Hoa nở dưới vực sâu - Cập nhật - Khê

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
180,0
bìa truyen.jpg

Tên truyện: Hoa nở dưới vực sâu
Tác giả: Khê
Tình trạng sáng tác: Cập nhật
Thể loại: Hành trình tuổi trẻ, hành trình trái tim
Giới hạn độ tuổi: Không
Cảnh báo nội dung: Ngoài những địa danh ra, toàn bộ nhân vật, tổ chức, tình tiết trong truyện đều là hư cấu, không nhằm ám chỉ bất cứ cá nhân, tổ chức nào, mọi sự trùng hợp nếu có chỉ là ngẫu nhiên.
Lời giới thiệu
Ở một thung lũng xa xôi, bao quanh là núi đồi, có loài hoa Đỗ Quyên vẫn lặng yên đợi chờ. Người đã đi qua mùa hoa nở đẹp nhất, người khiến những cánh hoa mỏng manh rung động, vĩnh viễn rung động.


Mối tình đầu trong lòng mỗi cô gái vốn chẳng thể nào nói quên là quên được. Vì ở những năm tháng thanh xuân đó, chúng ta đã gặp được người muốn níu giữ cả đời, nhưng lại không thể đưa ra được lời ước hẹn. Hồi ức năm ấy chính là một loại tiếc nuối…

Dù đã là câu chuyện của nhiều năm về trước, nhưng cứ mỗi buổi sáng tỉnh dậy giữa nỗi bâng khuâng khi kết thúc một giấc mơ dài, ngước mắt nhìn ra cửa sổ, hoài niệm về những điều xưa cũ, sẽ lại thấy nhớ rất nhiều về những con người đã đi ngang đời ta. Ai bảo:

“Mùa hoa năm ấy, là mùa hoa nở đẹp nhất.

Người thương năm ấy, là người tôi muốn giữ cho riếng mình…”

“Hoa nở dưới vực sâu” là câu chuyện tình cảm động của loài hoa Đỗ Quyên. Là những mảnh ghép về cuộc sống, về thiên nhiên dưới thung lũng bạt ngàn. Mỗi người dù không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng đều được chọn cách mình sẽ sống như thế nào.

(Rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.)








 
Chỉnh sửa lần cuối:

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
180,0
Chương 1: Bình yên dưới vực sâu

Tôi cũng không rõ mình đã sống ở thung lũng này bao lâu rồi, bởi mỗi ngày đều có hai tư giờ đồng hồ, mỗi tháng đều có ba mươi, ba mốt ngày, mỗi năm đều có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cuốc sống cứ bình dị, êm đềm trôi qua như thế ở một thị trấn nhỏ bé, xa lắc xa lơ.

Thị trấn Sa Pa[1] vốn là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước từ nhiều năm trở lại đây. Bởi lẽ, khí hậu nơi đây ôn hòa, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thi thoảng lại có tuyết rơi trắng xóa. Thiên nhiên cũng ưu ái ban tặng cho mảnh đất này không ít những thắng cảnh đẹp. Lại còn có đỉnh núi Fansipan[2] cao ngất ngưởng, thu hút không biết bao nhiêu du khách hiếu kỳ tìm đến để khám phá nóc nhà Đông Dương.

Nếu hỏi tôi tại sao lại lưu lạc đến thung lũng xa xôi này? Tôi nhất định sẽ tìm cho mình rất nhiều lí do để thuyết phục bản thân, thuyết phục gia đình và bạn bè. Mà lí do lớn nhất có lẽ là cái duyên với mảnh đất này, cái duyên với Pao.

Nhớ lại năm đó, trên các trang báo rầm rộ tin tức về một bé gái người Mông bị suy dinh dưỡng, cô bé 14 tháng tuổi nhưng lại chỉ vỏn vẹn 3,5 kg. Những hình ảnh “da bọc xương” đầy xót xa của bé Pao ở thôn Cát Cát[3] được một nhóm tình nguyện viên phát hiện ra và chia sẻ trên mạng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận xã hội và cộng đồng mạng.

Tôi năm đó cũng vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá chưa lâu, cuộc sống dường như vẫn đang đi vào một quy luật nhất định, rồi thì guồng quay của công việc, đời sống thường nhật cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Chẳng có gì mới lạ. Chỉ là đôi lúc lang thang trên vài trang mạng xã hội, lắng nghe vài bản nhạc, rồi lẳng lặng ngồi trước màn hình nhìn ra phố phường tấp nập mà cứ như mình bị tụt hẳn lại phía sau so với mọi người.

Khi tôi trông thấy hình ảnh của Pao trên trang Facebook, nhìn hình hài nhỏ bé, dáng vẻ ngơ ngác, gầy còm của bé gái 14 tháng tuổi, tôi ngẩn người… Đóng cửa, ngồi trước màn hình máy tính tìm hết tất cả các bài báo về Pao. Như một mối nhân duyên kì lạ, tôi bỗng quyết định bỏ lại mọi thứ, bất chấp mọi khó khăn và ngăn cản từ nhiều người, một mình khăn gói tìm đến thị trấn nơi Pao sinh sống, liên hệ với tổ chức thiện nguyện rồi nhanh chóng làm thủ tục nhận chăm sóc Pao với tư cách là một tình nguyện viên. Và cũng từ đó, tôi ở lại với mảnh đất này cho đến bây giờ.

Pao của tôi năm nay đã là một cô bé 6 tuổi xinh xắn, đáng yêu. Hiện tại, tôi và Pao đang sống trong một căn nhà nhỏ xinh dưới thung lũng Mường Hoa[4], cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 8km. Hai năm trước, tôi chính thức nhận nuôi Pao sau khi bố của Pao đi thêm bước nữa. Còn tôi thì vẫn luôn cố gắng làm việc để có đủ tài chính kinh tế đảm bảo cho Pao một cuộc sống tốt nhất.

Cuộc sống của tôi vẫn diễn ra đều đều mỗi ngày không khác trước kia là bao! Chỉ là có thêm bé Pao, có thêm những màu sắc mà cuộc sống tẻ nhạt trước đó của tôi chưa từng có. Mỗi ngày, tôi được làm công việc mà bản thân yêu thích, lại có một mục đích để sống, luôn có một tương lai để bước đến, và mãi mãi có một người để chờ đợi. Đó cũng chính là cuộc sống mà tôi đã lựa chọn…

Dù trải qua bằng ấy năm, nhưng thi thoảng vẫn có vài phóng viên, nhà báo tìm đến hỏi thăm và đưa tin về Pao. Chẳng trách được, tất cả mọi người đều muốn biết cô bé suy dinh dưỡng năm nào mà họ quan tâm giờ sống ra sao? Thay đổi thế nào?

Anh Chư là cán bộ xã Hầu Thào[5] vừa đến nhà chúng tôi thông báo về cuộc gọi xin phỏng vấn bé Pao từ một cơ quan báo chí nào đó trên thành phố.

Tôi vui vẻ đón tiếp anh Chư, người đã giúp đỡ tôi và Pao rất nhiều, bằng một chén trà Ô Long [6] thơm ngát do chính tay tôi tự pha.

Anh Chư nhận lấy chén trà, có chút ngại ngùng nói với tôi bằng chất giọng lơ lớ đặc trưng của nhiều người vùng cao khi nói tiếng phổ thông:

“Cô giáo Quyên này, bên báo gì ở trên thành phố lại gọi điện về xã San Sả Hồ muốn xin đến tận nơi ở của cháu Pao để viết báo đó. Mà cháu Pao lại đang sống với cô giáo Quyên nên bên đó gọi điện sang xin ý kiến của cô giáo Quyên.”

Tôi nhìn Pao đang chơi vui vẻ với bé Páo ở sân nhà, lại mỉm cười với anh Chư:

“Được chứ ạ. Vậy họ có hẹn hôm nào chưa để em dẫn Pao qua bên đó?”

“Cô giáo Quyên sao không cho báo chí về tận đây viết? Dù gì thì cháu Pao cũng sống bên này lâu rồi, có còn sống ở đó nữa đâu.”

Tôi hiểu ý của anh Chư, nhưng tôi luôn có cách nghĩ của riêng mình và nghĩ cho cả Pao. Dư luận xã hội như một con dao hai lưỡi. Có những chuyện nếu không phải là người trong cuộc thì không thể hiểu rõ được bản chất thật của nó. Khi nhận nuôi Pao, tôi đơn giản chỉ nghĩ đến tình cảnh của Pao, thương Pao và muốn chăm sóc Pao. Vậy nên, mỗi lần báo chí đến đưa tin tức về Pao tôi đều dẫn em trở về nhà cũ bên bản Cát Cát, còn bản thân thì luôn ẩn mình, tuyệt đối không hề muốn dư luận biết đến. Tôi thích một cuộc sống bình lặng như từ xưa vốn thế!

***

Thời thiết ở đây mát mẻ quanh năm, chỉ có mùa đông là cảm nhận được cái lạnh thấu xương đặc trưng của vùng trời phương Bắc. Từ sáng sớm, tôi đã hái rất nhiều rau, củ, hoa, quả trong vườn để chuẩn bị lên trấn họp phiên chợ cuối tuần. Hôm nay cũng là ngày hẹn với bên báo gì đó trên tỉnh. Tôi lái chiếc xe ba bánh chở đầy rau, để Pao ngồi phía sau xe bám chặt lấy vạt áo tôi. Chúng tôi cùng xuất phát sớm để kịp đến phiên chợ…

Thị trấn Sa Pa nhỏ bé ấy vậy mà ngày nào cũng có khách du lịch ghé thăm. Điều đó khiến việc buôn bán của dân địa phương rất thuận lợi, kiếm được không ít lời lãi. Ngoài rau, củ, quả tươi tự trồng ra, tôi còn bán thêm trà Ô Long được chế biến từ trà xanh và các loại hoa như hoa Hồng, Đỗ Quyên, Tràng Pháo, Lan rừng,[7] …

“Cô giáo Quyên hôm nay ra chợ sớm thế? Lại còn có nhiều cây hoa Đỗ Quyên đẹp nữa chứ. Chắc hôm nay sẽ buôn may bán đắt lắm đây.”

Cô Hương bán thịt lợn vừa trông thấy tôi đến liền vui vẻ chào hỏi. Bởi sạp hàng của tôi gần ngay sát hàng thịt của cô nên quan hệ khá thân thiết với nhau. Thỉnh thoảng cô vẫn hay mua hoa của tôi về cắm.

Tôi vừa xuống xe liền niềm nở chào mời vị khách quen đầu tiên của mình:

“Hôm nay cháu có cây Đỗ Quyên màu trắng rất đẹp đó, cô Hương mà thích thì cháu để giá ưu đãi cho ạ.”

“Đâu, đâu? Lấy ra cô xem nào. Cô mà thích thì triển luôn đấy.” Cô Hương đang xẻ thịt lợn, nghe tôi nói liền bỏ ngang công việc chạy nhanh đến bên chiếc xe ba bánh của tôi ngắm nghía.

Tôi phì cười, không ai có thể tưởng tưởng được rằng, một “bà bán thịt heo” ngoài chợ như cô Hương lại có hứng thú với hoa và cây cảnh. Hơn nữa còn rất dễ bị người khác dụ dỗ!

Pao đang phụ giúp tôi bê mấy bó rau từ trên thùng xe xuống bày lên sạp hàng như mọi lần, thấy bà Hương của nó đến gần liền phụng má bĩu môi, coi vẻ rất không hài lòng châm biếm một câu:

“Bà Hương mà cứ mua hoa nhà cháu thì ông Phừ phá sản mất thôi!”

Chả là thế này, cứ mỗi lần cô Hương mua hoa hay cây cảnh của tôi về thì hai vợ chồng cô lại cãi nhau một trận. Chỉ vì ông Phừ, chồng cô không thích hoa hiếc, cũng không có thú vui chơi cây cảnh. Có lần ông ra chợ, đúng lúc trông thấy vợ đang mua giỏ Lan trắng của tôi liền tiến lại quát mắng: “Bà mà cứ mua hoa thế này thì tôi phá sản mất thôi!” Khiến tất cả chúng tôi được một trận cười sảng khoái.

“Bà Hương thích thì bà Hương mua chứ bà không sợ ông Phừ đâu.”

Cô Hương đã quả quyết như vậy rồi, nên chúng tôi đành phải bán cho cô ấy với giá ưu đãi. Thế là mở hàng thuận lợi. Tôi xoa đầu Pao, trêu đùa:

“Pao à, việc buôn bán thì mình cứ buôn bán. Còn chuyện của gia đình người ta thì người ta tự quản. Con nhớ chưa?”

“Dạ, Pao nhớ rồi ạ!”

Cô Hương đang mê mẩn ngắm ngía chậu hoa Đỗ Quyên trắng tinh khôi, nghe tôi nói vậy liền lườm hai mẹ con tôi một cái mang hàm ý cảnh cáo:

“Cô nói thế này nhé, là vì cô thương hai mẹ con nên cô mua ủng hộ thôi. Chứ cây hoa Đỗ Quyên này cũng không đẹp mấy. Lần sau không được dụ dỗ cô nữa, biết chưa?”

Tôi và Pao ngoan ngoãn gật đầu. Nhưng lòng lại nghĩ, lần sau thì để lần sau tính đi.

“Bà Hương yên tâm, mẹ Quyên bảo phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là có tội. Mà Pao với mẹ Quyên tuyệt đối là người tốt, nhất định lần sau sẽ không làm chuyện này nữa.”

Tôi và cô Hương sau khi ngơ ngẩn một lúc, cuối cùng cũng “tiêu hóa” được lời nói của Pao, liền không nhịn được cười.

“Con bé này, học ai cái kiểu lẻo mép thế không biết.” Tôi búng nhẹ lên trán Pao.

“Học cô giáo Quyên ạ.”

“…”

Sau khi bày hàng xong, phiên chợ cũng bắt đầu đông đúc, rộn ràng tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng trả giá của khách vang cả một góc thung lũng.

Gần đến giữa trưa, mặt trời bắt đầu ló rạng sau những đám mây. Cái nắng nhẹ đầu hè khiến cả thị trấn nhỏ bé thêm phần ấm áp. Bao phủ thung lũng là màu vàng nhạt hiền hòa của nắng.

Tôi dẫn Pao men theo con đường nhỏ xuống bản Cát Cát. Chỉ cách trung tâm thị trấn Sa Pa có 3km, Cát Cát nằm bình yên dưới chân núi Hoàng Liên Sơn[8]. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kiến trúc nhà cửa độc đáo của người Mông, phong tục tập quán và ẩm thực đặc sắc đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.

Đường xuống bản cũng đẹp làm sao! Tôi dắt Pao tiến vào con đường làng, cảm nhận được bàn tay nhỏ bé ấy đang run lên nhè nhẹ. Nhịp chân Pao dường như càng lúc càng chậm lại vẻ như không muốn tiếp tục bước đi.

Nhìn khuôn mặt bầu bĩnh của Pao ướt đẫm mồ hôi, tôi đau lòng lắm. Còn nhớ năm đó, trước khi Pao về sống với tôi đã có những tháng ngày sống cùng với bố và mẹ mới. Câu chuyện “mẹ ghẻ con chồng” dường như đã không còn lạ lẫm với bất cứ ai. Năm tháng đi qua, những hồi ức đau thương không thể nói quên là quên được. Dù Pao chỉ là một đứa trẻ, nhưng đôi khi những tổn thương đến từ cuộc sống lại khiến con người ta sớm trưởng thành hơn so với những người bạn cùng trang lứa khác. Pao của tôi chính là một cô bé từ sớm đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát! Điều mà tôi có thể mang đến cho Pao là một cuộc sống mới, cơm no áo ấm. Tôi thương Pao, nhưng không thể nào bằng tình thương của một người mẹ ruột.

***

“Cô bé, chú vừa mua một cái y hệt như vậy rồi.”

Chắn trước mặt chúng tôi là một chàng trai vai đeo ba lô du lịch đang nói chuyện với cô bé bán đồ lưu niệm. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi giọng nói của người đó, hình như có chút quen thuộc.

“Chú ơi mua cho cháu đi, mua cho cháu đi.”

Đúng lúc giọng nói của cô bé bán đồ lưu niệm kia vang lên liền hướng sự chú ý của tôi về phía đó. Là A Dở. Tôi nhớ rất rõ cô nhóc này. Em vẫn thường hay đi loanh quanh trong trấn để bán đồ cho khách du lịch. Điều đặc biệt chính là cách thức bán hàng của em không giống với những bé gái khác ở trong trấn. Tôi từng chứng kiến em đeo bám mãi khách du lịch không buông, đôi khi còn giở những chiêu trò như giả vờ khóc lóc khiến nhiều du khách bối rối. Mỗi lần trông thấy cảnh tượng ấy, tôi không nỡ trách mà chỉ thương em. Thương cho cái nghèo trên mảnh đất này.

Đến với thung lũng Sa Pa, điều làm tôi hay bất cứ ai không khỏi chạnh lòng chính là những đứa trẻ khuôn mặt lấm lem, chân trần chạy trên đất, những ánh mắt trong veo, những giọng nói ngọng nghịu dễ thương rao bán hàng trong màn sương lạnh. Nhưng chúng không hồn nhiên hay cuộc sống không cho phép chúng được hồn nhiên?

Cô bé A Dở bỗng bắt đầu mếu máo vẻ như muốn khóc. Một vài du khách qua đường tò mò vội dừng lại xem tình hình.

Tôi không nhìn rõ biểu hiện trên khuôn mặt chàng trai kia mà chỉ trông thấy bóng lưng cao lớn cùng với chiếc ba lô to đùng vắt qua vai. Dù vậy nhưng tôi vẫn có thể mường tượng được bộ dạng lúng túng của cậu bạn tội nghiệp đó.

Mãi một lúc sau, du khách kia mới lên tiếng:

“Được, được rồi. Để chú cho…”

“A Dở, qua đây chị bảo nè.” Chưa đợi người kia nói hết câu, tôi đã chen vào.

A Dở nghe thấy tiếng gọi của tôi liền ngừng khóc. Cô nhóc hướng tầm mắt về phía tôi trong chốc lát rồi lại phớt lờ đi, vờ như không nghe thấy. Đó là một đôi mắt trong veo chẳng vương chút giọt lệ nào.

Bất đắc dĩ, tôi từ phía sau tiến lại nắm tay A Dở kéo sang một bên, rồi lấy từ trong túi quần ra một tờ mười nghìn đồng đưa cho em như mọi lần. Tính tôi hồi nào vốn vậy, đã không nhìn thấy thì thôi, chứ nhìn thấy rồi liền không thể nào đứng im bỏ mặc em được.

Tôi mỉm cười, xoa đầu em, nhưng chưa kịp mở miệng đã bị một loạt những câu mắng chửi gay gắt bằng tiếng dân tộc Mông của em làm cho im bặt, không thốt nên lời.

Ờ thì, tôi “quen” rồi.

Sau khi nói xong, em cầm tiền tôi đưa rồi bỏ đi hòa vào dòng người tấp nập trên đường làng. Tiếng rao của em lại ngọng nghịu cất lên lanh lảnh lẫn trong những tiếng rao khác rộn vang một góc trời.

Đám đông đã tan từ bao giờ, chỉ còn lại một mình chàng du khách đứng lặng lẽ dưới nắng mai đang hướng mắt về phía tôi. Mà người đó lại chính là Phong Lâm…

Ai đã một lần phiêu du núi Hoàng Liên, đến ngang lưng trời hãy thức trọn một đêm.
Để nghe, tiếng chim Quyên khắc khoải, và một nhành hoa nức nở trong đêm.
Ai đã đến một lần nơi đất trời gặp gỡ, giữa đại ngàn hoang vu, để nghe rừng Sa Mu thao thức về chuyện tình bi ai.
Để nghe suối rì rào kể lại, huyền thoại hoa Đỗ Quyên.
Ôi đóa hoa xinh tươi, tuyết rơi hoa rụng nhiều, cuốn đi theo dòng trôi.
Ôi cánh hoa mỏng manh, xanh xao trong rừng chiều, em vẫn đợi người yêu.
Đợi cho rừng thôi trút lá, đợi cho suối cạn đá mòn, để những chiều hoàng hôn
được nghe một tiếng chim Quyên buồn, cô đơn.
Ai đã đến một lần, hãy lên núi tìm hoa, nhìn cánh hoa ướt lệ, thương một nhành Đỗ Quyên.


Giai điệu ca khúc “Chuyện tình hoa Đỗ Quyên” bỗng vang lên giữa thung lũng bạt ngàn như nói hộ nỗi lòng của tôi lúc này.

7 năm nay, thật ra tôi vẫn luôn ở trấn nhỏ này là để chờ đợi một người. Như tình yêu của loài hoa Đỗ Quyên, tình cảm mà tôi dành cho người ấy cũng chỉ có hi vọng, kiên trì và chờ đợi. Sẽ có một ngày, cánh chim kia mỏi mệt và trở về. Bởi vì…

Mùa hoa năm ấy, là mùa hoa nở đẹp nhất,

Người thương năm ấy, là người tôi muốn giữ cho riêng mình…

Chú thích:

[1] Là một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Lào Cai, với khí hậu mát lạnh quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.

[2] Là đỉnh núi cao nhất Đông Dương.

[3][4][5] Là các xã thuộc Sa Pa.

[6] Là một loài trà được chế biến từ lá trà xanh theo công thức riêng.

[7] Các loài hoa phổ biến ở thị trấn Sa Pa.

[8] Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam, nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
180,0
Chương 2: Duyên tình dưới vực sâu

Anh về đọc lại dòng thơ cũ

Thoáng nét bên đời hoa Đỗ Quyên

Gặp em bụi phấn vương trên áo

Năm tháng theo về anh có quên?

9/2001

(Hoa Đỗ Quyên – Thơ Võ Văn Hoa)

Gặp lại Quyên giữa thung lũng Sa Pa khiến tôi rất bất ngờ. Có thể nhận ra cô gái nhỏ ấy bởi cô so với mười năm trước cũng không có nhiều sự thay đổi. Vẫn đôi mắt sáng long lanh nhưng lại man mác một chút buồn, khiến vẻ đẹp của cô càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Tựa như lần đầu gặp gỡ, cô ấy vẫn giống như một đóa Đỗ Quyên rừng làm say đắm biết bao người ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Nụ cười của Quyên sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, đôi má ửng hồng vì nắng. Trong một phút giây nào đó, tôi ngỡ tưởng rằng đóa hoa rừng đẹp đẽ kia chỉ dành cho mỗi tôi!

Cũng là khi tôi nhận ra, dường như tôi chưa bao giờ ngưng tìm kiếm nụ cười quen thuộc ấy!



“Mẹ Quyên, mẹ Quyên… Con muốn ăn bánh rán?”

Bỗng từ phía sau có một bé gái chạy đến ôm lấy cánh tay Quyên nũng nịu. Giọng nói non nớt của cô bé khiến tôi bất giác giật mình, chợt lúng túng.

Trong lòng thoáng chốc một mảng mơ hồ xâm chiếm. Cô bé đó cùng tiếng gọi mẹ thân thương ấy khiến tôi sụp đổ khi còn chưa kịp vui mừng vì gặp lại được Quyên. Sự mất mát, hụt hẫng chẳng thể diễn đạt thành lời, là chính tôi đã bỏ lỡ người con gái ấy từ mười năm trước rồi!

Tựa như vừa thoát khỏi giấc mộng sau một khoảng thời gian dài, rất dài. Mười năm rồi, có ai mà không thay đổi cơ chứ?

Nhành Đỗ Quyên rừng năm ấy dẫu vẫn đẹp, vẫn cuốn hút như thủa nào. Nhưng cùng với thời gian, những nhánh cây ngày một lớn dần, hoa cũng theo đó mà vươn lên cao, cao đến nỗi khiến người qua đường chỉ có thể ngắm chứ không còn cách nào chạm tới được nữa.

“Pao… Pao cầm tiền qua bên đó mua rồi đợi mẹ một lát nhé!”

Cô bé Pao vui vẻ cầm lấy tiền lẻ chạy đi đến một sạp bánh nhỏ gần đó.

Quyên hình như có đôi chút lúng túng. Mỗi cử chỉ gượng gạo của cô ấy đều vỏn vẹn nằm trong ánh nhìn của tôi.

Phải chăng Quyên vẫn còn chút kí ức nào đó về tôi, cũng như tôi chưa từng bao giờ quên được cô ấy?

Nhưng rồi, tôi dường như chỉ biết đứng yên một chỗ nhìn về phía Quyên. Không dám tiến lên, càng không có đủ can đảm để nói một lời chào hỏi như hai người bạn lâu ngày gặp lại.

Cuối cùng, tôi đành để tiếc nuối nằm sâu trong lòng mình. Những lời năm xưa chưa kịp nói, giờ cũng không có cách nào thốt lên được. Bởi vì, nhành hoa Đỗ Quyên năm ấy đã thuộc về người khác mất rồi.

“Mẹ Quyên, con mua được bánh rồi.”

“À, ừ… Vậy chúng ta đi thôi không muộn.” Quyên trả lời nhưng ánh mắt cô ấy vẫn hướng về phía tôi. Giống như mười năm trước, trên đỉnh núi lộng gió, một tia thất vọng xẹt qua đáy mắt. Mà tôi vốn chưa bao giờ hiểu được đôi mắt ấy!

Lặng lẽ nhìn theo bóng dáng một lớn một nhỏ nắm tay nhau khuất dần con đường bản, cảm giác bất lực xâm chiếm trái tim tôi.

“Mẹ Quyên xem này. Con mua rất nhiều bánh cho mọi người. Con một cái, mẹ Quyên một cái, bố một cái, em Dúa một cái…”

Tiếng cười đùa của cô bé Pao cũng nhỏ dần trong không gian mênh mông của núi đồi. Bỗng dưng tai tôi ù đi, mắt tôi mờ dần rồi tắt lịm.

Khi tỉnh dậy một lần nữa, tôi thấy mình đang đứng trên một đỉnh núi rất cao. Bên dưới là biển mây trắng xóa, đến một ngọn cây cũng không hề trông thấy. Phía xa xa, dải cầu vồng bảy sắc xếp chồng lên nhau tạo thành một hình tròn lớn lấp lánh như ánh mặt trời trong những câu chuyện cổ tích. Tôi thấy bóng mình in lên đó. Còn có hình bóng của ai đó bên cạnh. Chính là Quyên.

“Lâm, sau này anh có nghĩ sẽ quay lại đây nữa không?”

“Có chứ, nhất định sẽ quay lại.”

“Anh muốn cùng ai quay về đây?”

“Tất nhiên là với người anh thương.”

“Vậy, một ngày nào đó chúng ta sẽ cùng quay lại đây nhé.”

Quyên đứng đó, mặc cho gió thổi tung mái tóc thẳng dài. Cô ấy cũng cười với tôi như vậy. Nụ cười hồn nhiên của một cô gái 18 tuổi, nhưng chứa đầy nhiệt huyết thanh xuân. Còn tôi lúc đó tựa như một cánh chim bị lạc mất phương hướng giữa những năm tháng đôi mươi của mình. Ngay đến một lời ước hẹn, tôi cũng chẳng có đủ can đảm để nói ra.

Giây phút ấy tôi chỉ biết nhanh tay bấm máy chụp, lưu lại nụ cười rạng rỡ của Quyên trong những tấm hình cũ. Cũng chẳng biết từ lúc nào, tôi đã lẳng lặng cất giữ những tấm hình đó vào một góc riêng trong hành trang của mình.

Quá khứ qua đi chẳng thể lấy lại được nữa. Dù có đi xa đến tận chân trời góc bể, cuối cùng tôi vẫn trở về nơi này. Là bởi vì vẫn chưa quên được người con gái năm xưa, chưa quên được mùa hoa Đỗ Quyên năm ấy. Là bởi vì còn đâu đó một chút hi vọng, cũng là vì không muốn hối tiếc mãi về sau.

Biển người mênh mông là thế, chỉ những người có duyên mới có thể gặp gỡ. Vậy giữa tôi và Quyên là duyên hay là nợ, là còn nhớ đến nhau hay đã lãng quên nhau rồi?

***

Khi tôi mở mắt ra, trời đã tối hẳn. Cái lạnh về đêm ở nơi này khiến tôi tỉnh táo hơn đôi chút. Mọi thứ trước đó diễn ra quá đỗi bất ngờ, ngỡ như một giấc mơ mà hư hư thực thực.

“Anh tỉnh rồi à. May quá!”

Lúc này, tôi mới để ý nơi mình đang ở, giọng nói vừa vang lên chính là của cô gái lạ đang ngồi bên cạnh nhìn tôi chằm chằm. Cả căn phòng nhỏ được chiếu sáng bởi một chiếc bòng đèn sợi đốt, ánh điện vàng hắt từ trên xuống đủ để tôi nhìn rõ một khoảng không gian rộng trong nhà cùng cô gái ngồi kế bên.

Xem ra, từ chiều đến giờ tôi đã trở thành vị khách bất đắc dĩ của người ta rồi. Dù vậy, tôi vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với mình.

“Tôi, bị sao vậy?”

Tôi có chút ngại ngùng, mở miệng hỏi. Chợt nghe thanh âm của mình lúc này vang lên khàn đặc, cảm giác cuống họng khô khốc. Tôi khát!

Cô chủ nhà hiểu ý rất nhanh, vội đưa bát nước đã rót sẵn cho tôi.

Như thấy được vàng, ánh mắt chân thành thay cho lời “cảm ơn” rồi dùng một hơi húp sạch nước trong bát. Ngay sau đó, một cảm giác ngai ngái ở cổ dâng lên khiến tôi hơi buồn nôn.

Thứ tôi vừa uống không phải là nước?

“Đây, đây là thứ gì vậy?” Vì có chút bất ngờ nên giọng tôi hơi cao.

“Thuốc.” Cô chủ nhà hồn nhiên trả lời.

“Thuốc? Tôi bị làm sao?” Tôi nhăn mặt nghi ngờ hỏi. Cảm giác chân thực trong miệng càng khiến tôi cảm thấy khó chịu.

“Anh chỉ bị say nắng thôi. Nhưng thuốc mà tôi vừa cho anh uống là phương thuốc bổ gia truyền của nhà tôi đó, rất tốt cho sức khỏe đấy ạ.”

Thuốc bổ gia truyền ư? Thảo nào!

Dù sao cô gái này cũng là có ý tốt. Chiều nay, có lẽ cũng chính cô ấy là người đã cứu tôi, tôi còn chưa nói được một lời cảm ơn tử tế với người ta.

“Anh thấy đỡ hơn chưa?”

Đối diện với nụ cười quan tâm của cô chủ nhà, tôi tự thấy có chút gượng gạo trong lòng. Định bụng sau khi nói lời cảm ơn, sẽ rời khỏi đây ngay. Bởi không muốn làm phiền người ta thêm nữa. Chỉ là, ngay sau đó…

“Ùng, ục…” Cái bụng của tôi lại nhanh hơn cái miệng mất rồi!

“Anh đói rồi đúng không? Tôi nấu bữa tối xong rồi, chờ tôi dọn lên rồi mình cùng ăn nhé!”

Dứt lời, còn chưa để tôi kịp mở miệng chữa gượng, cô gái đã chuồn lẹ ra ngoài cùng với tiếng cười khúc khích. Bỏ lại tôi với một nụ cười méo mó. Thật đúng là… rất đói!

Bước ra khỏi cánh cửa gỗ nhỏ chỉ cao hơn tôi vỏn vẹn vài centimet, bên ngoài là cả một bầu trời đầy ắp sao. Còn có những cơn gió nhè nhẹ thổi đến mang theo hương cỏ dìu dịu từ khắp xung quanh. Đó chính là mùi vị về đêm của vùng thung lũng được bao bọc bởi núi đồi.

Tôi đi một vòng quanh căn nhà gỗ để tìm nước rửa mặt mũi chân tay nhưng không thấy. Ánh lửa từ trong nhà bếp bập bùng chiếu sáng màn đêm tĩnh mịch, có tiếng nồi niêu xoong chảo va đập vào nhau phát ra thanh âm leng keng trong không gian im ắng. Có lẽ cô chủ nhà đang làm nóng lại thức ăn đã bị nguội.

Tôi suy nghĩ một lát, rồi tiến vào trong bếp.

“Bụp… ai du.” Vì trời quá tối nên tôi không để ý khiến đầu bị đập mạnh vào mé trên cánh cửa một cú đau điếng.

Cánh cửa chết tiệt.” Tôi mắng thầm trong bụng một câu, quả thật có chút không can tâm.

Có mỗi cánh cửa để ra vào mà cũng không chịu làm cao lên một chút, thật đúng là…

“Ôi, anh không sao chứ ạ? … Chắc là đau lắm!”

Ngay sau lời hỏi thăm đầy chân thành kia, lại là tiếng cười khúc khích của cô chủ nhà.

Tôi gượng đến nỗi chẳng biết nói gì, vừa dùng một tay xoa xoa trán, vừa dáo dác tìm kiếm nước. Cũng may, ánh lửa nhỏ nhưng đủ sáng để tôi đi đến được chỗ bể nước nằm trong góc nhà ngay phía sau khu bếp.

Rửa mặt sạch sẽ xong, tôi cảm thấy phấn chấn hơn nhiều. Mùi thức ăn vờn quanh mũi khiến bụng tôi nhộn nhạo cả lên. Không biết cô chủ nhà này… À, tôi còn chưa biết tên của cô gái đã cứu mình nữa.

“Ừm, hừm… Chiều nay, thật cảm ơn cô vì đã giúp tôi. Cô tên là gì?”

“Cứ gọi tôi là A Đóa.”

“A Đóa? Tên nghe rất lạ. Cô là người dân tộc gì?”

“Tôi là người Mông Hoa. Hì.”

Cô ấy lại cười, dù lần này chỉ là một nụ cười lướt nhẹ trên môi.

“Còn anh tên gì? Người ở đâu? Sao lại đến đây? Là đi du lịch hay đi công tác?”

Tôi bị á khẩu với một loạt câu hỏi của A Đóa. Giọng nói của cô trong trẻo, không hề bị ngọng.Âm lượng không nhỏ cũng không quá to, vừa đủ để người nghe cảm thấy dễ chịu. Tôi liền ngoan ngoãn trả lời từng câu hỏi một, nhưng vẫn có một chút không thật lòng.

“Tôi là Lâm. Người ở Hà Nội, ra đây du lịch.”

“Anh định đến đây du lịch bao lâu?”

“Hả?”

“À, tại tôi thấy hành lý của anh khá nặng. Anh mang nhiều đồ như vậy chắc không phải chỉ đến đây du lịch một hai ngày chứ ạ?”

Cô gái A Đóa này cũng khá là thông minh. Tôi hoàn toàn đã bị cô ấy lật tẩy ngay từ giây phút đầu rồi.

Càng nhìn tôi càng thấy cô ấy có đôi nét gì đó giống Quyên của mười năm trước. Trông cô ấy cũng còn khá trẻ, tính nét hoạt bát, hồn nhiên và tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân. Giống như đóa Đỗ Quyên rừng năm nào…

Tôi lắc nhẹ đầu, chuyển ánh nhìn sang đốm lửa đang cháy lộp độp bên cạnh. Trong lòng lại cảm thấy trống rỗng đến tận cùng.

“Tôi cũng không biết mình sẽ ở đây trong bao lâu?”

***

Ăn xong bữa cơm tối muộn, A Đóa dẫn tôi lên trấn tìm một nhà nghỉ ở tạm qua đêm. Thật ra, A Đóa sống với mẹ cô ấy. Nhưng tối nay, mẹ của A Đóa phải ngủ lại trên nhà ngoại không về. Đành ra, tôi cũng không tiện ở lại. Vì vậy, dù trời đã dần về đêm tôi vẫn cố gắng đi lên thị trấn Sa Pa để tìm chỗ ngủ. Là một mảnh đất du lịch nổi tiếng, sẽ không lo không có nhà nghỉ.

A Đóa vừa tiễn tôi được một đoạn thì tôi bảo cô ấy trở về. Con gái đi đêm một mình rất không an toàn. Dù sao tôi cũng là con trai, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với tôi được.

Tạm biệt cô chủ nhà tốt bụng, tôi đeo chiếc ba lô nặng trịch lên vai, định sẽ men theo con đường bản để tìm một căn nhà còn sáng nhờ họ làm xe ôm đưa tôi lên trấn. Vừa đi được vài bước thì A Đóa ở phía sau gọi to:

“Anh Lâm, mai anh sẽ đi đâu?”

Nhìn gương mặt của cô gái nhỏ nửa sáng tối dưới ánh đèn đường, tôi lưỡng lự một hồi rồi mới trả lời:

“Không giấu gì cô, mai tôi sẽ lên xã Hầu Thào.”

“Ôi, trùng hợp quá. Nhà ngoại tôi cũng ở Hầu Thào. Mai tôi sẽ qua đó đón mẹ, tôi sẽ cho anh quá giang.”

Tôi ngạc nhiên hỏi:

“Cô có xe à?”

“Không có. Nhưng mai tôi mượn xe nhà bác để sang bên đó đón mẹ.”

“À…” Sau khi hiểu ra tôi liền vui vẻ đồng ý. Dù sao cô ấy cũng đã có lòng như vậy. Mà tôi cũng chưa đến Hầu Thào bao giờ, chỉ sợ mất nhiều thời gian tìm đường.

“Vậy mai gặp lại sau nhé. Lúc nào đi tôi sẽ gọi anh. Dự là đi sớm đó!”

“Được.”

Tôi xoay người rời đi giữa màn đêm lạnh. Vọng theo sau là tiếng hát nghêu ngao của A Đóa. Đó là một bài hát tiếng Mông mà tôi nghe cũng không hiểu. Tiếng hát nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt lịm.

Từng cơn gió mang theo hơi lạnh thổi đến. Cũng may tôi mang theo khá nhiều áo ấm vì biết trước thời tiết ở Sa Pa thường hay thất thường.

Cuối cùng, đêm đó tôi cũng tìm được một nhà nghỉ bình dân ở trên trấn. Chỉ là dù có ủ mình trong mảnh chăn ấm áp, nhưng trái tim tôi lại lạnh giá không thôi.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
180,0
Chương 3: Một mùa Đỗ Quyên lại nở.

Sáng sớm đầu hè, tiếng ve râm ran gọi những kẻ ưa ngủ nướng như tôi thức giấc. Mới hơn tám giờ mà căn nhà nhỏ đã ngập tràn trong nắng, tĩnh lặng giữa thung lũng Mường Hoa.

Như mọi ngày, Pao đã lên lớp từ sớm và có để lại một phần bữa sáng trên bàn cho tôi. Đúng là một cô bé hiếu thảo.

Từ khi lên lớp một, Pao giống như lớn hẳn. Em đã không còn cần tôi dắt tay đến trường mỗi buổi sáng nữa! Còn tôi thì ngược lại, làm biếng hẳn đi. Đến bữa sáng cũng cần phải có người nấu sẵn cho ăn mới chịu.

“Bữa sáng của mẹ Quyên. Ăn no rồi làm việc thật chăm chỉ nhé! – Pao.”

Tôi vui vẻ đọc tờ giấy có nét chữ nghệch ngoạc của Pao để lại.

Đứa trẻ này, sao nó dám dặn dò tôi như vậy chứ?

Chén xong một đĩa cơm rang trứng khô khốc, tôi bắt đầu đi ra vườn tưới nước cho hoa, bón phân cho rau, bắt sâu cho lá và dọn dẹp xung quanh… thế là cũng gần hết cả một buổi sáng.

Ngoài trồng rau, trồng hoa, tôi còn mở thêm dịch vụ homestay cho khách du lịch. Tôi có một khu vườn rộng với rất nhiều loài hoa, xung quanh dựng những căn nhà nho nhỏ, thiết kế khá đơn giản, được làm bằng gỗ thoáng mát, sạch sẽ. Mỗi căn nhà như thế đủ để cho khoảng 3 đến 4 người ở.

Khí hậu mát mẻ, không gian tĩnh lặng, cảnh sắc động lòng người… đó là lí do vì sao homestay của chúng tôi luôn được nhiều khách du lịch lựa chọn đặt chỗ trước khi đến Sa Pa mặc dù có hơi xa thị trấn một chút.

Ngoài ra, tôi còn có một trợ thủ đắc lực giúp tôi có được những đơn đặt hàng của khách du lịch. Không ai khác chính là cô bạn thân đang làm ở một công ty truyền thông dưới Hà Nội.

Căn nhà mà tôi và Pao đang ở cũng rất nhỏ nhắn xinh xắn, nhưng lại vô cùng ấm cúng.

Để có một cuộc sống ổn định như bây giờ, ngoài nỗ lực của bản thân, còn nhờ vào vốn đầu tư của ba mẹ tôi. Mặc dù họ vẫn không đồng ý việc làm của tôi năm đó.

Tôi đã phải thuyết phục họ rất vất vả. Thỉnh thoảng cả gia đình tôi vẫn thường lên đây nghỉ mát, thấy cuộc sống của tôi ổn định họ cũng yên tâm phần nào. Biết được tôi nhận nuôi Pao họ cũng không ngăn cản tôi nữa, chỉ là ba mẹ lúc nào cũng mong mỏi con gái sớm lấy chồng. Tôi cũng đã 28 tuổi rồi!

Những lúc mẹ đề cập đến chuyện kết hôn, tôi lại lảng tránh. Chẳng phải là tôi chưa từng yêu ai, mà là có lẽ cái duyên, cái số thật sự chưa tìm đến tôi.

Tôi từng có một mối tình sinh viên với cậu bạn cùng trường, đã từng có những ngày tháng yêu nhau rất đẹp. Nhưng rồi sau đó ra trường, mỗi người mỗi nơi, tình cảm cứ thế dần mờ nhạt. Đôi khi khoảng cách địa lí không xa bằng khoảng cách giữa hai trái tim. Chỉ nửa năm sau đó, cậu bạn ấy thông báo cho tôi rằng sắp kết hôn. Tôi không buồn, không khóc, không phản ứng gì. Chỉ lẳng lặng nói một câu chúc mừng.

Tôi vẫn sống những ngày tháng vô tư lự…

Sau đó, khi tôi đi làm cũng có một anh đồng nghiệp cùng công ty theo đuổi. Tình yêu của người trưởng thành chính là không vồn vã, cứ như vậy tặng quà, đón đưa, rồi nói nhớ, nói thương. Tôi dù chẳng từ chối sự quan tâm đó, nhưng trái tim của thiếu nữ đã quá tuổi đôi mươi thường rất khó rung động. Cũng có thể, tôi chính là một cô gái cố chấp như vậy, hờ hững như vậy. Đối với mọi thứ đều hời hợt, không rõ ràng... Chính điều đó khiến nhiều người dù trót thương tôi không có nổi sự kiên trì.

Vì vậy, tôi đã lựa chọn từ bỏ mọi thứ… đến với Sa Pa. Thử bắt đầu một cuộc sống mới!

Đến cuối cùng là vì điều gì? Tôi vẫn chẳng thể nào đưa ra được một lí do đủ rõ ràng cho chính bản thân mình.

***

Nắng hè khiến những giọt mồ hôi của tôi chảy dài trên má, rơi xuống đất rồi tan biến. Khi đến đây sống, tôi cũng giống như những người nông dân khác, dù nắng dù mưa vẫn luôn chăm chỉ làm việc.

“Cô giáo Quyên ơi, cô có nhà không?”

Khi tôi đang hái rau ở vườn để chuẩn bị làm bữa trưa đợi Pao đi học về thì nghe thấy tiếng ai đó gọi trước sân nhà. Sở dĩ mọi người ở đây đều gọi tôi là cô giáo Quyên vì tôi thường dạy kèm các em trong bản học vào mỗi buổi tối. Ban ngày, có nhiều em chẳng thể đến trường nổi, bởi lo cơm áo gạo tiền, còn một số thì phải ở nhà phụ bố mẹ đồng áng, chăm em. Với thời gian lên lớp ít ỏi như vậy, tôi lo các em không thể theo kịp kiến thức ở trường nên đã nhận dạy miễn phí vào mỗi buổi tối.

Từ xa nhác thấy bóng dáng cán bộ Chư trước sân, tôi quệt vội những giọt mồ hôi chạy ra tiếp đón. Không biết lại có chuyện gì nữa?

“Cán bộ Chư, có chuyện...?”

Lời nói nửa vời của tôi chợt dừng lại trong không trung, hòa cùng thanh âm của những chú ve ồn ã. Bởi người đang đứng đằng sau cán bộ Chư lúc này không ai khác chính là Phong Lâm. Sao anh ấy lại đến đây?

“À, cô giáo Quyên đây rồi. Anh còn tưởng em không ở nhà chứ.”

Anh Chư dường như không để ý đến vẻ mặt sửng sốt của tôi, vẫn thản nhiên chào hỏi.

Sau đó cười cười đi đến trước mặt tôi giới thiệu người đi cùng mình:

“Cô Quyên à, anh lại dẫn khách du lịch đến cho em đây. Hình như anh ta có đặt phòng ở đây rồi đó.”

Tôi vẫn như đang ngơ ở phương nào. Thật chẳng dám tin người đang đứng trước mặt tôi lúc này chính là Phong Lâm, anh ấy đúng là đến đây du lịch, lại còn chọn ở Homestay của tôi. Tất cả những chuyện này chỉ là sự trùng hợp thôi sao?

“Trùng hợp thật!” Phong Lâm đã đứng trước mặt tôi từ bao giờ, mỉm cười nói.

“Ừ... ừ...”

Tôi chỉ biết ư ử, nửa ngày cũng chẳng thốt lên được lời nào.

“Vậy mình đi về đây, hai bạn tự xử đi nhé.” Anh Chư vui vẻ nói rồi chuẩn bị rời đi.

Lúc này tôi mới phản ứng lại:

“À, cảm ơn anh Chư. Anh ở lại ăn trưa đã ạ, em đang chuẩn bị nấu rồi?”

“Thôi, nhà anh cũng đang nấu rồi. Anh về đây không làm phiền nữa.”

“A, vậy anh đợi em một chút.”

Nói rồi, tôi chạy vội vào trong nhà lấy chỗ rau mới nhặt được mang ra cho anh Chư đem về.

“Ôi, cô giáo Quyên lúc nào cũng thế. Anh ngại lắm.”

“Có gì đâu ạ, đây chỉ là chút lòng thành. Anh xem nhà em có cả vườn rau cơ mà. Anh chị bên nhà thích ăn rau gì cứ thoải mái đến vườn em lấy ạ.”

Cán bộ Chư khó lòng từ chối, rối rít cảm ơn rồi ra về.

Anh Chư đi rồi, tôi chẳng thể nào phớt lờ được người đã hiện diện ở đây từ nãy đến giờ. Anh vẫn tuyệt nhiên im ắng, không lên tiếng. Vẫn đứng lặng lẽ trước sân nhà dưới cái nắng hè oi ả chỉ đợi đến lúc tôi ngó sang:

“Ư, hừm... Sao, sao anh biết Homestay của chúng tôi mà tới vậy?” Tôi hắng giọng, vờ như bình thản đối mặt anh nhưng vẫn không thể giấu nổi giọng nói cà lăm bởi vì lúng túng của mình.

Anh nhìn tôi, gương mặt sáng ngời so với mười năm trước trưởng thành hơn rất nhiều. Nắng hè chẳng buông tha cho bất kì một ai, những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt mà tôi đã từng trông thấy không biết bao nhiêu lần trong chính giấc mơ của mình.

“Nhờ một người bạn giới thiệu nên biết.” Anh vẫn nhìn tôi thâm trầm, nhẹ nhàng trả lời.

Tôi “À” một tiếng rồi lại im lặng. Hai bàn tay giấu dưới vạt áo không biết từ lúc nào đã bấu chặt vào nhau.

Một người bạn giới thiệu, vậy không lẽ anh ấy chính là người mà lần trước My nhắc đến ư?

“Không dẫn anh đi xem phòng sao?”

“À... ừ... vâng!” Đầu óc tôi vẫn đang mải suy nghĩ, bởi vì sự xuất hiện của người này mà rối tung hết cả lên.

Tôi dẫn anh đi xung quanh vườn, rồi chọn một ngôi nhà làm mẫu vào xem thử. Bởi vì hầu hết các căn nhà ở đây đều giống nhau. Chỉ khác nhau mỗi vị trí địa lý.

Tôi hắng giọng vài lần, sau đó cũng cố gắng giới thiệu sơ qua một cách nhuần nhuyễn về căn phòng:

“Theo như anh thấy thì phòng chỗ chúng tôi trông rất đơn giản nhưng khá đầy đủ tiện nghi, lại còn có phong cảnh hữu tình nữa. Hi vọng anh cảm thấy hài lòng với nó.”

Phong Lâm đi đi lại lại quan sát căn phòng, tôi cũng lẽo đẽo theo sau với một khoảng cách an toàn. Trong đầu chỉ có bấy nhiêu chữ mà nói đi nói lại...

“Theo như anh thấy thì giá phòng chỗ chúng tôi cũng rất bình dân, nếu như anh ở một mình một phòng thì sẽ hơi tốn một chút. Nhưng tôi cũng có thể sẽ sắp xếp khách du lịch khác ở cùng với anh cho tiết kiệm.”

Phong Lâm vẫn im lặng, còn tôi thì vẫn cứ lải nhải theo sau. Trong lòng không khỏi hồi hộp. Len lén nhìn góc mặt nghiêng của anh từ khoảng cách an toàn phía sau, tôi thật sự không hề biết người đàn ông này đang nghĩ gì. Đây là lần thứ hai chúng tôi gặp lại nhau sau ngần ấy năm xa cách, nhưng anh ấy vẫn chưa nói một lời chào hỏi với tôi. Tựa như không hề quen biết. Hay là anh ấy thật sự đã quên mất tôi rồi!

Ý nghĩ đó bỗng nhiên khiến tôi cảm thấy sự mất mát rõ mồn một ở trong lòng. Thì ra, trái tim của tôi bao lâu nay vẫn luôn dành chỗ trống cho một người đã từng đi qua trong quá khứ mà tôi lại không hề hay biết gì.

Gạt đi nỗi lòng, tôi hắng giọng lần nữa:

“Theo như anh thấy thì...”

“Được rồi.” Anh đột nhiên dừng ở lan can, ngăn lại lời thoại cũ rích của tôi.

“Sao... sao cơ?” Tôi chính là mỗi lần bất ngờ đều sẽ bị lúng túng. Lần này cũng không ngoại lệ, sau khi cà lăm hỏi cũng chỉ biết trợn to mắt nhìn bóng lưng của anh đang xoay chuyển.

“Anh đã đến đây và đã tận mắt thấy rồi...” Anh đối mặt với ánh mắt của tôi nhẹ nhàng nói ra những lời như thế. Tựa như, tựa như...

“Vậy nên, em không cần phải giới thiệu nhiều.” Sau đó anh bình thản dùng một câu nói phũ phàng cắt đứt luôn cả sự nhiệt huyết “pi – a” từ nãy đến giờ của tôi.

“À, vâng.”

Lần này, tôi ngoan ngoãn im lặng theo sau. Nửa chữ cũng không dám lên tiếng. Trong lòng chỉ biết tự xỉ vả sự hèn nhát của bản thân.

Ra khỏi căn nhà vừa xem, anh đứng lại giữa vườn hoa quan sát vị trí của những căn nhà khác.

Thấy vậy, tôi đang định tiến lên giải thích rằng những căn nhà kia cũng tương tự thì anh chợt xoay người lại hỏi:

“Em ở căn nhà nào?”

Bị hỏi đến khiến tôi lúng túng, quên luôn cả ý định ban đầu, ngoan ngoãn chỉ tay về phía căn nhà ngay đầu cổng gần con đường chính. Còn những căn nhà khác được dựng nối theo sau như một đoàn tàu chạy giữa khu vườn đầy hoa cỏ. Còn lại xung quanh cũng có một vài căn nhà gỗ. Phòng chúng tôi vừa xem chính là căn nhà nằm bên phải.

Anh chỉ về phía căn phòng số hai ngay sau căn nhà tôi và Pao đang ở, hỏi:

“Nhà đó đã có ai đặt chưa?”

“À, có một nhóm khách đặt rồi nhưng khả năng là một vài ngày nữa họ mới tới đây được.”

“Anh muốn ở căn nhà đó có được không?”

Chuyện này... rõ ràng là không thể được. Nhưng mà...

Tôi suy nghĩ một lúc rồi nhanh chóng quyết định:

“Được.”

Lúc này, tôi mới thấy anh hài lòng nở một nụ cười.

Bầu trời vẫn đang nắng bất chợt có một cơn mưa ngang qua.

Mùa hè đến, cũng là mùa mưa bắt đầu rồi! Ta lại chờ đợi một mùa Đỗ Quyễn nở rộ!

***

Mùa hè chính là thế, nắng bất chợt mà mưa cũng bất chợt. Mới nắng đó mà đã mưa rồi. Trong những cơn mưa lại hửng lên những tia nắng xanh trời. Thoáng chốc phơi khô cả những hạt mưa thấm trên nền đất. Mồ hôi lại nhễ nhại trên đôi má của những người nông dân.

Tôi đã nấu sẵn bữa trưa chỉ đợi Pao đi học về. Lòng không nén nổi tò mò ngó về phía sau, nơi có căn nhà nhỏ Phong Lâm đang ở. Có lẽ giờ này anh đang dọn đồ. Không biết anh đã ăn gì chưa? Có nên gọi anh ra cùng dùng bữa hay không? Anh ấy sẽ ở đây bao lâu? Có thể cứ thế đối mặt tự nhiên với anh ấy như vậy không?...

Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn đọng trong lòng, bản thân thì cứ đi qua đi lại, chốc chốc hướng mắt sang cánh cửa im lìm nằm phía sau. Rốt cuộc nhận ra bản thân vốn chẳng có một chút can đảm nào!

“Mẹ Quyên ơi, con về rồi!”

Tiếng Pao la hét um sòm từ ngoài cổng, đồng thời cánh cửa gỗ nhà số hai cũng vang lên một tiếng động. Đúng lúc Phong Lâm bước ra, tôi bỗng giật mình vội vã quay sang hướng cửa chính nhìn Pao hồ hởi đi vào nhà.

Trông thấy Pao mồ hôi nhễ nhại, tôi chủ động đi đến bật quạt lên cho em.

“Pao đi học về rồi, ngồi ngoan ở đây nghỉ ngơi một chút. Để mẹ đi dọn cơm nhé!”

“Dạ, vâng!”
Tôi lủi vào bếp bê sẵn mâm cơm đã chuẩn bị đi lên nhà. Vừa tới hiên cửa thì nghe loáng thoáng giọng nói của Phong Lâm vang lên.

“Ừm. Chú là khách mới ở đây. Còn cháu là con của chủ nhà à?” Giọng anh bình tĩnh đến lạ.

“Vâng, cháu là con gái của mẹ Quyên.”

“…”

Trong nhà một hồi im lặng. Còn lòng tôi lại không hiểu vì sao nóng như lửa đốt. Tôi chính là đang lo lắng điều gì? Chẳng phải lo rằng Phong Lâm sẽ hiểu lầm hay sao?

Từ lúc gặp lại anh, tôi đã không để ý tới điều này. Tôi dù chưa kết hôn nhưng hiện tại cũng không còn là một cô gái độc thân nữa. Tôi có thêm Pao, và một thứ trách nhiệm của người mẹ nuôi. Liệu một người bình thường có chấp nhận được điều đó hay không?

Pao thấy tôi bê mâm cơm lên thì vui vẻ, hồn nhiên quay sang hỏi người đàn ông duy nhất trong nhà:

“Chú à, chú đã ăn gì chưa ạ? Không thì ngồi ăn chung với Pao và mẹ Quyên nhé!”

Tôi vừa đặt mâm cơm xuống bàn, vừa len lén nhìn biểu hiện của Phong Lâm. Những gì Pao vừa nói cũng chính là điều mà tôi đã nghĩ gần cả tiếng đồng hồ cũng không biết phải mở lời như thế nào.

Hóa ra làm một đứa trẻ con thật thích. Có thể thoải mái nói ra bất cứ điều gì. Mà đôi khi giữa những người lớn lại có một khoảng cách nhất định.

“À, ừm… Chú chưa ăn gì. Nhưng mọi người cứ thế ăn cơm à? Có đợi ai nữa không?”

Phong Lâm thoải mái ngồi xuống một chỗ cạnh bé Pao, tùy tiện hỏi.

“Đâu có ai ạ. Bình thường vẫn chỉ có cháu với mẹ Quyên ăn cơm thôi!”

Tôi còn chưa kịp lên tiếng thì Pao đã thay tôi trả lời. Đứa trẻ này cũng lanh quá rồi!

Nghe thấy Phong Lâm khẽ “À” lên một tiếng rồi không hỏi thêm nữa. Tôi cũng lựa chọn im lặng. Dù sao thì cũng không biết phải nói gì trong hoàn cảnh lúng túng như thế này.

Thực ra, ngoài mặt tôi cố tỏ vẻ bình thản nhưng trong lòng rõ ràng đang rất vui mừng.

Bữa ăn có Pao, còn có người đó, viễn cảnh ba người hạnh phúc như vậy thật sự đang diễn ra chứ không phải trong một giấc mơ nào đó của tôi.

Lần đầu tiên trong ngần ấy năm, căn nhà nhỏ của tôi tựa như ấm áp hơn bao giờ hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
180,0
Chương 4: Kí ức dưới vực sâu

Tôi thích hồi tưởng lại, là bởi vì tôi không muốn quên. Một số người, một số việc, một số thời khắc dường như cũng là một loại sắp đặt riêng. Tôi không có quá nhiều thời khắc xinh đẹp, nên những hồi ức năm đó thật sự rất luyến tiếc để quên đi.

Mùa hè năm 2008…

Sau kì thi đại học, cô nữ sinh 18 tuổi quyết định tự thưởng cho mình một chuyến du lịch. Hoàng Quyên vẫn luôn muốn chinh phục đỉnh Fansipan – nóc nhà của Đông Dương, nên dù cho bố mẹ phản đối, cô nàng bướng bỉnh vẫn kiên quyết theo chân đoàn leo núi thực hiện niềm ao ước của mình. Đó có lẽ là sự ngông cuồng của tuổi trẻ.

Mùa hè là mùa thích hợp nhất để leo núi Fansipan. Bởi thời tiết đặc trưng ở Sa Pa vốn đã mát mẻ, nhưng càng lên cao thì nhiệt độ lại càng giảm. Hoàng Quyên rất háo hức, cũng đã chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ để chuẩn bị lên đường. Chỉ có một điều khiến cô cảm thấy hơi lo lắng, đó là việc sẽ phải đồng hành cùng với những người xa lạ.

Hoàng Quyên vốn là một cô gái có tính cách trầm lắng. Cô không giỏi giao tiếp nên không có nhiều bạn bè, chỉ có duy nhất một người bạn thân. Bình thường cô luôn không thích tham gia những hoạt động tập thể, nhưng trường hợp này lại khác. Cô không thể leo núi một mình vì như thế sẽ rất nguy hiểm, bố mẹ cô cũng sẽ không yên tâm.

Cả đoàn leo núi có đến gần 20 người, đều là những người trẻ tuổi. Nhưng có lẽ Quyên vẫn là người nhỏ tuổi nhất. Đúng như dự đoán trước đó, trong suốt hành trình đi đến Sa Pa cô nàng tựa như một người vô hình, thỉnh thoảng có ai đó cố tình đến bắt chuyện làm quen nhưng đều bị sự hờ hững, lạnh nhạt của cô làm cho mất hứng rồi lủi đi mất.

Hoàng Quyên dường như đã quen với những điều đó, cô tự cười nhạo chính mình. Nghĩ đến người bạn thân tên My ở nhà, có lẽ cũng chỉ có bạn ấy mới đủ kiên nhẫn để nói chuyện với một người nhạt nhẽo, vô vị như cô.

Đến Trạm Tôn [1], có vài ba đoàn cũng đã ở đó đợi sẵn. Quyên theo chân đoàn làm thủ tục đi rừng, rồi nhận túi ngủ. Sau đó, cô nàng kiểm tra lại chiếc điện thoại cục gạch đã sạc pin đầy đủ, thấy báo tin nhắn đến chính là My:

“Bạn thân yêu ơi, đã đến nơi chưa? Chúc mèo nhỏ lên đường may mắn nhé! – Bạn của mèo nhỏ.”

“Bạn của mèo nhỏ” là chữ kí tin nhắn của My. Theo như lí giải của cô nàng thì là rằng: “Mèo nhỏ” chính là biệt danh mà cô đặt cho người bạn thân Hoàng Quyên. Bởi vẻ mặt của bạn mình lúc nào cũng lạnh lùng, xa cách với người lạ y như một chú mèo nhỏ kiêu hãnh. Còn vì sao lại đặt là “Bạn của mèo nhỏ” thì rất đơn giản, bởi cô nàng luôn tự hào mình là người bạn duy nhất của chú mèo nhỏ khó tính đó.

Quyên đọc xong tin nhắn, khẽ nở một nụ cười nhẹ duy nhất trong ngày. Tay lướt trên bàn phím nhưng chỉ nhắn lại một chữ “Ừm.” Một phần vì cô nàng vốn kiệm lời, phần khác là tiết kiệm tiền tin nhắn.

Ngay sau đó là một loạt tin nhắn đến nối tiếp nhau:

“Nghe nói trên đó lạnh, nhớ mặc ấm vào nhé. – Bạn của mèo nhỏ.”

“Nhớ chú ý an toàn, tuyệt đối không được tự tách khỏi đoàn đó biết chưa? – Bạn của mèo nhỏ.”

“Còn nữa, nhớ chụp thật nhiều ảnh đẹp về cho tớ ngắm với. – Bạn của mèo nhỏ.”



Đọc xong một loạt tin nhắn dặn dò, Quyên cũng cảm thấy tiếc tiền tin nhắn thay cho cô bạn thân của mình.

Trưởng đoàn thông báo, tất cả mọi người đi theo người hướng dẫn cùng tiến vào còn đường rừng. Các đoàn khác đã xuất phát trước một đoạn. Con đường đất không biết đã in bao nhiêu dấu chân của các nhà leo núi.

Quyên háo hức xông pha bám sát theo đoàn. Chặng đường đầu tiên tuy rất bằng phẳng, nhưng những người không quen đi rừng như cô vẫn khá chật vật. Khi cả đoàn dừng chân tại một gốc cây cổ thụ lớn thì trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Cũng may biết trước thời tiết trên núi thất thường nên mọi người đều đã chuẩn bị áo mưa đầy đủ để đối phó.

Khi đến Sa Pa trời vẫn còn ấm, nên Quyên chỉ khoác tạm chiếc áo gió mỏng. Gặp trời mưa đột ngột khiến cô nàng co ro trong chiếc áo mưa màu xanh. Nhưng dù vậy thì đây cũng là lần đầu tiên cô gặp được dạng thời tiết nắng mưa thất thường như vậy. Thật đáng để kỉ niệm…

Đoạn đường phía trước cũng vậy, thỉnh thoảng lại có vài cơn mưa bất chợt. Có những cơn mưa chóng vánh, cũng có những trận mưa mải miết mãi không tạnh. Cả đoàn đã phải rất chật vật mới đến được trạm nghỉ 2200m.

Trời đã giữa trưa, mọi người đều thấm mệt. Các đoàn đi trước cùng đồng loạt dừng tại trạm 2200m để ăn qua loa những thực phẩm mang theo.

Quyên chọn một mỏm đá khô ráo trèo lên, đem bánh mỳ ra chén tạm cho ấm bụng. Tất nhiên cô vẫn chỉ có một mình. Các thành viên khác trong đoàn đều túm năm tụm ba chia sẻ nhau bữa ăn, họ dường như cười đùa rất vui vẻ. Nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hướng mấy đến cô nàng.

Thời gian nghỉ ngơi còn lại, Quyên lôi chiếc máy ảnh du lịch mà trước khi đi My cố nhét vào túi của cô ra nghịch. Mới vừa rồi phải lo đối phó với thời tiết thất thường nên cô chẳng chụp được bức ảnh nào.

Một tay Quyên chống cằm, tay kia mò mẫm chiếc máy ảnh, định cài đặt sẵn một vài thông số, hi vọng đoạn đường tiếp theo thuận lợi sẽ cần dùng đến.

“Tạch... tạch...”

Đó là âm thanh bấm chụp, nhưng không phải phát ra từ chiếc máy ảnh của Hoàng Quyên. Linh cảm thấy điều gì đó, cô khẽ ngoảnh đầu sang phải, lại ngoảnh sang trái... Nhưng chẳng thấy ai khả nghi, chỉ thấy xung quanh vẫn nhộn nhịp như thế, còn riêng cô thì vẫn bình yên đến vậy.

Kết thúc giờ nghỉ trưa, mọi người nhanh chóng xuất phát sao cho đến trạm 2800m trước khi trời tối. Đoạn đường tiếp theo không còn nắng mưa thất thường nữa, chỉ thỉnh thoảng có vài hạt mưa bay. Nhưng lại có nhiều dốc và trơn trượt.

Lúc đầu Hoàng Quyên còn bám sát theo đoàn, chỉ một lúc đã tụt hẳn về phía sau. Cô nàng một mình chật vật với những con dốc ngắn, dốc dài. Bàn tay cô đã lấm lem bùn đất, quần áo cũng không khá hơn là bao.

Từng đoạn đường dốc lướt qua, thử thách mỗi lúc một khó hơn. Quyên vừa mệt, vừa ân hận vì lúc đầu đã quá chủ quan.

Đối diện dốc cao với đá ghềnh treo leo trước mắt, giá như có ai đó giúp kéo tay lên thì tốt biết bao. Quyên dõi mắt theo đoàn người đã bắt đầu khuất dần sau khúc quanh, khẽ thở dài một cái, sau đó dùng chân đạp lên dấu chân cũ, cánh tay cố bám vào cành cây để dùng sức trèo lên. Bất chợt vì quá trơn mà bị trượt xuống, cả người cô lại được chát thêm bùn đất.

“Ôi, khó quá!” Quyên tự lẩm bẩm một mình.

“Khó thì đưa tay đây anh kéo.” Một giọng nói vang lên, theo đó là cánh tay to lớn đưa ra trước mắt Quyên.

Phản ứng đầu tiên của cô là ngạc nhiên, ngỡ tưởng là mọi người đều đã đi trước rồi. Không chút do dự, cô giơ cánh tay đầy bùn đất của mình nắm lấy bàn tay to lớn kia. Rồi dựa vào một phần sức của mình đẩy người lên trước.

Thuật lợi vượt qua dốc trơn, lúc này cô mới ngước nhìn người đã giúp đỡ mình. Nhưng chưa kịp nhìn kỹ, cũng chưa kịp nói lời cảm ơn đã bị người đó kéo đi. Chỉ nghe thấy một giọng nói trầm thấp vang lên:

“Đi tiếp thôi, để nhanh đuổi kịp mọi người.”

Quyên nhìn xuống bàn tay mình vẫn còn nằm trong lòng bàn tay của người đó. Bùn đất sền sệt từ tay cô cọ sát thật khó chịu, nhưng cô vẫn để yên như thế. Trái tim nhỏ bé cũng không hiểu sao lại đập rộn ràng.

Người đó... bàn tay to lớn, bóng lưng vững chãi, sườn mặt nghiêng hút lấy tầm mắt Quyên. Thì ra cảm giác rung động chính là như vậy!

Bởi vì là cái nắm tay đầu tiên với một người con trai, nên nó trở thành kí ức không thể quên của cô gái 18 tuổi năm ấy!

***

“Cái gì cơ? Không biết sẽ ở đây trong bao lâu? Vậy, vậy làm sao mà kí hợp đồng được?”

Tôi nhìn chằm chằm gương mặt người đàn ông trước mắt, cũng chính là chàng thiếu niên năm đó. Chỉ khác là, tôi vĩnh viễn cũng không thể tìm lại được cảm giác rung động như khi tôi 18 tuổi. Bởi trái tim qua ngần ấy thời gian, qua nhiều lần lạc nhịp đã tự phong bế. Dù là anh, dù là ai cũng chẳng thể nào dễ dàng chạm vào và làm tổn thương nó được nữa.

“Vậy cứ cho là hợp đồng dài hạn đi.” Phong Lâm bình thản trả lời.

Tôi hoàn toàn chẳng nói được lời nào nữa. Lần đầu tiền thấy có người đi du lịch mà kí hợp đồng ở homestay dài hạn. Anh ấy rất rảnh rỗi sao?

Những năm qua anh đã đi đâu và làm gì? Cuộc sống ra sao? Công việc có tốt không? Đã yêu bao nhiêu người?... Tôi có rất rất nhiều câu hỏi được lập trình sẵn trong đầu nhưng lại chẳng biết phải mở lời như thế nào.

“Sao nào, em có gì muốn hỏi anh à?”

Trong khi tôi còn đang ngạc nghiên thì anh bất ngờ vươn tay ra chặn lại động tác miết hai đầu ngón tay của tôi.

“Em vẫn thế nhỉ, vẫn thích tự hành hạ các ngón tay của mình hơn là chủ động hỏi đối phương những suy nghĩ trong đầu?”

“Em thích tự hành hạ các ngón tay của mình thế á?” Mười năm trước anh ấy cũng hỏi tôi tương tự như vậy, là người con trai này vẫn luôn nhìn thấu tâm tư của tôi hay là tôi của trước đây và hiện tại thực ra chẳng thay đổi chút nào.

Tôi giấu hai tay mình xuống dưới gầm bàn gỗ, khẽ hắng giọng, quyết định hỏi anh một cách thẳng thắn:

“Anh bị thất nghiệp sao? Hay bị thất tình?”

Hỏi xong, tôi e dè quan sát nét mặt của anh. Cũng không hiểu sao trong bao nhiêu câu hỏi trong đầu, tôi lại lựa chọn hỏi câu hỏi tế nhị như vậy. Bởi chẳng có lí do gì để một người trưởng thành như anh đi du lịch một mình mà lại không có thời hạn ngoài một trong hai lí do mà tôi đang nghĩ đến.

Thoáng thấy nụ cười trên môi anh cứng đờ, sau đó vẻ mặt đột ngột trở nên ủ rũ, anh nói:

“Cả hai!”

Đúng là không ngoài dự đoán của tôi. Nếu vậy thì… Anh ấy đúng thật là tội nghiệp!

Tôi quan sát anh thêm một lần nữa. Gương mặt tinh anh của chàng thiếu niên mười năm trước tôi gặp so với bây giờ không khác nhau là mấy. Nhưng xem nào, đã bao lâu rồi anh ta không ra tiệm tóc? không cạo râu? không chăm sóc da mặt? Tất cả những điều này chẳng phải là dấu hiệu của một người đang chán chường hay sao?

Trong thấy bộ dạng anh như vậy, lòng tốt của tôi lại trỗi dậy. Bởi ai cũng từng có những khoảng thời gian khó khăn. Anh ấy nên cảm thấy may mắn vì gặp được một người tốt như tôi.

“Được rồi. Vì cảm thông cho tình cảnh của anh, tôi sẽ bớt tiền phòng cho anh 20%. Với lại, tôi hi vọng anh sớm lấy lại tinh thần, nghỉ ngơi cho tốt rồi trở về đi. Gia đình anh chắc cũng lo cho anh nhiều lắm. Anh cũng đâu còn là cậu bé mới lớn như…”

Tôi định nói là “như mười năm trước” nhưng cuối cùng vẫn dừng lại. Thực ra nếu anh ấy đã lựa chon quên đi quá khứ đó, quên đi tôi thì tôi cũng không có lí do gì để gợi nhắc lại.

Tất cả những hồi ức năm đó, chỉ cần mình tôi nhớ là được.

***

Chiều tắt nắng, tôi lại chuẩn bị đeo gùi lên đồi Ô Long hái chè. Vừa dắt xe ra khỏi cổng đã thấy Phong Lâm đứng sẵn ở đó. Anh vận quần áo rộng dài, khá thoải mái, đầu đội mũ vành trông như đang chuẩn bị đi đâu đó.

Đến gần anh, tôi dựng xe lại. Nhân tiện giới thiệu thêm về dịch vụ cho thuê xe máy của homestay chúng tôi. Đa số du khách đến đây đều cần có một chiếc xe máy để thuận tiện di chuyển đến các địa điểm du lịch ở Sa Pa.

“Anh không nghỉ ngơi mà định đi chơi sao ạ?” Tôi mở lời hỏi thăm chỉ để bắt nhịp vào nội dung chính: “Chúng tôi có xe máy cho thuê, anh có muốn…”

“Em dẫn anh đi chơi nhé.” Anh ấy đột nhiên ngắt lời tôi, sau đó lại chỉnh sửa một chút lời thoại: “À, ý anh là em làm hướng dẫn viên du lịch đưa anh đi tham quan nhé. Rất lâu không đến đây, anh quên hết đường đi rồi.”

“Không… Không được. Tôi còn phải đi làm việc của mình nữa.” Tôi ấp úng từ chối. Thật ra cũng có chút gì đó không nỡ.

“Vậy thế này, em đi đâu anh theo đó. Cũng coi như là đi chơi rồi. Biết đâu còn có thể giúp được gì cho em.”

“Hả?”

Đề nghị của anh ấy thật đúng là… khó có thể từ chối. Chẳng biết anh có giúp được gì hay không, tôi chỉ sợ bị anh làm ảnh hưởng. Làm sao tôi có thể tự nhiên làm việc nếu như anh ở đó, mà tôi lại bận tâm về anh nhiều như vậy.

Nhưng tôi còn chưa kịp đưa ra ý kiến của mình, anh đã giành lấy xe từ tay tôi, tự nhiên ngồi vào vị trí lái. Anh nói:

“Nào, lên xe đi. Anh sẽ làm cu li cho em. Thưa cô chủ nhà tốt bụng.”

Đến nước này tôi cũng không còn cách nào khác là ngoan ngoãn ngồi sau. Tay khẽ bấu vào vạt áo sơ mi của anh. Chiếc xe nổ máy, đi trên con đường rải đá vụn gồ ghề. Xa xa nghe như tiếng ai đó đang thổi kèn lá[2]. Thứ giai điệu thanh cao, vang xa lảnh lót giữa thiên nhiên bạt ngàn mà ai đó từng nói: “Chỉ có những người thương nhau mới hiểu được tiếng kèn của nhau.” Trong lòng tôi, từ rất lâu rồi không có một bản tình ca nào hay bằng điệu khúc Harmonica của người đó.

Đồi chè chiều nay vẫn đông như mọi ngày. Vì đang vào mùa vụ chè ra búp nhiều nên cần phải thu hái kịp thời không chè sẽ bị quá lứa dẫn đến giảm chất lượng.

Cả đồi chè rộng mênh mông, nhưng tôi chỉ có 2, 3 thủa nhỏ. Cũng là từ nhà cán bộ Chư nhượng lại cho một ít để làm ăn. Tôi thích thu hái và chế biến chè dù thu nhập từ nó khá thấp. Bình thường vào mùa vụ như này, sau khi thu hoạch của nhà xong, tôi sẽ giúp các hộ khác một tay. Chẳng có gì khó cả, lao động chính là vinh quang mà!

Tôi thì dễ dàng rồi, nhưng đối với Phong Lâm thì không hẳn vậy. Vừa tới đã thấy anh khá ngạc nhiên với đồi chè, sau đó thì lóng nga lóng ngóng. Chắc chưa từng làm công việc này bao giờ. Tôi lại phải tốn gần nửa tiếng đồng hồ để chỉ anh kĩ thuật hái chè sao cho đúng. Thực ra, nó không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.

Khi tôi vẫn đang mải miết hướng dẫn thành viên mới hái chè, thì một giọng nữ trong trẻo cất lên:

“Ơ… Anh Lâm, anh cũng đến đây hái chè à?”

Cả tôi và anh cùng ngẩng lên. Trước mắt chúng tôi là một cô gái trẻ có nụ cười tỏa nắng. Cô nàng vận một bộ trang phục dân tộc Mông khá đơn giản, đầu đội khăn đen đang tròn xoe mắt nhìn chúng tôi. Hay đúng hơn là nhìn người đàn ông đang đứng bên cạnh tôi.

Khi tôi vẫn đang thắc mắc rằng liệu cô gái này có nhầm lẫn hay không thì Phong Lâm đã lên tiếng trả lời.

“A Đóa, em cũng ra đây hái chè sao? Trùng hợp thật!”

Trùng hợp ư? Họ quen nhau ư? Sao vừa mới tới đây du lịch anh ấy đã quen được một cô gái bản xinh xắn như vậy rồi?

Tay vẫn đang nắm chặt búp chè vừa hái xuống cảm thấy thừa thãi. Đầu ngón tay miết chặt vào nhau.

“Ơ... đây là...?” Cô gái đó tò mò nhìn phía tôi.

“Tôi... tôi đi ra kia hái chè. Hai người nói chuyện đi.”

Nói rồi, tôi đem theo một đống tò mò trong đầu di chuyển ra cách đó một khoảng rồi tập trung làm việc. Thỉnh thoảng không chịu được lại đưa mắt nhìn sang. Họ đứng đó nói chuyện rất vui vẻ, dưới nắng chiều muộn trông họ càng giống như một đôi tình nhân trong những bức ảnh mà các nhiếp ảnh gia thường hay vô tình chộp được. Càng nhìn cảnh đó, chẳng hiểu sao lòng tôi lại khó chịu không thôi!

Ừ thì, tôi và anh ấy dù có chung một khoảng trời kí ức đẹp trong quá khứ nhưng chúng tôi chưa từng là gì của nhau cả. Ai cũng có quyền quên lãng ai, có quyền quen người khác và kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Chỉ có tôi là luôn cố chấp với quá khứ, cố chấp với chính mình.
Chú thích: [1]Trạm tôn Sa Pa: Vừa là một địa danh đẹp nổi tiếng vừa là một trong ba điểm xuất phát để leo Fansipan. Trong đó, Trạm tôn là địa điểm có đường mòn dễ đi hơn các đường khác.
[2]Kèn lá: Là một loại kèn rất đơn giản, phổ biến trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Nói sao nhỉ. Ừm, văn của bạn rất đẹp, hình ảnh đẹp, lời văn đẹp, giọng văn mang nhiều tự sự, bộc lộ nội tâm. Chỉ là, dường như bạn tập trung vào tự sự quá nhiều khiến mình khi đọc cảm thấy mệt. Không biết dùng từ đúng không nữa. Thật sự văn phong của bạn rất mềm mượt, rất trôi chay nhưng chưa đủ cuốn hút. Có lẽ do ít thoại quá chăng? Hic, lâu lắm rồi mình không tham gia nhận xét nên nhất thời chỉ có một vài suy nghĩ đó thôi. Hì, chúc bạn viết ngày càng hay nha.
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Chương 2: Duyên tình dưới vực sâu.

Anh về đọc lại dòng thơ cũ

Thoáng nét bên đời hoa Đỗ Quyên

Gặp em bụi phấn vương trên áo

Năm tháng theo về anh có quên?

9/2001

(Hoa Đỗ Quyên – Thơ Võ Văn Hoa)

Gặp lại Quyên giữa thung lũng Sa Pa khiến tôi rất bất ngờ. Có thể nhận ra cô gái nhỏ ấy bởi cô so với mười năm trước cũng không có nhiều sự thay đổi. Vẫn đôi mắt sáng long lanh nhưng lại man mác một chút buồn, khiến vẻ đẹp của cô càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Tựa như lần đầu gặp gỡ, cô ấy vẫn giống như một đóa Đỗ Quyên rừng làm say đắm biết bao người ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Nụ cười của Quyên sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, đôi má ửng hồng vì nắng. Trong một phút giây nào đó, tôi ngỡ tưởng rằng đóa hoa rừng đẹp đẽ kia chỉ dành cho mỗi tôi!

Cũng là khi tôi nhận ra, dường như tôi chưa bao giờ ngưng tìm kiếm nụ cười quen thuộc ấy!



“Mẹ Quyên, mẹ Quyên… Con muốn ăn bánh rán?”

Bỗng từ phía sau có một bé gái chạy đến ôm lấy cánh tay Quyên nũng nịu. Giọng nói non nớt của cô bé khiến tôi bất giác giật mình, chợt lúng túng.

Trong lòng thoáng chốc một mảng mơ hồ xâm chiếm. Cô bé đó cùng tiếng gọi mẹ thân thương ấy khiến tôi sụp đổ khi còn chưa kịp vui mừng vì gặp lại được Quyên. Sự mất mát, hụt hẫng chẳng thể diễn đạt thành lời, là chính tôi đã bỏ lỡ người con gái ấy từ mười năm trước rồi!

Tựa như vừa thoát khỏi giấc mộng sau một khoảng thời gian dài, rất dài. Mười năm rồi, có ai mà không thay đổi cơ chứ?

Nhành Đỗ Quyên rừng năm ấy dẫu vẫn đẹp, vẫn cuốn hút như thủa nào. Nhưng cùng với thời gian, những nhánh cây ngày một lớn dần, hoa cũng theo đó mà vươn lên cao, cao đến nỗi khiến người qua đường chỉ có thể ngắm chứ không còn cách nào chạm tới được nữa.

“Pao… Pao cầm tiền qua bên đó mua rồi đợi mẹ một lát nhé!”

Cô bé Pao vui vẻ cầm lấy tiền lẻ chạy đi đến một sạp bánh nhỏ gần đó.

Quyên hình như có đôi chút lúng túng. Mỗi cử chỉ gượng gạo của cô ấy đều vỏn vẹn nằm trong ánh nhìn của tôi.

Phải chăng Quyên vẫn còn chút kí ức nào đó về tôi, cũng như tôi chưa từng bao giờ quên được cô ấy?

Nhưng rồi, tôi dường như chỉ biết đứng yên một chỗ nhìn về phía Quyên. Không dám tiến lên, càng không có đủ can đảm để nói một lời chào hỏi như hai người bạn lâu ngày gặp lại.

Cuối cùng, tôi đành để tiếc nuối nằm sâu trong lòng mình. Những lời năm xưa chưa kịp nói, giờ cũng không có cách nào thốt lên được. Bởi vì, nhành hoa Đỗ Quyên năm ấy đã thuộc về người khác mất rồi.

“Mẹ Quyên, con mua được bánh rồi.”

“À, ừ… Vậy chúng ta đi thôi không muộn.” Quyên trả lời nhưng ánh mắt cô ấy vẫn hướng về phía tôi. Giống như mười năm trước, trên đỉnh núi lộng gió, một tia thất vọng xẹt qua đáy mắt. Mà tôi vốn chưa bao giờ hiểu được đôi mắt ấy!

Lặng lẽ nhìn theo bóng dáng một lớn một nhỏ nắm tay nhau khuất dần con đường bản, cảm giác bất lực xâm chiếm trái tim tôi.

“Mẹ Quyên xem này. Con mua rất nhiều bánh cho mọi người. Con một cái, mẹ Quyên một cái, bố một cái, em Dúa một cái…”

Tiếng cười đùa của cô bé Pao cũng nhỏ dần trong không gian mênh mông của núi đồi. Bỗng dưng tai tôi ù đi, mắt tôi mờ dần rồi tắt lịm.

Khi tỉnh dậy một lần nữa, tôi thấy mình đang đứng trên một đỉnh núi rất cao. Bên dưới là biển mây trắng xóa, đến một ngọn cây cũng không hề trông thấy. Phía xa xa, dải cầu vồng bảy sắc xếp chồng lên nhau tạo thành một hình tròn lớn lấp lánh như ánh mặt trời trong những câu chuyện cổ tích. Tôi thấy bóng mình in lên đó. Còn có hình bóng của ai đó bên cạnh. Chính là Quyên.

“Lâm, sau này anh có nghĩ sẽ quay lại đây nữa không?”

“Có chứ, nhất định sẽ quay lại.”

“Anh muốn cùng ai quay về đây?”

“Tất nhiên là với người anh thương.”

“Vậy, một ngày nào đó chúng ta sẽ cùng quay lại đây nhé.”

Quyên đứng đó, mặc cho gió thổi tung mái tóc thẳng dài. Cô ấy cũng cười với tôi như vậy. Nụ cười hồn nhiên của một cô gái 18 tuổi, nhưng chứa đầy nhiệt huyết thanh xuân. Còn tôi lúc đó tựa như một cánh chim bị lạc mất phương hướng giữa những năm tháng đôi mươi của mình. Ngay đến một lời ước hẹn, tôi cũng chẳng có đủ can đảm để nói ra.

Giây phút ấy tôi chỉ biết nhanh tay bấm máy chụp, lưu lại nụ cười rạng rỡ của Quyên trong những tấm hình cũ. Cũng chẳng biết từ lúc nào, tôi đã lẳng lặng cất giữ những tấm hình đó vào một góc riêng trong hành trang của mình.

Quá khứ qua đi chẳng thể lấy lại được nữa. Dù có đi xa đến tận chân trời góc bể, cuối cùng tôi vẫn trở về nơi này. Là bởi vì vẫn chưa quên được người con gái năm xưa, chưa quên được mùa hoa Đỗ Quyên năm ấy. Là bởi vì còn đâu đó một chút hi vọng, cũng là vì không muốn hối tiếc mãi về sau.

Biển người mênh mông là thế, chỉ những người có duyên mới có thể gặp gỡ. Vậy giữa tôi và Quyên là duyên hay là nợ, là còn nhớ đến nhau hay đã lãng quên nhau rồi?



Khi tôi mở mắt ra, trời đã tối hẳn. Cái lạnh về đêm ở nơi này khiến tôi tỉnh táo hơn đôi chút. Mọi thứ trước đó diễn ra quá đỗi bất ngờ, ngỡ như một giấc mơ mà hư hư thực thực.

“Anh tỉnh rồi à. May quá!”

Lúc này, tôi mới để ý nơi mình đang ở, giọng nói vừa vang lên chính là của cô gái lạ đang ngồi bên cạnh nhìn tôi chằm chằm. Cả căn phòng nhỏ được chiếu sáng bởi một chiếc bòng đèn sợi đốt, ánh điện vàng hắt từ trên xuống đủ để tôi nhìn rõ một khoảng không gian rộng trong nhà cùng cô gái ngồi kế bên.

Xem ra, từ chiều đến giờ tôi đã trở thành vị khách bất đắc dĩ của người ta rồi. Dù vậy, tôi vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với mình.

“Tôi, bị sao vậy?”

Tôi có chút ngại ngùng, mở miệng hỏi. Chợt nghe thanh âm của mình lúc này vang lên khàn đặc, cảm giác cuống họng khô khốc. Tôi khát!

Cô chủ nhà hiểu ý rất nhanh, vội đưa bát nước đã rót sẵn cho tôi.

Như thấy được vàng, ánh mắt chân thành thay cho lời “cảm ơn” rồi dùng một hơi húp sạch nước trong bát. Ngay sau đó, một cảm giác ngai ngái ở cổ dâng lên khiến tôi hơi buồn nôn.

Thứ tôi vừa uống không phải là nước?

“Đây, đây là thứ gì vậy?” Vì có chút bất ngờ nên giọng tôi hơi cao.

“Thuốc.” Cô chủ nhà hồn nhiên trả lời.

“Thuốc? Tôi bị làm sao?” Tôi nhăn mặt nghi ngờ hỏi. Cảm giác chân thực trong miệng càng khiến tôi cảm thấy khó chịu.

“Anh chỉ bị say nắng thôi. Nhưng thuốc mà tôi vừa cho anh uống là phương thuốc bổ gia truyền của nhà tôi đó, rất tốt cho sức khỏe đấy ạ.”

Thuốc bổ gia truyền ư? Thảo nào!

Dù sao cô gái này cũng là có ý tốt. Chiều nay, có lẽ cũng chính cô ấy là người đã cứu tôi, tôi còn chưa nói được một lời cảm ơn tử tế với người ta.

“Anh thấy đỡ hơn chưa?”

Đối diện với nụ cười quan tâm của cô chủ nhà, tôi tự thấy có chút gượng gạo trong lòng. Định bụng sau khi nói lời cảm ơn, sẽ rời khỏi đây ngay. Bởi không muốn làm phiền người ta thêm nữa. Chỉ là, ngay sau đó…

“Ùng, ục…” Cái bụng của tôi lại nhanh hơn cái miệng mất rồi!

“Anh đói rồi đúng không? Tôi nấu bữa tối xong rồi, chờ tôi dọn lên rồi mình cùng ăn nhé!”

Dứt lời, còn chưa để tôi kịp mở miệng chữa gượng, cô gái đã chuồn lẹ ra ngoài cùng với tiếng cười khúc khích. Bỏ lại tôi với một nụ cười méo mó. Thật đúng là… rất đói!

Bước ra khỏi cánh cửa gỗ nhỏ chỉ cao hơn tôi vỏn vẹn vài centimet, bên ngoài là cả một bầu trời đầy ắp sao. Còn có những cơn gió nhè nhẹ thổi đến mang theo hương cỏ dìu dịu từ khắp xung quanh. Đó chính là mùi vị về đêm của vùng thung lũng được bao bọc bởi núi đồi.

Tôi đi một vòng quanh căn nhà gỗ để tìm nước rửa mặt mũi chân tay nhưng không thấy. Ánh lửa từ trong nhà bếp bập bùng chiếu sáng màn đêm tĩnh mịch, có tiếng nồi niêu xoong chảo va đập vào nhau phát ra thanh âm leng keng trong không gian im ắng. Có lẽ cô chủ nhà đang làm nóng lại thức ăn đã bị nguội.

Tôi suy nghĩ một lát, rồi tiến vào trong bếp.

“Bụp… ai du.” Vì trời quá tối nên tôi không để ý khiến đầu bị đập mạnh vào mé trên cánh cửa một cú đau điếng.

Cánh cửa chết tiệt.” Tôi mắng thầm trong bụng một câu, quả thật có chút không can tâm.

Có mỗi cánh cửa để ra vào mà cũng không chịu làm cao lên một chút, thật đúng là…

“Ôi, anh không sao chứ ạ? … Chắc là đau lắm!”

Ngay sau lời hỏi thăm đầy chân thành kia, lại là tiếng cười khúc khích của cô chủ nhà.

Tôi gượng đến nỗi chẳng biết nói gì, vừa dùng một tay xoa xoa trán, vừa dáo dác tìm kiếm nước. Cũng may, ánh lửa nhỏ nhưng đủ sáng để tôi đi đến được chỗ bể nước nằm trong góc nhà ngay phía sau khu bếp.

Rửa mặt sạch sẽ xong, tôi cảm thấy phấn chấn hơn nhiều. Mùi thức ăn vờn quanh mũi khiến bụng tôi nhộn nhạo cả lên. Không biết cô chủ nhà này… À, tôi còn chưa biết tên của cô gái đã cứu mình nữa.

“Ừm, hừm… Chiều nay, thật cảm ơn cô vì đã giúp tôi. Cô tên là gì?”

“Cứ gọi tôi là A Đóa.”

“A Đóa? Tên nghe rất lạ. Cô là người dân tộc gì?”

“Tôi là người Mông Hoa. Hì.”

Cô ấy lại cười, dù lần này chỉ là một nụ cười lướt nhẹ trên môi.

“Còn anh tên gì? Người ở đâu? Sao lại đến đây? Là đi du lịch hay đi công tác?”

Tôi bị á khẩu với một loạt câu hỏi của A Đóa. Giọng nói của cô trong trẻo, không hề bị ngọng.Âm lượng không nhỏ cũng không quá to, vừa đủ để người nghe cảm thấy dễ chịu. Tôi liền ngoan ngoãn trả lời từng câu hỏi một, nhưng vẫn có một chút không thật lòng.

“Tôi là Lâm. Người ở Hà Nội, ra đây du lịch.”

“Anh định đến đây du lịch bao lâu?”

“Hả?”

“À, tại tôi thấy hành lý của anh khá nặng. Anh mang nhiều đồ như vậy chắc không phải chỉ đến đây du lịch một hai ngày chứ ạ?”

Cô gái A Đóa này cũng khá là thông minh. Tôi hoàn toàn đã bị cô ấy lật tẩy ngay từ giây phút đầu rồi.

Càng nhìn tôi càng thấy cô ấy có đôi nét gì đó giống Quyên của mười năm trước. Trông cô ấy cũng còn khá trẻ, tính nét hoạt bát, hồn nhiên và tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân. Giống như đóa Đỗ Quyên rừng năm nào…

Tôi lắc nhẹ đầu, chuyển ánh nhìn sang đốm lửa đang cháy lộp độp bên cạnh. Trong lòng lại cảm thấy trống rỗng đến tận cùng.

“Tôi cũng không biết mình sẽ ở đây trong bao lâu?”



Ăn xong bữa cơm tối muộn, A Đóa dẫn tôi lên trấn tìm một nhà nghỉ ở tạm qua đêm. Thật ra, A Đóa sống với mẹ cô ấy. Nhưng tối nay, mẹ của A Đóa phải ngủ lại trên nhà ngoại không về. Đành ra, tôi cũng không tiện ở lại. Vì vậy, dù trời đã dần về đêm tôi vẫn cố gắng đi lên thị trấn Sa Pa để tìm chỗ ngủ. Là một mảnh đất du lịch nổi tiếng, sẽ không lo không có nhà nghỉ.

A Đóa vừa tiễn tôi được một đoạn thì tôi bảo cô ấy trở về. Con gái đi đêm một mình rất không an toàn. Dù sao tôi cũng là con trai, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với tôi được.

Tạm biệt cô chủ nhà tốt bụng, tôi đeo chiếc ba lô nặng trịch lên vai, định sẽ men theo con đường bản để tìm một căn nhà còn sáng nhờ họ làm xe ôm đưa tôi lên trấn. Vừa đi được vài bước thì A Đóa ở phía sau gọi to:

“Anh Lâm, mai anh sẽ đi đâu?”

Nhìn gương mặt của cô gái nhỏ nửa sáng tối dưới ánh đèn đường, tôi lưỡng lự một hồi rồi mới trả lời:

“Không giấu gì cô, mai tôi sẽ lên xã Hầu Thào.”

“Ôi, trùng hợp quá. Nhà ngoại tôi cũng ở Hầu Thào. Mai tôi sẽ qua đó đón mẹ, tôi sẽ cho anh quá giang.”

Tôi ngạc nhiên hỏi:

“Cô có xe à?”

“Không có. Nhưng mai tôi mượn xe nhà bác để sang bên đó đón mẹ.”

“À…” Sau khi hiểu ra tôi liền vui vẻ đồng ý. Dù sao cô ấy cũng đã có lòng như vậy. Mà tôi cũng chưa đến Hầu Thào bao giờ, chỉ sợ mất nhiều thời gian tìm đường.

“Vậy mai gặp lại sau nhé. Lúc nào đi tôi sẽ gọi anh. Dự là đi sớm đó!”

“Được.”

Tôi xoay người rời đi giữa màn đêm lạnh. Vọng theo sau là tiếng hát nghêu ngao của A Đóa. Đó là một bài hát tiếng Mông mà tôi nghe cũng không hiểu. Tiếng hát nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt lịm.

Từng cơn gió mang theo hơi lạnh thổi đến. Cũng may tôi mang theo khá nhiều áo ấm vì biết trước thời tiết ở Sa Pa thường hay thất thường.

Cuối cùng, đêm đó tôi cũng tìm được một nhà nghỉ bình dân ở trên trấn. Chỉ là dù có ủ mình trong mảnh chăn ấm áp, nhưng trái tim tôi lại lạnh giá không thôi.

 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Em biết đấy, hihi chị luôn là người rất thiên hướng trong tự sự và bộc lộ nội tâm. Ghường thích những thể loại như vậy... nên là, chắc tại hợp guu. Mau ra tiếp chương mới đi cô.
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Ai gu, chả hiểu sao chị viết là phải căn ý, đôi khi nó còn gần 5000 từ. Cứ viết 1 lúc phải đếm chữ cô ạ. Hihi đùa thế thôi, chém gió tí ấy. Đúng là thể loại này kén người đọc, tội cái chị toàn thích kiểu ấy, viết cũng muốn theo hướng ấy luôn. Nên em cứ viết đi, với cả chin thấy cuốn hút mà. Hơn nữa lại gần gũi, rất dễ tiếp nhận. Đọc 4 chương rất thư thái, hôic hộp nhẹ khi nam nữ chính gặp nhau, và nv A Đoá xuất hiện dự cho tình huống hiểu lầm giữa họ. Nhưng vì chị thấy cộp mác HE nên k sợ.
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Đúng đấy, chủ yếu là thoả mãn bản thân mình. Kiểu không viết được nó bí bách ý. Hihi cô nhên
 
Bên trên