố mẹ Cún Linh cũng cũng vượt qua nỗi đau còn lo cho Lâm,hai gia đình bạn tôi cứ thế dựa vào nhau để sống, tôi cũng vậy, tôi cũng vẫn còn mẹ, còn em trai, còn gia đình và bé Miu, tôi may mắn hơn các bạn của mình khi sau bao nhiêu biến cố thì hiện tại vẫn được chứng kiến những thay đổi của cuộc đời, ở lại vài ngày cùng gia đình Bé Thắm và Cún Linh tôi xin phép trở về với gia đình mình, cầm tay con đi trên con đường thơm mùi rơm rạ, quay lại nhìn về phía chân đồi, lạ quá hôm nay tôi thấy ở đó có vài con trâu, nhìn kỹ hơn tôi thấy có hai cô bé đang vẫy vẫy tay chào chúng tôi. Tôi dừng lại cười cười vẫy tay chào, bé Miu giật giật áo tôi.

- Mẹ Mận, mẹ chào ai đấy? con chẳng thấy ai cả

- Mẹ à, mẹ đang chào tuổi thơ. Tôi cười cười nhìn về phía chân đồi, hai cô bé cùng đàn trâu đi vào con đường bên cạnh, đó là con đường quen thuộc hồi bé chúng tôi thường đi chăn trâu.

Nắng dịu nhẹ, một ngày mới bắt đầu, đây là trang cuối cùng của cuốn sổ,có lẽ tôi không nên viết tiếp vào một cuốn sổ mới, có lẽ từ giờ trở đi sẽ không còn khổ đau nào nữa. Trời không thể cứ mưa mãi được, có một vài ánh nắng xuyên qua của sổ, bầu trời trong xanh.

Tạm biệt nhé bạn của tôi, năm sau tôi sẽ lại trở về.
 

LanHoaPhuong

Gà con
Tham gia
25/7/16
Bài viết
3
Gạo
0,0
Re: Hãy sống cho nhau
Cảm ơn bạn nhiều nhé, mình sẽ khắc phục những hạn chế để bài viết được hoàn thiện hơn.
 

Ghoul

Gà con
Tham gia
4/8/16
Bài viết
20
Gạo
0,0
Re: Hãy sống cho nhau
Tuổi thơ ở làng quê thật giản dị và yên bình, không ồn ào như ở thành phố. Trẻ con thành phố suốt ngày chỉ biết ôm ipad, điện thoại, chơi game,... ngẫm lại thấy cũng chán. Nhưng nông thôn cũng còn nhiều khốn khó, thiếu thốn nhiều thứ khiến cuộc sống người dân vất vả. Đọc những câu chuyện của bạn tôi thực sự thương thay cho những con người ở đó. Dẫu biết đời người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng tôi tin rằng mọi sóng gió sẽ vượt qua nếu chúng ta đủ kiên cường và nghị lực.
 
Bên trên